Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU - KỲ 212                                                                                                                   

                             
                       

 
Thế rồi chẳng hiểu bên kia đầu dây ông luật sư nói gì, bất chợt ông Bí thư huyện  đổi hẳn thái độ.Trước tiên ông giật mình đánh thót, suýt đánh rơi cả ống nói, lắp bắp :
“ Anh nói gì ? Anh nói gì tôi nghe không rõ….”
Rồi ông la lên thất thanh :
“ Anh cũng biết cả cái vụ đó nữa kia à ? Sao ? Anh nói gì ? Nó định lật lại à ? Cho nó làm, tôi thách nó đấy…”
Mặt ông thoắt đỏ bừng. Mồ hôi rịn ra đầy trán.  Ong quát lác thế thôi nhưng tay chân ông đã run lập cập. Ong nói líu cả lưỡi :
“ Được rồi…được rồi…anh cứ tới đây rồi ta bàn cụ thể…được được…nhưng anh phải biết là tôi không sợ nó đâu ?”
Ong Bí thư huyện vừa đặt máy xuống chưa kịp lau mồ hôi trán, bà vợ đã hỏi rối rít :
“ Chuyện gì ? Chuyện gì mà ông cuống cả lên thế ?”
Ong nhìn bà vợ chợt sa sầm mặt :
“ Tôi hỏi thực . bà phải nói cho thực để tôi còn gỡ, bà có mang chuyện nhà ra kể lể với thằng luật sư không đấy ?”
Bà vợ quắc mắt :
“ Bộ ông tưởng tôi điên sao lại đi nói chuyện nhà với thằng cha căng chú kiết mới gặp lần đầu ấy …”
Ong Bí thư huyện vặn :
“ Vậy sao nó biết tôi với bà bị hiếm muộn rồi bà mẹ tôi không ưa gì bà nên chưa chắc đã để hết gia tài lại cho tôi…”
Bà vợ sồn sồn :
“ Chuyện đó thì phải nói cho nó biết để nó còn giúp mình cách thảo di chúc cho mẹ ông chớ ?”
Ong Bí thư huyện ngạc nhiên :
“ Thảo di chúc là do mẹ tôi thảo chớ ? Dính dáng gì đến bà ?”
Bà vợ quắc mắt :
“ Sao ông ngu lâu đến thế nhỉ ? Nếu để mẹ ông tự thảo di chúc thì ông còn được cái mốc sì gì ? Bởi vậy phải nhờ đến luật sư nó tư vấn cho may ra mình còn vớt vát được chút ít chứ như bây giờ, mẹ ông ghét tôi bằng đào đất đổ đi, sức mấy bà ấy chia cho ông được cái gì ?”
Ong Bí thư huyện lắc đầu :
“ Chuyện ấy thì không nói làm gì ? Chuyện khác kia, chuyện làm ăn nội bộ tuyệt đối phải bí mật chẳng hiểu làm sao mà hắn lại nắm rõ ngọn ngành đến mới lạ  chứ ?”
Bà vợ ông Bí thư hỏi dồn đến líu cả lưỡi :
“ Chuyện gì ? Chuyện gì bí mật nội bộ mà hắn cũng biết được ?”
Ong Bí thư huyện thở hắt ra :
“ Thì cái chuyện năm kia thanh tra trung ương xuống kiểm tra theo lời tố cáo của mấy thằng nhân viên kiểm lâm là mình ăn tiền của bọn lâm tặc rồi bảo kê cho chúng, cứ mỗi lần bắt quả tang chúng chở gỗ từ trong rừng ra lại thấy đồng chí Bí thư huyện đứng ra can thiệp thả cho chúng mang gỗ đi chứ còn vụ nào ? Sao bà chóng quên vậy ?”
Bà vợ ông Bí thư :
“ Nhớ chứ…nhớ như in vào ruột…người ta bảo đòn đau nhớ đời mà…cái lần ấy tôi phải thắt ruột thắt gan hối lộ cho ba thằng thanh tra tất cả 30 cây vàng SJC mà tụi nó còn chê ỏng chê eo, mãi mới ký văn bản là không có chuyện Bí thư huyện uỷ đứng ra can thiệp giải toả cho lâm tặc khai thác gỗ chở đi…”
Ong Bí thư huyện gật đầu :
“ Đúng vụ đó đấy…chẳng hiểu sao thằng luật sư ma mãnh của bà nó lại rành vụ này đến chân tơ kẽ tóc. Nó bảo trên đang có chủ trương phúc tra lại vụ này vì đơn kiện của mấy cha cán bộ kiểm lâm vẫn tiếp tục gửi lên.  Lại do thằng Năm Thắng trên Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh giật dây, xúi giục tụi nó đây mà. Tụi nó dự định kỳ đại hội tới nhất quyết đánh đổ tôi  đưa bè cánh nó lên làm Bí thư để nắm huyện này…”
Bà vợ ông Bí thư huyện tái mặt :
“ Lại thế nữa kia à ? Mà không hiểu sao thằng luật sư này biết rõ tường tận thế nhỉ ?”
Ong Bí thư huyện uỷ thở dài :
“ Thế bà không biết bây giờ người ta gọi luật sư là bọn gì à…là đàn quạ ăn theo xác chết…
Bà vợ ngơ ngác :
“ Ong nói gì lạ thế…luật sư là những người ra Toà tranh  luận để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại mà. Xác chết ở đâu ra mà có quạ ăn theo ?”
Ong Bí thư huyện uỷ cười cười :
“Tôi tưởng cái chuyện này thì bà phải thông hơn tôi mới phải chớ ? Xác chết chính là hai bên kiện tụng nhau , trước sau cũng có thằng chết thằng bị thương, mà có khi cả hai cùng chết. Bọn luật sư là những con quạ ngửi thấy mùi xác chết xà tới nhanh lắm. Bởi vậy luật sư bao giờ cũng có mấy thằng tay em đi nghe ngóng, rình mò, lượm lặt tin tức. Có những vụ chẳng liên quan gì tới nó nhưng vẫn dò hỏi lấy tin, lập hồ sơ phòng khi cần tới sẽ dùng tới…”
Bà vợ trố mắt :
“ Lại còn thế nữa kia ư ? Hèn gì tôi cứ nghĩ mình mới gặp cha luật sư này dạm hỏi sơ sơ về vụ di chúc mà sao nó đã nắm được tận tổ con chuồn chuồn của người ta…”
Ong Bí thư huyện gật đầu :
“ Đúng rồi…chỉ cần bà đưa danh thiếp của tôi cho hắn là hắn tra ra hết mọi vụ việc của mình ngay đấy mà.Vừa rồi thằng đó điện cho tôi là cái vụ thanh tra của mình trên nó đang muốn lật lại …”
Bà vợ nổi cáu :
“ Nó doạ ông đấy. Để tôi chửi cho nó một trận …chưa chi đã muốn tống tiền mình…”
Ong Bí thư huyện lắc đầu :
“ Không không…thằng này nó cam đoan không lấy của mình cắc nào mới lạ chớ…”
Bà vợ bĩu môi :
“ Làm gì ra cái  thứ quạ mà lông lại trắng như thế. Nó không lấy tiền thì chắc nó đòi cái khác…”
Bà vợ ông Bí thư tim chợt đập mạnh. Máu trong người chạy rần rần. Chẳng lẽ cha luật sư này làm miễn phí vì…bà chăng ? Cũng có thể lắm chớ ? Xưa nay làm gì có chuyện giúp đỡ vô tư miễn phí như thế bao giờ. Nếu không vì tiền thì chắc là nó muốn …lấy lòng bà hẳn thôi. Nhưng sao lạ thế ? Con bé thư ký của hắn vừa trẻ lại vừa xinh, nhất định là ăn đứt bà là cái chắc. Vậy sao hắn lại muốn tán tỉnh bà. Nhưng mà…biết đâu đấy…phải biết đâu đấy…cái chuyện nam nữ  phải lòng nhau nó lạ lắm kìa. Chẳng phải cứ trai xinh gái đẹp là vồ lấy nhau đâu ? Xưa nay khối trai tơ lại thích lấy nạ dòng là gì ? Trong trường hợp này, biết đâu ông luật sư lại bị bà hấp dẫn  chứ không phải đứa con gái kia thì sao ?
Bà vợ cứ ngồi ngẩn ra, chẳng nói năng gì, mặt lại đỏ tưng bừng. Cũng may ông Bí thư huyện không nghĩ tới cái khả năng bà vợ khô đét của ông lại hấp dẫn gã luật sư trẻ đến mức hắn nhận làm không công như vậy. Không, không đời nào. Nhất định phải có duyên do gì có lợi cho hắn nên hắn mới chịu làm miễn phí như vậy.
Ong Bí thư huyện thấy vợ vẫn ngồi đực ra như bụt mọc, chẳng nói chẳng rằng , ông đập tay vào vai bà :
“ Này…ý kiến bà sao nói đi chứ…”
Bà vợ giật mình luống cuống :
“ Thì để tôi nghĩ cái đã. Chuyện này kể ra cũng kỳ kỳ sao ấy ? Vừa mới gặp chưa biết trời trăng mấy nước ra sao mà đã nhận giúp miễn phí một vụ lớn như vậy ?”
Ong Bí thư huyện gật đầu :
“ Tôi cũng thấy thế…nhưng mà kệ…ta cứ mời hắn tới xem hắn nói năng , giải quyết cong việc ra sao? Lúc đó hãy tính…”
Không đầy tuần sau, ông luật sư đánh xe ô tô chở cô thư ký đến tư gia ông Bí thư huyện. Đánh xe vòng vòng trong mấy dãy phố huyện, chẳng khó khăn gì ông luật sư nhận ngay ra nhà ông Bí thư. Giữa cả một khu vực toàn nhà cấp 4 mái tôn tường gạch bỗng nổi lên một khu nhà nguy nga nom như phủ Chúa đời xưa. Chính giữa sân là một cái hồ bán nguyệt, xung quanh có lan can bằng gỗ sơn xanh .Đối diện hồ bán nguyệt là một ngôi nhà hình cánh cung , mái cong, ngói đỏ, hành lang treo lủng lẳng đủ các thứ phong lan . Hồ bán nguyệt và ngôi nhà mái cong hợp thành hình tròn trông xa vừa kiểu cách lại vừa quê mùa. Ngay trong góc vườn là một cái thác nhân tạo chảy từ trên núi giả sơn theo con lạch bê tông chảy ngoằn ngoèo  đi khắp vườn.
Ong luật sư đứng ngài cổng cứ ngây người ngắm nhìn cơ ngơi đồ sộ của ông Bí thư huyện. Mẹ kiếp, lương Bí thư huyện tháng có chục triệu chứ mấy. Vậy nó lấy đâu ra tiền xây cả một cơ ngơi nguy nga, lộng lẫy thế này. Bỏ rẻ cũng phải năm chục tỉ. Nếu không móc ngoặc với lâm tặc chặt gỗ quý bán lấy tiền thì nó in ra tiền à ? Mẹ kiếp cái xứ này, đến cái thằng quan cấp huyện mà đã có dinh thự nguy nga thế kia, thử hỏi, quan tỉnh, quan đầu ngành thì chắc hẳn tụi nó thừa tiền xây cung điện.
Bà Bí thư huyện nhận ra ông luật sư với cô thư ký đứng thập thò ngoài cổng, vội chạy tới :
“ Chào anh…sao tới không vào cứ đứng mãi ngoài cổng thế ?”
Ong luật sư cười toe toét :
“ Anh sợ nhầm nhà…đứng ngoài cổng nhìn vào cứ tưởng nhà ông Uỷ viên trung ương nào. Anh nói thật nhé, nhà em không thua gì nhà Bộ trưởng ở Hà Nội…”
Bà vợ ông Bí thư huyện uỷ nguýt dài :
“ Anh cứ riễu em…chớ nhà này đã ăn thua gì…hôm nào anh rẽ qua thành phố nhìn thử nhà đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban phụ trách kế hoạch , đầu tư coi…nom không thua gì Phủ Chủ tịch ở Hà Nội…”
Ong luạt sư lè lưỡi :
“ Oi chết chết…các đồng chí lãnh đạo lấy đâu ra lắm tiền vậy nhỉ ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện cười  khảy :
“ Luật sư các anh thì ngóc nghách nào mà không biết lại còn còn làm bộ ngây thơ con cóc cụ. Thời nay có ông cán bộ nào sống được bằng lương đâu ? Lương liệu có đủ tiền đổ xăng cho vợ các đồng chí đi lễ đền chùa không ?”
Ong luật sư há mồm :
“ Sao em bạo mồm vậy ? Nói vậy chẳng hoá chính lương chồng em cũng không đủ đổ xăng cho em đi chùa à ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện cười cười :
“ Em có biết lương ông chồng em là bao nhiêu đâu ? Còn đi đâu em đều móc tiền túi đổ xăng đấy chớ, đâu có lấy vào lương chồng ?”
Ong luật sư cười theo :
“ Vậy lương chồng em tháng phải vài trăm triệu đấy…”
Bà vợ ông  Bí thư huyện giật thót người :
“ Anh nói thế chết vợ chồng em rồi…Lương Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước liệu có được vài chục triệu không ?”
Ong luật sư ghé tai bà vợ ông Bí thư huyện nói nhỏ :
“ Nếu lương  tháng không vài trăm triệu thì tiền đâu xây cái nhà to như trụ sở huyện Đảng  bộ thế này ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện cười cười :
“ Anh hỏi vậy thì đến mấy cha Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết,  cũng cà lăm không trả lời được…”
Ong luật sư cười khà khà :
“ Vậy tuyên ngôn cộng sản mới nói làm cách mạng chỉ mất cái xiềng xích còn được cả thế giới mà lại,,,”
Bà vợ ông Bí thư huyện uỷ trề môi :
“ Nói là được cả thế giới là nói mấy ông Uỷ viên trung ương trở lên cho tới Bộ chính trị, Tổng Bí thư mới được chớ cỡ lãnh đạo tép riu như ông xã nhà em thì được cái gì ?”
Ong luật sư tròn mắt :
“ Lại còn chưa được cái gì ? Thế cái nhà bề thế nguy nga như Phủ Chúa ngày xưa thế này vẫn chưa gọi là được à ?”
Bà vợ ông luật sư giọng ngao ngán :
“ Cái nhà này đã ăn thua gì ? Nghe nói mỗi đồng chí cán bộ cấp cao đều có tiền tỉ đô la trở lên cả. Cái thứ Bí thư huyện uỷ hạng bét như ông nhà em thì ăn thua gì ?”
Ong luật sư lắc đầu :
“ Vậy mới biết lòng tham con người ta thật là cái giếng không đáy vậy …”
Bà vợ ông Bí thư huyện cong cớn :
“ Chớ sao nữa. Bác Hồ đã dậy rằng không sợ thiếu, chỉ sơ phân chia không công bằng. Ngày nay thiếu thì không thiếu, nhưng chẳng công bằng tý nào.Từ cấp Bí thư huyện lên Bí thư thành uỷ thu nhập đã một trời một vực rồi, lại từ thành uỷ lên tới Ban Bí thư, Bộ chính trị…ôi thôi thôi…chức quyền tăng theo cấp số cộng thì tham ô ăn của đút tăng theo cấp số nhân cơ đấy…”
Ong luật sư phá ra cười :
“ Vĩ đại…khám phá của em thật vĩ đại.Quyền chức tăng theo cấp số cộng thì thu nhập tăng theo cấp số nhân thật…”
Bà Bí thư huyện mời ông luật sư và cô thư ký ra ngoài vườn lên nhà bát giác để chờ ông Bí thư huyện về nhập tiệc.
Nhà bát giác có tám mặt còn gọi là nhà “nghinh phong “ tức nhà đón gió. Thấy ông luật sư vừa leo cầu thang vừa dán mắt vào tấm biển lớn ghi theo lối thư pháp hai chữ “nghinh phong”, bà luật sư sợ khách không hiểu vội giảng giải “
“ Tức là “đón” gió đấy anh. Nguyên là trong huyện có mấy ông già về hưu rỗi rãi mới bầy ra cái trò viết thư pháp. Mới đầu mấy ông chỉ ngồi nhà viết chơi với nhau thôi. Ay thế rồi mấy năm nay cứ dịp tết đến là họ lại trải chiếu, khăn đóng áo dài , bò nhoài ra viết câu đối tết bán chạy như tôm tươi. Phú quý sinh lễ nghĩa, từ ngày bán chữ được mấy ông xin phép thành lập tổ thư pháp, xin phòng ốc để tổ chức Câu lạc bộ thư pháp…”
Ong luật sư tò mò :
“ Vậy rồi huyện có cho phép không ?’
Bà vợ ông Bí thư huyện gật gật :
“ Cho chứ sao không ? Mấy ông già toàn là cựu chiến binh cả, Huyện uỷ phải chiều mấy ông như chiều vong’ Làm trái ý họ là chết. Nào đơn thư tố cáo, kiến nghị gửi lên thành phố, lên trung ương hơi sức đâu mà theo được kiện của mấy ông đó. Bởi vậy ông xã em đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt, chiều chuộng mấy ông ấy đủ đường…”
Ong Luật sư cười cười :
“ Tưởng rằng chỉ Hà Nội mới có câu lạc bộ Ba Đình tức là câu lạc bộ của mấy ông lão thành cách mạng về hưu. Về hưu rồi thấy đàn em mình đương chức đương quyền ăn dữ quá nghĩ tiếc cái thời bao cấp, đổ mồ hôi sôi nước mắt , đội thằng trên, đạp thằng dưới mà đến khi về hưu chẳng được cái gì. Chẳng bù cho thời bây giờ, mấy thằng nhãi ranh đương chức đương quyền tiêu tiền như nước. Bởi vậy các cụ lão thành cách mạng mới tức khí, chửi vung tí mẹt. Ban Bí thư, Bộ chính trị nghe cả đấy nhưng đánh bài lờ. Thôi kệ cha các cụ, mồm chửi đấy thì tai nghe đấy. Sinh sự với lũ kiêu binh ấy chỉ có dại chẳng khác gì rây với hủi….”
Bà vợ ông Bí thư huyện :
“ Đúng đúng…tình hình cái câu lạc bộ thư pháp này giống y trang câu lạc bộ Ba Đình Hà Nội. Các cụ cũng chửi bới ghê lắm, chẳng nể mặt thằng nào suốt từ thành phố lên tới trung ương toàn là các đồng chí chưa bị lộ thôi chớ chẳng thằng chó nào chê…cứt hết…”
Ong luật sư vội vã :
“ Ay ấy…ví các đồng chí ấy với chó tôi e rằng con chó nó kiện đấy. Bởi lẽ chó thời nay cũng khôn ra phết. Khách vào nhà tuỳ theo cấp bậc to nhỏ là nó hoặc sủa ầm ĩ như chào đón hoặc gầm gừ như muốn đuổi người ta ra khỏi nhà…”
Bà vợ ông Bí thư huyện bật cười :
“ Chó đâu lại có giống chó lạ  vậy ? Lại chỉ chào theo cấp bậc thôi. Mẹ bố nó , thời nay đến con chó cũng phân biệt chức quyền. Mà xét cho cùng quan lại thời nay cũng toàn là chó nhảy bàn độc cùng dòng giống với nhau nên mới đội chức quyền lên đầu như thế. “
Ong luật sư lè lưỡi :
“ Oi chết chết…phu nhân đồng chí Bí thư huyện uỷ mà ví cán bộ với chó kia à ?  “
Bà vợ ông Bí thư huyện huỵch toẹt :
“ Chẳng phải là em ví mà mấy lão già trong Câu lạc bộ thư pháp nó ví đấy. Nó còn bảo ví cán bộ với chó thì còn oan cho chó. Là vì chó nó còn trung thành với chủ, cán bộ ngày nay chỉ trung thành với …tiền thôi.”
Ông luật sư ngạc nhiên :
“ Anh tưởng câu lạc bộ thư pháp thì chỉ có tụ tập viết chữ thôi chứ, có giống như Câu lạc bộ Ba Đình tụ tập uống bia, ruộng vào lời ra tha hồ mà chửi bố cả …trung ương đâu ?”
Bà vợ ông Bí thư cười cười :
“ Viết thư pháp thì cứ viết được mấy chữ, nguệch ngoạc như giun bò, cóc nhảy ba chớp ba nhoáng dăm ba nét rồi vứt bút nhậu chứ có viết cả ngày đâu. Bởi vậy bia rươự vào cũng bốc phét chửi bới kém gì câu lạc bộ Ba Đình ở Hà Nội. Duy chỉ có điều các cụ thư pháp chỉ ngứa miệng chửi cấp huyện thôi, cùng lắm là lên tới cấp thành phố…”
Ong luật sư trợn mắt :
“ Nếu nó chỉ chửi cấp huyện thì chồng em chắc phải là đối tượng số 1 – Bí thư huyện uỷ ngang quan huyện ngày xưa rồi…”
Bà vợ ông huyện  uỷ lắc đầu :
“ Không không… cố nội tụi nó cũng không dám…tụi nó chỉ chửi mấy cha bên chính quyền kiểu như Trưởng phòng tài nguyên môi trường, Trưởng phòng quy hoạch và đầu tư…toàn những chỗ có phong bì nên các cụ mới ghen ăn tức ở mà. Còn Bí thư huyện  uỷ thì bố bảo tụi nó cũng không dám động tới, vả lại ông nhà em cũng chơi đẹp với tụi nó, lâu lâu lại gọi tới thí cho cái phong bì để bịt mõm tụi nó…”
Ong luật sư :
“ Nếu vậy tụi nó không động tới ông xã em là phải rồi. Nhưng coi chừng nó không chửi trực tiếp bằng mồm mà lại chửi bóng chửi gió bằng chữ thì mới đau…”
Bà vợ ông Bí thư huyện kinh ngạc :
“ Chửi bóng chửi gió bằng chữ ? Chửi vậy là chửi thế nào ?”
Ong luật sư kéo tay bà vợ ông Bí thư huyện chỉ tay lên cái bảng viết chữ thư pháp cao giọng :
“ Em có thấy hai chữ “nghinh phong” kia có vấn đề gì không ?”
Bà vợ ông Bí thư cứ trợn rách cả mắt ra cũng chẳng thấy gì, đành lắc đầu :
“ Thì nó viết cố tình xiên xẹo, nguệch ngoạc cho ra vẻ thư pháp nhưng vẫn đọc ra hai chữ “nghinh phong” mà…”
Ong luật sư cười bí hiểm :
“ Đó…nó chửi xỏ ông xã em ở hai chữ đó . “ Nghinh phong” là đón gió , nó chửi chồng em chỉ hóng hớt đón ý cấp trên thôi. “Gió” đây là có thể là chỉ đạo, chủ trương ngầm của cấp trên mà cũng là những tin tức đấu đá giành ghế để liệu xem có ai sắp lên mà phò, ai sắp xuống thì phải tránh cho xa kẻo vạ lây. Đó…đó chính là “đón gió” chứ còn gì nữa ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện uỷ cau mày suy nghĩ rồi bất chợt vỗ bàn, reo lên :
“ Thôi đúng rồi…anh phân tích vậy em mới nhớ ra. Đúng…đúng…mấy thằng thư pháp này nó chửi xỏ ông xã nhà em thật. Cái hồi đó ông thường vụ thành uỷ phụ trách tổ chức  bị tố cáo là bán mấy cái ghế Giám đốc Sở trên thành phố lấy mấy chục  tỉ đút túi, đơn gửi  lên Ban thanh tra trung ương như bươm bướm. Cha thường vụ phụ trách tổ chức đó nghe tin  đoàn thanh tra sắp về kiểm tra, sợ quá đến mức phải khiêng đi cấp cứu vì tai biến mạch máu não…”
Ong luật sư ngắt lời :
“ Trưởng ban tổ chức thành uỷ có phải cái thằng tên là Lãm không ? Nghe nói nó bị tố lên tận Ban Bí thư, Ban tổ chức trung ương về tội mua quan bán tước. Mà thằng cha mới ngoài năm mươi một chút sao đã bị tai biến mạch máu não. Thường là phải từ 60 tuổi trở lên mới dễ bị chứ tuổi hắn hiếm khi bị tai biến…”
Bà vợ ông bí thư huyện bĩu môi :
“ Bệnh nó tới thì nó sẽ tới chứ ? Làm gì có chuyện tuổi này bị tuổi kia không bị…Cứ quanh năm suốt tháng đầu óc căng thẳng chuyện đấu đá, đội trên đạp dưới thì 50 tuổi mới bị tai biến mạch máu não là muộn…”
Ong luật sư thắc mắc :
“ Thằng cha Trưởng ban tổ chức thành uỷ bị tai biến thì có dính dáng gì tới chồng em ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện uỷ lắc đầu :
“ Chả dính dáng gì tới chuyện lão bị thanh tra hết. Chỉ có điều kỳ này lão mất chức Trưởng ban là cái chắc . Thế là ông xã em đánh bài lờ, đến vào bệnh viện thăm lão biếu hộp sữa cũng không ?”
Ong luật sư bật cười :
“ Chuyện đó là lẽ thường tình trong giới quan trường ngày  nay, có gì lạ đâu…”
Bà vợ ông Bí thư huyện thở dài :
“ Thì không vào bệnh viện thăm thằng Trưởng ban tổ chức cũng không ai trách được mình. Có điều ngay lúc đó, bố ông Phó ban sắp sửa lên trưởng ban thay thế lão đang nằm viện lại cũng bị ho hen sao đó phải đưa đi cấp cứu. Thế là ông xã em bỏ cả họp thường vụ phóng tới bệnh viện chầu chực quanh giường bố ông Phó sắp lên Trưởng ban…”
Ong luật sư  cười cười :
“ Thì bây giờ người ta “phò thịnh” chứ ai “ phò suy” bao giờ ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện uỷ gật đầu :
“ Bởi vậy…ông xã em xử sự như vậy đâu có sao, cũng là chuyện thường tình trong giới quan trường bây giờ mà. Chỉ có điều chuyện ông Bí thư huyện uỷ không vào thăm ông Trưởng ban bị  tai biến mà lại thăm bố ông Phó ban sắp lên Trưởng ban tổ chức cứ bị đồn thổi râm ran khắp trong huyện. Đúng vào dịp đó thì lão Chủ nhiệm Câu lạc bộ thư pháp ghé chơi mang theo bức thư pháp này để tặng ông xã em đó…”
Ong luật sư vỗ đùi đánh đét :
“ Thôi đúng rồi…đúng là nó xỏ chồng em rồi…nghinh phong là “đón gió” nó chửi xéo chồng em không vào viện thăm Trưởng ban bị tai biến mà lại vào thăm bố ông Phó Ban sắp lên Trưởng. Vậy là ông xã em đón gió nhanh quá còn gì ?”
Bà vợ ông bí thư huyện uỷ nghiến răng kèn kẹt  :
“ Mẹ bố mấy thằng thư pháp chơi đểu mình mà mình đâu có biết. Cứ treo chềnh ềnh ngay cửa nhà…”
Nói rồi bà xăm xăm đi tới cửa ngôi nhà mát giật ngay bảng “ nghinh phong” viết theo lối thư pháp vứt xuống đất. Vừa lúc đó ông Bí thư huyện  uỷ đi làm về, bước nhanh tới la lớn :
“ Kìa..bà sao thế ? Bộ bà điên rồi hả ?”
Bà vợ ông nổi cáu :
“ Tôi không điên, có ông điên thì có. Ong có biết cái biển này xỏ xiên mình thế nào không ?”
Ong Bí thư huyện uỷ ngẩn người :
“ Có gì  mà xỏ xiên ? Mình xây cái tiền đình này để đón gió cho mát nên nó mới tặng mình hai chữ “nghinh phong” là đúng rồi, xỏ xiên gì đâu ?”
Bà vợ nổi cáu :
“ Thế ông còn nhớ nó tặng ông cái biển này vào dịp nào không ? Đúng vào cái hôm lão thường vụ Trưởng ban tổ chức bị tai biến mạch máu não phải cấp cứu trong bệnh viện mà ông lờ đi không chịu vào thăm, ông nhớ không ?”
Ong Bí thư huyện gật gật :
“ Nhớ chứ sao không ? “
Bà vợ lại hỏi tiếp :
“ Ong không vào thăm lão Trưởng ban nhưng lại vào thăm bố ông Phó Ban phải đi cấp cứu vì hen đúng không ? “
Ong Bí thư huyện gật đầu :
“ Thì mới non một tháng nay thôi, sao mà quên được ?”
Bà vợ cười nhạt :
“ Lão Trưởng ban đang bị thanh tra thì ông quay lưng đi, còn lão Phó Ban sắp sửa nhảy vào cái ghế Trưởng ban thì ông nhào tới thăm thú cả đến bố của lão ta…”
Ong Bí thư huyện tưởng bà vợ móc máy phê phán mình , mặt đỏ bừng :
“ Chuyện đó thì có gì ghê gớm mà bà phải làm toáng lên thế ? Thời nay người ta phò thịnh chứ ai phò suy. Ngay đến đồng chí Bí thư tỉnh ủy mai mốt có về hưu thì có đi chơi tới nhà ai đến con chó cũng ngoảnh mặt đi không thèm nhìn mặt nữa là…”
Bà vợ cáu kỉnh :
“ Thì luật đời đương nhiên là vậy rồi. Có ai nói gì đâu ? Chỉ có điều cách ứng xử của ông không hiểu sao lại lọt ra ngoài nên tụi thối mồm trong huyện mới bàn tán râm ran :” đồng chí Bí thư huyện uỷ đón gió giỏi…”. Đúng vào lúc đó thì thằng thư pháp mang tới tặng cho ông cái biển có hai chữ “nghinh phong” này. Như vậy là nó chửi mình là đón gió chứ còn gì ?”
Ong Bí thư huyện vỡ lẽ , ngã ngửa người :
“ Thế à ? Bà phân tích vậy thì đúng là thằng thư pháp nó xỏ mình thật rồi. Nhưng sao bà không bảo tôi ngay từ hôm đó để mãi tới hôm nay mới nói.…”
Bà vợ vội vàng :
“ Không phải tôi nghĩ ra đâu mà cái người đang ngồi chờ ông ở phòng “nghinh phong “ kìa ?”
Ong Bí thư huyện ngạc nhiên :
“ Ai chờ tôi, sao không mời ra cơ quan lại vào đây ?”
“ Thì chính ông mời người ta tới gặp riêng ông để trao đổi  còn gì ?”
Ong Bí thư huyện uỷ nhíu mày :
“ Ai nhỉ ? Có mấy khi tôi mời khách tới nhà riêng đâu ?”
Bà vợ bật cười :
“ Hồi này ông đãng trí quá rồi. Người đó là ông luật sư chứ ai ? Tuần trước ông chẳng nói điện thoại mãi với anh ta là gì ?”
Ong Bí thư  huyện vỗ trán reo lên :
“ Đúng rồi, tôi nhớ ra rồi…tôi có mời anh ta tới chơi thật …. Anh ta đâu rồi ?”
“ Ngồi chờ ông trong phòng chứ đâu……”
Cho dù mới gặp lần đầu, hai người tay bắt mặt mừng cứ như là quen nhau lâu lắm. Ong Bí thư huyện đánh tiếng trước :
“ Anh có con mắt tinh đời thật đấy. Mới tới mà đã phát hiện ngay ra thằng thư pháp nó chơi xỏ tôi…ấy thế mà cả tôi lẫn bà nhà tôi đâu có nhìn ra…cứ tưởng nó trân trọng mình nên mới treo cái biển thư pháp ấy lên chớ. Ai ngờ …”
Ong luật sư nhún nhường :
“ Tôi cũng vô tình phát hiện ra thôi. Người ta thường nói cờ ngoài bài trong mà, người bên ngoài bao giờ cũng tỉnh hơn người trong cuộc…”
Ong Bí thư huyện nghe ông luật sư nói vậy thì chột dạ. Thằng cha này muốn bóng gió chuyện gì dính dáng tới “cờ ngoài bài trong” đây ? Không lẽ vừa mới gặp hắn đã mang cái chuyện mình “chạy” thanh tra năm ngoái, bịt được miệng mấy thằng làm đơn khiếu kiện tố cáo mình  bao che  lâm tặc và ăn chia với chúng ? Nếu đúng vậy thì thằng cha luật sư này quả nhiên là cao tay.
Hai người mới đang dạm chuyện nhau, bà vợ ông Bí thư đã cho người làm bưng đồ nhậu tới. Bà vui vẻ :
“ Chẳng mấy khi anh ở Hà Nội xuống vùng xa vùng sâu nên hôm nay chiêu đãi anh một bữa thịt rừng …May hôm nay nhà bếp nó mua được con cầy hương nấu thành mấy món ăn chơi. Cái loại này giờ hiếm lắm, thịt nó mềm và có mùi thơm đặc biệt nên người ta mới gọi là cầy hương. “
Ong Bí thư huyện mở bình rượu thuốc ra giới thiệu :
“ Mấy ông ở trên Hà Nội cứ thích uống rươự tây. Rượu tây nó chế biến bằng hoá chất, không bổ béo gì có khi lại độc hại. Cái món rươự thuốc này mới đại bổ và quý hiếm này. Một bình thế này có nguyên nửa cái mật gấu, rồi mấy đồng cân bột sừng tê, rồi nguyên bộ ngũ xà năm con rắn loại cực độc cộng với một số vị thuốc bắc như là đông trùng hạ thảo, nấm linh chi thứ thiệt. Ngâm xong rồi hạ thổ đúng hai năm sau mới đào lên. Anh uống thử coi có bằng mấy rượu  tây không nào …”
Ong luật sư đón chén rượu trong tay ông Bí thư huyện uỷ đưa lên múi hít hít rồi nhấp mọt ngụm. Anh ta khà một tiếng, mắt lim dim rồi lên tiếng khen rối rít :
“ Tuyệt…phải nói là tuyệt…nó có cái mùi thơm rất là lạ…không biết là cái mùi gì ….từ trước nay chưa hề thấy…chỉ biết là nó thơm.,…thơm lắm…ngấm cả vào trong từng buồng gan thớ phổi…tuyệt…tuyệt…”
Ong Bí thư huyện uỷ được khen rượu ngon nở nang cả mặt mày, cao hứng vẫy người đầu bếp tới :
“ Còn rắn không ?”
Người đầu bếp lễ phép :
“ Dạ còn ạ…còn một con hổ hành chừng 4 kí ạ…”
Ong Bí thư gật đầu hài lòng :
“ Vậy tốt…mang lên đây biểu diễn cho khách Hànôị coi quy trình làm rắn ra sao nào ?”
Người đầu bếp đi rồi, ông Bí thư huyện  uỷ đắc chí :
“ Anh xuống đây dịp này là may mắn lắm. Hãy còn một con rắn hổ hành.Cái món này ngày xưa thì đầy rừng, giờ thì quý hiếm lắm, Nghe nói Trung Quốc  nó thu mua hết rồi còn đâu. May hôm nay còn sót lại con 4 kí, vậy là may cho anh lắm. Thưởng thức cái món rượu mật rắn thử coi…”
Không đầy mười lăm phút sau, người  đầu bếp đã trở lại tay cầm cái kép cặp cổ con rắn dài phải gần hai mét, to gần bằng cổ tay . Mặc cho con rắn giãy giụa loằng ngoằng nó vẫn được mang tới bàn ngày trước mặt ông luật sư cho ông tha hồ , quan sát ngắm nghía .
Ong Bí thư huyện giới thiệu :
“ Loại rắn hổ hành cỡ 4-5 ký thế này trước đây trong rừng nhiều lắm. Huyện này có hai cha con ông già chuyên bắt rắn về bán. Ong già trị rắn cắn rất giỏi. Ở trong huyện cứ có ai bị rắn cắn là võng tới nhà ông chứ không thèm đi bệnh viện làm gì vừa tốn tiền vừa chưa chắc đã thoát khỏi thần chết. Ong này có bài thuốc gia truyền, chữa trị lạ lắm. Ong chỉ ra vườn tìm mấy cái lá rồi cho vào miệng nhai như ta nhai trầu vậy.Khí cái nắm lá ấy đã nhuyễn ra rồi, ông già mới lấy nó đắp lên trên chỗ rắn cắn rồi buộc chặt lại cho nọc độc nó khỏi phát tán. Đơn giản vậy thôi mà cứu sống không biết bao nhiêu người đó …”
                                   (còn nữa)

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

SỐNG NHƯ LÀ CHẾT - KỲ 32                                                                                                            

                              



 
 
 
Thời đó chưa có mấy cái để ăn nên quan chức còn chưa ăn bất kể thứ gì như bây giờ. Thép, xi măng, gỗ cổ thụ, kim khí quý…gì cũng ăn.Mợ cười rinh rích :
“ Ba cái thứ đó ăn thua gì ? Ăn chia dự án mới gọi là ăn. Vài triệu  đến trăm triệu đôla là sự thường.Mà ăn…hợp pháp , nhất ăn vốn vay ODA, bị bên đối tác tố cáo rồi vẫn bình chân như vại, vì thằng nào cũng ăn, bắt một thằng có mà bắt hết à, lấy ai ra làm việc ?”
“ Công ty em có phải cho tụi nó ăn không ?”
“ Không cho nó ăn có mà sập. Nó phái thanh tra đến lục tung cả số sách là ốm nặng ..”
“ Có bao giờ em phải cho nó ăn cái.. thân của em không ?”
“ Đừng hòng, cứ nom cái bản mặt mỡ trông như cái đầu heo của bọn quan chức là em muốn phát ói , nói gì phải ngủ với tụi nó..”
“ Nhưng trúng phải cái thằng nó ký duyệt dự án lớn thì sao ?”
“ Thì cho nó tiền bảo nó đi tìm gái non, còn em đang SIDA không may lây sang “đồng chí” mất cái vốn quý của đảng….he he…”
Mợ cười như phát rồ. Chắc lăn lộn trong giới quan chức nhiều, trải nghiệm lắm, mợ mói ghê tởm chúng nó đến vậy.
“ Toàn một lũ chó đói,..miệng xoen xoét vì dân vì đảng nhưng có cơ hội là vẽ ra dự án dù có bẻ cong đường,  lấp sông, đâm  hà bá phá sơn lâm tụi nó cũng lắm. Địt mẹ cán bộ !”
Gã cười hô hố :
“ Sao em vơ đũa cả nắm vậy ? Cũng có cán bộ lo cho dân,không ăn lấy một cắc chớ ?”
Mợ trợn mắt
“ Ai ? Ai vậy ? Anh tìm cho em một thằng như thế em xin thờ nó làm chồng..”
Gã lại cười :
“ Em chửi vậy nhưng hôm tivi chiếu em lên sân khấu nhận giải thưởng doanh nhân tiêu biểu em lại phát biểu ơn đảng ơn chính phủ như hát  hay  ?”
Mợ cười thích chí :
“ Em phải theo phong trào  chớ. Anh coi lên tivi phát biểu có thằng nào nói thật không ? Từ thằng lớn đến thằng bé . Ngay cả đại văn sĩ Nguyễn Khải cũng phải than “nói dối lem lẻm…”. Không nói dối bốc cứt mà ăn à ..”
Mợ lại cười ré như mới phát hiện ra chân lý lớn lao của thời đại …chưa bao giờ huy hoàng đến thế .
Mợ về họp Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty, trước khi lên xe còn dặn dò :
“ Cấm anh không được xớ rớ tới con bé người làm đấy nha.Ngủ với con sen  xui lắm đó. Lơ mơ là em cắt..”
Mợ làm một động tác làm gã sởn gai ốc. Nhưng mợ định vậy, còn có thành không là tùy thuộc con bé người làm.Từ hôm mợ về Saigòn  nó vui lắm, cứ ti ta tí tởn như trúng đề.
Sáng nay nó đánh cái quần cộc tới tận bẹn, ngáp một khoảng lưng lòi cả quần lót loại lọt khe, áo ba lỗ cứ cúi xuống chút là lộ nguyên cả bầu vú  trắng nõn . Xong việc ngoài vườn rồi nó vào lau nhà. Nó bò nhoài lau gạch bông đúng vào lúc gã ngồi máy tính đọc tin. Cả thân hình nở nang của nó cứ núng na núng nẩy làm những con chữ trên màn hình vi tính bay tứ tung, Khó mà tập trung làm việc với con nhỏ này. Mà sao vú nó bự thế, bộ đùi nó tròn và trắng thế, lại còn cả đôi cánh tay nần nẫn như con trăn chỉ muốn cuốn quanh cổ gã. Gã bực minh đóng sập cửa , cắm mặt vào màn hình, rê chuột tìm hình Nữ vương hòa bình thiêng liêng cao quý để xóa bỏ cái hình đầy dục tích của con bé người làm phòng ngoài.Gã vào bác gu-gồ tìm hoài không có, bực mình gã lại gõ tìm hình Phật bà quan âm. Bất thình lình bên phòng ngoài con bé người làm gọi thất thanh :
“Ối chú ơi..chú ơi…”
Gã vội tông cửa chạy ra. Con  bé đang nằm ưỡn ra trên gạch bông ôm đùi nhăn nhó :
“ Ối đau..đau quá…”
Người gã bừng bừng nhưng vẫn quát :
“Sao đau ? Mày đau ở đâu ?”
Con bé ôm lấy đùi :
“ Bọ cạp ..con bọ cạp nó cắn con.
Rồi nó cầm lấy tay gã ấn vào đùi non của nó. Ối má ơi,con bé cứ kéo tay gã lên cao,  gã đã thấy  lấp ló cái quần lót của nó. Gã mê mẩn mặc cho con bé cầm tay chà trên đùi nó cao nữa, cao lên  nữa. Gã chợt nhớ đến một câu trong kinh thánh “ Còn một chút nữa thôi là tới thiên đàng…”.ờ ..ờ…một chút nữa thôi ..một chút nữa thôi ,,….Gã bỗng rụt tay lại như ong đốt. A không…không…rồi nó sẽ từ dưới bếp lấn vào phòng ngủ và tót lên giường đòi làm bà chủ.
Con bé người làm ngây người rồi ngồi dậy, tức tối nguây nguẩy bỏ ra ngoài vườn. Gã nhìn theo tiếc rẻ , Rõ ràng miếng giò lụa bỏ miệng rồi mà không dám nhai.Thôi cũng đành.Cái mảy xảy cái ung…con nhỏ này không phải tay vừa…đưa nó lên giường rồi đừng hòng đuổi nó xuống. Gã vào buồng tắm mở vòi nước phun khắp người cho nó..hạ hỏa.
Buổi tối gã ngồi ngoài vườn ngợp trong ánh trăng rải khắp tàng cây và bãi cỏ . Hóa ra vẫn còn một thứ thuần khiết chưa bị nhiễm độc : ánh trăng. Thiên nhiên và xã hội - ở cái sứ xở ngập lụt dối trá này còn có thứ gì là thuần khiết ? Tất cả đều đã bị chính trị đầu độc , tuy chưa tới mức  dữ dội như thứ "chính trị ăn thịt người " ở Trung Quốc, nhưng cũng là một thứ "chính trị tranh ăn", vơ vét, sùng bái quyền lực và tiền bạc. Chỉ nhiêu đó cũng đủ hủy hoại hết sông nước , núi rừng và bờ biển, hủy hoại hết lương tâm, danh dự, tình người, hủy hoại hết những giá trị thiêng liêng cả tinh thần lẫn vật chất.
Nhưng mà có một thứ nó không hủy hoại được : ánh trăng. Gã giơ ra cả hai bàn tay hứng ánh trăng nhễ nhại . Gã nghe văng vẳng như những giọt âm thanh dồn đập trong Sonate Ánh trăng của Beethoven, Thế giới âm thanh  này cũng thuần khiết như ánh trằng không một thứ chính trị nào hủy hoại được ,liệu nó cứu rỗi được cái xã hội đang lụi tàn này ?  Chắc không, chắc phải có hẳn một con sông cỡ “ Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai “ may ra mới rửa sạch được những thối  tha trong xã hội con người.này.
Tuy nhiên vẫn còn có một thứ có thể phá được cái huyền ảo của đêm trăng ,Đó là tiếng còi xe hơi chọc vào tai. Hai ngọn đèn pha sáng quắc lóa mắt gã. Nàng Dạ Hương – Giám đốc công ty bất động sản . Mợ tắt máy xuống xe đóng cửa cái rầm rồi xách  túi vào  nhà. Rồi, trúng mánh nữa rồi, đêm nay lại rượu mực nữa rồi,gã thầm reo lên. Vừa vào tới nhà, mợ quẳng cái túi  lên bàn, ghi chặt đầu gã vào hai quả bưởi Năm Roi nóng rực :
“ Anh có nhớ em không ?”
“ Nhớ chứ sao không ?”
“ Nhớ nhiều không ?”
“ Nhiều…nhớ nhiều…”
Ôi trời ..mợ õng ẹo khác nào bà Phó Đoan của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ..Gã cũng muốn bắt chước nhà văn đẩy mợ ra gắt :”Gớm lắm nữa…”nhưng không dám. Để mợ nổi tam bành lục tặc lên gã chỉ có ..ra bã. Gã đanh phải ôm lấy mợ hôn chùn chụt lên má. Mợ chìa cả má bên kia :
“ Bên này nữa…”
Ối mẹ ôi, cứ cái đà này mợ lại bắt lên giường “mây mưa đánh đổ đá vàng” nữa đây.Gã nhẹ nhàng thoát khỏi vòng tay của mợ :
“ Em tắm đi, thay đồ rồi mình ăn tối…”
Mợ õng ẹo:
“ Anh vào..tắm cho em đi ”
Ói trời..lại nữa…Gã thừa biết “tắm cho em” là tắm thế nào.Xịt nước mọi nơi mọi chỗ từ núi cao rừng rậm tới vực sâu., Chỗ nào mợ cũng vít đầu gã xuống , đặc biệt một chỗ mợ cười hắc hắc rồi bắt gã dùng lại làm theo chỉ đạo của mợ cho đến khi mợ giật nảy lên mới tha.
Tối này cũng vậy. mợ bắt gã tắm cho mợ cả tiếng đồng hồ mới tha.
“ Anh ngoan lắm..đáng cho em yêu lắm…”
                       (còn tiếp)


Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU - KỲ 211                                                        

                                          


 
 
Ong luật sư sửng sốt :
“ Có thế thôi à…trời đất ơi, anh cứ tưởng có chuyện  gì to tát lắm…chuyện đó dễ ợt…”
Bà vợ ông Bí thư huyện uỷ mừng rỡ :
Dễ ợt là dễ thế nào ?”
Ong luật sư nhìn bà vợ ông Bí thư huyện suốt từ đầu tới chân làm bà đỏ mặt. Ong nói :
“ Em…em còn xuân sắc như thế kia muốn có con dễ không chứ khó gì ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện hắt ra :
“ Tưởng anh có biện pháp gì  lập di chúc, hoá ra lấn sân sang cả sản phụ khoa nữa à ?”
Ong luật sư cười cười :
“ Thì phải dùng mọi biện pháp chớ ? Nếu y khoa bó tay mới đến luật khoa. “
Bà vợ ông bí thư huyện sa sầm mặt :
“ Nếu y khoa giải quyết được em còn tới đây làm gì ?”
Ong luật  sư  vội vàng :
“ Phải phải…y khoa giải quyết được cần gì luật sư. Nhưng anh hỏi thêm thế em đã gõ cửa y khoa những đâu ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện thở dài :
“ Gõ hết rồi. Nào tây y, đông y , nào đi đền đi chùa cúng bái cầu tự, mãi rồi cũng chẳng ăn thua gì ?”
Ong luật sư vẫn lì lợm :
“ Thế mà vẫn còn một cửa anh tin chắc em chưa tới…”
Bà vợ ông Bí thư không lấy gì làm hào hứng lắm :
“ Thôi thôi, em chán ba cái chuyện thày bà chữa hiếm muộn lắm rồi. Mấy năm tốn bao thời gian tiền bạc mà chẳng ăn thua , cuối cùng mới gõ cửa luật sư …”
Ong luật sư vẫn chưa thôi :
“ Vậy sau mấy năm chữa trị như vậy ít ra cũng có kết quả là tại vợ hay tại chồng hay tại cả hai chớ ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện  uỷ nói gọn lỏn :
“ Tại cả hai…”
“ Em có chắc vậy không ?’
Bà vợ ông Bí thư huyện bực mình :
“ Chắc chứ sao không. Tốn kém cả trăm triệu, hồ sơ chữa trị còn xếp một đống .Anh không tin à ?”
Ong luật sư quả quyết :
“ Anh có quen một ông bác sĩ Mỹ sang hành nghề ở Việt Nam. Ong này siêu lắm. Toàn sử dụng các phương tiện khoa học y khoa hiện đại thôi…”
Bà vợ ông Bí thư huyện lắc quày quạy :
“ í thôi thôi…em sợ dao kéo mổ xẻ lắm, con cái chẳng thấy đâu có khi mình chết trước để lại thằng chồng cho nó đi lấy vợ bé à ?” 
Ong luật sư vội vàng :
“ Ay không không …không dao kéo mổ xẻ gì hết…Ong chỉ lấy tinh trùng của chồng cho thụ tinh với trứng của vợ rồi cấy vào ống nghiệm thôi …”
Bà vợ ông Bí thư ngạc nhiên :
“ Như vậy là đứa con sinh ra trong ống nghiệm à ?’
“ Không không…người ta chỉ đặt trong ống nghiệm ít lâu thôi sau lại cấy vào bụng mẹ cho thai nhi lớn lên…”
Bà vợ ông Bí thư huyện lắc đầu :
“ Thôi thôi…tôi không tin kỹ thuật của mấy ông bác sĩ tư…”
Ong luật sư trợn mắt :
“ Bác sĩ tư nhưng mà là bác sĩ Mỹ, giỏi gấp mấy lần bác sĩ trong nước ấy chớ ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện nghi ngờ :
“ Nhưng sang ta ông ấy đã làm cho nhiều người chưa ?”
“ Nhiều chớ…phải xếp hàng ghi tên rồi ông ấy lên lịch hẹn có khi phải chờ cả tháng. Tuy nhiên nếu anh đưa tới thì ông ta làm luôn. Anh luật sư chăm lo pháp lý cho ông ấy mà…”
Bà vợ ông Bí thư huyện ngập ngừng :
“Vậy giá cả ông ấy đòi bao nhiêu ?”
“ Phải tới cho ông ấy xem xét cụ thể rồi mới báo giá chớ ?”
“ Thì cứ lấy giá trung bình những người đã làm rồi trả ông ấy là bao nhiêu ?”
Ong luật sư hạ giọng :
“ Từ A tới Z , bao trọn gói luôn là 50 ngàn đôla Mỹ …”
Bà vợ ông Bí thư huyện thất kinh :
“ 50 ngàn đô…tính sang tiền Việt là một tỷ…ối mẹ ôi…”
Ong luật sư cười to :
“ Đổi lại mình có được đứa con. Có một tỷ được hẳn một con người,  rẻ quá còn gì ?”
“ Nhưng nếu không thành thì sao ? Có trả lại tiền không ?”
Ong luật sư trợn mắt :
“ Không thành sao được. Bác sĩ Mỹ, kỹ thuật Mỹ mà. Chắc như cua gạch ấy người ta mới dám hét tới cái giá đó chứ ?”
Bà vợ ông Bí thư hỏi vặn :
“ Vậy nếu sinh được con thì mới trả tiền chớ ?”
Ong luật sư kêu lên :
“ Í…vậy đâu có được…ít nhất cũng phải thanh toán 70 % trước chớ. Còn lại sau khi đẻ con thanh toán nốt…”
Bà vợ ông Bí thư nhẩm tính :
“ 70 phần trăm tính sang tiền ta là 700 triệu đồng kia à…Nhưng nếu không chửa đẻ gì cả thì phải bồi hoàn lại cả số tiền chớ ?”
Ong luật sư cười tươi :
“ yên trí …yên trí…anh là luật sư sẽ thảo hợp đồng giữa hai bên, bảo đảm em không bị thiệt thòi đâu mà sợ …”
Bà vợ ông Bí thư huyện ngập ngừng :
“ Kể ra mất một tỷ có đứa con thì cũng được, chỉ sợ hỏng việc ông bác sĩ trốn mất tiêu, hoặc có sinh con nhưng lại đẻ ra thằng ngớ ngẩn, quái thai thì tiền mất tật mang…”
Ong luật sư bật cười :
“ Gớm …sao em lo xa vậy…làm cái gì ít nhiều cũng phải có tí ti rủi ro chớ. Chứ chắc ăn trăm phần trăm thì chỉ có cất tiền vào két rồi đêm đêm vợ chồng mang ra đếm. Mà vậy cũng đâu có chắc ăn…tiền mất giá như diều đứt giây là coi như mất trắng…”
Bà vợ ông Bí thư huyện nghe ông luật sư uốn ba tấc lưỡi xem ra cũng có lý. Tiền cứ để trong két mất giá hàng ngày, chi bằng mang ra đầu tư vào cái vụ sinh con trong ống nghiệm này, biết đâu được đứa con trai thì của nả bà mẹ chồng để lại cho gấp mấy lần số vốn bỏ ra ấy chứ. Tuy nhiên bà không quyết định ngay. Tay luật sư này mồm miệng như tép nhảy, nom cái tướng môi thâm, mắt ti hí thế kia là gian manh lắm. Bà nói :
“ Kể ra đề nghị của anh hấp dẫn đấy. Nếu chắc ăn thì một tỷ được đứa con trai thì cũng không phải đắt. Tuy nhiên em phải về bàn với ông nhà em   ?”
Ong luật sư long trọng tiễn bà ra tận xe hơi, mở cửa xe dắt tay bà lên. Ong ghé tai bà căn dặn :
“ Em quay lại sớm nhé. Thế nào cũng quay lại nhé. Anh nóng lòng chờ …”
Bà vợ ông Bí thư gật gật. Xe chạy đi rồi bà vẫn còn cười thầm trong bụng. Cha luật sư này đã lộ rõ ra cái bệnh hám tiền bất chấp mọi chuyện, miễn sao có tiền. Cái vụ sinh con trong ống nghiệm cũng có thể có nhưng chắc chắn hắn đã kê giá lên. Hẳn giá gốc chỉ khoảng 20 tới 25 ngàn đô la là hết số. Ngay tối hôm đó bà kể với ông Bí thư huyện  chuyện đó . Ong nghe có vẻ chăm chú lắm. Bà kết luận :
“ Thằng cha luật sư này mồm miệng liến thoắng lắm không thể tin trăm phần trăm được. Tuy nhiên ý kiến của hắn về ông bác sĩ Mỹ cấy tinh trùng vào trứng xem ra có vẻ thật. Chỉ có điều cái giá hắn đưa ra quá đắt. Thôi thì tuỳ ông quyết định…”
Ong Bí thư có vẻ suy nghĩ lao lung, mãi sau ông mới lên tiếng :
“ Chuyện này xem ra có vẻ  “phiêu “ quá. Kể ra mất một số tiền lớn được một đứa con trai thì cũng nên làm lắm. Nhưng liệu rồi hắn có thực hiện đúng được những cam kết không ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện ngập ngừng :
“ Hay là tôi gọi nó tới trình bầy với ông nhé. Nếu chuyện thuê bác sĩ Mỹ thụ tinh không xong thì hỏi ý kiến hắn về vụ di chúc cuả mẹ ông…”
Ong Bí thư huyện ngần ngừ :
“ Bà mới gặp hắn một lần sao dễ tin người thế ?’
“ Hắn là luật sư, có văn phòng đàng hoàng ở Hà Nội, có địa chỉ, có tên tuổi , vậy sao không tin ?”
Ong Bí thư huyện uỷ lắc đầu :
“ Luật sư mở văn phòng chắc gì đã tin được. Thời bây giờ ra ngõ là gặp lừa đảo, nhất ba thằng luật sư sống bằng nghề bẻm mép lại càng dễ đi lừa…”
Bà vợ  dỗi :
“ Ong nói thế thì thôi vậy. Cứ để mặc kệ cho mẹ ông lập di chúc, muốn để lại nhà đất cho đứa nào thì để. Ông cứ ra đường mà sống…”
Ong Bí thư huyện cười giảng hoà :
“ Gớm…bà nói gì mà ghê thế ? Ai bắt bà ra đường sống. Thế còn cái biệt thự này để cho ai ? Lại còn ba hecta rừng nữa…Nhiêu đó thôi cũng đủ ấm cả đời rồi…”
Bà vợ bĩu môi :
“ Mới đó thôi mà đã thoả mãn lắm rồi ? Ong đường đường là bí thư cả một huyện mà tài sản tính tuốt tuột liệu có bằng một góc của thng Trưởng phòng tài nguyên môi trường hay thằng Phòng thuế không ? Nói thế cũng đòi nói…”
Ong Bí thư huyện cười cười :
“ Thôi thôi…tôi chẳng ham … giàu cho lắm vào rồi ngày đêm cứ lo ngay ngáy. Cứ phong thanh có tin thanh tra hay bài báo nào viết về mình lại giật mình thon thót, ăn không ngon, ngủ không yên. Như lão Tám Thành Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố này đấy. Ăn cả tiền tỉ của đám đám sân gôn, cưỡng chế cả trăm hecta ruộng bờ xôi ruộng mật của nông dân , tưởng hạ cánh an toàn, ngờ đâu dân nó biểu tình lên tận Hà Nội đòi đất kìa. Bây giờ suốt ngày phải lên thanh tra giải trình người phờ phạc, xác xơ như con ma đói, ngồi trên đống tiền mà nom như người sắp chết. Thôi thôi, tôi cứ hưởng bổng lộc Đảng và Nhà nước ban cho đủ rồi, thỉnh thoảng có ai biếu xén quà cáp dưới mức tình cảm thì mình nhận, còn theo kiểu hối lộ thì thôi, trả lại cho yên tâm…”
Bà vợ ông Bí thư bĩu  môi :
“ Có thật quà trên mức tình cảm thì ông trả lại không ? Thế cái  hột xoàn năn ngoái mấy thằng lâm tặc nó dúi cho ông là trên mức tình cảm hay  vẫn còn dưới ? Còn cái nhà này đổ thêm hai tấm tụi Công ty xây dựng Sàigòn ra đây làm công không, lại bao luôn cả vật liệu xây dựng với cả trang trí nội thất nữa thì có còn là quà dưới mức tình cảm nữa không ?”
Ong Bí thư huyện cười hề hề :
“ Ba cái thứ lẻ tẻ đó nhằm nhò gì ? Chẳng qua bằng con muỗi so với các đồng chí cán bộ cao cấp. Như vụ thằng Nhật bản hối lộ Tổng Giám đốc dự án đông tây Sàìgòn, rồi vụ thàng Uc hối lộ cho Thống đốc ngân hàng Lê Đức Thuý …những vụ đó toàn cỡ chục triệu đôla trở lên cả. Toàn to bằng con voi so với mình chỉ là con chuột nhắt  ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện cười sung sướng :
‘ Vậy mình vẫn trong vòng an toàn à. Nói thế thôi, em hoàn toàn nhất trí với mình, mình cứ mèo nhỏ bẳt chuột con thôi. Bì sao được Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng, Thủ tướng …Mấy cha toàn ăn tiền triệu đôla trở lên cả. Mình không bằng cái móng chân của mấy cha…”
Ong Bí thư huyện phụ hoạ :
“ Đúng đấy, các đồng chí đó giờ thành những con ma đói cả rồi, bao nhiêu cũng ăn, miếng lớn mấy cũng đớp , toàn là bao che lẫn nhau chẳng sợ gì ai . Nhưng mà rồi tôi tin trời có mắt đấy, như các cụ ta đã dậy “dời cha ăn mặn đời con khát nước , sau này rồi mới biết thân biết phận…”
Bà vợ bĩu môi :
“ Sai rồi ông ơi. Các cụ ta nói không phải câu nào cũng đúng cả đâu. Như mấy “con ma đói” ông vừa nói đó. Con nào con nấy “ăn mặn” tới cả triệu, cả tỉ đôla mà con cháu tụi nó có làm sao đâu, con cái các cụ nghiễm nhiên ngồi ghế Thư Bộ trưởng cả. Cứ nhìn vào hàng ngũ lãnh đạo Đảng và Nhà nước coi, có con ma đói nào không thuộc dòng dõi “các cụ”. Vậy đời cha ăn mặn đời con khát nước chỗ nào. Có đời cha ăn mặn đời con lại ăn vã muối nữa thì có …”
Hai vợ chồng cứ chuyện trò lan man chẳng đâu vào đâu, bất chợt có chuông điện thoại. Tưởng ai, hoá ra ông luật sư.  Bà vợ ông Bí thư huyện nghe máy giật mình. Thằng cha này ghê thật. Mình vừa mới về chưa kịp nghỉ ngơi hắn đã gọi rồi. Ong luật sư không biết bà vợ ông Bí thư huyện đang ngồi trước mặt chồng cứ thao thao bất tuyệt :
“ Từ lúc em lên xe về anh cứ nghĩ ngợi lan man, đầu óc không sao tập trung. Mọi ngày anh thường giải khát băng càphê đá, chẳng hiểu sao hôm nay lại bảo cô thứ ký đi tìm mua sữa chua đánh đá mới chết . Anh phải thử coi cái nước giải khát này tuyệt vời đến đâu mà gây nghiện cho em  ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện  nở nang từng khúc ruột. Chưa bao giờ bà được  nghe  giọng đàn ông nào nói với mình ngọt ngào, ân cần đến thế. Thật chẳng bù cho cái lối nói giật cục, khàn khàn vịt đực lại trọ trẹ tiếng miền Trung của đức ông chồng lắm lúc nghe bà chỉ muốn bịt tai .
Ong Bí thư huyện  thấy vợ cứ áp tai mãi vào cái  ống điện thoại, mặt thì sáng rỡ, miệng cười hết cỡ liền nổi máu ghen, sa sầm mặt :
“ Bà nói chuyện với ai ?”
Bà vợ chợt tỉnh cơn say, vội vàng  :
“ À…à…ông luật sư hỏi xem đã thảo luận vói ông chồng chưa ? Nếu quyết định rồi thì hôm nào về Hà Nôi để ký hợp đồng ? Hay ông nói chuyện trực tiếp vơi anh ta nha…”
Bà lại nói với ông luật sư ông Bí thư huyện uỷ đang ở đây, nếu muốn ký hợp đồng  thì nói chuyên trực tiếp với ông ấy. Bên kia đầu giây, ông luật sư mừng rỡ. Từ lúc bà phu nhân lênn xe trở về, ông đã kịp tra cứu về nhân thân ông Bí thư huyện. Chi tiết đã có đoàn thanh tra về làm việc với thường vụ huyện uỷ về vụ ông Bí thư huyện bị dân viết thư tố cáo ăn tiền của đám lâm tặc làm ông mừng rơn. Ong đã có trong tay con át chủ bài “đối thoại” với ông Bí thư huyện rồi, một khi nắm được ông này thì vụ thân chủ ông kiện ông Chú tịch xã bị ách tắc mấy năm nay nhất định khai thông. Ong đang còn tìm cách tiếp cận ông Bí thư huyện sao cho thật tự nhiên thì thật không ngờ, bà vợ ông ta hiến cho ông cơ hội vàng. Ong rối rít :
“ vậy tốt lắm,,,tốt  lắm,,,cho anh nói chuyện với ông xã em đi…”
Bà vợ ông Bí thư huyện lập tức đưá ống nói cho ông chồng. Ong này miễn cưỡng cầm lấy, áp vào tai lắng nghe vẻ thờ ơ.
                          (còn tiếp)

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

                Thân gửi các bác Lớp Toán DHTH 68-72

    Vì không thích dùng FB, để thay thế mạng xã hội này
          tôi có số Viber:+49 179 495 2629 và muốn 
            giao lưu cùng các bác, khi có điều kiện. 
      
                     Đặc biệt tôi muốn biết thông tin về hai bác:
                                         Trần-Phát-Diệp và Lê-Ngọc-Oánh  

                                                 ( Chu-Văn-Keng  Kính báo )

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU - KỲ 210                                                                                                                                                                                                         


 
 
 
Bà vợ ông Bí thư huyện  mắt sáng lên :
“ Đúng đúng…ăn uống phải tính toán khoa học, kỹ lưỡng vậy ? Thế trong thực đơn phụ nữ Mỹ có món sữa chua đánh đá không ?”
Ong luật sư trợn mắt :
“ Có chứ sao không ? Sữa chua tên khoa học là yaourt là món ăn dinh dưỡng đại bổ, vừa mát gan vừa mát da, da dẻ mịn màng, hồng hào  phụ nữ phải ăn chớ ?”
Bà vợ ông Bí thư sung sưởng :
“ Vậy tôi thường xuyên ăn sữa chua đánh đá là đúng rồi. Vậy ngoài món này ra thực đơn phụ nữ Mỹ còn gì nữa không ?”
Ong luật sư vỗ trán nói bừa :
“ Có chớ…tôi thấy họ rất hay ăn tôm hùm hấp …hấp bia…”
Bà vợ ông Bí thơ huyện kêu lên :
“ Tôm hùm hấp bia…vậy mà người ta biếu ông nhà tôi cứ bảo không nên ăn loại này , ngon nhưng nhiều chất …chất gì đó dễ làm tắc mạch máu…”
Ong luật sư đỡ lời :
“ Cholesterol… nó là cái chất rác ở trong máu như trong lòng đỏ trứng gà , óc lợn, hay gan gà mới có nhiều kìa. Còn tôm hùm..cũng có …nhưng …chút chút thôi…”
Ong luật sư biết mình nói bậy, cái món tôm là nhiều cholesterol nhất hạng, nhưng thỉnh thoảng mới ăn do biếu xén có sao. Tuy nhiên bà vợ ông Bí thư huyện lại sốt sắng :
“ Nếu vậy để tôi bảo ông nhà tôi đặt mua tận cơ sở nuôi tôm hùm trong Cam Ranh thì sẵn lắm. Bảo đảm ngày nào cũng có tôm tươi. Cái món tôm hùm này lạ lắm. Chỉ ăn lúc nó còn tươi sống thôi. Mang đông lạnh là hỏng …”
Ong luật sư tỏ vẻ hiểu biết :
“ Nếu vậy chắc chỉ có tôm hùm Việt Nam mới không đông lạnh thôi. Ở Mỹ người ta đánh bắt tôm hùm ở biển Alaska rồi luộc ngay lên cho vào đông lạnh chở đi bán. Mình mua về cứ thế ăn thôi, khỏi đun nấu gì hết…”
Bà vợ ông Bí thư huyện uỷ ngần ngừ :
“ Để tôi phải hỏi lại bên y tế mới được. Ngộ nhỡ tôm Mỹ nó khử hết chất rác rồi nên ăn không sao, còn tôm hùm của mình vẫn để nguyên xi ăn vào nhỡ tắc mạch máu thì chết…”
Ong luật  bấm bụng cười. Hoá ra thời nay ngay đến cấp bà huyện mà ăn uống cũng cảnh vẻ, cao cấp đến xơi thường xuyên cả tôm hùm thì đủ biết quan huyện nhà ta đẽo của dân tới mức nào.  Ong cười nịnh :
“ Bà cẩn thận vậy nên lắm. Phải hỏi cho rõ cái hàm lượng cholesterol trong tôm hùm Việt Nam thì mới yên tâm. Nhỡ ra hàm lượng nó cao ông bà ăn nhiều nó gây ách tắc mạch máu thì nguy hiểm …”
Câu chuyện tôm hùm đang sôi nổi thì cô thư ký bưng cốc “ sữa chua đánh đá” vào. Ong luật sư đứng ngay dậy đón lấy hỏi lại :
“ Có đúng là sữa chua đánh đá không cô ?”
Cô thư ký cố nhịn cười :
“ Dạ…đúng là “sữa chua đánh đá” thứ thiệt đấy ạ.”
Ong luật sư  trân trọng đưa cho bà vợ ông Bí thư . Bà này cầm lấy lấy thìa ngoáy ngoáy trong cái nhìn hồi hộp của cả cô thư ký lẫn ông luật sư. Bất chơt bà kêu lên :
“ Cái này vẫn chưa phải sữa chua đánh đá…”
Cô thư ký tái mặt :
“ Dạ đúng yaourt…à sữa chua bỏ đá vào rồi đánh lên đấy ạ …”
Bà vợ ông Bí thư lắc đầu :
“ Đó…mới đó thôi mà đã làm sai rồi…tôi bảo cô là bỏ đá nhỏ bằng hạt ngô vào chứ có phải đá cục thế này đâu…”
Cô thư ký cãi :
“ Dạ ở đây người ta chỉ có đá cục với đá bào nhỏ thôi ạ…”
Ong luật sư vội vã :
“ Ở đây không có thì đi chỗ khác tìm nhá…sữa chua đánh đá là phải dùng loại đá hòn nhỏ như hạt ngô kìa…”
Bà vợ ông Bí thư gật đầu sướng nở nang mặt mày  :
“ Đúng …đúng…cái loại đá hòn nhỏ như hột ngô ấy kia…”
Cô thư ký đành cầm cái cốc ‘sữa chua đánh đá cục” kia đi đổi thành đá hòn. Bà vợ ông huyện uỷ nhìn theo đắc ý :
“ Ay cái tính tôi nó vậy. Đã ăn là phải ăn cho đúng vị, đúng quy cách, không thì thôi… “
Ong luật sư cười nịnh:
“ Dạ đúng thế…vậy mới gọi là người sành điệu chớ ?”
Ngoài miệng  thơn thớt vậy thôi, trong bụng ông chửi thầm. Mẹ cái con mẹ nhà quê học làm sang. Thật đúng là cái thời “chó nhảy bàn độc” các bà lớn phu nhân các quan lớn toàn loại chân đất mắt toét nhảy lên, có đắp vàng, kim cương lên người thì vẫn lộ ra chất nhà quê “yếm thủng tày dần”. Ong chửi trong bụng vậy thôi, ngoài miệng vẫn phải  xởi lởi đổi xưng hô :
“ Trong lúc chờ cô thư ký mang sữa chua đánh đá về …em với anh …bàn công chuyện đi…”
Bà Bí thư huyện đỏ dừ cả mặt.Chắc so về tuổi nhất định bà phải hơn ông luật sư. Vậy mà ông ta cứ “anh anh em em “ ngọt xớt “ làm bà nở một nụ cười õng ẹo :
“ Bàn công chuyện à… ừ thì mình bàn đi…anh muốn bàn gì nào ?”
Ơng luật sư uốn giọng :
“ Trước hết em tìm đến đây có việc gì nào ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện kể lể chuyện mẹ chồng có mỗi ông con trai một là ông Bí thư huyện, của nổi của chìm của bà cũng kha khá, nào vốn mấy tỉ đồng, nào nhà mặt phố bưôn bán…chỉ có điều..bà nhấn mạnh :
“ Nếu sau này bà mẹ chống em nằm xuống thì chồng em là con trai của bà có được thừa kế toàn bộ tài sản đó không ?”
Ông luật sư mỉm cười :
“ Vậy thì em yên tâm đi…mẹ chồng em chết nhất định toàn bộ tài sản sẽ do chồng em thừa kế chứ còn ai nữa…”
Bà vợ ông Bí thư huyện  tươi mặt :
“ Thế à…chồng em được hưởng tất à…có chắc như thế không ?”
Ông luật sư lại cười :
“ Tất nhiên với một điều kiện…”
Bà vợ ông Bí thư hồi hộp :
“ Điều kiện gì ?”
Ông luật sư dõng dạc :
“ Bà ấy phải viết di chúc để lại  cho con trai tức chồng em …”
B vợ ơng Bí thư xanh mặt :
“ Phải viết di chúc à ? Mẹ ruột cũng phải di chúc cho con ruột lại là con một à ?”
“Di chúc chớ ...ngộ nhỡ bà giận đứa con truất quyền thừa kế của nó, cúng hết tài sản cho người khác thì sao ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện :
“ Thế thì không xong rồi. Bởi lẽ bà mẹ chồng em  vốn không hợp với ông xã em, lại thêm bà ấy rất ghét em. Bởi vậy mong gì bà ấy lập di chúc để của nả lại cho con trai…”
Ông luật sư gật đầu :
“ Đúng như vậy. Đã có nhiều tường hợp vì giận con , mẹ lại di chúc giao quyền thừa kế cho cháu họ xa kìa. Con ruột của bà kiện đi kiện lại cũng chẳng ăn thua. Đã có luật thừa kế rồi…cứ theo vậy mà thi hành chứ biết sao ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện  cau mặt :
“ Anh nói thế thì hết chuyện rồi còn gì ? Nếu vậy thì em còn tới gặp anh làm gì. Thôi thôi chào anh…tôi về…”
Ông luật sư cuống lên, có níu kéo :
“ Ấy ấy khoan đã…khoan đã…nhất định anh sẽ tìm ra cách giải quyết mà…”
Bà vợ ông Bí thư huyện đỏi thái độ  :
“ Có thế chứ…nếu không thì cái  văn phòng luật sư này mở ra làm quái gì ?”
Ong luật sư im lặng Trong bụng ông nắc nỏm : ghê gớm thật, con mẹ mày nom vậy mà ghê gớm thật…
Mẹ chồng chưa chết mà đã lo chuyện thưà kế tài sản. Chắc mẹ chồng căm ghét con dâu bằng đào đất đổ đi nên con dâu mới cuống cuồng chuyện di chúc đến thế ? Trong truờng hợp này thật khó mà thuyết phục bà mẹ chồng , có khi lửa đổ thêm dầu càng thuyết phục càng làm bà mẹ chồng nổi giận lên thì hết đường cứu chữa.
Tuy nhiên ông luật sư là người luôn luôn tìm ra cái “khả thi” trong một tình huống “bất khả”. Ong thừa biết yêu cầu của bà vợ ông Bí thư huyện rất khó đáp ứng. Quyết định cuối cùng vẫn là tờ di chúc của bà mẹ chồng. Trước hết vẫn phải tìm cách lọt được vào con tim của bà để bà dồn hết tình thương và cũng tức là tài sản cho con trai. Nếu không xong, phải chuyển sang phương án hai : tác động trực tiếp vào bản di chúc. Tất nhiên, “tuỳ tiền biện lễ”, còn chờ xem vợ chồng ông Bí thư huyện uỷ “chịu chi “ tới đâu, ông sẽ tính tới đó.
Bà vợ ông Bí thư huyện thấy ông luật sư cứ ngồi ngẩn không nói năng gì, bà sốt ruột :
“ Vậy rồi anh có nhận giải quyết vụ này cho..”em” không ?”
Bà có uống giọng chữ “em” sao cho nó ngọt xớt và liếc nhìn ông luật sư, cười tủm tỉm làm ông  giật thót vội vàng :
“ Có chớ…có chớ…dù khó đến đâu cũng phải tìm cách tháo gỡ cho ra chớ….”
Bà vợ ông Bí thư huyện rút trong ví ra chiếc phong bì, vui vẻ :
“ Vậy mới gọi là luật sư chân chính chớ ? Em gửi anh chút tiền tạm ứng để anh nghiên cứu phương án thực hiện. Làm sao mình phải nắm chắc cái di chúc ấy theo ý mình…”
Ong luật sư chớp mắt đã nhét được chiếc phòng bì vào ngăn kéo nhanh tới mức bà vợ ông Bí thư phải trố mắt ra nhìn. Ong cười hỉ hả :
“ Yên trí…đã không nhận thì thôi những mà đã nhận rồi thì nhất định thân chủ phải thắng kiện…”
Lập tức ông nhận ra ngay mình nói hớ, vội chữa ngay :
“ À quên…nhất định thân chủ phải được toại nguyện…”
Bà vợ ông Bí thư gật đầu :
“ Có thế chứ…em nghe hai chữ “thắng kiện” mà giật mình, không lẽ con lại đi kiện mẹ ?”
Ong luật sư cười cười :
“ Đúng rồi..trong vụ này có kiện cáo gì đâu. Tuy nhiên ngày nay con kiện mẹ, bố kiện con, anh em kiện nhau là cái…sự thường …”
Bà vợ ông Bí thư trố mắt :
“ Lại còn thế nữa kia ?”
“ Thế đã ăn thua gì. Văn phòng này còn nhận bào chữa cho những vụ kinh khủng hơn nữa kia. Có một ông cháu túng tiền đi hát karaoke thế là về đập búa vào đầu ông nội lấy tiền rồi xả xác ông ra làm nhiều mảnh, gói lại thả trôi sông…”
Bà vợ ông Bí thư huyện xanh mặt :
“ Trời đất ôi…vậy mà anh cũng nhận bào chữa cho tên mặt người dạ thú ấy ư ?”
Ong luật sư điềm nhiên :
“ Thú cũng không ăn thịt con…thằng này còn ác độc hơn cả thú…tuy nhiên anh là luật sư vẫn có trách nhiệm bào chữa giảm nhẹ tội cho hắn. Bởi vậy lẽ ra nó phải lãnh án tử hình, nhờ anh cãi nên hội đồng xét xử đã hạ xuống án chung thân…”
Bà vợ ông Bí thư huyện cười cười :
“ Nếu vậy thằng đó phải tạ lễ anh vài trăm triệu ?”
Ong luật sư lắc đầu :
“ Không không…thàng này đã giết cả ông nội lấy tiền đi hát karaoke thì thuốc loại nghghèo mạt rệp. Trông mong tièn bạc gì pử hắn. Anh cãi cho nó để lấy uy tín thôi…còn moi tiền thì phải nhắm tới các …đại gia…”
Nhìn vẻ thất sắc trên mặt bà vợ ông Bí thư huyện, ông luật sư biết mình nói hớ, vội vàng chống chế :
“ Anh nói đại gia là loại có ngàn tỉ trở lên kìa. Còn như em anh chỉ cãi trên tinh thần nhân danh công lý thôi…”
Bà vợ ông Bí thư huyện cười nhạt :
“ Anh hùng gớm nhỉ ? Bây giờ mà vẫn còn có công lý để anh nhân danh nó nữa kia à ?”
Ong luạt sư đỏ mặt :
“ Ô hay…các quan Toà khi xử thì nhân danh “nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” còn luật sư các anh thì nhân danh cái gì ? Không lẽ lại nhân danh “pháp luật “ à ? Cái đó phải dành cho bên công tố tức Viện kiểm sát.Bởi vậy mình phải tự nhận là “nhân danh công lý “ thôi…”
Bà vợ ông Bí thư huyện  bật cười :
“ Thảo nào mà dân nghèo ra Toà toàn thua thôi…”
Ong luật sư tròn mắt :
“ Em nói vậy là sao “
“ Thì anh cãi nhân danh công lý mà công lý là cái lý của công, tức của Nhà nước, nên dân có kiện cán bộ thì bao giờ dân cũng thua là pải rồi…”
Ong luật sư bật cười :
“ Hoá ra em cũng thông thuộc luật lệ quá nhỉ ? Đúng là đáng mặt phu nhân Bí thư huyện uỷ …”
Bà vợ ông Bí thư lắc đầu :
“ Luật lệ bây giờ là luật rừng , là luật của Đảng. Bởi vậy nhiều vụ to đùng “thâm ô tài sản xã hội chủ nghhiã” thế mà để lâu ngày rút xuống “ sai phạm do thiếu tinh thần trách nhiệm”. Đó…đó là công lý mà anh đang nhân danh đó…”
Ong luật sư kinh ngạc, há hốc miệng nhìn bà vợ ôgn í thư huyenẹ uỷ. Oi trời ôi, sao con mẹ này mồm miệng đáo để vậy nhỉ ? Hoá ra bà ta biết hết mọi chuyện, cứ giả vờ làm con nai vàng ngơ ngác vậy thôi, chứ bà ta biết tuốt, biết tuốt. À thôi phải rồi, thế nào mọi chuyện ở huyện thế nào ông Bí thư huyện chẳng mang về kể cho vợ nghe. Mà không chừng chính bà lại xỏ mũi ông Bí thư huyện cũng nên. Thảo nào mà bà ăn nói đáo để thế. Toàn những chuyện cốt lõi chết người trong Toà với ngoài Toà cả. Cứ như chính bà là thẩm phán vậy. Kiểu này đúng là “kẻ cắp gặp bà già” chớ có mong xỏ mũi bà ta. Cứ phải là thành thưục hợp tác hai  bên cùng có lợi thì mới mong tiến tới thiết lập quan hệ. Nghĩ vậy ông hạ giọng :
“ Thôi thôi…không bàn chuyện dông dài nữa…Giờ ta bàn vào vấn đề chính…anh hỏi thật em vì sao mẹ chồng em lại ghét em như thế ? Các cụ có nói dâu là con rể là khách kia mà…”
Bà vợ ông Bí thư huyện  uỷ lắc quày quạy :
“ Xưa lắm rồi ong ơi…ngày nay dâu rể gì cứ có nhiều tiền đều trở thành con hết, ngược lại không tiền thì đừng hòng “mẹ mẹ con con”. Ở quê tôi có một bà mẹ có thằng con trai chẳng có tài cán gì, chỉ làm chân bảo vệ xoàng. Mèo mù vớ cá rán làm sao lại lấy được con gái ông Viện trưởng Việt kiểm sát tỉnh. Thế là đúng theo tinh thần “dâu là con”, bà mẹ coi con dâu thân thiết còn hơn cả còn trai. Thậm chí cả làng đồn rầm rĩ lên là nó cắm sừng con trai mình mà bà mẹ vẫn bênh con dâu chằm chặp. Thằng con trai có ca cẩm chuyện đó đều bị mẹ mắng át đi. Vì sao vậy ? Vì con dâu có tiền chứ sao ? Tôi mà có chứng hai cái nhà mặt tiền với chục hecta trang trại coi. Bà mẹ chồng tôi lại không suốt ngày ôm ấo con dâu ấy à ?”
Ong luật sư cười  cười :
“ Thì cái nước mình giờ nó thế mà…Tuy nhiên anh chắc em gây ra chuyện gì lớn lắm nên mẹ chồng em mới giận vậy chứ nếu không có nhà mặt phố với trang trại thì bà cũng chẳng giân đến thế đâu ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện thở hắt ra :
“ Thôi..em cũng chẳng giấu anh làm gì…cứ cho anh biết bằng hết mọi chuyện để anh còn lo thu xếp…bà mẹ chồng em ghét em nhất về cái tội không chịu đẻ cho bà đứa cháu nội. Có vậy thôi…”
.                                                    (còn tiếp)