Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

GẶP LẠI EM (thơ LTT)




Bài thơ dưới đây là tâm trạng của anh ĐVB với chị TL
                                       Thân tặng anh ĐVB và chị TL



Gặp lại em

Xa nhau dễ mấy chục năm
Niềm thương, nỗi nhớ bao năm đong đầy
Bây giờ gặp lại em đây
Đã vơi nỗi nhớ, thêm đầy niềm vui
Gặp em - ngắm lại nét yêu
Làn môi thắm đỏ ráng chiều - thêm xinh

Muốn em ở lại với mình
Thêm vài thời khắc để mình tri âm
Nhưng mà chẳng thể vô tâm
Vắng em ai sẽ lo toan cửa nhà
Đa đoan theo mãi chẳng tha
Thương em tôi lại giục em ra về

Mong em tròn phận phu thê
Trọn tình mẫu tử, yên bề cháu con
Không còn “nguyện nước thề non”
Chỉ còn lời ước sẽ còn gặp nhau
Mong rằng gặp lại lần sau
Môi em vẫn thắm, nét ngài còn thanh

LTT

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

NHỮNG GIÂY PHÚT XUẤT THẦN (Toàn NC)

Anh Nguyễn Cảnh Toàn, phó nháy siêu hạng với nhiều giải thưởng AIPA, AICU... đã rất hả hê sở hữu bộ ảnh đắt giá mà anh đặt tên là "Những giây phút xuất thần" khi anh tác nghiệp ở Sự kiện "Gặp mặt Huế 5-2012" vào cái đêm lịch sử ngày 5 tháng 5 tại khách sạn Sông Hương bên thôn Vĩ Dạ. 


Các anh chị K13 Toán Cơ sau 40 năm tốt nghiệp trường đại học danh giá của đất nước lúc ấy - Đại học Tổng hợp Hà nội - nay lại có dịp nhớ lại những ngày bên nhau học tập nghiên cứu. Thăng hoa, rồi xuất thần là tất nhiên đối với những chàng trai U70 sống lại thời trai trẻ 40 năm trước, đối với các cô nàng U20 (tịnh tiến 50 năm) hòa vào thời thiếu nữ thanh xuân tuổi hai mươi. Nào những tâm tình, nào những bài thơ, nào các bài ca cứ trào ra, làm tất cả mọi anh chị em tham dự đều xao động, chân tay muốn múa may, con tim đòi tung khỏi lồng ngực.


Xin giới thiệu chùm ảnh "Những giây phút xuất thần của K13 Toán Cơ ĐHTH ở Huế" - tác giả Nghệ sĩ Nguyễn Cảnh Toàn và mời các anh chị đặt tên cho các bức ảnh:

(Xin các anh chị bấm vào giữa hình để xem ảnh thật với độ phân giải cao và kích thước rộng hơn)

Hạnh phúc thay cặp đôi Tê hát  

Tác giả diễn bài thơ ứng tác trong 1 đêm "Ngày chúng tôi ra trường"

Hát bài "Thương về xứ Huế" mà ca sĩ Quang Linh thường trình bày


Minh họa cho nghệ sĩ Mai Đình Nội ngâm bài thơ "Ngày chúng tôi ra trường"







Một thời "cùng các anh hành quân trên đường dài":


Tốp ca biểu diễn bài hát Liên xô "Thời thanh niên sôi nổi"

Hai ương cháy bỏng tuổi "ương ương"



Tuổi xuân Anh giờ đã lùi xa
Mộng mơ - Em trẻ mãi không già
Liệu có lần sau còn trở lại?
Lần này xin cháy bỏng Tình ta

Chim Chèo Bẻo – bài thơ “Sắp về thôn Vĩ”


Tâm tình Nam Bắc - Song tấu Hà nội_Sài gòn?



Nào, giao ban Bộ Kế hoạch Đầu tư nhé:




Liệu có lần sau còn trở lại?
Lần này xin cháy bỏng Tình ta


Bốn mươi năm, một chặng đường.
Dù đi trăm ngả vẫn luôn nhớ về.
Từ Ba Trang chốn sơn khê,
Sài Gòn, Hà Nội hẹn về Huế đây.
Bốn mươi năm, bấy nhiêu ngày,
Ba Trang năm ấy... giờ này Huế ơi !

(Trích  "Ba Trang năm ấy..."  của Ng. Đình Hóa


________________________________________
(Nguyễn Cảnh Toàn - Huế 5/5 - Hà Nội 30/5/2012)
Trích từ Facebook:  http://www.facebook.com/anatoli.antolievich/photos

TÔI BỊ MẤT CHIM






Tôi bị mất chim

Cách đây gần hai tháng, tôi được anh Tuyên cho một chú chim Chào mào (tôi đã kể trong Bài “Tôi đi xin chim anh Tuyên”, đăng trên Blog K13Toan5872 ngày 9/4/2012).

Từ hôm có chú Chào mào tôi sướng lắm. Trừ khi ra khỏi nhà, còn suốt ngày tôi chỉ quanh quẩn với chim. Chăm chút cho ăn, uống; cọ rửa vệ sinh lồng và tắm cho chim. Để bồi dưỡng cho chim, ngoài việc cho chim ăn loại cám ngon đặc biệt, theo như lời dặn của anh Tuyên cứ vài ngày tôi lại cho chim ăn một mẩu chuối tươi. Không những thế, đã đôi lần tôi đi ra ngoại thành lùng bắt bằng được mấy con cào cào, châu chấu về cho chim ăn.

Việc tắm cho chim mới kỳ công.

Muốn tắm cho chim phải có “lồng tắm”. Mỗi lần tắm cho chim, để lồng tắm sát với lồng chim ở, mở thông cửa hai lồng; chim tự chui sang lồng tắm. Khi chim đã sang lồng tắm rồi thì đóng sập cánh cửa lồng tắm để chim tự do trong lồng tắm nhảy vào khay nước có sẵn, chim vùng vẫy trong khay nước và rỉa lông, rỉa cánh. Sau khoảng một giờ đồng hồ, chim đã “tắm” thỏa thuê, lại mở thông hai lồng, lúc chim trở về “lồng ở” thì lại đóng cửa lồng lại, rồi treo lồng chim lên cao.

Mấy ngày đầu về nhà tôi, chim còn lạ chưa hót. Những ngày sau, khi đã thân quen với chủ và được chăm sóc chu đáo (hơn cả chăm con), chim hót líu lo suốt ngày nghe vui tai, tôi quên hết sự đời, thậm chí quên cả vợ.

Thời gian đầu, thấy tôi thích thú vì có chú Chào mào, vợ cũng ra chiều vui vẻ. Tuy nhiên, cái gì cũng có giới hạn của nó. Thấy tôi thích chim đến mức sao lãng mọi việc (kể cả sau hôm đi chơi Huế về)  tôi vẫn thế; vợ tôi bắt đầu khó chịu.

Đỉnh điểm của sự khó chịu, vợ tôi nói:
-         Ông suốt ngày chỉ chăm bẵm con Chào mào, chẳng quan tâm gì đến con “trym” của ông cả.
Tôi hỏi lại:
-         Bà nói vậy là sao?
Vợ tôi trả lời:
-         Thì tự ông cũng biết cần gì phải hỏi. Ông chăm con Chào mào đến mức tôi ông cũng không thèm quan tâm, từ bao lâu nay con “trym” của ông nó ốm yếu, lúc nào cũng ngoẹo đầu, ngủ gục chẳng còn “làm lụng” được cái gì cho ra hồn. Vậy mà ông không chịu “chăm sóc” cho “nó” khỏe mạnh. Ông thử hỏi: liệu trong trường hợp như tôi có bà vợ nào chịu được không?
Nóng máu, tôi nói:
-         Bà lạ thật, tuy là “trym” của tôi nhưng tôi chỉ có “quyền sử dụng” mà lại phải "sử dụng đúng mục đích"; còn “chủ sở hữu” là Bà mà Bà không quan tâm thì thôi. Tôi có được tùy ý sử dụng đâu mà phải quan tâm.  cái hôm đi Huế vừa rồi có dịp mua thuốc để bồi dưỡng sức khỏe cho con “trym” của Bà mà Bà không chịu mua để tẩm bổ cho nó, Bà còn kêu gì nữa.







Vợ tôi hỏi lại:
-         Ông nói thế là thế nào? Nói cụ thể ra, tôi là người “chậm hiểu”.
Tôi nói:
-         Thế Bà không biết ở Huế nổi tiếng có thuốc “Minh Mạng thang” à. Bà vợ nào đến Huế mà chẳng đi tìm mua “Minh Mạng thang’ cho chồng, đắt mấy họ cũng mua. Theo như quảng cáo còn hơn cả Viagra đấy.
Nghe đến đây, vợ tôi mới nghệt mặt ra, ngẩn ngơ tiếc rẻ và dịu giọng:
-         Thảo nào, hôm ở Huế, Em thấy mấy Chị ở Lớp Anh như các Chị T.L, T,… mua nhiều thang thuốc Bắc. Em có hỏi các Chị ấy mua thuốc ấy để làm gì mà mua nhiều thế. Các Chị ấy không trả lời Em mà chỉ mủm mỉm cười cười với nhau…
      Tiếc thật!!! Anh nói với anh Hóa đầu năm sau lại “Họp mặt đầu năm” ở Huế đi.

Chuyện hôm đó giữa hai vợ chồng tôi chấm dứt ở đây.

Trở lại chuyện chú Chào mào. 
Cách đây mấy ngày, tôi lại tắm cho chú Chào mào yêu của tôi.
Lần này, khi đã mở thông cửa hai lồng, mãi Chú vẫn không chịu sang lồng tắm. Chờ mãi hết kiên nhẫn, tôi thò tay vào bắt Chú để cho sang lồng tắm. Không ngờ sơ ý, tôi đã để Chú vuột bay ra khỏi lồng, Chú bay một mạch sang cây Điệp vàng sau Ngôi Chùa gần nhà tôi.

Tôi ngẩn ngơ nhìn theo Chú mà tiếc hùi hụi, hẫng hụt trong lòng.
Nhưng chợt trong đầu tôi xuất hiện ý nghĩ: Thôi, dù sao thì từ nay Chú Chào mào cũng được tự do, thoát cảnh “cá chậu, chim lồng”, một ngày được sống với đồng loại trong bầu trời cao rộng cũng hạnh phúc gấp vạn lần ở với tôi trong “lồng son” được tôi cho ăn uống ngon lành, no đủ. Nghĩ vậy, lòng tôi mới nguôi ngoai nỗi tiếc.


Đã mấy lần nuôi chim cảnh thất bại, tôi nhủ mình: Từ nay sẽ không nuôi chim nữa, “lồng son” sẽ cất đi làm kỷ niệm.

 Một đời vui với trời xanh
“Lầu son, gác tía” -  Để dành tha nhân.






TTCB  

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

CÂU LẠC BỘ TRÀ K13 ToánCơ ĐHTH


Đọc bài bàn về “Trà” trong trang Web K16toanco ( http://k16toanco.info/node/639#comment-1081 ) thấy bạn Lê Tuấn than thở “Nôm na là rượu và trà thì phải có bạn cùng thưởng thức, một mình buồn lắm …” để tiếp ý anh Lữ Khá về 5 điều quan trọng trong “đạo” uống trà: “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”.

Một mình với ấm trà –
ảnh chụp ở làng gốm cổ Nam Phong của TP. Phật Sơn, Trung quốc tháng 9/2011

Bác Khá cho biết “Tuy được xếp ở cuối bảng nhưng “quần anh” chính là nhân vật trung tâm vì nếu không có “quần anh” thì cũng không thể có tiệc trà. Người ta thường cho rằng tìm bạn trà khó hơn tìm bạn rượu. Bạn trà thường là bạn thân, cũng có khi là tri âm, tri kỷ.  Uống trà ngoài mục đích giải khát còn là để tĩnh tâm, để tìm đến với an lạc và hướng thiện. Bỡi vậy khi đã có trà ngon, có bạn tâm giao, được ngồi thưởng thức trong khung cảnh gần gũi với thiên nhiên hoa lá tưởng như đã đạt đến đỉnh cao của một thú tiêu khiển rất tao nhã và thanh khiết rồi vậy”. Chắc thế các cụ mới nói “Trà tam tửu tứ”

“Trà tam” trong nắng đầu hè ở Công viên Bách Thảo – Hà Nội - 02/5/2012


K13 toán cơ ĐHTH (cùng lớp 10G cấp 3 Xuân Đỉnh) chúng ta có Câu lạc bộ Trà  họp hàng tuần vào sáng thứ Năm tại quán Café Bách Thảo, số 1B Hoàng Hoa Thám – Hà Nội (quán nằm ở góc của Công viên Bách Thảo, cạnh Văn phòng Chính phủ, phía trước quán sát vỉa hè là sân trượt patin cho các cháu thanh thiếu niên).


Địa điểm của quán Café Bách Thảo (ĐT: 04.3843.9703)

Sáng lập viên CLB là anh Đặng Xuân Thiện (121 Đội Cấn – HN) và anh Vĩnh Thuận (126 Ngọc hà – HN), từ những buổi thưởng trà ở đây đã nhen nhúm ý tưởng lập diễn đàn trên mạng để K13 liên lạc trao đổi tâm tình ( http:\\k13toan6872.blogspot.com ). Các chị Lê Dư Khương, anh Mai Đình Nội, Kim Ngọc Cương, Đỗ Xuân Dương, Hồ Quang Minh, Đỗ Xuân Thành, Nguyễn Hữu Sở là các thành viên tích cực của CLB.

Anh Đoàn Văn Bản rất thích thú được uống trà Bách Thảo ngắm cây cỏ trong nắng đẹp khi từ xứ sở “em ơi Ba Lan mùa tuyết tan” về đất Việt cố hương:


PGS Hữu Bảo trường ĐH Thủy lợi gỡ kính ra nheo nheo mắt thốt lên “ngồi đây uống trà ngắm cảnh với bạn hiền còn hơn đến hội lớp, gò bó bỏ mẹ, lại được phê phê chiêm ngưỡng các đôi chụp ảnh cưới xinh ơi là xinh, đời thế mới kinh !!!” (Chắc là anh Bảo nhắc đến hội lớp hồi cấp 1 cởi truồng, bây giờ “người nhớn” quần áo đi họp thấy gò bó???).


Nhân đây xin giới thiệu: anh chị nào có nhu cầu đọc 2 cuốn “Trà kinh” của Tổ sư trà đạo Tầu là Lục Vũ và của ông Việt kiều Vũ Thế Ngọc thì CLB sẽ cung cấp.
  


Xin kính mời các anh chị em K13 chúng ta tham gia sinh hoạt trà lá cà phê cà pháo ở “Cafe  Bách Thảo” này, từ 8h30 mỗi sáng thứ 5. 



TRUYỆN  CƯỜI  QUANH  ẤM  TRÀ

Chuyện thứ nhất
Một con vịt vào quán trà hỏi: Ở đây có trà Tuyết San không ?
Chủ quán bảo: không. 
Con vịt lạch bạch đi ra.
Hôm sau nó quay lại hỏi: Hôm nay có trà Tuyết San không ?
Chủ quán cáu: Cái con vịt kia, mày mà hỏi như thế nữa tao sẽ lấy đinh đóng chặt mỏ của mày xuống sàn. Đi ra cho tao bán hàng, ở đây chỉ có trà chanh thôi.
Con vịt lại lạch bạch đi ra, sau mấy ngày con vịt lại quay lại hỏi:  Quán mình có đinh không ?
Chủ quán bào không. 
Con vịt bảo: "Thế thì tốt, hôm nay có trà Tuyết San không?"

Chuyện thứ 2.
Một chàng có vợ trẻ đang tuổi hồi xuân đến phòng khám của bác sỹ:
- Một hôm tôi về nhà sớm bắt gặp vợ ngủ với thằng A. Lúc đầu tôi định giết cặp gian phu dâm phụ nhưng nghĩ lại tôi đã kiềm chế được và cả ba ngồi uống trà.
Bác sỹ hỏi thế thì sao. Chàng trai kể tiếp
- Mấy ngày sau tôi lại bắt gặp vợ tôi ngủ với thằng B. Tôi cũng tha thứ cho hắn và cả ba bình tĩnh ngồi uống trà.
Bác sỹ chưa biết phải khuyên giải thế nào thì chàng trai lại tiếp:
- Hôm qua lại bắt gặp vợ tôi ngủ với thằng C. Tôi cũng kiềm chế được và cả ba cùng ngồi uống trà.
Bác sỹ phát cáu lên hỏi
- Rốt cuộc anh muốn gì ở tôi.
Chàng trai trả lời:
- Tôi muốn hỏi bác sỹ vào tuổi tôi uống trà nhiều như thế có hại cho sức khỏe không ạ.  :=)

May mà lũ K13 chúng ta đều U70 cả rồi, chứ ngày xưa đương xoan thì có... thiền được không nhỉ? 

(Vĩnh Thuận sưu tầm từ http://k16toanco.info – 29/5/2012)

CHÙM ẢNH ĐI THĂM ĐẠI NỘI HUẾ (Toàn NC)

(BBT - Huế 5/5 - Hà Nội 28/5/2012)  Sáng ngày 5/5/2012 Đoàn đại biểu K13 Toán Cơ ĐHTH đi thăm lăng tẩm ở cố đô Huế (xin xem các phóng sự ảnh về Lăng Tự Đức, Minh Mạng...).


Đến chiều 5/5 đoàn đi thăm Đại nội, thành phần đoàn có thay đổi (thêm anh Phí Quang Trung, anh Lê Nắp - anh Bốn nghỉ ở KS để chuẩn bị cho lễ hội buổi tối), đặc biệt có phó nháy siêu hạng Nguyễn Cảnh Toàn với con máy khủng "DX 555" mới thửa bên tây mấy nghìn đô về để phục vụ sự kiện "Gặp gỡ Huế 5-2012" của K13 Toán Cơ chúng ta.


Sau đây là hoạt động của đoàn thăm quan qua ống kính Toàn (nguyễn) cảnh.


(Xin bấm vào giữa ảnh để xem kích cỡ thật với độ phân giải cao)

Bức ảnh nghệ thuật đắt giá này đã được sử dụng làm tiêu đề của Blog K13 suốt thời gian qua

BBT định dùng tấm hình này làm tiêu đề tiếp theo của Blog K13 chúng ta, nhưng sợ anh KN Cương nhầm với Chùa Cầu Hội An, nên tạm thời để lại đây

Anh Hoàng Thiên Hiển tranh thủ chụp ảnh bằng con i-Pad 3 trên đường vào Đại nội

Anh Nắp và chị Nhàn đang có vấn đề gì không biết, mà "tình lơ tình cúi" thế này trong khung cảnh siêu lãng mạn tuyệt vời trời đất

"Một đèo một đèo lại một đèo"... Tuy không leo trèo nhưng các U70 cũng chồn chân mỏi gối rồi. Nào nghỉ ngơi dựa cột cái đã, anh Nắp ạ!


Giây phút thư giãn thoải mái con gà mái


Lại đi tiếp nào, khám phá Hoàng thành Huế

Cháu hướng dẫn viên thuyết minh công trình tu bổ Đại nội

Hiếm khi hai chị Thu Lan được bên nhau dung dăng dung dẻ đi chơi kinh thành Huế thế này

Thành tâm thắp nén hương kính lễ các bậc tiền nhân

Chị Liên trong nắng vàng vườn Điện Cần Chánh


Anh Minh trước Điện Thái Hòa

Thăm chùa Thiên Mụ bên bờ sông Hương



(Ng. Cảnh Toàn - Huế 5/5 - Hà nội 8/5/2012)
Theo FB:   http://www.facebook.com/anatoli.antolievich/photos




ĐƯỜNG VÀ NÉT (thơ Thắng V.V.)




ĐƯỜNG VÀ NÉT

Nét gặp đường, nét chê đường thẳng
Đường lại bảo nét quá yếu mềm!
Họa sĩ mỉm cười, vẽ trong yên lặng
Đường thành cành thẳng, nét thành cánh hoa...

thangvv51@yahoo.com
(28/5/2012)





TÌNH HOÀI HƯƠNG (thơ CV Keng)







TÁO RỤNG  SÂN ĐÌNH


Sân đình chiếu trải giữa đình
Tiện chân ta ghé, để mình vấn vương

Sân đình táo rụng, tình nương
Ta mình một  thuở, biển vương sóng trào
Nào đâu cần phải “Cây cao”
Hợp cùng “Bóng cả”, mới trao nỗi lòng...
Sân đình táo rụng, đợi mong
Ta mình những đợi, cùng mong xa vời
Sân đình táo rụng, biển đời
Đâu miền trong đục, đâu trời “Thiên thai”?
Sân đình in mãi bóng ai
Chung trong ly biệt tình hoài quê hương
(Đói-no hờn-giận buồn-thương...
Gói trong hoài niệm, để nương tựa nhờ…)
Sân đình ta ngóng mình chờ
Đường về quê cũ, mỗi giờ tuyết sương...

Ta giờ nặng bước tha hương
Thương mình  một thuở, vấn vương tơ lòng...


Chu Văn Keng

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

THƠ VUI CỦA TTCB

(BBT- 27/5/2012)  Bạn TTCB gửi tới Blog chúng ta bài thơ vui trong không khí vui tươi phấn khởi của cộng đồng K13 Toán Cơ. Xin giới thiệu với các anh chị  những dòng thơ của "dân tán của đại học tô hô" (ĐHTH).



Thơ vui


La Fon Ten kể chuyện          
Con cáo và chùm nho          
“Có một chùm nho mọng
Đậu tận trên giàn cao
Cáo đi qua nhìn thấy

Rỏ nước miếng thèm thuồng
Nhưng không trèo hái được
Cáo bỏ đi buồn bực
Nho kia vẫn còn xanh”

                                          Chuyện chúng mình thì khác
Em không phải cáo đâu
Nhưng Anh là nho chín
Em ở trên tầm cao
Dưới Em đầy trái ngọt
Em chẳng cần với cao
Em cũng quá đủ đầy
Em không thèm nho chín
Em đâu có cần Anh
Anh thấy tủi cho mình
Ngày mai nho chín  ủng

                                          TTCB