Về
bài thơ "Vợ tôi dở dại dở khôn…"
Bùi
Hoàng Tám
Khoảng
năm 1990, khi đó báo Văn Nghệ tổ chức cuộc thi thơ rất hoành tráng. Nhà thơ tật
nguyền Đỗ Trọng Khơi được giải nhì với chùm "Ánh trăng". Do không đi nhận giải
được, báo Văn nghệ tổ chức về tận nhà trao giải. Đoàn gồm nhà văn Nguyễn Khắc
Trường- Phó TBT, trưởng ban thơ Bế Kiến Quốc...
Hôm ấy, Hội Văn nghệ Thái Bình tiếp đoàn ở quán cạnh nhà tôi. Dạo đó, tôi còn bán thịt chó ở Thái Bình (nhân dân Thái Bình có tặng tôi 2 câu thơ: Thái Bình có chú Bùi Hoàng - Tám bán quán thịt... chó làm thơ hay. Giời ạ, tôi làm thơ ra cái... chó gì).
Hôm ấy, Hội Văn nghệ Thái Bình tiếp đoàn ở quán cạnh nhà tôi. Dạo đó, tôi còn bán thịt chó ở Thái Bình (nhân dân Thái Bình có tặng tôi 2 câu thơ: Thái Bình có chú Bùi Hoàng - Tám bán quán thịt... chó làm thơ hay. Giời ạ, tôi làm thơ ra cái... chó gì).
Nhòm qua khe cửa, thấy nhà thơ Bế Kiến
Quốc đeo kính, ngồi quay lưng ra phía ngoài. Tôi bèn gấp mấy bài thơ, đưa cho
cô con gái khi đó mới 9 - 10 tuổi bảo: Con đem sang đưa cho cái bác đeo kính
kia nhé. Nhìn qua khe cửa, tôi mong ông giở ra lướt qua cho một cái. Nhưng
không. Ông thản nhiên cuộn cuộn nhét vào cái túi như túi dết rồi tiếp tục câu
chuyện. Thế là toi rồi. Tôi tự nhủ.
Cũng cần nói thêm ngày ấy được in thơ trên
báo Văn Nghệ là niềm mơ ước không chỉ của loại văn sĩ tép riu như tôi. Nếu tôi
nhớ không nhầm thì dạo đó, lũ văn sĩ ở Thái Bình mới chỉ có khoảng 5 -6 người
(nói như quê tôi là chưa đầy một cỗ) có thơ in trên Văn nghệ. Tôi nhớ có lần
chúng tôi đang ba hoa thơ phú, một nhà thơ đàn anh ngồi lặng lẽ nghe, rồi phán
nhẹ một câu: "Năm một nghìn chín trăm mấy mấy, mình có bài in trên Văn
Nghệ". Thế là chao ôi, cả bọn ngồi im như thóc giống. Vì vậy chuyện được
in trên Văn nghệ như một chứng chỉ "bảo kê" cho tầm văn chương
"vượt qua phà Tân Đệ". Do đó, tuy thất vọng não nề nhưng tôi không
buồn và cũng mau quên "niềm vinh quang" ảo tưởng đó đi.
Mấy tuần sau, tôi ra bưu điện mua báo Văn
Nghệ. Lại nói thêm rằng Văn Nghệ thời Nguyên Ngọc là niềm chờ đợi mỗi chiều thứ
sáu. Người ta mong ngóng, người ta chờ đợi như chờ cửa hàng thực phẩm bán cá mè
ranh cắt ô số 6, đợi như đợi kết quả số đề. Cầm tờ Văn Nghệ trên tay, đọc lướt
qua trang nhất, phần giới thiệu nội dung. Giời ạ, gì thế này. Tôi xoa mặt, dụi
mắt: Thơ Bùi Hoàng Tám... Dụi hai ba lần cho tỉnh hẳn, tôi tự trấn an: Chắc
thằng cha nào đó cùng tên chứ mình thì làm gì có cửa!? Giở trang trong. Giời
đất ơi, thơ mình. Đúng thơ của mình. Tự dưng thấy chân tay rủn rủn, mồ hôi lấm
tấm lưng, tóc gáy hơi giật giật.
Tôi không biết lão ÔBAMA với lão JONMĂCKÊN
khi trúng cử tổng thống Mỹ mừng đến mức nào nhưng cứ theo tôi, khó có thể hơn
tôi khi đó. Thế là từ nay trong các cuộc nhậu tôi sẽ im lặng. Đợi đến lúc cao
trào nhất, tôi mới gại giọng bảo rằng: Năm một nghìn chín trăm mấy mấy, mình có
bài in trên Văn Nghệ... Cứ nghĩ đến mấy lão bạn thơ hàng tỉnh mặt nghệt ra như
ngỗng ỉa, mồm câm như thóc giống thì còn gì sung sướng cho bằng nữa. Hình như
khi đó, để trấn tĩnh mình, tôi lẩm bẩm hát "Tổ quốc ơi, ta yêu người mãi mãi" hay "Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay"... Đại loại thế.
Sẵn có 10 ngàn trong túi, tôi mua tất
cả 5 tờ Văn nghệ. Rồi lặng lẽ leo lên gác xép để nhấm nháp niềm hạnh phúc. Tôi
như chú gà, đẻ được quả rứng muốn vỗ cánh chạy toáng ra đường mà hét lên cục ta
cục tác. Nhưng do không là gà nên dành cục tác thầm vậy.
Đêm đó tôi trằn trọc, thỉnh thoảng lại sờ tay xuống gối xem thật hay mơ. Bây giờ kể lại chuyện này, có thể có người bảo 'Lại bốc phét" nhưng đó là cảm giác rất thật. Không vui sao được khi từ ngày mai, trong những cuộc nhậu, khi mọi người đang "khủng bố thơ ca", tôi sẽ lặng im, rất lặng im, chờ cho mọi người lắng giọng mới thủ thỉ rằng: Năm .... cứ nghĩ đến đó đã sung sướng phát rồ, phát dại lên rồi. Thế là từ mai, tôi sẽ đổi thành phần, nâng giai cấp. Tôi sẽ như bố tôi ngày cải cách ruộng đất được từ địa chủ biến thành trung nông. Còn với tôi, sẽ là một cuộc cách mạng số phận từ thằng bán thịt chó tỉnh lẻ trở thành nhà thơ có tác phẩm vượt bến phà Tân Đệ.
Đêm đó tôi trằn trọc, thỉnh thoảng lại sờ tay xuống gối xem thật hay mơ. Bây giờ kể lại chuyện này, có thể có người bảo 'Lại bốc phét" nhưng đó là cảm giác rất thật. Không vui sao được khi từ ngày mai, trong những cuộc nhậu, khi mọi người đang "khủng bố thơ ca", tôi sẽ lặng im, rất lặng im, chờ cho mọi người lắng giọng mới thủ thỉ rằng: Năm .... cứ nghĩ đến đó đã sung sướng phát rồ, phát dại lên rồi. Thế là từ mai, tôi sẽ đổi thành phần, nâng giai cấp. Tôi sẽ như bố tôi ngày cải cách ruộng đất được từ địa chủ biến thành trung nông. Còn với tôi, sẽ là một cuộc cách mạng số phận từ thằng bán thịt chó tỉnh lẻ trở thành nhà thơ có tác phẩm vượt bến phà Tân Đệ.
Nhìn sang bên cạnh, thấy mụ vợ cứ thản nhiên
ngủ mà bực cả mình. Người đâu mà vô duyên thế, cái ngày trọng đại như thế này
mà y ngủ được thì rõ là loại vợ gì không biết. Đã thế lại còn ngáy, tiếng ngáy
du dương, bổng trầm như có vần, có điệu mới tức nữa. Rồi chợt nhớ, chưa báo cho
hắn biết thì hắn làm sao mà chẳng ngủ, chẳng ngáy. Đợi đấy sáng mai, ta sẽ
trịnh trọng tuyên bố để cho mụ biết tay. Từ mai, ta sẽ tha hồ uống rượu rồi nếu
vợ cằn nhằn, ta sẽ bảo làm thi sĩ mà không có bầu rượu túi thơ thì là loại thi
sĩ hạng bét. Và từ mai, ta cũng quyết không rửa bát, quét nhà nữa. Một nhà thơ
lớn không thể phải rửa bát, quét nhà. Đó là chân lý.
Sáng hôm sau, chờ cho mụ vợ chuẩn
bị hòm hòm hàng họ, tôi mới thẽ thọt:
- Anh có bài đăng báo Văn nghệ...
- Anh có bài đăng báo Văn nghệ...
- Cái gì...?
- Anh có bài đăng báo Văn nghệ...
- Bài gì? Mụ vợ cao giọng hỏi, kèm theo cái nhìn sắc
như dao hoạn lợn.
- Bài…THƠ!
- Bài…THƠ!
- Dí L... vào, Dí L... vào. Thơ với chả thẩn. Đi làm
hàng cho tôi bán hàng.
Tôi như người đang lên cơn sốt xuất huyết bị dội nước lạnh. Toàn thân giận run lên. Thế mà cả đêm qua, tôi cứ tưởng tượng ra cái khuôn mặt tươi như hoa mào gà của mụ khi tôi báo tin này. Thế mà... Ức thật, thế này thì ức thật. Ức hơn Chí Phèo chờ Thị Nở cái đêm ở bờ sông. Chả lẽ nhà thơ, lại chửi bậy chửi bạ như anh Chí. Đành nuốt cả "một mối căm hờn trong cuống họng". Đi nhậu. Khi chai rượu đã vơi đi già nửa, tôi chợt phì cười. Ơ, với cái mụ vợ này thì đến thằng đẻ ra thơ là mình thì mụ cũng dí L... vào từ đỉnh đầu đến gót chân chứ nói gì đến "đứa con tinh thần với chả tâm thần có tên là THI CA?". Và bật cười. Và làm thơ.
Tôi như người đang lên cơn sốt xuất huyết bị dội nước lạnh. Toàn thân giận run lên. Thế mà cả đêm qua, tôi cứ tưởng tượng ra cái khuôn mặt tươi như hoa mào gà của mụ khi tôi báo tin này. Thế mà... Ức thật, thế này thì ức thật. Ức hơn Chí Phèo chờ Thị Nở cái đêm ở bờ sông. Chả lẽ nhà thơ, lại chửi bậy chửi bạ như anh Chí. Đành nuốt cả "một mối căm hờn trong cuống họng". Đi nhậu. Khi chai rượu đã vơi đi già nửa, tôi chợt phì cười. Ơ, với cái mụ vợ này thì đến thằng đẻ ra thơ là mình thì mụ cũng dí L... vào từ đỉnh đầu đến gót chân chứ nói gì đến "đứa con tinh thần với chả tâm thần có tên là THI CA?". Và bật cười. Và làm thơ.
Thơ rằng: "Vợ tôi dở dại dở khôn - Ngày năm
bảy bận dí L... vào thơ".(*)
Nhà thơ Kim Chuông, người luôn đội mũ (vì bị ngứa đầu) và đeo kính (vì bị cận nặng) cả khi làm tình lẫn lúc... tắm (tôi đã tận mắt chứng kiến cả 2 cảnh này nên thề có trời đất, không bịa), đặc biệt là lúc nào cũng lảm nhảm đọc thơ, kể cả khi... ngủ (Anh em đã từng có lần phác họa chân dung rằng: Thái Bình có bác Kim Chuông - Đội mũ, đeo kính, cởi truồng - ĐỌC THƠ) chợt nghiêng nghiêng vành mũ lảm nhảm đọc theo. Tan cuộc, Kim Chuông về Hội (Tức là Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, chứ không phải hội Nuôi ong, mà quê tôi có thơ rằng: Từ ngày có Hội nuôi ong - Thì chất lượng mật lại không ra gì) ông ổng đọc [2 câu trên (*)].
Nhà viết kịch Trọng Khuê (lại mở ngoặc: Thái Bình có hội Văn nghê (tức là Văn nghệ) - Kim Chuông đánh vợ, Trọng Khuê đốt nhà) nghe được, mới thêm vào: "Còn tôi ra ngẩn vào ngơ - Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào L...". Bài thơ bây giờ đã có 4 câu: "Vợ tôi dở dại dở khôn - Ngày dăm bảy bận dí L... vào THƠ - Tôi thì ra ngẩn vào ngơ - Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào L...". Đến khổ thứ ba: "Kỳ này xét giải Quý Đôn - Đề nghị xét cả cho L... và THƠ" thì có hai dị bản. (Giải thưởng mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn (khổ thế) 5 năm một lần ở Quê lúa, cũng nói thêm là lần nào cũng kiện tụng. Cả giải lần này, đang xét nhưng đã kiện tùm lum rồi).
Nhà thơ Kim Chuông, người luôn đội mũ (vì bị ngứa đầu) và đeo kính (vì bị cận nặng) cả khi làm tình lẫn lúc... tắm (tôi đã tận mắt chứng kiến cả 2 cảnh này nên thề có trời đất, không bịa), đặc biệt là lúc nào cũng lảm nhảm đọc thơ, kể cả khi... ngủ (Anh em đã từng có lần phác họa chân dung rằng: Thái Bình có bác Kim Chuông - Đội mũ, đeo kính, cởi truồng - ĐỌC THƠ) chợt nghiêng nghiêng vành mũ lảm nhảm đọc theo. Tan cuộc, Kim Chuông về Hội (Tức là Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, chứ không phải hội Nuôi ong, mà quê tôi có thơ rằng: Từ ngày có Hội nuôi ong - Thì chất lượng mật lại không ra gì) ông ổng đọc [2 câu trên (*)].
Nhà viết kịch Trọng Khuê (lại mở ngoặc: Thái Bình có hội Văn nghê (tức là Văn nghệ) - Kim Chuông đánh vợ, Trọng Khuê đốt nhà) nghe được, mới thêm vào: "Còn tôi ra ngẩn vào ngơ - Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào L...". Bài thơ bây giờ đã có 4 câu: "Vợ tôi dở dại dở khôn - Ngày dăm bảy bận dí L... vào THƠ - Tôi thì ra ngẩn vào ngơ - Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào L...". Đến khổ thứ ba: "Kỳ này xét giải Quý Đôn - Đề nghị xét cả cho L... và THƠ" thì có hai dị bản. (Giải thưởng mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn (khổ thế) 5 năm một lần ở Quê lúa, cũng nói thêm là lần nào cũng kiện tụng. Cả giải lần này, đang xét nhưng đã kiện tùm lum rồi).
Dị bản
một là ở Thái Bình, nhiều người nói là của họa sỹ Hà Trí Dũng. Dũng là họa sỹ
điêu khắc, từng là ĐB QH, tác giả của tượng Trần Hưng Đạo ở Kim Môn - Hải Dương
và tượng Lê Quý Đôn ở TP Thái Bình. Dạo ấy, Dũng vừa khánh thành tượng Lê Quý
Đôn, được Giải thưởng mang tên cụ Thám hoa này. Trong một lần tức khí gì đó,
Dũng đã làm hai câu tiếp theo.
Dị bản thứ hai là của bác Nguyễn Trọng Tạo. Dạo đó, Hội Văn nghệ Thái Bình mời Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế ra chơi. Có một em tên là Oanh hay Yến đẹp nức nở và cuồn cuộn nhuệ khí như sông Đà, sông Hồng chứ không yên ả như sông Hương quê em. Người cao, chân dài, ngực nở (nghĩa là thừa tiêu chuẩn cấp bằng lái xe của bác Nguyễn Quốc Triệu mà xấp xỉ cái cân đo đong đếm của Bác Dương Kỳ Anh) lại thơm lừng nóng bỏng... Thôi, chả tả nữa kẻo... thiên hạ thèm! Bác Tạo ra cùng đợt này. Và hai câu: "Kỳ này..." là của Thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo. Chẳng biết thực hư thế nào, xin kể lại những điều mình nghe thấy.
Dị bản thứ hai là của bác Nguyễn Trọng Tạo. Dạo đó, Hội Văn nghệ Thái Bình mời Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế ra chơi. Có một em tên là Oanh hay Yến đẹp nức nở và cuồn cuộn nhuệ khí như sông Đà, sông Hồng chứ không yên ả như sông Hương quê em. Người cao, chân dài, ngực nở (nghĩa là thừa tiêu chuẩn cấp bằng lái xe của bác Nguyễn Quốc Triệu mà xấp xỉ cái cân đo đong đếm của Bác Dương Kỳ Anh) lại thơm lừng nóng bỏng... Thôi, chả tả nữa kẻo... thiên hạ thèm! Bác Tạo ra cùng đợt này. Và hai câu: "Kỳ này..." là của Thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo. Chẳng biết thực hư thế nào, xin kể lại những điều mình nghe thấy.
Khi lên Hà Nội, có lần nghe tôi kể chuyện
về "tác phẩm văn học bất hủ" này, nhà văn Nguyễn Uyển khi ấy là
Trưởng ban công tác Hội nhà báo Việt Nam và nhà báo Nguyễn Đoàn (TBT báo Bưu
điện VN) thêm vào hai câu cuối: "Mấy tay giám khảo ất ơ - Lại đem bỏ tuốt
cả thơ ra ngoài". Thế có tệ không cơ chứ. Chỉ xét mỗi... cái ấy. Xin chép lại cả bài của "tổ hợp văn
chương" đọc cho vui nhé:
Vợ tôi dở dại dở khôn
Ngày dăm bảy bận dí L... vào THƠ
Tôi thì ra ngẩn vào ngơ
Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào L...
Kỳ này trao giải Quý Đôn
Đề nghị xét cả cho L... vào THƠ
Mấy tay giám khảo ất ơ
Lại đem bỏ tuốt cả THƠ ra ngoài - (không xét).
Ngày dăm bảy bận dí L... vào THƠ
Tôi thì ra ngẩn vào ngơ
Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào L...
Kỳ này trao giải Quý Đôn
Đề nghị xét cả cho L... vào THƠ
Mấy tay giám khảo ất ơ
Lại đem bỏ tuốt cả THƠ ra ngoài - (không xét).
Bài thơ
này, nhiều người về sau cứ tưởng của tôi tất cả. Nhưng thực tình, tôi chỉ là kẻ
làm câu đầu tiên, và có ¼ sản phẩm. Xin học tinh thần tự phê nghiêm túc của báo
Lao động mà "Nói lại cho rõ".
Đoạn kết
Bài thơ từ đó lan truyền, nhiều
người bạn khi giới thiệu tôi với người lạ thường gắn liền tên người với tên
tác phẩm. Kiểu: Đây là Bùi Hoàng Tám "Vợ tôi nửa dại...". Điều ngạc
nhiên là cách giới thiệu này rất hiệu quả chứng tỏ bài thơ đã được "toàn
dân" biết. Sau này, nhà thơ Nguyễn Huy Thiệp trong bài "Trò chuyện với hoa
Thủy tiên" có trích dẫn:
"Giai thoại có một nhà thơ nói về thơ trong tình cảnh sau đây (tôi đã đưa chuyện này vào trong tiểu thuyết của tôi vì nó quá hay) khá tiêu biểu cho thực tế đó: Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ - Hôm qua nó bảo dí thơ vào L... - Vợ tôi nửa dại nửa khôn - Hôm nay nó bảo dí L... vào thơ, tôi cũng không phủ nhận cảm tình của nhân dân đối với thơ nhưng quả thực trên thực tế, cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chung, chỉ là nhưng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó. Nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa" (nguyên văn).
"Giai thoại có một nhà thơ nói về thơ trong tình cảnh sau đây (tôi đã đưa chuyện này vào trong tiểu thuyết của tôi vì nó quá hay) khá tiêu biểu cho thực tế đó: Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ - Hôm qua nó bảo dí thơ vào L... - Vợ tôi nửa dại nửa khôn - Hôm nay nó bảo dí L... vào thơ, tôi cũng không phủ nhận cảm tình của nhân dân đối với thơ nhưng quả thực trên thực tế, cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chung, chỉ là nhưng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó. Nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa" (nguyên văn).
Rất may
cho tôi là bài này của bác Nguyễn Huy Thiệp in sau khi tôi đã vào Hội Nhà văn
rồi. Nếu không thì chắc đứt vì có một ông trong Hội đồng nói thẳng rằng
"nếu thằng Thiệp nó tung ra trước thì chú mày... mạt kiếp". Giời ạ,
may thế. Tôi vào Hội như một thứ giời cho, xin kể chuyện này vào dịp khác.
Chị em ta khi cho con bú
Vú bên này và vú bên kia
Nhớ rằng luôn phải phân chia
Hôm qua vú nọ, hôm kia vú này....
Bùi tôi xin thêm 2 câu để khuyến cáo anh em:
Anh em táy máy cái tay
Hôm kia vú này, hôm nọ vú kia
Cả khi trót dại, ơ kìa...!
Nhớ rằng luôn phải phân chia cho đều.
Bài thơ về vú
Gần
đây, dư luận xã hội xôn xao xung quanh chuyện vú vế chị em với bằng lái ô tô,
xe máy, xin kể lại câu chuyện liên quan đến vú vê sau đâ.
Ngày xửa ngày... chưa xưa, để tuyên truyền cho chị em phụ nữ biết cách làm đẹp cơ thể, hai ti đều đặn, không bị "lệch lạc quan điểm" bên nhỏ, bên to, ngành y tế tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền cho chị em đang nuôi con nhỏ cách chăm sóc vú bằng rất nhiều băng zôn, khẩu hiệu. Để thể hiện văn học luôn bám sát đời sống xã hội, phản ánh hiện thực cuộc sống mà các nhà "ní nuận" nước nhà gọi là Dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, có bài thơ rằng:
Ngày xửa ngày... chưa xưa, để tuyên truyền cho chị em phụ nữ biết cách làm đẹp cơ thể, hai ti đều đặn, không bị "lệch lạc quan điểm" bên nhỏ, bên to, ngành y tế tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền cho chị em đang nuôi con nhỏ cách chăm sóc vú bằng rất nhiều băng zôn, khẩu hiệu. Để thể hiện văn học luôn bám sát đời sống xã hội, phản ánh hiện thực cuộc sống mà các nhà "ní nuận" nước nhà gọi là Dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, có bài thơ rằng:
Chị em ta khi cho con bú
Vú bên này và vú bên kia
Nhớ rằng luôn phải phân chia
Hôm qua vú nọ, hôm kia vú này....
Bùi tôi xin thêm 2 câu để khuyến cáo anh em:
Anh em táy máy cái tay
Hôm kia vú này, hôm nọ vú kia
Cả khi trót dại, ơ kìa...!
Nhớ rằng luôn phải phân chia cho đều.
(CVK st)
Nhân đây người st xin có bài thơ:
Gửi Thi Sỹ họ Bùi
Nhân đây người st xin có bài thơ:
Gửi Thi Sỹ họ Bùi
Làm thơ có ngại tiếng đồn
Cảm thông vợ Bác dí L. vào thơ !
Chấp chi nửa tỉnh nửa mơ
Thử làm ngược lại, xem thơ thế nào?
Mơ màng trong giấc
chiêm bao
Vượt phà Tân Đệ,
lúc nào không hay
Nhờ đâu Bác gặp vận
may
Công đầu vợ Bác, ơn
này khắc sâu…
CVK
Ôi, cười vỡ bụng, quặn cả ruột:
Trả lờiXóaTôi thì dí mắt màn hình
Quên lời vợ dặn: "nào mình đi ngu" (ngủ)
Cám ơn Chu thi sĩ nha. Và cám ơn Bùi thi sĩ đất "chị em năm tấn".
Thuận mếu vì cười (3/9/2012).