CẢM TÁC
"BẾN KHÔNG CHỒNG"
Đọc tiểu thuyết: Bến không
chồng(*)
Cảm thông liễu phận cánh
hồng…mưa sa
Mong đâu lệch nhịp cung đàn
Mong đâu cái thuở mơ màng
ngày xưa
Vẫn can trường vẫn nắng mưa
Vẫn sương vẫn gió tự xưa đến giờ
Âu là gặp cảnh nhiễu nhương
Má hồng đành nhạt lệ vương cõi trần
(*) Tiểu thuyết của Dương Hướng (Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1992)
Chu Văn Keng
-----------------------------------------
TB của BBT: Xin đọc thêm tiểu thuyết "Dưới chín tầng trời" của Dương Hướng viết về thời đoạn lich sử gian khổ của đất nước ( http://nhanam.vn/sach/duoi-chin-tang-troi ):
Theo Báo Quảng Ninh - http://www.baoquangninh.com.vn/phong-van-doi-thoai/201204/Nha-van-duong-Huong-Neu-so-bi-sam-soi-thi-khong-the-viet-duoc-2164497/
-----------------------------------------
TB của BBT: Xin đọc thêm tiểu thuyết "Dưới chín tầng trời" của Dương Hướng viết về thời đoạn lich sử gian khổ của đất nước ( http://nhanam.vn/sach/duoi-chin-tang-troi ):
Theo Báo Quảng Ninh - http://www.baoquangninh.com.vn/phong-van-doi-thoai/201204/Nha-van-duong-Huong-Neu-so-bi-sam-soi-thi-khong-the-viet-duoc-2164497/
.
Nhà văn Dương Hướng: “ Nếu sợ bị “săm soi” thì không thể viết được...”
Cập nhật lúc 06:04, Chủ Nhật, 01/04/2012 (GMT+7)
Nhà văn Dương Hướng từng được trao giải nhất Giải thưởng Văn nghệ Hạ Long lần thứ IV với tiểu thuyết “Bến không chồng”. Và lần này, tại Giải thưởng Văn nghệ Hạ Long lần thứ VII, ông lại lần thứ hai đoạt giải nhất với tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời”…
Với “Bến không chồng”, tác phẩm đã được trao giải nhất về tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991, thì khỏi cần nói, không ai là không “tâm phục, khẩu phục”. Nhưng với “Dưới chín tầng trời” thì lại khác...
- Trước hết xin chúc mừng nhà văn lần thứ hai đăng quang ngôi “Vương” tại giải Văn nghệ danh giá nhất của tỉnh! Nhưng thưa anh, nếu tôi không nhầm thì ngay sau khi công bố kết quả chấm giải, đã có không ít lời dị nghị trái chiều về tác phẩm “Dưới chín tầng trời” của anh; thậm chí chính vì điều này mà Lễ trao giải đã bị kéo dài hơn so với dự kiến?
+ Lời dị nghị ở các giải thưởng văn chương là chuyện thường tình, tôi không mấy để ý! Chuyện khen chê cũng là quyền của mỗi người! Thật đáng buồn khi tác phẩm của mình ra đời lại chả có ai quan tâm. Tôi tin lẽ phải, đúng sai sẽ được dư luận đông đảo cả nước đánh giá công bằng. Sự khen chê một tác phẩm văn học nó chứng minh cho trình độ cao thấp và cả đẳng cấp của người đọc nó. Chỉ có điều đáng buồn là sang thế kỷ XXI rồi mà vẫn còn có người “soi” văn chương như của cái thời “Nhân văn giai phẩm”… Trên thực tế có những dị nghị mà theo tôi, nó nằm ngoài yếu tố văn chương… Và lúc ấy thì điều quan trọng là những người có trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý VHNT phải có cái nhìn công tâm và sáng suốt thì mới đánh giá đúng bản chất sự việc…
- Trước hết xin chúc mừng nhà văn lần thứ hai đăng quang ngôi “Vương” tại giải Văn nghệ danh giá nhất của tỉnh! Nhưng thưa anh, nếu tôi không nhầm thì ngay sau khi công bố kết quả chấm giải, đã có không ít lời dị nghị trái chiều về tác phẩm “Dưới chín tầng trời” của anh; thậm chí chính vì điều này mà Lễ trao giải đã bị kéo dài hơn so với dự kiến?
+ Lời dị nghị ở các giải thưởng văn chương là chuyện thường tình, tôi không mấy để ý! Chuyện khen chê cũng là quyền của mỗi người! Thật đáng buồn khi tác phẩm của mình ra đời lại chả có ai quan tâm. Tôi tin lẽ phải, đúng sai sẽ được dư luận đông đảo cả nước đánh giá công bằng. Sự khen chê một tác phẩm văn học nó chứng minh cho trình độ cao thấp và cả đẳng cấp của người đọc nó. Chỉ có điều đáng buồn là sang thế kỷ XXI rồi mà vẫn còn có người “soi” văn chương như của cái thời “Nhân văn giai phẩm”… Trên thực tế có những dị nghị mà theo tôi, nó nằm ngoài yếu tố văn chương… Và lúc ấy thì điều quan trọng là những người có trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý VHNT phải có cái nhìn công tâm và sáng suốt thì mới đánh giá đúng bản chất sự việc…
LTS: Trong cuộc sống và trong công việc, do đặc thù nghề nghiệp, các văn nghệ sĩ luôn phải chịu những áp lực từ nhiều phía. Và để độc giả có điều kiện hiểu hơn về điều này, cũng như là một cách để “giải toả” cho chính “người trong cuộc”, bắt đầu từ số báo này, mỗi tuần QNCT sẽ đưa đến cho bạn đọc một cuộc “Trò chuyện với văn nghệ sĩ”... |
- Gần như cùng trong khoảng thời gian, nếu so sánh giữa nhân vật Bí thư Tỉnh uỷ Hoàng Kim trong tiểu thuyết Bí thư Tỉnh uỷ của nhà văn Vân Thảo (đã được dựng thành phim phát trên truyền hình) với cái ông “Thái thượng hoàng” Trần Tăng trong tiểu thuyết Dưới chín tầng trời của anh, người đọc có thể thấy sự đối lập đến cực đoan, như là giữa Ánh sáng và Bóng tối, trong việc khắc hoạ một nhân vật cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh. Liệu có như nhà văn Vân Thảo khi xây dựng nhân vật Bí thư Tỉnh uỷ Hoàng Kim là dựa vào nguyên mẫu đồng chí Hoàng Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phú (cũ), anh cũng dựa vào một nguyên mẫu nào đó để xây dựng nhân vật Trần Tăng?
+ Ngay khi tác phẩm xuất bản, đã có tới hàng chục người trực tiếp hỏi tôi nhân vật Trần Tăng là ai? Người bảo có phải là ông A? Người bảo có phải ông B? Người lại hỏi có phải ông C không?... Tôi giật mình nghĩ sao lại có lắm kẻ giống Trần Tăng thế. Đọc tiểu thuyết mà suy luận kiểu ấy thì nguy quá! Anh hỏi làm tôi lại nhớ chuyện nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc từng có một câu tự bạch về thuật viết văn, đại ý rằng, nhân vật của ông có “cái tai Quảng Tây, cái mũi Bắc Kinh, và giọng nói Hà Nam”… Tiểu thuyết là hư cấu mà! Nếu cứ “soi” như thế thì chắc lúc còn sống, nhà văn Nam Cao hẳn phải “điên đầu”, bởi không biết nước Nam mình có bao nhiêu Chí Phèo?... (cười).
Còn đem so sánh hai nhân vật Hoàng Kim và Trần Tăng thì đúng như anh nói, nó là sự đối lập giữa Sáng và Tối, giữa Bóng đêm và Mặt trời vậy!
- Khi xây dựng nhân vật Trần Tăng và một số nhân vật mang tính cách tiêu cực khác trong tác phẩm, ông có lo ngại rằng rất có thể nó sẽ bị quy chụp, “săm soi”… hay không?
+ Là nhà văn chân chính thì không được phép né tránh hiện thực. Nếu sợ sự “săm soi” thì không thể viết được tác phẩm có giá trị. Có sợ chăng là sợ sự hèn kém của mình và sợ sự coi thường của độc giả.
- Là người cầm bút viết văn ở Quảng Ninh, cho tới thời điểm này, anh thấy có sự trở ngại gì trong việc tự do sáng tác hay không?
+ Không! Với ai thì không biết, nhưng với tôi, chưa có sự can dự chính thức nào của cơ quan pháp luật trong việc viết lách cả. Chỉ có điều mình cũng phải lựa chọn cách thể hiện thế nào, và tới tầm nào cho nó “êm” để thể hiện những vấn đề nhạy cảm, và những hạn chế của thời đại, hạn chế của lịch sử… Nói tóm lại, nhà văn có tài phải vượt lên trên mọi rào cản…
- Xin cảm ơn nhà văn, chúc anh có thêm nhiều tác phẩm đặc sắc hơn nữa trong sự nghiệp văn chương của mình.
+ Ngay khi tác phẩm xuất bản, đã có tới hàng chục người trực tiếp hỏi tôi nhân vật Trần Tăng là ai? Người bảo có phải là ông A? Người bảo có phải ông B? Người lại hỏi có phải ông C không?... Tôi giật mình nghĩ sao lại có lắm kẻ giống Trần Tăng thế. Đọc tiểu thuyết mà suy luận kiểu ấy thì nguy quá! Anh hỏi làm tôi lại nhớ chuyện nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc từng có một câu tự bạch về thuật viết văn, đại ý rằng, nhân vật của ông có “cái tai Quảng Tây, cái mũi Bắc Kinh, và giọng nói Hà Nam”… Tiểu thuyết là hư cấu mà! Nếu cứ “soi” như thế thì chắc lúc còn sống, nhà văn Nam Cao hẳn phải “điên đầu”, bởi không biết nước Nam mình có bao nhiêu Chí Phèo?... (cười).
Còn đem so sánh hai nhân vật Hoàng Kim và Trần Tăng thì đúng như anh nói, nó là sự đối lập giữa Sáng và Tối, giữa Bóng đêm và Mặt trời vậy!
- Khi xây dựng nhân vật Trần Tăng và một số nhân vật mang tính cách tiêu cực khác trong tác phẩm, ông có lo ngại rằng rất có thể nó sẽ bị quy chụp, “săm soi”… hay không?
+ Là nhà văn chân chính thì không được phép né tránh hiện thực. Nếu sợ sự “săm soi” thì không thể viết được tác phẩm có giá trị. Có sợ chăng là sợ sự hèn kém của mình và sợ sự coi thường của độc giả.
- Là người cầm bút viết văn ở Quảng Ninh, cho tới thời điểm này, anh thấy có sự trở ngại gì trong việc tự do sáng tác hay không?
+ Không! Với ai thì không biết, nhưng với tôi, chưa có sự can dự chính thức nào của cơ quan pháp luật trong việc viết lách cả. Chỉ có điều mình cũng phải lựa chọn cách thể hiện thế nào, và tới tầm nào cho nó “êm” để thể hiện những vấn đề nhạy cảm, và những hạn chế của thời đại, hạn chế của lịch sử… Nói tóm lại, nhà văn có tài phải vượt lên trên mọi rào cản…
- Xin cảm ơn nhà văn, chúc anh có thêm nhiều tác phẩm đặc sắc hơn nữa trong sự nghiệp văn chương của mình.
Hoài Giang và Hoàng Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét