NGẮM TRĂNG VÀ LỜI BÌNH
NGẮM TRĂNG VÀ LỜI BÌNH
NGẮM TRĂNG
Đã ai ghen với Cuội chưa?
Cùng phường tri kỷ Cây đa với mày
Cả Con trâu nữa mỗi ngày
Được làm “khoảng tối“…Ghen hay không nào?
Ngắm trăng lòng lại chiêm bao
Ngẩn ngơ ao ước được sao như là…
Chu Văn Keng
Ngừoi ta ngắm trăng thường là lúc tâm hồn
thư thái, thỏa mái, ung dung vút tận không trung hòa vào vũ trụ, còn Chu Văn Keng ngắm trăng
để tìm ra một triết lý nhân sinh từ ba hình ảnh : chú Cuội, Cây đa, con trâu.
Với chú Cuội, tác giả đưa ra một câu hỏi nửa phần chất vấn nửa phần mỉa mai !
Đã ai ghen với Cuội chưa?
Cùng phường tri kỷ cây đa với mày
Cả con trâu nữa mỗi ngày
Được làm khoảng tối…
Tưởng ghen tị những cái cao sang
to tát hóa ra là trái ngược: được làm
khoảng tối giưa vằng trăng ! Từ một hiện thực rất hiển nhiên trong những đêm
trăng sáng, những bóng đen ngự tri trên cung trăng mà nhân dân vẫn bảo rằng đó
là cây đa ,con trâu và chú Cuội. Cả ba thứ ấy vấy bẩn cả mặt trăng .Tôi thật sự
rùng mình khi hiểu ra điều sâu xa mà nhà thơ muốn nói - cái xấu,cái ác vẫn cứ
ngang nhiên tồn tại song song cùng cái đẹp! và chua chát thay nó lại ở ngay trên đầu Nói đến trăng,người ta
nghĩ ngay đến chị Hằng điển hình cho
phái đẹp vậy mà - trớ trêu thay, một kẻ xấu xa đại bịp như chú Cuội lại
ngự trị chốn cungHằng. Chẳng khác gì một con nhặng đen xì đậu trên một bông hoa
trắng nõn !
Bởi thế Chu Văn Keng mới ghen, mới ước ao,
chiêm bao, mơ mộng:
Ngắm trăng lòng lại
chiêm bao
Ngẩn ngơ ao uớc: được sao như là...
Như là gì ? tuy tác giả chẳng nói ra nhưng chúng ta có lẽ ai cũng
hiểu? Tôi nghĩ rằng qua bài thơ
"Ngắm trăng ", Chu Văn keng đã đưa ra một tứ lạ đã gợi cho người đọc
mở rộng trí liên tưởng của mình trong mọi lĩnh vực của hiện thực cuộc sống hôm
nay.thơ này, có nhiều tầng ý nghĩa , cung bậc khác nhau. Lời ít ý nhiều , tính
triết lý khá sâu và tầm khái quát khá rông, nó có thể vươn ra toàn thế giới ?
Hoàng
- Tấn - Đạt
TP
Vũng Tàu – Tỉnh BR-VT- Việt
Nam
(Nguồn: trannhuong.com)
(Nguồn: trannhuong.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét