Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Yêu thời đồ đểu S

Nhà văn Nhật Tuấn

YÊU THỜI "ĐÒ ĐỂU" (KỲ 39 )



                                                        
Gã thư ký liếc ông Chủ tịch vẫn đang mải mê chương  trình thời sự trên ti vi, con bé Gái vẫn đứng sát cạnh liên tiếp đưa vào mũi gã cái mùi tươi mát của thân hình trẻ trung. Gã mê mẩn, quên phứt mọi hiểm nguy khi động tới gái nhà quan, đúng vào lúc ti vi chiếu cảnh ông Chủ tịch tỉnh xuống xã dự lễ trao “nhà tình nghĩa” cho người có công với cách mạng, gã đặt một tay lên đùi con bé Gái. Nó cười nhoẻn như khuyến khích, gắp cái đùi gà bỏ vào bát gã :
“ Mời anh Năm…cái đùi này mềm lắm…”
Gã thư ký được thể dấn tới mon men vùng cấm. Gã đang mê mẩn cả người  bất chợt ông Chủ tịch quát to :
“ Thằng này đây…thằng này đây…”
Gã giật mình rút ngay tay lại, trố mắt nhìn ti vi đang chiếu cảnh một gã thanh niên vừa ghi chép vừa hỏi han bà lão vừa được nhận nhà. A, tưởng ai thằng Bút Thọc đây mà, tay chân ông Chín Tổng biên tập báo “ Tiến Lên” cơ quan của Đảng bộ tỉnh. Thằng này nổi tiếng đổi trắng thay đen, chuyên gia móp béo sự thật, nó mà thọc vào đâu là ở đó…phải nôn tiền ra là cái chắc. Nó sống được là dựa vào  đấu đá nội bộ các Công ty Nhà nước, nơi nào phe cánh muốn lật đổ”thủ trưởng” cứ bí mật tuồn tài liệu cho nó “mở cuộc điều tra”  đưa lên báo, khi “cách mạng thắng lợi”, quan cũ bị đổ, quan mới lên lại mời nó đi đãi đằng, lót tay vài chục triệu. Các Công ty sợ nó như sợ hủi, cứ mỗi lần thằng Bút Thọc lân la tới, Giám đốc lại đánh bài chuồn, đưa cô thư ký xinh đẹp ra gửi cái “phong bì” gọi là “bồi dưỡng” nhà báo lấy sức…chống tiêu cực. Một lần chẳng may hắn “thọc” nhầm vào Công ty trách nhiệm hữu hạn của con trai một đồng chí Uỷ viên trung ương Đảng, công tác ngoài Hà Nội. Báo vừa đăng, chưa kịp đưa đi phát hành , ông Sáu Bí thư tỉnh uỷ đã nhận ngay một cú điện thoại từ trung ương gọi vào. Lập tức ông ra lệnh thu hồi ngay tờ báo và kêu ông Chín Tổng biên tập tới mắng té tát. Thằng Bút Thọc suýt nữa bị đuổi việc,  nó phải tới Toà soạn lạy sống ông Tổng biên tập, lại hứa tậu cho cô con gái ông cái xe máy @ nên mới được tha tội. Từ đó thằng Bút Thọc tránh cho xa mấy cái Công ty của “con anh Sáu, cháu anh Ba” cứ lặn xuống vùng sâu vùng xa để viết bài ca ngợi phong trào “xoá đói giảm nghèo”, trao tặng ngôi nhà tình nghĩa cho…chắc ăn, thu nhập tuy  ít đi nhưng trước mắt lấy  lại uy tín  cho “ngòi bút” cái đã.
Ong Chủ tịch càu nhàu :
“ Thằng này hôm trước đề nghị phỏng vấn tao về cái vụ liên doanh với Đài Loan…”
Gã thư ký ngồi xích ra khỏi con bé Gái, nghiêm giọng :
“ Chú cứ từ chối phắt…”
“ Nhưng nó bảo đó là chủ trương của Ban biên tập…nhỡ đây lại là ý kiến chỉ đạo ngầm của anh Sáu thì mới đáng lo. Không biết tụi nó có tính chơi mình hay  không mà động tới vấn đề nhạy cảm vậy ? “
Ong Chủ tịch đã có vẻ ngà ngà say vì chén rượu tây. Ong trầm mặt xuống suy nghĩ rồi bất chợt ra lệnh cho gã thư ký :
“ Sáng mai mày đi với tao về thành phố rút tiền giải quyết dứt cái vụ bằng giả  cho xong còn lo đối phó chuyện khác. ĐM, cơn ông chưa qua cơn bà đã tới…”
Rồi ông quay sang con bé Gái :
“ Mày vô dọn phòng cho ông đi ngủ mai đi sớm…”
Gã thư ký nhìn theo cái dáng uyển chuyển của con bé Gái đi theo ông Chủ tịch vào buồng ngủ. Oi mẹ ôi, sếp ăn gỏi con bé thật rồi, mỡ để miệng mèo, hơ hớ ra thế kia có mà thánh cũng chẳng nhịn được. Tất cả tại bà Phu nhân thôi, cứ mải chạy theo ông thày nhân điện , thả con nai tơ ngay cạnh con hổ đói  tránh sao khỏi nó không ăn thịt. Gã ngồi lại một mình trên bàn còn la liệt sơn hào hải vị. Cứ ăn cho sướng miệng cái đã, con nhỏ đó chắc “phục vụ” ông Chủ tịch còn lâu, mẹ kiếp già vậy còn ham gái non không khéo chết bất đắc kỳ tử như ông Ba Tạ thì Đảng và Nhà nước mất đi một cán bộ đầu tỉnh. Mãi hơn nửa giờ sau mới thấy con bé Gái trở ra, mặt đỏ phừng phừng, ngực áo nhầu nát. Đúng thật rồi, thủ trường đã tráng miệng con nhỏ rồi, gã bật cười :
“ Ong Chủ tịch đâu ?”
“ Ổng ngủ mất tiêu rồi…”
Gã sáng mắt, ghé lại gần con bé Gái :
“ Làm gì mà lâu dữ vậy ?”
Mắt con bé Gái thoáng ngẩn ngơ  :
“ Ong đòi…”
“ Đòi cái gì ?”
Con bé Gái cười khúc khích :
“ Đòi…bú ti …”
Gã sấn tới :
“ Cho …chú bú ti với…”
“ Kìa ổng ra kìa…”
Gã thư ký hoảng hồn, phóng ra bàn ngồi nghiêm chỉnh làm con bé Gái rũ ra cười:
“ Mới đó đã sợ thấy mồ tổ mà cũng đòi…”
Gã tớp nguyên ly rượu cho trôi cái nỗi xấu hổ. Con bé Gái đảo mắt nhìn quanh rồi bất ngờ bật toang khuy áo ngực :
“ Chú thích thì cháu chiều nè…”
Oi chao ôi thật chẳng khác gì hai con bồ câu trắng muốt chiêm chiếp cái mỏ hồng hồng nhỏ xíu đang mời chào. Thật từ thủa cha sinh mẹ đẻ, chưa bao giờ gã được thấy một vưu vật thiên nhiên hoàn mỹ đến thế. Gã xấn tới và khi hồn vía gã còn đang bay lượn trên mảnh đất phì nhiêu của Thượng đế, bất chợt mặt gã bị đẩy bật ra. Con bé Gái la oai oái :
“ Nhẹ thôi chớ ? Hư hết ngực của người ta…”
Nó nghiêm mặt và trở lại vẻ câm lặng như khi có mặt ông Chủ tịch, lăng xăng dọn dẹp và giục gã thư ký ăn nhanh lên rồi về cho nó đóng cửa. Nhìn bộ dạng của nó, gã thư ký hiểu ngay rằng “quà khuyến mãi” miễn phí chỉ có nhiêu đó, muốn xài tiếp thì phải trả tiền. Gã rút ra tờ năm chục định nhét vào quần con bé Gái nhưng nó đã bĩu môi gạt ra. Ai chà , chê ít hả, vậy chắc ông Chủ tịch phải “bo” cho nó bộn tiền.
“ Vậy đòi mấy tờ ?”
Gã đếm thêm 3 tờ nữa mà mặt nó vẫn lạnh như ướp đá. Sau cùng nó buông một câu gọn lỏn :
“ Mai cháu sẽ méc ông Hai…”
“ Méc chuyện gì ?”
“ Chuyện “bú ti” vừa rồi đó…”
Gã thư ký giật nảy người rớt cả cặp kính trắng. Chết cha rồi, nó “gài độ” . Gã kinh hoảng nghĩ một con bé ngây thơ vậy mà mới về ở nhà quan chưa đầy nửa năm đã biến thành một đứa ghê gớm thế ? Chết chết, sống trong  nhà quan trước sau ai cũng biến thành quỷ cả.  Gã lấy lại vẻ long trọng thường ngày :
“ Vậy mày đòi bao nhiêu ?”
“ Ong  Hai cho tui bao nhiêu chú đưa tôi bấy nhiêu …”
“ Ong Hai cho mày bao nhiêu ?”
Nó buông một câu làm gã thư ký bủn rủn  :
“ Năm triệu …”
“ Năm triệu, í mẹ ơi, mới làm qua loa có nhiêu đó thôi mà đòi năm triệu …”
“ Tuỳ chú thôi…không chịu mai tôi méc ông Hai…”
Gã thư ký cũng không vừa :
“ Mày méc ông Hai tao sẽ méc bà Hai …”
“ Chú méc chuyện gì ?”
“ Chuyện mày dụ ông Hai…bú ti đó…”
Con bé Gái tái mặt, nó không ngờ gã thư ký táo tợn vậy. Bà vợ ông Chủ tịch  biết chuyện thì nó ăn đòn tan xác, tay trắng mà ra đứng đường. Gã thư ký hiểu  ngay con nhỏ đang sợ đến cứng cả lưỡi. Nó đang trở lại là con gà con trước một con cáo. Tuy thế gã vẫn dàn hoà :
“ Mày cứ cầm tạm ba trăm…mai mốt tao đưa thêm…”
Con bé Gái đành chịu cầm tiền bỏ túi, lẳng lặng bưng chén bát xuống bếp. Gã thư ký cũng chẳng còn bụng dạ nào ngồi lại nữa. Phóng xe ra khỏi tư dinh ông Chủ tịch, gã thấy nhẹ nhõm cả người. Gã ngoái cổ nhìn lại toà biệt thự sáng choang giữa khu vườn cây rải rác những ngọn đèn cao áp toả ánh sáng xanh mát xuống những luống hoa chạy dài. Mẹ kiếp nom sang trọng bề thế vậy mà chẳng khác gì hang cọp. Gã nghĩ vậy rồi tăng ga cho xe chạy vào phố.
 (còn tiếp)

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Thông báo Hội Lớp đầu Xuân 2013

                     THƯ MỜI DỰ HỘI LỚP XUÂN QUÝ TỴ 2013

Kính mời: Anh Chị

Ban Liên lạc K13 Toán Cơ Đại học Tổng hợp HN trân trọng kính mời anh/chị dự Hội Lớp đầu Xuân.

Thời gian: cả ngày Chủ nhật 3-3-2013 (tức 22 tháng Giêng).
Địa điểm: Ba Vì - Hà nội (cách trung tâm 50 Km).
Ô tô đón tại 2 nơi:
                      a- 8h00: Cổng Bảo tàng HCM, số 19 Ngọc Hà, Hà nội
                      b- 8h15: số 22 Láng Hạ (gần nhà chị Khương, chân phía Tây cầu vượt Láng Hạ)

Chương trình:

-   8h00: Xuất phát từ Hà nội.
- 10h00: Thăm đền Trung thờ Thánh Tản Viên (Ba Vì - Hà Nội).
- 11h00: Tham quan nhà sàn của anh Mai Đình Nội (Đá Chông, xã Ba Trại, Ba Vì)
- 11h30: Liên hoan bữa trưa trong khuôn viên nhà vườn anh Nội. Hát karaoke.
- 14h30: Về Hà nội. Dọc đường nếm/mua các sản phẩm sữa Ba Vì.
- 16h30: Về địa điểm tập kết lấy xe máy. Chia tay.

T/M BTC  
Nguyễn Đình Hóa
0913.281197


                                              Danh sách đã đăng ký tham gia (28)
cập nhật: 2/3/2013 đến 21h00

Điểm đón (a- 19 Ngọc hà): a. Thuận (2), c.Liên+a.Minh, a. Dương, c.Lộc, c.Mai, c.Thảo, a. Lê Tự Thành-K14, a. Nắp.

Điểm đón (b- 22 Láng Hạ): c.Khương, a. Hóa (2), a.Ước, a.Tịnh, a.PQKhánh, a. NgCương (2), a.Tuấn, a.Thế, a. Phạm Tiến, a. Đạt, a. Đũa, c. Thanh, c. Trần Lan

Điểm đón (c): chị Mai và anh Hạ - chờ ở Đại lộ Thăng Long (điểm giao cắt Lê Quang Đạo với Đại lộ Thăng Long).

Điểm cuối (d): a. Nội - chờ ở Ba Trại - Ba Vì từ 16h00 ngày 2-3-2013.

Anh Ng Nhụy (2): đi xe riêng.


--------------------------------

ĐỀN TRUNG

Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (bao gồm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) nằm ở sườn Tây của dãy núi Ba Vì - được tương truyền là ngọn núi cao và linh thiêng bậc nhất Việt Nam, án ngữ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Đây là nơi thờ chính và gắn liền với những di tích huyền thoại về Đức Thánh Tản (nhân gian thường gọi là Sơn Tinh) - một trong “tứ bất tử” Việt Nam.


Đền Trung tọa lạc ở lưng chừng núi phía Tây Ba Vì (khoảng cốt 600m). Cuốn Ngọc Phả “ Sự tích Đức Thánh Tản” lưu giữ tại Đền Và (Đông cung) do Quản giám bách thân Nguyễn Hiển sao lại năm Vĩnh Hựu thứ 3 (1737) có ghi Đền Trung là nơi thờ bà Ma Thị, mẹ nuôi của Tản Viên. Truyền thuyết kể lại rằng bà Mà Thị đã lập chúc thư (di chúc) giao lại toàn bộ đất đai ở vùng núi và chân núi Ba Vì cho con nuôi là Nguyễn Tuấn và có trách nhiệm lập đền thờ để hương hỏa cho bà. Đền Trung được xây dựng từ triều Lý, đền triều Nguyễn, vua Minh Mạng cho Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai trùng tu lại Đền.

Nằm ở sườn núi trên một cánh rừng tương đối bằng phẳng, cửa Đền nhìn về hướng Tây, đối diện là núi Chàng Rể, phía dưới là dòng sông Đà như một dải mụa trắng vắt ngang, lại càng tôn lên vẻ thiêng liêng hùng vĩ. Bên tả có suối Đền, bên hữu có suối Tiên, cả hai suối ấy lấy nước từ núi Tản đổ xuống khe sâu hợp thành suối Cái. Từ Đền Trung phóng tầm mắt sang bên kia sông Đà là núi Lưỡi Hái, chân núi là đất xã Trung Nghĩa (thuộc tỉnh Phú Thọ), có đền thờ thân mẫu của Đức Thánh Tản (Đền Lăng Xương).

NTO - Đền thờ Thánh Tản Viên - Di tích kiến trúc tín ngưỡng dân gian Việt Nam
Uy nghiêm cổng vào đền Trung

Đền Trung kiến trúc kiểu chữ TAM, phỏng quẻ Càn trong Kinh dịch, biểu tượng của sự bền vững. Hậu cung của Đền đặt ba pho tượng Tam vị Đức Thượng đẳng. Chính giữa là tượng thờ Tản Viên – Sơn Tinh, hai bên là tượng Cao Sơn đại vương và Quý Minh đại vương. Trong cung gian giữa bài trí tượng bốn vị quan ở tư thế đứng, mũ áo cân đai chỉnh tề, đứng hai bên đối diện nhau, biểu thị bốn vị đại thần trấn ở bốn cung Đông – Tây – Nam – Bắc . Trước Trung cung là nhà tiền tế năm gian còn lưu dấu tích lại bài thơ chữ Hán vịnh cảnh Đền Trung. Nằm ở bên phải Đền Trung còn có dãy nhà ba gian gọi là Đền Lang nay Đền Lang Mẫu, bên trong đặt ngai thờ bà Mai Thị. Trước Đền Lang là một ngôi nhà thờ Phật. Dưới chân Đền từ hướng hai cột đồng trụ trông ra là một ngôi đền nhỏ thờ Thái Bạch Thần Tinh, một vị tiên trên trời đã ban tặng cho Thánh Tản Viên – Sơn Tinh chiếc gậy thần để cứu nhân độ thế. Ngoài ra còn có bàn thờ lộ thiên thờ chúa sơn lâm (năm con hổ), nhà tiền tế, đền thờ Tả quan Nguyễn Hiển, là em con ông chú của Thánh Tản Viên. Đền Trung còn có tên gọi là “Đền ba dân” nghĩa là có dân Mường ở xã Thủ Pháp xưa và hai dân Kinh ở chân núi gọi là làng Vô Khuy và làng Ngọc Nhị cũng biện lễ chung để thờ cúng Thánh Tản.

Đền Trung ngoài việc thời Tam vị Đức Thánh Tản, còn lập một số nhà thờ riêng như mẹ nuôi Sơn Tinh, bà Ma Thị - Cao Sơn Thần nữ, tả quan Nguyễn Hiền, Thái Bạch Thần Tinh v.v… Đây là ngôi Đền có quy mô lớn, hoành tráng tạo thành quần thể di tích liên quan đến sự tích Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, là ngôi Đền có một vị thế đẹp nhất trong các ngôi Đền thờ Tản Viên ở sườn Tây núi Ba Vì.


Thăm anh HỮU BÁU dịp Tết Nguyên tiêu

Vài năm nay, anh Hữu Báu (Báu đen) ít sang Hà nội. Ngày Tết Nguyên tiêu năm nay - CN 24/2/2013 - PGS. Nguyễn Đình Hóa rủ mấy anh chị sang Trường Đại học Nông nghiệp 1 thăm anh Nguyễn Hữu Báu. Đúng 14h00 ô tô của anh Hóa chở chị Khương, anh Định và anh Thuận lên đường. Chị Khương lần đầu tiên sang nhà anh Báu ở bên Trường Nông nghiệp 1. Trong loạt ảnh sau đây không có hình anh Thuận do được phân công làm phó nháy. Xin bấm vào giữa ảnh để xem các ảnh rõ và to hơn.

Biển hiệu quán nhà anh Báu  

Anh Báu giới thiệu khuôn viên đất vườn

Cổng vào nhà anh Báu. Ô tô của anh Hóa đỗ ngay trước cửa. 

Cháu nội thứ 2 của ông Báu đang chơi cùng mẹ. 

Cháu nội đầu của ông Báu 

Hai chị em ở bên quận Hai Bà Trưng hôm nay được bố mẹ cho sang thăm ông bà nội.

Bà nội và cháu tiếp các ông bà khách cho ông Báu.

Cây quất ở vườn nhà

Con dâu và cháu nội thứ 2 ra chào các ông bà. 

Cháu lớn cùng ông bà nội tiếp khách 

Bốn anh chị lớp A0 hàn huyên chuyện những năm ở trên Đại Từ 

Bông hoa cúc trong vườn 

Chia tay vợ chồng anh Báu, chúng tôi hẹn lần sau rủ nhiều anh chị sang chơi cho vui cửa vui nhà và vui cảnh bạn già lính cũ.

(Vĩnh Thuận - Ngọc hà - 24/2/2013 21h30)


THƯ GIÃN

Nguyễn Xuân Diện sưu tầm

Vợ mới cưới

Tạp chí “Phụ nữ tân thời” phỏng vấn một anh chàng mới cưới vợ, vợ anh ta là một nữ cảnh sát giao thông:
“Xin anh cho biết cảm tưởng khi có một người vợ như vậy?”.
“Rất không thoải mái!”.
"Anh có thể nói rõ hơn?”.
“Vâng, ngay đêm tân hôn tôi đã bị cô ấy phạt tới 3 lỗi cùng lúc: Tốc độ quá nhanh, đỗ sai… nơi quy định và không đội mũ bảo hiểm”!

Tình trong thang máy

Trong thang máy, khi ấn nút báo tầng thì khuỷu tay của anh chàng nọ vô tình chạm vào “công tắc điện” của cô gái đứng bên cạnh. Anh chàng vội nói:
- Ôi! Tôi rất xin lỗi! Nếu trái tim của cô mềm mại như bộ ngực cô thì hy vọng cô sẽ tha thứ cho tôi.
Cô gái nhìn anh giây lát rồi trả lời:
- Nếu “cái đó” của anh cũng cứng như khuỷu tay của anh thì… tôi ở phòng 301.

Ông cảnh sát thật dễ thương

Một tài xế chạy xe quá tốc lực bị cảnh sát đuổi theo và chặn lại. Anh cảnh sát nói: "Rất may cho anh, hôm nay tôi có chuyện vui trong lòng, tôi cho anh một cơ hội: Nếu anh nói ra một lý do chính đáng tại sao anh chạy xe nhanh quá như vậy thì tôi tha cho anh..."
- "Thưa Xếp, Chẳng nói giấu gì Xếp. Tuần trước con vợ tôi bỏ đi theo một tên cảnh sát, hôm nay, thấy xe Xếp đuổi theo, tôi phải chạy nhanh vì tôi tưởng tên cảnh sát đó đuổi theo để trả lại con vợ cho tôi..."
- "Hay! Tôi tha cho anh đó...“

Đúng là Tào Tháo

Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền họp Hội nghị G3. Vua nhà Hán chủ trì.
Vua Hán cho các cung nữ cởi trần, bôi nhọ nồi vào vú, bắt múa đãi tướng.
Cuối cùng, chọn 3 cô đẹp nhất cho ngồi cạnh 3 vị Tào, Lưu, Tôn. Bỗng đèn đuốc tắt hết.
Hồi lâu đèn nến mới sáng lên. Thì thấy tay Tôn Quyền nhọ đen nhẻm, mũi Lưu Bị cũng bị đen.
Vua Hán nghĩ bụng: Tôn Quyền khua khuắng cả cung nữ của ta, thế nào nó cũng lấy đất Ngô, Lưu Bị ngửi cả cung nữ của ta, thế nào nó cũng lấy Ba Thục, chỉ có Tào Tháo là trung thành với ta.
Vua Hán bèn khen Tào trung nghĩa. Tào Tháo khoái quá, cười nhe răng. Răng và lưỡi đen thui.

Tiếng Việt tuyệt vời!!!

Trên đường từ Bắc vào Nam phải qua đèo Ngang. Khi qua đèo, một đồng chí lên tiếng :
- Ðất nước mình mấy trăm năm nay làm ăn không khấm khá chắc cũng tại cái đèo này.
Nó nằm ngang chình ình nên tổ tiên ta đã đặt tên cho nó là Ðèo Ngang. Chính vì vậy nên làm ăn không phất lên được.
Mọi người thắc mắc hỏi tại sao? Một đồng chí trẻ hăng hái phát biểu:
- Có gì đâu mà không hiểu. Ðèo Ngang là Ðang Nghèo! Nếu bây giờ mình đổi lại là Ðèo Nghếch thì Ðếch Nghèo.
Thế là đồng ý đổi tên thành Ðèo Nghếch. Thật là linh ứng.
Sau vài năm, kinh tế phát triển đi lên, làm ăn khấm khá, dân chúng hơi ấm hơi no.
Nhưng thói đời hể no cơm thì ấm cật, vì vậy dân số càng ngày càng tăng, mà lại tăng quá mức.
Vì vậy họp khẩn cấp để tìm cách chặn đứng việc bùng nổ dân số. Nhưng tìm mãi vẫn chưa ra kế hoạch nào. Bổng một chú già khọm đưa tay xin có ý kiến. Chú nói:
- Trước đây ta đổi Ðèo Ngang thành Ðèo Nghếch thì đúng là có hiệu quả như mong muốn, vậy nay ta lại đổi thêm một lần nữa xem sao vì cái tên nó nói lên cái đặc điểm của vùng đất địa linh nhân kiệt yết hầu của nước ta.
Mọi người nhâu nhâu lên hỏi:
- Nhưng mà ăn nhập gì tới việc kế hoạch hóa gia đình?
Chú kia trả lời:
- Có chứ !
- Thế đồng chí định đổi thành tên gì?
- Ðèo Ðứng !!!!!!!!!
Tễu Blog sưu tầm

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Yêu thời đồ đểu R

Nhà văn Nhật Tuấn

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 38)

                                                              

Bà Phu nhân ra hiệu cho xe rẽ vào quán vắng sát biển. Khi còn lại hai người, bà mới hất hàm hỏi ông Thuộc :

“ Ong đã chôn cái xác ấy thật chưa ?”

Ong Thuộc tròn xoe mắt :

“ Sao bà hỏi lạ vậy ? Thằng thư ký không báo cáo với bà à ?”

“ Có báo, nhưng vừa nãy đi chùa , chính mắt tôi thấy xác ông Ba Tạ trôi dạt vào bờ ngay cửa chùa …”

Ong Thuộc phì cười :

“ Bà quên rồi à ? Làm gì còn cái xác nào ? Bà chỉ đưa tôi mấy gói xương tôi mang chôn trên rừng rồi còn xác nào ?”

“ Vậy mới lạ …tôi thấy đúng cái xác ông thày thiệt mà…”

Nhìn mặt bà Phu nhân, ông Thuộc kêu lên :

“ Bà bệnh rồi…đúng bà bệnh rồi…”

Bà phu nhân cúi mặt  :

“ Không lẽ tôi nhìn nhầm ?

“ Bà ám ảnh nặng thôi. Bà thừa biết ông Ba Tạ thành cát bụi rồi mà…”

“ Liệu…liệu ổng có thể biến thành ma trả thù tôi không ?”.

“ Ma quỷ chẳng qua ở trong lòng bà đó thôi …”

“ Ong nói sao ? Ma quỷ đã nhập vào tôi à ?”

Ong Thuộc bật cười :

“ Người như bà ma nào dám nhập, đến ma cũng phải sợ bà …”

Bà Phu nhân rầu rĩ :

“Vậy sao tôi lại nhìn ra ông Ba Tạ ?”

“ Chẳng qua tưởng tượng …”

“ Không phải tưởng tượng, tôi thấy rõ ràng. Hay là…”

Rồi chợt như nhớ ra điều gì, bà trừng mắt :

“ Ông gửi tôi cái lóng xương của nợ ấy làm gì ? Có khi chính cái đó ám vào tôi. Ong tính hại tôi phải không ?”

“ Sao hại bà ? Ngược lại ấy chớ. Ong thày nhân điện chết thảm vậy linh thiêng lắm đó. Bà giữ cái lóng xương đó làm bùa chú trừ được tà ma, tai ách , bệnh tật…”

Bà Phu nhân sáng mắt lên :

“ Thật vậy sao ? Dùng làm bùa chú được à ? Tiếc quá, ông không nói trước tôi vứt đi rồi …”

“ Vứt đi ? Bà vứt ở đâu ?”

“ Ở sau chùa trên núi, giờ chắc nằm dưới biển rồi…Nhưng…cái đó có đúng làm bùa được không ?”

“ Được chớ. Có bùa đó khỏi lo ai hại được bà…”

“ Vậy tôi sẵn sàng thuê ông giá cao tìm lại cho tôi …”

Ong Thuộc cười hề hề :

“ Cao là bao nhiêu ? Tôi cũng đang cần tiền …”

Bà phu nhân nghĩ tới cái xác chết trôi ngoài biển không hiểu sao giống y hệt ông thầy nhân điện, bà nghĩ tới những việc tày đình bà gây ra… tất cả  làm lòng dạ bà nóng như lửa đốt, rối rắm như bòng bong. Lão Thuộc  nói đúng : “ bà bệnh rồi”, không khéo bệnh tâm thần cũng nên. Bà phải tìm cái gì đó để bấu víu , dựa dẫm , giữ cho thần kinh vững vàng không thì khéo điên thật. Bà không sợ trời Phật, không sợ lương tâm, không sợ luật pháp và nói cho cùng bà cũng chẳng tin vào số má, tử vi. Lúc này bà chỉ sợ có…ma quỷ. Đúng vậy, với ma quỷ thì dẫu ông Chủ tịch tỉnh chồng bà có ba đầu sáu tay, có cả lũ đàn em đầu trâu mặt ngựa cũng chẳng giúp được bà. Tốt nhất phải có bùa ngải, lão Thuộc nói đúng, ông thầy chết thảm vậy chắc lóng xương  của ông linh thiêng lắm. Có nó trong tay, tốn bao nhiêu bà cũng chi. Tuy nhiên bà còn tỉnh táo để hiểu rằng nếu lộ ra điều đó lão Thuộc bắt chẹt thì nguy. Bà lửng lơ :

“ Xưa nay tôi chưa làm bùa chú bao giờ…”

“ Tôi có quen một ông thày cao tay ấn lắm, ông ấy sẽ lập đàn yểm tà  vào cái lóng xương đó hộ mệnh bà…”

“ Tôi sợ ông không tìm lại được  …”

“ Nếu tôi tìm được bà trả tôi bao nhiêu ?”

“ Năm triệu cả thuê thầy lập đàn cúng tế được chưa ?”

Ong Thuộc đứng ngay dậy :

“ Sao bà đánh giá cả một nền văn hoá…tâm linh rẻ quá vậy ?”

Bà Phu nhân vội vàng :

“ Thôi được rồi, ông cứ làm đi tôi sẽ trả thêm…”

“ Gía chót là 10 triệu…”

Bà Phu nhân sầm mặt nhưng cũng đành lên xe đưa ông Thuộc quay trở lại chùa. Đám đông ven biển đã giải tán, xác người chết trôi cũng đã được mang đi. Bà Phu nhân đăm đăm nhìn ra bãi cát rồi bất chợt bước lại gần ông già đang lúi húi vá lưới :

“ Ong ơi, sáng nay có người chết trôi ở đây đâu rồi ?”

“ Công an mang đi rồi…”

“ Người đó là ai mà chết thảm thế ?”

“ Nào biết là ai ? Nghe nói ghen tuông sao đó rồi vợ giết chồng quăng xác xuống biển…”

Bà Phu nhân tái mặt :

“ Vợ giết chồng ?”

“ Phải rồi, vợ giết chồng rồi chặt khúc quăng xuống biển …”

“ Í trời ơi…sao làm vậy, sao làm vậy ?”

Bà sa sẩm mặt mày, lảo đảo như muốn ngã làm ông Thuộc phải xốc bà dậy :

“ Bà thấy chưa ? Đâu phải ông thầy nhân điện. Chỉ khéo tưởng tượng …”

Bà Phu nhân như người mê sảng :

“ Chặt khúc vứt xuống biển…í trời ơi…”

Ong Thuốc đập tay vào người bà :

“ Bình tĩnh lại đi …không khéo bà bị ông Ba Tạ ếm vào người rồi…”

“ Vậy có sao không ? Có sao không ?”

“ Phải lập đàn trừ ma là cái chắc .”

Lát sau, bà Phu nhân tỉnh táo trở lại, đưa ông Thuộc trèo lên sau chùa :

“ Đây, chỗ này đây, tôi đứng đây vứt lóng xương của ổng xuống đó…”

Ong Thuộc lấy một hòn đá giang tay ném xuống, nó biến mất vào chiều sâu hun hút. Bà Phu nhân lo sợ :

“ Liệu ông tìm thấy được không ?”

“ Cái đó còn tuỳ…may rủi. Giờ bà về trước đi, tìm thấy tôi sẽ điện cho bà…”

Bà Phu nhân vừa bước đi, ông Thuộc đã kéo lại :

“ Bà quên một thứ…”

Bà hiểu ngay đó là thứ gì, đành móc ví ra cục tiền :

“ Ong cầm trước 3 triệu , xong việc sẽ trả nốt…”

Bà lật đật xuống núi lên xe về khách sạn. Cô tiểu thư đã đi chơi từ lúc nào, để lại cho bà mảnh giấy :“ Mẹ ở nhà đón ba. Con đi với bạn tối về.”

Í trời ơi, ông Chủ tịch đã hẹn vài hôm nữa mới tới sao đổi ý kiến gấp vậy. Thôi cũng được, bà cũng muốn về nhà sớm cho qua cái chuyện ông thầy nhận điện này còn lo chuyện đất đai, hùn hạp. Trong lúc này ông Chủ tịch đang trên lầu 8 cao ốc Thương Mại, Chi nhánh Ngân hàng EIC, trong phòng kín của bà béo phụ trách chi trả các tài khoản mật . Lúc này ông đã quen với các thủ tục, ông viết mã số ra tờ giấy nhỏ, ngay lập tức ông rút ra được 15 ngàn đô. Gã thư ký vẫn ngồi trong xe dưới đường chờ. Gã gọi điện cho tên giáo vụ :

“ Có tiền rồi, chuẩn bị giao hàng nhé…”

Có tiếng cười cùng cục trong máy :

“ Sao lẹ vậy ? Tưởng vài hôm nữa mới có…”

Gã thư ký không ngờ ông Chủ tịch quyết định nhanh vậy. Chiều qua ghé tư dinh ông ăn cơm, ông vẫn còn chưa chịu . Suốt bữa ăn ông chẳng đả động tới chuyện đó. Con bé Gái hồi này nấu nướng không thua bà Phu nhân, cũng cua rang muối, tôm hấp bia, cá tai tượng chiên xù…Gã thư ký tì tì đánh hết món này tới món khác. Mẹ kiếp, gã nghĩ bụng, quan ăn thế này dân đói là phải. Mùi dầu thơm xộc vào mũi gã khi con bé Gái ghé sát tới bưng thức ăn. Gã trố mắt nhìn. Í trời ơi sao nó thay đổi lạ kỳ thế ? Chẳng còn sợ sệt , rúm ró như con mèo hen hồi mới về, giờ nó mặc áo lụa, phô ra đôi cánh tay nõn nà, còn cái ngực đã đội tướng lên sau lần áo mỏng. Nó cũng đã nhận ra đôi mắt kính cận của gã thư ký cứ xăm xoi vào ngực, nó không những không khó chịu mà còn cười nhoẻn như khuyến khích. Thế rồi nhằm lúc ông Chủ tịch mải coi ti vi, nó ghé sát lại, nhoài người ra bàn giả vờ với cái đĩa, kê nguyên cả bộ ngực tròn lẳn lên cánh tay gã. Toàn thân gã chợt như có điện chạy rần rần. Oi mẹ ôi, con nhỏ này táo tợn thật, nó đang động đực hẳn, hèn chi mắt cứ sáng rỡ thế kia. Nhưng mà thôi nhé, gã nuốt nước bọt thầm nhủ, gái nhà quan động vào chết tươi. Mà không hiểu sao con đó cứ rừng rực lên thế ? Hay là…ông Chủ tịch nhân dịp bà đi vắng đã hớt nước đầu ? Đúng thật rồi, gái dậy thì có đàn ông đụng vào thì biết ngay, trách gì các cụ ta vẫn bảo như “thài lài được cứt chó”. Suốt bữa ăn gã cứ phân vân không hiểu ông Chủ tịch  đã táy máy gì chưa ? Nó biết tỏng gan ruột của thủ trưởng, ngoài mặt đạo mạo, uy nghiêm, ở cơ quan không bao giờ cười to, không bao giờ  bỡn cợt với mấy đứa con gái văn phòng. Ay thế nhưng mỗi khi đi hát karaoke chiêu đãi khách từ Hà Nội vào, ông thoắt biến thành người khác. Lần nào ông cũng bắt gã thư ký tuyển các em nhí phải còn cả lông tơ trên má. Con người ta thật lạ, càng già, càng thích gái trẻ, cứ U 20 là ông đuổi ra. Có lần nhà hàng thiếu đào, bố trí cho ông Chủ tịch một cô hơi “cứng” tuổi, rục rịch sang U 30 lận, thế là ông tự ái đứng dậy đòi về báo hại má mì phải năn nỉ , van xin được thay thế em khác.

       ( còn tiếp)

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

VỌNG PHU BIÊN ẢI (thơ LTT)

(Kính tặng những người vợ liệt sĩ
trong chiến tranh biên giới phía Bắc)


Chàng đi, đi mãi chẳng về
Nước non còn lại - Lời thề em mang
Vọng phu dưới ánh trăng vàng
Lòng em tan nát theo chàng, chàng ơi
Bao đêm em thức với Trời
Ngóng trông, chờ đợi một người...nay đâu?
NƯỚC - DÂN nào có quên đâu
Mà sao những kẻ "hoạt đầu" vội quên?


LTT

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Gặp anh ĐỖ VĂN HÀ tại CLB Trà Bách Thảo

Nhân dịp anh Đỗ Văn Hà cùng vợ - cô Lan - định cư ở Australia về Việt nam ăn Tết Quý Tỵ 2013, anh chị Minh Liên đề xuất mời anh Hà đến gặp mặt anh chị em K13 Toán Cơ ĐHTH HN và dự sinh hoạt CLB Trà - Cafe Bách Thảo.

Sáng ngày 19-2-2013 đúng vào mùng 10 Tết, trời mưa xuân lất phất, mười một (11) người chúng tôi lục tục đến quán Cafe Bách Thảo để tụ hội đầu xuân với anh bạn vốn người Hà nội nay xa xứ tận đất Úc châu (Nội, Minh, chị Liên, chị Khương, Thuận, Hóa + Nhượng, Vũ Thắng, chị Thu, Cảnh Toàn và anh Nghiêm Xuân Sơn - lớp chuyên toán Hà Tây hồi lớp 8 với anh Hà và anh Hóa).

Sau đây là phóng sự ảnh về cuộc gặp gỡ cảm động và vui vẻ này (xin bấm vào giữa các ảnh để xem ảnh to và rõ hơn):

Anh Nội đến sớm chờ anh Hà tại CLB Trà Bách Thảo



Lâu năm rồi anh Nhượng mới được gặp anh Hà



Ba anh cựu chuyên toán cấp 3 Hà Tây (từ trái sang: anh Nghiêm Xuân Sơn, anh Hóa và anh Hà) cùng anh Hồ Quang Minh

Anh Sơn chụp cho chúng tôi 1 kiểu.


Vợ chồng anh Thắng chị Thu bên bàn trà với anh Hà và các bạn bè.



Anh Cảnh Toàn tan giờ lên lớp vội đến Bách Thảo kịp gặp anh Hà khi cả hội chuẩn bị chia tay.

Hẹn Tết sang năm Mậu Ngọ 2014 anh Hà lại về cố đô gặp bạn bè nha.

(BBT- 20/2/2013)



Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Yêu thời đồ đểu Q

Nhà văn Nhật Tuấn

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU ( KỲ 37)

                   

Ngay tối hôm đó gã gặp tên giáo vụ tại một quán cà phê vườn bên sông Sàigòn. Hắn giương cặp mắt ốc nhồi sau cặp kính dày :

“ Dứt điểm được chưa ? Ong Chủ tịch có ý kiến sao ?”

Gã thư ký rời mắt khỏi cặp đùi em gái bưng cà phê váy ngắn cũn :

“ Phần tôi 12 phần trăm được không ?”

“ Chèn ơi, tôi tưởng cậu dứt giá rồi mới gặp tôi chớ. Làm ăn vầy thật quá con nít…”

Hắn đứng dậy bỏ đi . Gã thư ký vội kéo lại :

“ Thôi được, thôi được… tôi đồng ý…”

Gã đếm đếm đủ bốn ngàn rưởi đô cho tên giáo vụ nhưng lại bắt hắn viết giấy biên nợ nhận vay năm ngàn. Tên này nhét tiền vào túi cười vui vẻ :

“ Vậy cậu cũng chén năm trăm của ông Chủ tịch ngon sớt còn gì …”

Mẹ kiếp, vừa đúng bằng số tiền nộp cho thằng cảnh sát áo xanh ở nhà hàng đồng quê, rõ của thiên lại trả địa, đồng tiền bây giờ cứ quay theo những vòng ma quỷ thế đó. Gã thư ký nhăn nhó :

“ Ong còn ăn gấp mười lần tôi kìa…”

“ Vậy chừng nào chi hết số còn lại đây ?”

“ Phải để ông ấy chạy tiền đã chớ ?”

“ Ui chết…Chủ tịch tỉnh thiếu gì tiền, mười lăm ngàn đô nhằm nhò gì với ổng. Tôi cho cậu đúng một tháng, một tháng thôi, quá hạn không giải quyết coi như cậu mất tiền cọc và cái giâý đó sẽ gửi cho ..ông Sáu …”

“ Ong Sáu nào ?”

“ Sáu bí thư tỉnh cậu chứ còn Sáu nào ?”

“ Thằng đểu…”

“ Ô hay…làm ăn nó phải thế chứ ? Phải bài binh bố trận, chắc đánh chắc thắng, thế cậu tưởng tôi chỉ có tấm bằng rởm là ăn được 20 ngàn đô đấy hả ?”

Gã thư ký ngẩn người, chơi với bọn thành phố mới rõ ra mình vẫn là dân tỉnh lẻ, không tỉnh táo tính toán, thua là cái chắc.

Hôm sau gã phóng xe về gặp ông Chủ tịch gấp. Lúc này gã đang đắn đo coi có nên “bật mí” cho ông  Chủ tịch biết hết mọi chuyện tày đình của bà Phu nhân để ông lo tiếp phần sau không ? Nhất vụ lo giấy tờ rởm cho lão Thuộc, nếu qua mặt ông, làm việc thẳng với ông Ba- Giám đốc công an, sau này nó mách lại thì gã toi mạng. Ong Chủ tịch nhìn bộ dạng thằng thư ký rầu rĩ và im lìm bèn quát phủ đầu :

“ Mày làm gì mà đi biệt mấy ngày liền ?”

“ Oi chú Hai ôi, con mệt muốn chết, gặp được thằng đó đâu có dễ, nó sợ mình gài nó nên thử thách ba, bốn lần mới cho gặp…”

Gã rút trong cặp ra tờ biên nhận và bản photo mảnh bằng tốt nghiệp phổ thông trung học rởm đưa cho ông Chủ tịch. Ong chộp ngay lấy, xem xét kỹ càng.

“ Có đúng cái thứ ngày xưa mày chạy cho tao không ?”

“ Đúng i xì , giấy này con đã nộp vào hồ sơ học Đại học kinh tế cho chú hồi đó, chẳng hiểu sao thằng này nó có được ?”

Ong Chủ tịch bỗng thấy tiếc tiền:

“ Có thế này mà những hai chục ngàn đô ?”

“ Nó hẹn trong một tháng mình không nộp đủ tiền nó sẽ gửi bản chính cho ông Sáu Bí thư…”

Ong Chủ tịch tái mặt :

“ Sao nó biết ông Sáu ? Sao nó biết ?”

“ Vậy mới là dân chuyên nghiệp. Nội tình công tác tổ chức của tỉnh ta ra sao nó biết hết…”

Ong Chủ tịch trầm ngâm :

“ Mày thử dò coi nó thuộc dây thằng nào trong thường vụ ?”

“Oi trời ôi, nó kín như bưng sao dò được. Nhưng con biết chắc tụi này chỉ làm tiền thôi, không tham gia đấu đá nội bộ đâu …”.

Ong Chủ tịch cầm bản photo lên ngắm nghía. Mẹ kiếp nội trong hàng ngũ cán bộ tỉnh này có thằng nào là không xài bằng rởm ? Điều tra đến tận ngọn nguồn thì ngay cả anh Sáu Bí thư cũng “dính” chứ hơn gì ông ? Chỉ có điều chưa thằng nào động tới thôi. Vả lại anh Sáu thuộc cỡ cán bộ cao cấp, trung ương quản lý, hồ sơ lý lịch thuộc loại bí mật quốc gia, bố thằng nào dám mó dế ngựa. Ngay cả của ông nữa, cũng thuộc loại được cất giữ trong kho kín của Ban tổ chức trung ương, vậy mà thằng đó moi được ra hẳn phải có thế lực nào đó chứ không chỉ đơn giản là một thằng giáo vụ tép riu. Đằng sau chuyện này còn cái bẫy gì nữa đây ? Ong đắn đo :

“ Vậy ý kiến mày ra sao ?”

Gã thư ký cũngra bộ suy nghĩ. Xúi ông Chủ tịch chi tiền sốt sắng quá thế nào ông cũng nghĩ mình ăn chia, thôi cứ chơi kiểu nước đôi :

“ Chuyện này…con thấy chú Hai phải tính kỹ. Coi có cần thiết phải chi một số tiền lớn vậy không ? Nó muốn gửi ông Sáu thì cứ cho nó gửi, làm gì nhau ?”

Ong Chủ tịch trợn mắt :

“ Mày nói vậy mà nghe được ? Ong Sáu mà vớ được tấm bằng này thì tao chỉ có nước về hưu ? Rồi dậu đổ bìm leo, bao nhiêu chuyện khác tụi nó sẽ khui ra bằng sạch…”.

Gã thư ký vẫn lặng thinh, cứ mặc kệ ông nuốt cho trôi viên thuốc đắng này  đi, trước sau ông cũng phải “nôn” tiền ra thôi. Vừa lúc đó “con di động” của gã thư ký đổ chuông thánh thót. Ra bà Phu nhân. Bà quát tháo ầm ĩ vì sao lại  chuyển cái gói quà kinh tởm của lão Thuộc ấy cho bà ? Nghe chửi xoe xoé trong máy mà gã thư ký vẫn tươi tỉnh vâng dạ rối rít. Sau cùng gã mới rành rọt :

“ Chú Hai đang ở đây, thím nói chuyện với chú nha…”

Bên kia đầu dây lửa giận của bà Phu nhân  chợt tắt ngúm như có nước lã dội vào. Lập tức bà đổi giọng, rối rít hỏi ông Chủ tịch có khoẻ không, chừng nào đi Vũng Tàu tắm biển rồi cả nhà cùng về ? Nói rồi bà lại đưa máy cho cô tiểu thư  líu lo “ba ơi, con khoẻ rồi nè…con nhớ ba lắm…ba tới đây với con đi…” làm ông Chủ tịch sung sướng tưng bừng. Ong thôi không la hét gã thư ký nữa , chấp nhận trả nốt tiền lấy bản chính văn bằng rởm về. Ong còn hào phóng hẹn gã tới chiều ghé ông ăn cơm nhân thể bàn việc.

Trong lúc đó cơn giận trong bà Phu nhân trở lại đùng đùng. Gói quà ông Thuộc nhờ gã thư ký chuyển, bà chưa kịp mở, để luôn ở bàn rồi leo lên giường nằm, mệt quá ngủ quên mất. Gần trưa tiểu thư Kim Anh đi chơi về nhìn thấy, nổi máu tò mò  dở ngay ra coi. Chà, có ai biếu xén gì bà già mà gói ghém kỹ vậy, chắc phải dây chuyền có gắn hột xoàn  hoặc đồng hồ vàng hẳn. Một lần vải nhựa, một lần giấy kiếng, một lần giấy điều mới đến cái hộp …Cô tiểu thư hồi hộp, run tay mở ra rồi như mó vào cục than hồng cô vứt toạch ngay xuống đất rú lên hãi hùng. Bà Phu nhân chợt thức, ngồi nhỏm dậy :

“ Chuyện gì vậy ?”

“ Ối má ôi, cái gói…cái gói…”

 Bà Phu nhân hiểu ra, cau mặt :

“ Quà người ta gửi cho tôi, ai cho cô mở ra ?”

” Nhưng má coi kìa…ôi khủng khiếp, khủng khiếp…”

Vừa cầm lên tay, bà Phu nhân đã hiểu ngay nó là cái gì – một lóng xương của ông Ba Tạ mà cái cái cối xay thịt của bà đã bỏ sót. Bà điện ngay cho thằng thư ký chửi một chặp về tội đã chuyển cái gói của nợ ấy cho bà. Í chèn ơi, cái lão Thuộc ấy xỏ xiên đây mà. Lão muốn nhắc bà chớ có quên cái vụ lo giấy tờ cho lão. Lão già này thật ghê gớm khôn ngoan, gian hiểm lắm chứ không phải loại tầm thường. Nhưng mà…tìm cách chiêu mộ được lão làm tay chân hẳn sẽ rất đắc lực. Và rồi trời đất giun giủi, biết đâu, phải biết đâu mai kia  lão thay thế được ông Ba Tạ phục dịch bà lại chẳng đáng mặt trượng phu gấp mấy lần ấy chớ ? Nếu được vậy thì đúng trời xếp đặt, ông thày nhân điện chết thảm vậy chắc cũng thông cảm với bà. Để rồi  bà sẽ tìm cách đưa ông lên chùa cúng kiếng cho vong linh ông được siêu thoát, phù hộ cho bà.

 Cô tiểu thư thấy mẹ cứ ngồi thừ với lóng xương trong tay, sốt ruột :

“ Kìa má…liệng nó đi chớ…má cứ cầm trên tay nom kỳ thấy mồ…”

Bà Phu nhân chợt trừng mắt :

“ Sao lại liệng đi, ông Ba Tạ còn lại một chút này phải để lại mà cúng kiếng cho ổng chớ…”

Cô Kim Anh bật cười :

“ Má xay nhỏ ổng ra, đổ vào toa lét còn bầy đặt …”

Bà Phu nhân mặt đỏ tía tai, rít lên  :

“ Vậy mới phải cúng. Giờ cô thay đồ lên chùa với tôi thắp cho ổng nén nhang…”

Cô tiểu thư từ chối phắt, cả đêm qua cô đã “chơi bạo” với đám bạn của Tuyết Nhi, người rã rời, giờ chỉ muốn lăn ra giường. Bà phu nhân đành vẫy ta xi đi một mình lên ngôi chùa nhỏ mãi ngoài bờ biển. Bà leo theo con đường nhỏ phủ đầy hoa sứ trắng lên đồi. Chùa vắng vẻ, sư bà đang lúi húi quét sân. Bà Phu nhân mượn cái đĩa bầy hộp xương ông thày nhân điện, đặt lên bàn thờ Phật thắp nhang xì sụp khấn vái. Ong ơi, bữa nay tôi đưa ông lên chùa để Phật độ cho ông lên miền cực lạc. Ong sống khôn chết thiêng phù hộ cho tôi vượt qua được rủi ro, tai ách, ăn nên làm ra, ngày càng mạnh khoẻ…Bà Phu nhân khấn được tới đó, nước mắt đã giàn giụa, nức nở không nói nên lời, hẳn dưới suối vàng ông Ba Tạ cũng mát lòng mát dạ về những giây phút hiếm hoi thương ông thiệt tình của bà.

Cúng xong bà Phu nhân thả bộ ra sau chùa. Phía trước là biển  loá nắng chạy ra xa tít, dưới chân nơi bà đứng  nhấp nhô những vầng sóng đuổi nhau vào bờ. Bà đứng lặng giây lát rồi cầm hộp xương ông thày nhân điện dang thẳng tay ném xuống. Chiếc hộp vạch một đường cong cong rồi mất hút , chắc nó đã chìm xuống đáy biển. Thôi thế là xong, vĩnh biệt thày Ba Tạ. Có tiếng người đằng hắng phía sau làm bà Phu nhân giật nảy mình. Sư bà bước lại gần :

“ Chào thí chủ…thí chủ vãn cảnh chùa…”

“ Dạ vâng…phong cảnh ở đây đẹp quá…”

“ Xin cho hỏi…thí chủ vừa ném cái gì xuống dưới đó ?”

Bà Phu nhân tái mặt :

“ Ném cái gì ? Tôi có ném cái gì đâu ? À thôi phải rồi…tôi …tôi phóng sinh cho con cá đấy mà…”

“ A di đà Phật….vậy mời thí chủ xuống trai phòng dùng nước…”

Bà Phu nhân chẳng còn lòng dạ nào thăm chùa nữa, bà vội vàng bỏ tiền vào hòm công đức rồi cáo từ  sư bà, bước nhanh xuống đường.

Vừa tới nơi bà chợt thấy một đám người đang xúm xít ngoài bãi cát. Nổi máu tò mò bà bước lại gần. Oi trời đất ôi, một cái xác chết đàn ông nằm còng queo dưới nước đang bị sóng đánh dập dềnh dạt vào bờ. Bà Phu nhân tính quay lui nhưng có cái gì đó cứ giun giủi bà bước tới, bước tới. Bà len qua đám người đi lại gần  người xấu số và chợt trợn mắt vì kinh hoàng. Cái người chết đó sao giống ông…Ba Tạ quá vậy ? Bà dụi mắt nhìn kỹ ? Trời ơi, bà đang tỉnh hay mơ đây ? Đúng ông Ba Tạ rồi …bà đã…bà đã…xay nhỏ ông ra, cho ông trôi theo dòng nước bàn cầu rồi sao ông còn nằm đây ? Bà bỗng thấy trời đất quay cuồng , người lảo đảo như muốn ngã. Người đàn bà đứng kế bên vội vàng xốc bà dậy :

“ Này bà…bà muốn xỉu hay sao vậy ?”

Bà Phu nhân thều thào :

“ Không…tôi không sao cả ?”

“ Phải ông kia là chồng bà không ?”

“ Ong nào ?”

“ Cái ông chết trôi kia kìa ?”

Bà Phu nhân sợ hãi :

“ Không phải, không phải…tôi…tôi không biết…”

“ Tôi cứ tưởng bà nhìn thấy người thân nên mới xỉu…Vậy để tôi đưa bà đi…”

Người đàn bà tốt bụng dìu bà Phu nhân lên đường nhựa, vẫy ta xi đưa bà lên xe. Lúc này bà Phu nhân mới hoàn hồn, ôi chao ôi, sao cái xác chết đó lại là ông Ba Tạ được nhỉ ? Không, không thể nào có chuyện đó. Chắc mấy hôm nay thần kinh căng thẳng làm bà hoa mắt nhìn nhầm vậy thôi. Bà yên tâm nghĩ vậy rồi chỉ lát sau bà lại bác bỏ nó. Không, đúng là ông Ba Tạ rồi còn gì ? Bà nhầm  sao được? Bà đã thuộc lòng khuôn mặt ông, dáng người ông, không thể có chuyện nhìn nhầm được . Xe ta xi đưa bà vào thành phố chạy qua những cửa hàng, những dãy nhà và chạy qua phố “chợ người”. Bà nhìn ra ngoài và mừng rỡ nhận ra ông Thuộc đang đứng dưới gốc cây bàng, chắc đang chờ người tới mướn. Bà ra hiệu cho xe táp vào lề đường, rối rít gọi :

“ Ong Thuộc …ông Thuộc…”

Ong Thuộc đã nhận ra bà, chạy tới :

“ Chào bà…bà lại thuê tôi đi chôn người nữa à ?”

Bà Phu nhân cau mày :

“ Không không, không chôn ai cả, tôi có việc cần gặp ông…”

Bà mở cửa xe cho ông Thuộc lên ngồi cạnh bà, ra hiệu cho lái xe chạy ra ngoài biển. Xe cứ chạy mãi, bà vẫn ngồi im mặt lầm lầm khiến ông Thuộc cười thầm trong bụng. Chắc hẳn gã thư ký đã chuyển cho bà cái gói đó, bà đã mở ra coi và lúc này bà đang tính chuyện trừng phạt ông đây. Oi trời ôi, xay nhỏ người tình ra đổ vào bàn cầu, đàn bà như thế dễ có mấy tay, ông chỉ lưu lại có mỗi lóng xương cho bà làm kỷ niệm thì có gì ghê gớm lắm đâu .
(còn tiếp)

ĐỌC ĐỂ NHỚ (thơ LTT)

(Nhân đọc Bài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)



Đọc để nhớ và luôn cảnh giác

Đừng cả tin như Công chúa Mỵ Châu

“Trái tim lầm lỡ để trên đầu”

Dân tộc Việt nam đã tốn nhiều xương máu

Suốt nghìn năm để gi chủ quyền

Hôm nay mộng bá quyền còn đó

Thì chưa thể tin “mười sáu chữ vàng”

Khi Hoàng sa còn trong tay “Kẻ lạ”

“Bốn tốt” cũng chỉ là giả dối mà thôi

Ta chỉ tin những lời cha ông nói

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

Và ta quyết giữ gìn bờ cõi

Dù hy sinh – Không sợ bá quyền

Để Con Cháu ngày sau không hổ thẹn

Thế hệ hôm nay còn xứng với Tiền nhân
LTT

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Bài của VÕ Đại Tướng 3-1979


Ngày hôm nay 17-2 cách đây 34 năm, súng nổ trên 6 tỉnh biên giới phía Bắc rồi kéo dài đến chục năm sau mới yên. Mình đọc được bài viết của Đại tướng tháng 3-1979 xin chép ra đây để bạn đọc K13toanco ĐHTH nhớ lại ngày ấy.


Tạp Chí Cộng Sản
số 3/1979
 
NHÂN DÂN VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI,
GIẶC TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC NHẤT ĐỊNH THẤT BẠI
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh chống giặc Trung Quốc xâm lược, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang diễn ra quyết liệt ở các tỉnh biên giới phía bắc của nước ta.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn chống nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ những ngày đầu, quân và dân ta ở các tỉnh biên giới, từ Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, đến Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, chiến đấu cực kỳ anh dũng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc, gây cho quân giặc những tổn thất nặng nề.
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta từ Bắc chí Nam, ức triệu người như một, nhất tề đứng lên, chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cả nước ta đang hướng về tiền tuyến phía bắc, sôi sục căm thù, tăng cường sẵn sàng chiến đấu, ra sức lao động quên mình, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Trung Quốc xâm lược.
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố lệnh tổng động viên trong cả nước, để bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: chủ trương quân sự hóa toàn dân, vũ trang toàn dân đang được khẩn trương thực hiện để đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc.
I
Cuộc chiến tranh xâm lược do bọn cầm quyền phản động Trung Quốc gây ra đã ngang nhiên xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt-nam, chà đạp lên mọi tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế và những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước độc lập có chủ quyền.
Tập đoàn phản động Băc Kinh đã phát hành một cuộc chiến tranh xâm lược không tuyên bố, mở những cuộc tiến công quy mô lớn vào các tỉnh biên giới ở phía Bắc nước ta. Trong lúc đó, chúng rêu rao là đang tiến hành cái gọi là “một cuộc phản công tự vệ”
Chúng đã tuôn ra trên chiến trường một lực lượng quân sự trên nửa triệu quân gồm nhiều quân đoàn và sư đoàn với nhiều đơn vị xe tăng, pháo binh và không quân, ồ ạt đánh sang nước ta trên toàn tuyến biên giới. Chúng đã bị tiêu diệt hàng vạn sinh lực, hàng trăm xe tăng và nhiều phương tiện chiến tranh khác; mặc dù đã bị tổn thất nặng nề, chúng vẫn hung hăng tiếp tục chiến tranh. Trong lúc đó, chúng lại rêu rao là đang tiến hành cái gọi là “những hành động quân sự có tính chất hạn chế về không gian và thời gian” với những lực lượng được gọi là bộ đội biên phòng.
Chúng đốt phá làng bản, cướp bóc của cải, giết người già, trẻ em, hãm hiếp phụ nữ, gây ra những tội ác trời không dung, đất không tha. Chúng đến đâu cũng bị đồng bào, chiến sĩ ta đánh trả mãnh liệt. Thế mà, chúng lại rêu rao về cái gọi là thái độ “hữu nghị” với nhân dân địa phương.
Tại sao bọn giặc Trung Quốc xâm lược lại phải bưng bít giấu giếm, hành động xâm lược bỉ ổi của chúng như vậy ?
Đó là về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do chúng gây ra là một trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn bạo nhất trong lịch sử. Cuộc chiến tranh ấy là cuộc chiến tranh bẩn thỉu và hèn hạ chống lại nhân dân một nước xã hội chủ nghĩa, một nước từ lâu đã từng là người bạn chiến đấu của nhân dân cách mạng Trung Quốc. Cuộc chiến tranh ấy đã xâm phạm độc lập và chủ quyền của một nước đã được thế giới coi là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một nước đã từng hy sinh tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc mình, vì sự nghiệp cách mạng và hòa bình của nhân dân các dân tộc trên thế giới, trong đó có nhân dân Trung Quốc.
Đó là vì, cuộc chiến tranh xâm lược nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là biểu hiện tập trung bản chất phản bội, độc ác và nham hiểm của bọn cầm quyền phản động Trung Quốc. Cuộc chiến tranh ấy chính là sản phẩm của sự câu kết giữa tập đoàn phản bội Trung Quốc với các giới chống cộng khét tiếng ở Mỹ và các giới quân phiệt phản động ở Nhật.
Trong lịch sử phong trào cộng sản Quốc tế, cũng đã từng có bọn phản động đội lốt xã hội chủ nghĩa Mác để chống lại chủ nghĩa Mác, làm tay sai cho chủ nghĩa đế quốc để phá hoại phong trào cách mạng. Đặc điểm nổi bật của các thế lực phản bội Bắc Kinh là chúng đang lũng đoạn quyền bính trong một nước đất rộng người đông, có sẵn trong tay một tiềm lực kinh tế và quân sự đáng kể. Chúng luôn luôn nói đến chủ nghĩa Mác – Lênin để chống chủ nghĩa Mác – Lênin, đội lốt cách mạng để chống phá cách mạng. Chẳng thế mà chúng không ngới hò hét chiến tranh, tự hào là NATO của phương đông, là “người bạn nghèo” của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chủ nghĩa tư bản phương Tây. Chúng điên cuồng chống liên xô và các nước xã hội chủ ngĩa khác, chống phong trào giải phóng dân tộc, phá hoại hòa bình thế giới với hành động phiêu lưu quân sự xâm lược Việt Nam, chúng đã nghiễm nhiên trở thành một thứ sen đầm quốc tế mới, một tên lính xung kích của chủ nghĩa đế quốc quốc tế.
Chính vì vậy, mà bọn cầm quyền phản động Trung Quốc là bọn phản bội lớn nhất của thời đại. Chúng là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của nhân dân ta, đồng thời là kẻ thù nguy hiểm của cả toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa, của phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình ở châu Á và trên thế giới.
Đối với nước Việt Nam ta, thì chính sách xâm lược tàn bạo của chúng chính là sự kế tục ở một thời kỳ mới của chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc đã từng ngự trị trong lịch sử lâu đời của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Chính sách ấy là sự biểu hiện tập trung của tất cả những gì là phản động nhất, độc ác và nham hiểm nhất trong quốc sách thôn tính nước ta mà bọn hoàng đế Trung Quốc đã từng theo đuổi qua mấy ngàn năm. Trước chí khí quật cường của dân tộc ta, quốc sách ấy đã bị đập nát tan tành.
Cũng cần nói rằng, chúng ta đã sớm phát hiện dã tâm của các thế lực bành trướng ngày nay, từ lúc chúng chưa có điều kiện xuất đầu lộ diện một cách trắng trợn, ngay trong những năm tháng nhân dân ta còn đang kề vai sát cánh với nhân dân cách mạng Trung Quốc, cùng nhau chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc quốc tế. Dã tâm của bọn chúng là luôn luôn tìm mọi cách làm cho nước ta suy yếu, buộc nhân dân ta phải thần phục chúng. Đi vào quỹ đạo của chúng.
Ngay lúc đế quốc Mỹ mới phát động chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc nước ta, nhân dân Trung Quốc đang ủng hộ và giúp đỡ nhân dân ta chiến đấu, thì giới cầm quyền Trung Quốc đã từng nói cho Mỹ biết: hễ Mỹ không đụng đến Trung Quốc, Trung Quốc không đụng đến Mỹ. Nói một cách khác, Mỹ có thể yên tâm đánh phá Việt Nam.
Đến lúc nhân dân ta giành được thắng lợi vang dội, quân đội viễn chinh Mỹ đang lâm vào thế bị suy sụp thì giới cầm quyền Bắc Kinh đã vội vã đón tiếp Ních-xơn, lợi dụng thắng lợi của ta để gây dựng nên cái gọi là “kỷ nguyên mới” trong quan hệ Trung Mỹ, một điều mà họ đã từng ước mơ từ lâu.
Tiếp đó, với sự thỏa thuận ngầm của Mỹ, họ đã thừa lúc ta còn phải dồn sức vào kháng chiến, ngang nhiên đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của nước ta.
Mùa xuân năm 1975, nhân dân ta phát động cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì trong giới cầm quyền Băc Kinh lại có những kẻ trách cứ chúng ta không làm theo lời khuyên của họ: nên để công việc thống nhất nước nhà lại cho thế hệ con cháu mai sau.
Họ đã coi thắng lợi vĩ đại của cả nhân dân ta là thất bại thảm hại của đế quốc Mỹ, đồng thời là thất bại nghiêm trọng của chính bản thân họ.
Với thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời; ước mơ lâu đời của nhân dân ta đã biến thành hiện thực. Anh em bè bạn khắp năm châu đều đón mừng sự kiện vĩ đại ấy, coi đó là biểu tượng sức mạnh vô địch của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thế nhưng, đối với bọn bành trướng Trung Quốc thì lại khác. Chúng cho rằng, một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh, có đường lối cách mạng Mác – Lênin chân chính, độc lập và tự chủ là một trở ngại to lớn đối với cuồng vọng của chúng, là một nguy cơ không cho phép chúng dễ dàng bành trướng xuống các nước Đông Nam Châu Á.
Chính vì vậy, mà ngay từ những ngày đầu nhân dân ta giành được toàn thắng, các thế lực bành trướng Bắc Kinh ngày càng công khai theo đuổi một chính sách thù địch có hệ thống đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chúng không ghê tay sử dụng một bọn đồ tể man rợ là bọn Pôn Pốt – Iêng-xa-ry để tàn sát cho hết những người dân yêu nước Cam-pu-chia. Biến nước này thành nước chư hầu và căn cứ quân sự của chúng, gây ra cuộc chiến tranh biên giới ngày càng đẫm máu ở Tây nam nước ta. Trong lúc đó, chúng xúc tiến mọi mưu đồ nham hiểm, dựng nên cái gọi là “Nạn kiều” mượn cớ cắt hết viện trợ gầy ra tình hình căng thẳng ở biên giới phía bắc, chuẩn bị thế trận thôn tính nước ta từ hai hướng, buộc nước ta phải khuất phục chúng.
Nhân dân ta hết sức bình tĩnh, vững vàng, quyết không rời bỏ con đường cách mạng chân chính của mình. Tiếp tục theo sự vùng lên đấu tranh thắng lợi của nhân dân Cam-pu-chia anh em, trận đồ bát quái của chúng đã bị phá vỡ. Tập đoàn phản bội Trung Quốc bèn điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược nước ta hòng thực hiện mưu đồ đen tối của chúng.
Cuộc xâm lược quy mô lớn vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã làm cho tập đoàn phản động Trung Quốc lộ rõ nguyên hình. Chúng là bọn phản bội lớn nhất của thời đại, phản cách mạng, phản chủ nghĩa Mác – Lê nin. Chúng là một “bầy quạ đội lốt công”, đã vứt bỏ cái mặt nạ giả danh cách mạng. Cuộc chiến tranh xâm lược nước ta thực chất là một bộ phận của chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của chúng, của chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đồng thời là một bộ phận của chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc quốc tế.
Chúng là những tên tội phạm chiến tranh độc ác hơn cả Hít-le, gây ra những tội ác tày trời trên đất nước ta, coi thường xương máu của bản thân nhân dân nước chúng. Chúng đantg ra sức kế tục và hoàn thiện hơn nữa cái thứ đạo đức kinh tởm mà một nhà văn vô sản vĩ đại Trung Quốc dã từng mệnh danh là “đạo đức ăn thịt người” của các triều đại phong kiến (1). Chúng đã làm ô nhục truyền thống và thanh danh của nhân dân cách mạng Trung Quốc và của những người cộng sản Trung Quốc chân chính. Chúng muốn biến nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thành quả cách mạng của nhân dân Trung Quốc thành dinh lũy của một tập đoàn phát xít hiếu chiến, biến quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thành một công cụ bành trướng xâm lược.
Các thế lực phong kiến phương Bắc cũng như các nước đế quốc đã mang quân xâm lược nước ta đều đã phạm sai lầm chiến lược, do đó mặc dù hung hăng, tàn bạo đến đâu, cuối cùng đều đi đến thất bại nhục nhã.
Tập đoàn phản động Bắc Kinh hãy coi chừng. Chúng hẵn chưa lường hết những thất bại thảm hại trước mắt và cả lâu dài đang chờ đợi chúng.
Tổ quốc Việt Nam anh hùng từng là mồ chôn của tất cả mọi kẻ thù xâm lược. Bọn bành trướng ngày nay nhất định không thể nào thoát khỏi quy luật của lịch sử. Chúng sẽ cùng chung một số phận, chuốc lấy thất bại hoàn toàn.
II
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc độc lập, có hơn bốn nghìn năm văn hiến, một quốc gia có chủ quyền từ thuở xa xưa. Với một sức sống và chiến đấu mãnh liệt, nhân dân ta đã sớm cùng nhau chung lưng đấu cật, đem hết sức lực và trí tuệ để dựng nước và giữ nước, rèn luyện nên một khí phách kiên cường, một truyền thống bất khuất chống mọi kẻ thù xâm lược.
Qua các thế hệ, chúng ta đã biết bao phen đứng lên chiến đấu và chiến thắng bọn phong kiến xâm lược phương Bắc, giữ gìn độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Hết diệt Tần, chống Hán, phạt Đường, lại đánh Tống, thắng Nguyên, bình Ngô, phá Thanh. Dân tộc ta có thể tự hào rằng, vào thế kỉ XIII, nước đại Việt đã đánh thắng giặc Nguyên là kẻ xâm lăng hung bạo nhất bấy giờ, không những bảo vệ được nền độc lập của mình mà còn góp phần quan trọng ngăn chận giặc Nguyên tràn xuống Đông – Nam châu Á.
Bước vào thời kì lịch sử hiện đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc chiến tranh chống ngoại xâm oanh liệt nhất trong lịch sử của dân tộc. Nhân dân ta có thể tự hào rằng, trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước dân tộc ta đã lần lượt đánh đổ chủ nghĩa phát xít Nhật, dánh thắng chủ nghĩa đế quốc Pháp, đánh thắng chủ nghĩa đế quốc Mỹ là tên đế quốc đầu sỏ có tiềm lực kinh tế và quân sự hết sức to lớn.
Ngày nay, đi theo vết xe cũ của bọn phong kiến Trung Quốc và bọn đế quốc thực dân, tập đoàn phản động Bắc Kinh lại ngang nhiên phát động chiến tranh quy mô lớn nhằm thôn tính nước ta, nô dịch nhân dân ta. Chúng ta đang đứng trước một sứ mệnh lịch sử mới, một nhiệm vụ trọng đại không những có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của dân tộc ta, mà còn có ý nghĩa thời dại sâu sắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn dân ta cả nước một lòng đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh cứu nước nhằm bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta còn mang tính chất một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm đánh bại kẻ thù nguy hiểm của hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc đụng đầu lịch sử mới giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa văn minh với bạo tàn, giữa cách mạng với phản cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam ta nhất định thắng lợi, giặc Trung Quốc xâm lược nhất định sẽ thất bại.
Chúng ta nhất định thắng, bởi vì chúng ta chiến đấu cho hòa bình, cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chúng ta có đường lối Mác – Lê nin đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta. Chúng ta có sức mạnh của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, của nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta nhất định thắng, bởi vì chúng ta có sức mạnh tổng hợp vô địch của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc và của nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, có lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng, có khoa học giữ nước ưu việt và nghệ thuật quân sự sáng tạo.
Chúng ta nhất định thắng, bởi vì chúng ta có sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu lực của Liên xô, của các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, của nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, kể cả nhân dân cách mạng Trung Quốc. Chúng ta có sức mạnh to lớn của dân tộc kết hợp với sức mạnh của ba dòng thác sức mạnh của thời đại.
Không kể tập đoàn phản động Bắc Kinh gây ra chiến tranh xâm lược với quy mô nào, sử dụng lực lượng và phương tiện vũ khí như thế nào, không kể mưu mô và thủ đoạn của chúng tàn bạo và nham hiểm như thế nào, nhân dân ta quyết dứng lên giết giặc cứu nước, quyết đưa cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc Trung Quốc xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn, làm tròn nghĩa vụ dân tộc vẻ vang và nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình trong giai đoạn mới của cách mạng.
Phải chăng giặc Trung Quốc xâm lược cho rằng, nước chúng lớn, dân chúng đông, quân chúng nhiều thi nhân dân Việt Nam phải sợ chúng, phải khuất phục chúng ?
Tập đoàn phản động Bắc Kinh phải biết rằng: Dân tộc Việt Nam không hề biết sợ. Ngay từ thuở xa xưa, khi số dân nước ta mới trên dưới một triệu người, dân tộc ta đã từng đứng lên chiến đấu thắng lợi, lật đổ ách thống trị của bọn phong kiến phương Bắc. Với số quân ít hơn địch, chúng ta đã từng chiến thắng oanh liệt những đội quân đông hơn mình gấp nhiều lần, từ những đội quân xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc cho đến những đội quân xâm lược của các nước đế quốc.
Bọn xâm lược Trung Quốc phải biết rằng: đất nước chúng rộng, người chúng nhiều, nhưng sức chúng nào có mạnh; quân chúng đông mà lại yếu. Đó là vì sức mạnh kháng chiến của cả một dân tộc, cả nước đứng lên chiến đấu, dũng cảm và thông minh, quyết đánh và biết đánh, bao giờ cũng là một sức mạnh vô địch. Đó là vì cuộc chiến chúng gây ra là phi nghĩa, lòng dân ly tán, nội bộ lục đục, làm sao có đủ sức để cướp nước ta. Đó là vì nước Việt Nam ta có chủ; non sông Việt Nam là của người Việt Nam; bất cứ kẻ thù nào đến xâm phạm, nhất định nhân dân Việt Nam ta dánh bại.
Phải chăng tập đoàn phản động Bắc Kinh cho rằng, với đường biên giới chung dài trên một nghìn ki lô mét - một đường biên giới mà nhân dân hai nước bao giờ cũng mong muốn xây dựng thành đừơng biên giới hữu nghị – chúng có thể lợi dụng địa thế nước ta ở gần nước chúng mà mang quân ồ ạt đánh chiếm nước ta, buộc chúng ta phải khuất phục chúng chăng ?
Bọn chúng hẵn còn nhớ: 600 năm trước đây, giặc Nguyên đã từng cho rằng, nước Nam ở gần như trong lòng bàn tay, còn Gia-va thì xa hơn như ở đầu ngón tay, vì vậy cần phải xâm lược nước Nam trước để mở đường tràn xuống các nước khác sau. Và chúng đã ba lần phát động chiến tranh xâm lược nước Nam, đã ba lần bị đánh bại hoàn toàn. Xưa nay, nước ta vẫn ở gần Trung Quốc, những điều kiện địa lý ấy nào có cứu vãn được cho các đạo quân xâm lược đông đảo từ đời Tần, đời Tống, cho đến đời Nguyên, Minh, Thanh tránh khỏi số phận bị nhân dân ta đánh bại. Chúng ta càng thấy rõ, nhân tố quyết định thắng bại trong chiến tranh đâu phải là đường đất xa gần; bọn xâm lược bao giờ cũng là kẻ thù địch, xa lạ đối với nhân dân ta, đất nước ta. Vì vậy, chúng làm thế nào lường được hết sức mạnh to lớn của dân tộc ta trong thời đại mới khi vùng lên chiến đấu vì đại nghĩa. Chúng làm thế nào hiểu được núi sông, cây cỏ, bầu trời và vùng biển của Việt Nam, làm thế nào hiểu được cái thế thiên hiểm của địa hình Việt Nam, “bất cứ nơi nào trên đất nước ta cũng là những Chi Lăng, Đống Đa, sông biển ta đều là những Bạch Đằng, Hàm Tử”.
Phải chăng tập đoàn phản động Bắc Kinh đang muốn diễn lại thế trận xâm lược Việt Nam của các thế lực bành trướng phương Bắc dưới thời phong kiến ?
Chúng ta đều biết rằng mỗi khi muốn đánh nước ta thì bọn phong kiến phương Bắc thường đánh chiếm Lâm ấp, Chiêm Thành để tạo nên thế trận bao vây từ hai hướng. Ngày nay, để chuẩn bị xâm lược Việt Nam, tập đoàn phản động Bắc Kinh lại ra sức biến Cam-pu-chia thành căn cứ quân sự vững chắc của chúng, và để phối hợp với quân của chúng từ phía Bắc đánh xuống, vừa để chuẩn bị cho cuộc chinh phục Đông Nam châu Á sau này. Thế nhưng, nhân dân Cam-pu-chia đã vùng lên làm chủ vận mệnh của mình, khôi phục tình hữu nghị lâu đời với nhân dân Việt Nam anh em, giáng cho bọn bành trướng một đòn chí mạng, thế trận nham hiểm của chúng đã bị phá vỡ.
Phải chăng tập đoàn phản động Bắc Kinh cho rằng, chúng là tập đoàn cầm quyền ở một nước lớn đang đội lốt Mác – Lê nin, lại câu kết chặt chẽ với chủ nghĩa đế quốc quốc tế và mọi loại phản động nhất trên thế giới, thì chúng đã có vây cánh hơn trước, cho nên đã đủ sức để phát động chiến tranh xâm lược quy mô lớn thôn tính nước ta, buộc nhân dân ta phải khuất phục ?
Ngang nhiên xâm lược nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng đã lộ rõ bộ mặt phản cách mạng trước dư luận tiến bộ toàn thế giới. Không những nhân dân ta đang quyết tâm chống lại chúng, đánh bại chúng, mà nhân dân Liên-xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, nhân dân tiến bộ cả thế giới đều đứng lên chống lại chúng; những người cộng sản chân chính và phong trào cộng sản và công nhân khắp trái đất đang kiên quyết chống lại chúng. Ngay nhân dân cách mạng Trung Quốc và những người cộng sản Trung Quốc chân chính cũng đang đứng lên và sẽ đứng lên ngày càng đông đảo chống lại chúng. Chúng không nghe thấy tiếng thét phẩn nộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới nguyền rủa chúng, lên án chúng đó sao ?
Hơn thế nữa, những kẻ đồng minh của chúng là chủ nghĩa đế quốc quốc tế và mọi loại phản động hiện đang trên con đường suy yếu, nội bộ đầy mâu thuẫn, làm sao có thể hà hơi tiếp sức để cứu vớt chúng khỏi cảnh cô lập. Còn ba dòng thác cách mạng của thời đại thì đang ở trên thế tiến công mạnh mẽ. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày nay mạnh hơn bao giờ hết, không ngừng phát huy tác dụng là nhân tố chủ yếu quyết định sự phát triển của xã hội loài người trong thời đại mới, bất chấp sự phản bội của các thế lực bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn câu kết với chủ nghĩa đế quốc, bất chấp sự giãy giụa điên cuồng của chủ nghĩa đế quốc liên minh với các thế lực bành trướng và bá quyền nước lớn.
Chúng phải biết rằng, chỉ có chủ nghĩa Mác- Lê-nin chân chính, chỉ có lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, chỉ có nhân dân cách mạng và những người cộng sản chân chính mới có sức mạnh vô địch, sức mạnh đó nhất định sẽ đánh bại tất cả mọi thế lực phản động, kể cả bọn phản động Trung Quốc xâm lược.
III
Tổ quốc ta một lần nữa đang đứng trước nguy cơ còn mất.
Toàn quân và toàn dân ta hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng, với niềm tin vô hạn, với tinh thần quyết chiến quyết thắng cao nhất, đang anh dũng lên đường ra trận, giáng cho quân xâm lược Trung Quốc những đòn chí mạng.
Tiếp theo cuộc chiến tranh giải phóng chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống giặc Trung Quốc xâm lược là một cuộc chiến tranh toàn dân phát triển đến những đỉnh cao mới. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta đã từng lấy nhân nghĩa thắng bạo tàn, lấy chính nghĩa thắng phi nghĩa, lấy những giá trị cao quý nhất của con người mà thắng sức mạnh của sắt thép.
Ngày nay, vì độc lập, chủ quyền của đất nước, vì sự sống còn của dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì sự trong sáng của chủ nghĩ Mác – Lê-nin, chúng ta nhất định đánh thắng hoàn toàn chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn cầm quyền phản động Trung Quốc.
Bí quyết bách chiến bách thắng của dân tộc ta là cả nước chung sức lại, toàn dân đoàn kết chiến đấu, phát động và tổ chức chiến tranh toàn dân, phát huy đến trình độ cao sức mạnh của cả nước đánh giặc, thề không đội trời chung với kẻ thù xâm lược. Từ miền biên cương đến các hải đảo, từ thành thị đến nông thôn, toàn thể đồng bào các dân tộc trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, bất kể già, trẻ, gái, trai, hễ là người dân Việt Nam thì đều kiên quyết đứng lên giết giặc, cứu nước; năm mươi triệu đồng bào từ Bắc chí Nam kết thành đội ngũ chiến đấu là 50 triệu dũng sĩ giết giặc Trung Quốc xâm lược.
Hơn lúc nào hết, sự nghiệp giữ nước vĩ đại đòi hỏi ở mỗi người chúng ta những hy sinh lớn lao. Trên con đường đi đến thắng lợi, khó khăn gian khổ còn nhiều. Tuy nhiên, sức mạnh giữ nước của dân tộc ta ngày nay lớn mạnh hơn bao giờ hết, chúng ta có những điều kiện cơ bản hơn bao giờ hết.
Đã qua rồi những ngày mà nhân dân ta chưa có một tấc đất tự do, chưa có một tấc sắt trong tay, trong khi nhiệm vụ đề ra là phải chớp lấy thời cơ đưa Tổng khởi nghĩa tháng Tám đến thắng lợi. Cũng đã qua rồi những năm tháng của hai cuộc kháng chiến thần thánh, lúc đầu còn phải chiến đấu với gậy tầm vông và súng kíp, về sau cũng chỉ mới có nửa nước được giải phóng làm hậu phương.
Bước vào kỷ nguyên mới, đất nước ta đã thay đổi và khác xưa. Cả nước Việt Nam đã hoàn toàn độc lập và thống nhất, đang vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở chế độ xã hội mới, với sự nhất trí chính trị và tinh thần, với lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa ngày càng cao, chúng ta đã xây dựng được nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, một lực lượng vũ trang hùng mạnh hơn bao giờ hết.
Cả nước một lòng, phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, nhân dân ta quyết nâng cao hơn nữa những kinh nghiệm đánh giặc, cứu nước, phát triển hơn nữa khoa học và nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, chiến tranh nhân dân ở các địa phương trên mọi miền đất nước đã có một bước phát triển mới, một sức mạnh chiến đấu mới hết sức to lớn. Mỗi một người dân là một chiến sĩ. Mỗi bản làng, xí nghệp, nông trường, hợp tác xã, thị xã, quận huyện, là một pháo đài kiên cường chống giặc. Mỗi tỉnh, thành là một đơn vị chiến lược có đủ sức mạnh tiêu diệt hàng vạn quân địch. Cả nước ta là một chiến trường rộng lớn. Thực tế đó đã được chứng minh ngay từ những ngày đầu kháng chiến khi giặc Trung Quốc xâm lược đặt chân lên mảnh đất biên cương của Tổ quốc ta. Trong cuộc đọ sức với dân quân tự vệ và bộ đội địa phương của ta, quân đội chính quy của chúng đã bị giáng trả những đòn trừng phạt nặng nề. Mỗi một ngọn đồi ở biên cương là một Chi Lăng chồng chất xác thù. Mỗi một con suối, dòng sông là một Bạch Đằng nhuộm đỏ máu giặc. Ý nghĩa quan trọng của những thắng lợi đầu tiên của quân và dân ta là ở chỗ đó.
Ngày nay, quân đội ta đã có những binh đoàn chủ lực hùng mạnh, có sức đột kích lớn, khả năng cơ động cao, sức chiến đấu mạnh, đã từng tiêu diệt hàng chục vạn quân địch trong một trận tiến công, dù kẻ địch đông như thế nào, hung hãn và được trang bị như thế nào. Trước họa xâm lăng, phối hợp chặt chẽ với cuộc chiến đấu tại chỗ của nhân dân, cả ba thứ quân đều đánh giỏi. Lục quân, hải quân, không quân đều đánh giỏi. Bộ đội thường trực phải thật tinh. Lực lượng hậu bị phải thật mạnh. Vừa chiến đấu vừa rèn luyện, nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, nâng cao kỷ luật trong toàn quân, làm chủ mọi thứ binh khí kỹ thuật hiện đại, nâng cao trình độ hiệp đồng tác chiến, tạo nên chất lượng chiến đấu thật cao, sức mạnh và hiệu lực chiến đấu thật lớn. Các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam quyết làm tròn xuất sắc mọi nhiệm vụ, phát huy tác dụng to lớn trên chiến trường, tiêu diệt quân giặc Trung Quốc xâm lược.
Trong cuộc kháng chiến thần thánh bảo vệ Tổ quốc hiện nay, với ý chí chiến đấu cao, với những kinh nghiệm sẵn có, với những tổ chức đã được hình thành, với những thế trận đã được bố trí, quân và nhân dân ta nhất định phát huy lên một trình độ mới khả năng chủ động và sáng tạo của mình, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. Nhanh chóng phát hiện và nắm vững quy luật của chiến tranh, bám sát và nắm chắc quân địch, nhanh chóng phát hiện chỗ yếu cơ bản và chỗ mạnh tạm thời của quân địch. Lấy đó làm cơ sở để thực hiện chiến lược làm chủ đất nước để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để giữ vững quyền làm chủ đất nước. Làm chủ chiến trường trong từng trận chiến đấu, trong từng hướng chiến dịch cũng như trong toàn bộ cuộc chiến tranh. Luôn luôn chủ động, luôn luôn quán triệt tư tưởng tiến công, Kiên quyết và linh hoạt, giỏi đánh địch bằng mọi hình thức, tiến công dũng mãnh, phản công kiên quyết, phòng ngự ngoan cường. Bất luận trong tình hình so sánh lực lượng như thế nào, điều kiện và phương tiên vũ khí như thế nào đều phải tạo nên sức mạnh tổng hợp áp đảo, đánh địch trên thế mạnh, giành chủ động về ta, dồn địch vào thế bị động. Đó chính là biểu hiện cao nhất của tư tưởng cách mạng tiến công, là biểu hiện tập trung của tinh thần làm chủ tập thể ở trên chiến trường.
Cuồng vọng của bọn bành trướng Trung Quốc và vô hạn độ. Mưu đồ độc ác và nham hiểm của chúng là trường kỳ tiêu hao lợc lượng của ta, trường kỳ phá hoại công cuộc hòa bình xây dựng đất nước ta. Mục đích sâu xa mà chúng theo đuổi là dùng trăm phương nghìn kế làm sao cho nước Việt Nam ta không thể trở nên một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh để chúng dễ dàng khuất phục, dễ dàng thôn tính.
Chính vì vây, mà trong lúc tập trung sức lực ra chiến trường để tiêu diệt chúng, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, thì nhân dân ta phải ra sức phấn đấu, vừa chiến đấu, vừa xây dựng, hoàn thành xuất sắc nhỡng nhiệm vụ cấp bách mà Trung ương Đảng để ra, thực hiện kỳ được phương sách giữ nước và dựng nước về lâu dài.
Trên mặt trận, đồng bào và chiến sĩ ta phải chiến đấu kiên cường cũng cảm, đánh bại quân xâm lược. Ở hậu phương, khắp cả nước, đồng bào và chiến sĩ ta phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, chi viện cho tiền tuyến và ra sức xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, ổn định đời sống của nhân dân. Lao động quên mình với năng suất cao, luyện tập quân sự để sẵn dàng ra trận. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cả nước phải có sự cố gắng vượt bậc về mọi mặt, kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, thực hiện càng đánh càng thắng, càng đánh càng mạnh.
Để bảo vệ độ lập, chủ quyền của tổ quốc, chỉ có một con đường là tiêu diệt hoàn toàn giặc Trung Quốc xâm lược. Để làm cho nước ta ngày càng giàu mạnh lên, chỉ có một con đường là vừa giành thắng lợi trên mặt trận, vừa giành thắng lợi trong lao động sản xuất, chăm lo đời sống cho chiến sĩ và đồng bào ta trong cả nước. Đó là nhiệm vụ cao nhất mà Đảng và Tổ quốc đề ra cho các chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân, cho giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghía, cho mỗi một người công dân yêu nước trong lúc này. Hơn lúc nào hết, với tính sáng tạo phi thường, toàn dân và toàn quân ta nhất định sẽ lập nên những chiến công vang dội trên tiền tuyến, đồng thhời lập nên những chiến công to lớn trong công cuộc xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước.
Trước tình hình mới, chúng ta cần ra sức biến tiềm lực mọi mặt của đất nước thành sức mạnh quân sự trên chiến trường, chuyển sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân thành sức mạnh lớn nhất của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc, muốn vậy cần căn cứ vào kế hoạch đã được chuẩn bị và tình hình diễn biến thực tế của chiến tranh mà nhanh chóng động viên sức người, sức của phục vụ tốt nhất cho chiến tranh và quốc phòng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm đời sống của nhân dân.
Đây là một công tác tổ chức thực tiễn cực kỳ quan trọng, có liên quan đến mọi mặt đời sống của xã hội. Chúng ta phải làm thật tốt công tác tổ chức thực tiễn ấy, vừa tập trung lực lượng để đánh thắng quân xâm lược, vừa tăng cường quản lý kinh tế – xã hội, nâng cao kỷ luật lao động và hiệu quả kinh tế trong tất cả các ngành, các địa phương. Có làm được như vậy, chúng ta mới phát huy được tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, động viên được mạnh mẽ và kịp thời sức người, sức của cho tiền tuyến, thực hiện “Tất cả để đánh thắng giặc Trung Quốc xâm lược”, đồng thời bảo vệ tính mệnh, tài sản của nhân dân, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh.
Trong những thế kỷ trước đây, trước họa xâm lăng, chúng ta chứ hề có những bạn đồng minh lớn mạnh như bây giờ. Tuy vậy, dân tộc ta đã nêu cao tinh thần chiến đâu bất khuất, tự lực tự cường và tài thao lược kiệt xuất, đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực bành trướng thống trị ở Trung Quốc lúc bấy giờ.
Ngày nay, trong thời đại mới, sự nghiệp chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam ta có một ý nghĩ quốc tế to lớn. Đứng lên chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dân tộc Việt Nam đã được coi như lương tri và trái tim của cả loài người. Dựa vào sức mình là chính, chúng ta có cả loài người tiến bộ cổ vũ và ủng hộ mạnh mẽ. Chúng ta só sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn và có hiệu lực của Liên-xô -nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên trái đất- và của các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác. Chúng ta có tình đoàn kết chiến đấu keo sơn của nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia anh em” “Hết lòng ủng hộ Việt Nam”, “không được đụng đến Việt Nam”, đó là ý chí và hành động của mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược. Trong lịch sử của dân tộc, chưa bao giờ bằng lúc này, kể cả trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Việt Nam ta lại được sự đồng tình, ủng hộ quốc tế mạnh mẽ, rộng rãi, kịp thời và kiên quyết như ngày nay.
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
Cả nước lên đường ra trận.
Giương cao ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh đứng đầu là đồng chí Lê Duẫn kính mến, với quyết tâm cao, với niềm tin lớn, quân và dân ta kiên quyết tiến lên, đánh thắng cuộc chiến tranh phi nghĩa của giặc Trung Quốc xâm lược, đưa sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam đến toàn thắng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Bọn phản động Trung Quốc xâm lược nhất định sẽ thất bại !
Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi !
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa muôn năm !
Chú thích
(1)- Lỗ Tấn: “Mở lịch sử ra tra cứu … Chỉ thấy trên mỗi tờ giấy viết xiêu xiêu những chữ nhân, nghĩa, đạo đức … mà nhìn thấu đến giữa những dòng chữ thì ra cả cuốn đều chép rặt có ba chữ: “Ăn thịt người” … “. 

Đăng lại trong sách
“Đại Tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp
Vị Tướng Của Hòa Bình”
PGS-TSKH Bùi Loan Thùy chủ biên
NXB Văn Hóa Sài Gòn 5/2009
trang 1266-1277
-----------------------------
(ThuanNV sưu tầm - 17/2/2013)