Mảnh đất nhỏ bé vùng cận đông là một nơi khô cằn bán hoang mạc nhưng lại rất giàu các sự kiện lịch sử trong suốt hơn 2000 năm qua và cho đến tận bây giờ. Sở dĩ nó luôn là tâm điểm của thế giới là bởi vì người xưa cho rằng trái đất như một cái cành ba lá. Một lá là châu Âu, một lá là châu Á, lá còn lại là châu Phi. Khoảng đất mà người Do Thái và Palestine ở ngày nay (gọi là Israel) là trung tâm của thế giới vì muốn đi từ châu này sang châu khác người ta phải đi qua đây. Tức là, Israel là trung tâm của thế giới. Trung tâm của Israel là Jerusalem. Trung tâm của Jerusalem là đồi Zion (Hình 1).
Hình 1. Đồi Zion nhìn từ đỉnh đồi Scopus. Nổi bật rất rõ là Vòm thờ đá mạ vàng đang tọa lạc trên nền của Đền thờ Do thái.
Chính vì thế mà mảnh đất này chứng kiến biết bao biến đổi quan trọng trong suốt hơn 2000 năm qua. Đây là nơi khởi nguồn phát sinh của Do thái giáo và Thiên chúa giáo. Đây cũng là mảnh đất thiêng của Hồi Giáo.
Do Thái là những người đầu tiên sinh sống ở vùng đất này. Lịch sử của họ được tôn giáo hóa trong kinh Torah - kinh thánh của Do Thái giáo - cơ sở để xây dựng lên Thiên chúa giáo và Hồi giáo. David là vị vua đầu tiên của dân Do thái, con trai ông là Salomon đã cho xây Đền thờ đầu tiên tại vị trí được coi là trung tâm của thế giới - trung tâm của Jerusalem - đồi Zion vào năm 950 TCN. Tuy nhiên ngôi đền này sau đó bị tàn phá bởi những người Babilon đến từ phương Bắc vào năm 586 TCN. Cho đến tận thời kì La Mã đô hộ vùng đất này. Heriod, tổng tư lệnh quân La Mã ở Israel, có vợ là người Do Thái đã cho xây Đền thờ thứ hai trên nền của đề thờ thứ nhất vào năm 70 SCN. Hình 2 mô hình thành phố Jerusalem và Đền thờ thứ hai của người Do Thái. Thế kỉ thứ sáu, những người Hồi giáo đến xâm chiếm vùng đất này và phá hủy Đền thờ rồi cho xây một nhà thờ hồi giáo và Vòm thờ đá mạ vàng (Hình 1). Di tích còn lại cho đến ngày nay là bức tường phía tây của ngôi đền, còn gọi là bức tường than khóc (Hình 3).
Hình 2. Mô hình thành phố Jerusalem và Đền thờ thứ hai của người Do Thái.
Hình 3. Bức tường phía tây còn gọi là Bức tường than khoc hiện nay, đằng sau bức tường này là khu vực Đền thờ ngày xưa của người Do Thái, nay đã mọc lên Vòm thờ đá mạ vàng.
Người Do thái vẫn trông đợi Đấng cứu thế đến để xây cho họ Đền thời thứ ba. Tất nhiên Đền thờ này phải được xây ở vị trí của hai đến thờ trước đó, mà nếu thế thì phải phá bỏ đền thờ Hồi giáo và Vòm thờ đá đi - một chuyện không thể chấp nhận được với thế giới Hồi giáo vì đây là địa điểm được Đấng tiên tri Mohamed đã bay đến đây là lựa chọn để xây nhà thờ. Người Do thái cho rằng Christ là một nhà tiên tri chứ không phải là một đấng cứu thế. Christ đã vi phạm tất cả các quy tắc của Do thái giáo. Đó là lý do tại sao người Do thái rất khó hòa bình với người Hồi giáo và Thiên chúa giáo.
Người Do thái vẫn trông đợi Đấng cứu thế đến để xây cho họ Đền thời thứ ba. Tất nhiên Đền thờ này phải được xây ở vị trí của hai đến thờ trước đó, mà nếu thế thì phải phá bỏ đền thờ Hồi giáo và Vòm thờ đá đi - một chuyện không thể chấp nhận được với thế giới Hồi giáo vì đây là địa điểm được Đấng tiên tri Mohamed đã bay đến đây là lựa chọn để xây nhà thờ. Người Do thái cho rằng Christ là một nhà tiên tri chứ không phải là một đấng cứu thế. Christ đã vi phạm tất cả các quy tắc của Do thái giáo. Đó là lý do tại sao người Do thái rất khó hòa bình với người Hồi giáo và Thiên chúa giáo.
Ngày nghỉ của Do thái là thứ sáu và thứ bảy. Thời điểm quan trọng nhất là Shabath bắt đầu từ lúc mặt trời lặn của ngày thứ sáu đến lúc mặt trời lặn của ngày thứ bảy. Vào thời gian này người Do thái không được làm việc mà phải nghỉ ngơi và ca ngợi Chúa tối cao (Hình 4). Ai làm việc là vi phạm lời dạy của Chúa. Một trong những điều cấm kị trong lễ Shabath đó là không được bật lửa. Trong thế giới hiện đại, bật công tắc điện, khởi động ô tô, bấm chuông điện thoại, bấm thang máy,... đều vi phạm các điều luật của Chúa. Chính vì thế vào ngày Shabath mọi người không nấu cơm, thang máy đến ngày này thì tự động chạy tất cả các tầng và dừng lại ở mỗi tầng vài giây. Nếu nóng quá thì nhờ người ngoại đạo như đạo Hồi hoặc vô đạo như người nước ngoài để bật hộ điều hòa. Một số người Do Thái mộ đạo đến bức tường than khóc để khóc lóc cầu Chúa gửi đấng cứu thế đến xây cho họ Đền thờ thứ ba. Ảnh 5 là một số người Do Thái mộ đạo vừa "khóc lóc" xong và đang đi trong thành cổ Jerusalem. Những người này không mến khách, nếu du khách chụp ảnh lộ quá thì ngay lập tức bị nhắc nhở. Người Do Thái nói chung là không niềm nở với người nước ngoài. Họ thường không tỏ thái độ gì với khách du lịch.
Hình 5. Một số người Do thái mộ đạo ở Bức tường than khóc.
Jerusalem là thành phố quốc tế, những người ở đó theo ba đạo chính: Do Thái giáo, Hồi Giáo và Thiên Chúa giáo. Khu của người Do Thái và Thiện chúa thì tương đối an toàn, thịnh vượng, và lịch sự (Hình 6, 7). Các cửa hàng thưa thớt và gọn gàng. Ngược lại, khu của người Hồi giáo thì đông đúc, cửa hàng tràn ra cả hè phố, lấn cả phần đường cho người đi bộ (Hình 8). Nạn chèo kéo mời chào khách rất phổ biến. Hàng hóa thì đủ thứ nhưng chủ yếu vẫn là đồ lưu niệm cho khách du lịch. Ở đây, đạo Hồi lấn át hai đạo còn lại, đạo Thiên chúa là yếu thế nhất ở chính nơi Chúa Jesus sinh ra và bị đóng đinh lên cây thánh giá.
Hình 7. Khu của người Thiên chúa giáo.
Người Hồi giáo ở đâu cũng sinh sôi nảy nở rất nhanh. Theo thống kê, người Hồi giáo ở Israel có đến một nửa là dưới 15 tuổi (hình 9). Thủ lĩnh Hồi giáo Harmas phát biểu: dạ con của người phụ nữ là vũ khí sinh học. Tức là sẽ đẻ ra các chiến binh tử vì đạo. Nhóm Harmas khuyến khích trẻ em vị thành niên tham gia chiến tranh chống lại người Do Thái. Vũ khí của họ chủ yếu là gạch, đá do đó được gọi là cuộc chiến tranh ném đá.
Hình 10. Nhà thờ nơi Chúa Jesus ra đời. Một chiếc cổng bé xíu và có rất ít khác du lịch đến thăm kể từ khi nhà thờ này được trao về Palestine.
Hình 11. Vị trí Chúa Jesus ra đời với ngôi sao 14 cánh.
Ai xem phim "Khổ hình của Chúa" sẽ thấy con đường Chúa Jesus bị mang đi đóng đinh. Jesus là người Do Thái, ông sinh ra trong một cái máng cỏ. Nơi ông sinh là Bethlehem, hiện thuộc Palestine nhưng vẫn do người Do Thái canh giữ (Hình 10). Hình 11 là nơi Chúa sinh ra nằm trong một nhà thờ, có một ngôi sao 14 cánh tượng trưng cho con số thiêng 14. Từ tổ phụ Abraham đến vua David là 14 đời, từ vua David đến thời kì lưu đày ở Babilon là 14 đời, từ thời kì lưu đày ở Babilon đến chúa Jesus là 14 đời.
Hình 12. Nơi Chúa Jesus được nuôi nấng khi còn nhỏ.
Những thánh tích của Jesus còn lại đến ngày nay thường làm người xem thất vọng vì nó không được uy nghi và bề thế như Thiên Chúa giáo (Hình 12). Nếu so sánh với Vatican thì thánh tích ở Bethlehem thật nhỏ nhoi và rất ít sự chăm sóc (Hình 13). Thánh tích nằm lọt thỏm xung quanh thế giới Hồi giáo. Ngày thường có rất ít người đến thăm vì từ khi thánh tích trao cho Palestine cai quản, dịch vụ du lịch không được phát triển lắm. Tôi đã mua một tour của một công ti Israel đến đây, chỉ được thăm Nhà thờ khoảng 30 phút, 2 tiếng còn lại thì được một công ti du lịch Palestine "chăm sóc" bằng cách đưa đến một cửa hàng lưu niệm bán đồ liên quan đến Thiên chúa giáo (Hình 14). Người ta kể rằng, ngày càng ít người Thiên chúa ở đây. Nếu có thì các thiếu nữ Thiên chúa giáo sẽ lấy chống Hồi giáo. Mỗi lần như vậy thì chuông nhà thờ lại nguyện một lần để tưởng nhớ Thiên chúa giáo đã mất một con chiên. Thánh tích của gia đình chúa Jesus, nơi Đức chúa được nuôi dưỡng. Một nơi đã từng nuôi dưỡng con người làm thay đổi thế giới mà nay không được chăm sóc cẩn thận, hoặc có nhưng hoàn toàn không xứng đáng với vị thế của Thiên chúa giáo trên thế giới.
Lịch sử nhà nước Israel bắt đầu từ năm 1948. Sau thế chiến 2 và vụ diệt chủng người Do thái làm cho sáu triệu người của dân tộc này bị mất mạng (Hình 15). Liên hợp quốc (quân đồng minh) chuộc lại lỗi lầm của mình vì đã không hành động kịp thời để ngăn chặn vụ diệt chủng bằng cách phân chia vùng đất mà nay gọi là Israel cho nhà nước Do Thái. Bản đồ năm 1948 cho thấy nhà nước Do thái chỉ được khoảng 40%, người Palestine được 60% tỉ lệ với số dân thời đó. Lúc đó người Do thái trên thế giới khắp nơi ăn mừng kết quả không ngờ. Điều ước nguyện từ hàng ngàn năm nay đã trở thành hiện thực. Từ khi mất nước cho đến ngày nay, người Do thái ngày nào cũng cầu nguyện "sang năm ở Jerusalem" ngay cả bây giờ, giữa Jerusalem người ta vẫn cầu như thế. Tuy nhiên, người Palestine lúc đó không đồng ý với Liên hợp quốc. Họ coi tất cả vùng đất đấy là của họ. Với sự trợ giúp của các nước láng giềng như Ai cập, Lebanon, Jordan và thế giới Hồi giáo, người Palestine và Do thái có "cuộc chiến tranh sáu ngày" vào năm 1967. Kết quả là người Do thái chiếm hết toàn bộ đất Palestine gồm bờ tây sông Jordan và dải Gaza. Thắng thế họ chiếm toàn bộ bán đảo Sinai của Ai cập và Ai cập phải hứa không hỗ trợ Palestine thì người Do thái mới trả lại bán đảo này. Đến năm 1990 thì phong trào PLO mới lập được nhà nước Palestine trở lại và Do thái hứa sẽ trao trả toàn bộ vùng bờ tây và dải Gaza cho Palestine. Tiến trình chưa đến đầu đến đũa thì Arafat chết, Harmas lên cầm quyền và tiếp tục khủng bố Do thái. Tiến trình hòa bình hoàn toàn bế tắc. Hình 14 là khu vực Palestine. Cùng một vùng đất nhưng thuộc hai nhà nước khác nhau. Kết quả khác hắn nhau. Vùng đất thuộc Palestine ngèo nàn, vùng đất thuộc Do thái thịnh vượng (Hình 16).
Hình 16. Tel-aviv, thành phố hiện đại của Israel.
Người Palestine yếu thế về mọi mặt. Kinh tế, chính trị, quốc phòng. Hàng ngày, hành ngàn người Palestine phải sang Israel thông qua một số cửa khẩu để làm ăn (Hình 17). Những công việc họ làm đều là những việc nặng nhọc như xây dựng, giúp việc,... Kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào người Do thái. Không tiền, ít vũ khí, nhưng Harmas vẫn kêu gọi thánh chiến, dùng ngay mạng sống của họ làm vũ khí. Kêu gọi thiếu niên tử vì đạo sẽ được lên thiên đường, sẽ được sung sướng. Kêu gọi phụ nữ đẻ thật nhiều để dân số vượt người Do thái. Những quan niệm thông thường ở các nơi khác trên thế giới như lòng nhân từ, khoan dung, bùng nổ dân số, vô học,... thật lạ lẫm ở nơi này.
Hình 17. Hàng ngày, hàng ngàn người Palestine phải đi qua những chiếc cổng như thế này để sang vùng đất của Israel để làm các công việc nặng nhọc.
Hình 18. Các ngôi nhà được làm bằng đá ở Jerusalem.
Một trong những quy định của thành phố là các nhà ở Jerusalem phải được xây bằng đá lấy từ Jerusalem (Hình 18). Xây dựng ở đây rất nặng nhọc vì toàn bộ thành phố nằm trên các ngọn đồi bằng đá cứng. Những việc nặng thường được giao cho người Palestine.
Tôi đã có thời gian 2 tháng công tác ở đây. Một xã hội cực kì khó hòa nhập. Cuối tuần không thể tìm thấy một cái gì để có thể giải trí được. Không bus, không ô tô, không hàng quán. TV chỉ chiếu mấy kênh nói xì xồ toàn tiếng Hebrew. Tối ra ngoài đường vắng tanh vắng ngắt, các gia đình Do thái tụ tập nhau hát thánh ca. Những người lang thang ngoài đường vào ngày cuối tuần toàn dân ngoại quốc hoặc ngoại đạo. Người Do thái bị Liên hợp quốc ra hết bản án này đến bản án khác vì thực chất đây là một nước phân biệt tôn giáo. Chính vì thế tôi mới dành nhiều thời gian tìm hiểu về mảnh đất này. Thứ nữa, tôi theo mấy tour của công ti Do thái, gặp phải tay guide hướng dẫn rất tốt nên cũng hiều nhiều điều. Chúng ta cứ yên tâm đi thăm quan, những địa danh thì không bao giờ bị khủng bố vì dân ở đây sống chủ yếu dựa vào du lịch. Nếu có quả bom thì cả Do thái và Palestine đều treo niêu hết. Nguy hiểm nhất là vùng dải Gaza và vùng định cư mới của Do thái thôi. Còn ở những nơi khác như Tel-aviv thì không vấn đề gì. Tuy nhiên không phải kể như thế là an toàn. Vào chỗ đông dân cư đều bị kiểm tra như vào sân bay. Ngoài đường thì thấy rất nhiều người mặc áo lính, cả trai lẫn gái. Đi nghĩa vụ quân sự 2 năm là bắt buộc với tất cả mọi người. Chắc các bác nghe đến các chiến binh Do thái, rất xinh đẹp và hấp dẫn (Hình 19). Hình như trước đây có một số trên FHM chụp toàn các chiến binh Do thái thì phải. Nhưng ngoài đường họ không thích bị chụp ảnh đâu, ảnh dưới đây là tôi chụp trộm trong xe bus ở Jerusalem. Điển hình của xe bus Do thái: ông già mộ đạo áo đen và nữ chiến binh khoác súng (Hình 20).
Tôi quay lại câu chuyện của Chúa Jesus. Chúa Jesus sau khi bị Judas bán cho người Do thái, thì bị các tư tế Do thái yêu cầu binh lính La Mã đóng đinh trên thập tự giá sau khi đã tra tấn rất dã man. Ai đã xem phim "Khổ hình của Chúa" sẽ thấy rất rõ. Tổng quản La Mã tuy cho chút lưu luyến không muốn làm hại Jesus nhưng các tư tế Do thái một mực yêu cầu, họ thà chọn phóng thích một tên vô lại trộm cướp còn hơn phóng thích Jesus. Và thế là Jesus phải tự mình vác thập tự giá đến nơi đóng đinh. Trên đường đi, Jesus đã dừng lại ở 12 nơi và đến nay vẫn còn vết tích ở Jerusalem. Tôi chỉ nhớ và chụp được có mấy nơi thôi.
Hình 21. Chúa mệt nên vịn tay vào bức tường này.
Khi chụp các thánh tích này tôi đã loại bỏ những quang cảnh lộn xộn xung quanh của các cửa hàng Hồi giáo. Thánh tích cuối cùng là Nhà thờ mộ thánh mới nằm ở trong khu Thiên chúa giáo. Tuy nhiên, ngay cả ở đây, lối vào khu Nhà thờ mộ thánh (Holy Sepulchre, hình 23) cũng cực kì lộn xộn bởi hàng quán xung quanh. Lối vào là một cái cổng bé nhỏ. Biển chỉ dẫn Nhà thờ mộ thánh bị đủ các loại biển chỉ dẫn khác chèn ép. Thật không xứng với nơi thánh thiêng nhất của Thiên chúa giáo một chút nào.
Hình 24. Nhà thờ Mộ thánh. Đi qua cái cổng bé nhỏ thì không gian được trải rộng hơn một chút nhờ có một cái sân trước khi vào nhà thờ.
Hình 25. Thánh tích thứ 13, thánh tích cuối cùng chính là nơi chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thánh giá.
Hình 26. Sau khi bị đóng đinh trên thánh giá, thi thể của chúa Jesus được hạ xuống chiếc bàn đá này. Hàng ngày, môn đệ của Chúa đến đây chạm vào chiếc bàn đá để cầu xin Chúa ban phước lành.
Sau khi Thiên chúa trút linh hồn, một đệ tử của ngài là ông Joseph đã mai táng Chúa ở trong mộ của gia đình ông ta vì Jesus ở Bethlehem chứ không phải ở Jerusalem. Ngày đó, mỗi gia đình có một hầm mộ, những người trong gia đình chết sẽ được đưa vào hầm mộ. Trong hầm mộ có nhiều ngăn. Mỗi ngăn có thể chứa được một người chết. Hôm sau Đức bà Maria đến thăm hầm mộ thì không còn thấy thi thể của Jesus đâu nữa vì ngài đã sống lại và bay về trời.
Hình 27. Hầm mộ của Chúa Jesus, nơi ngài bay về trời. Hàng ngày, các khách du lịch và con chiên của Chúa vẫn nối đuôi nhau được vào thăm hầm mộ.
Bây giờ ta chuyển sang khu Hồi giáo. Khi Châu Âu còn chìm đắm trong thời kì Trung cổ thì ở vùng Cận Đông và Tiểu Á Hồi giáo phát triển rất mạnh. Hệ quả của nó là văn hóa và tôn giáo được phát triển ra những vùng xung quanh. Ngay cả ở Châu Âu, Tây Ban Nha là nước bị ảnh hưởng của Hồi giáo tương đối nhiều. Theo truyền thuyết Hồi giáo, tiên tri Muhammad đã bay trong một đêm từ thánh địa Mecca ở Các tiểu vương quốc Ả rập đến Jerusalem. Tại đây, ngài đã gặp Moses và được Moses tư vấn. Hòn đá mà hai ông gặp nhau nay được bảo vệ bởi Vòm thờ đá mạ vàng. Một trong những công trình đẹp nhất ở Jerusalem. Đối với Do thái giáo, hòn đá đó chính là nơi tổ phụ Abraham của họ đáp ứng yêu cầu của Thiên chúa là hi sinh con trai của Abraham là Isaac. Đối với cả hai tôn giáo thì vị trí này là một trong những vị trí thánh thiêng của những thánh thiêng. Đặc biệt với Do thái giáo, chỉ có vị tư tế tối cao nhất mới được đứng vào vị trí này. Hòn đá thì ở đó nhưng vị trí trước kia nó từng ở đâu thì người Do thái lại không biết. Chính vì thế mà không một người Do thái mộ đạo nào được đặt chân đến vùng đất đằng sau bức tường than khóc, tức là không được đặt chân vào bên trong vùng đất trước đây đã từng là Đền thờ thứ nhất và thứ hai của họ vì sợ chẳng may đứng vào vị trí thánh thiêng mà không được phép.
Hình 28. Vòm thờ đá mạng vàng, nơi Muhammad gặp Moses.
Người ta nói rằng, ở Jerusalem chỉ cần nhìn mũ là biết người đó thuộc tôn giáo nào. Người Do thái áo dài đen, quần đen, giầy đen, mũ phớt đen, áo sơ mi bên trong thì trắng (Hình 29). Đặc biệt là người Do thái có cái tóc mai rất dài. Với họ thì Chúa ở trên trời, con người trần tục không được để cái đầu của mình hướng thẳng lên trời mà lúc nào cũng phải đội mũ. Ở nhà nếu không đội mũ thì cũng phải đội một cái mũ nhỏ kẹp vào tóc ở trên đầu. Bất cứ người nào thuộc dân Do thái ở bất kì nơi nào trên thế giới đều có thể trở thành công dân Israel. Chuyện định nghĩa thế nào là người Do thái thì rất đơn giản, cứ 1/4 dòng máu là người Do thái là được, tức là chỉ cần tối thiểu ông hoặc bà là người Do thái là được coi là người Do thái. Định nghĩa này dựa trên định nghĩa mà Đức Quốc xã đã đưa ra thời chiến tranh thế giới 2 để tiêu diệt người Do thái. Chính vì thế ở Israel có đủ loại màu da giống như ở Mỹ. Tuy nhiên người Do thái da trắng vẫn chiếm đa số, đặc biệt là Do thái ở Nga chiếm nhiều nhất. Thiếu nữ Do thái gốc Nga hoặc Đông Âu thường xinh đẹp nên có rất nhiều trường hợp đàn ông Do thái bỏ vợ để lấy các cô gái Do thái Nga. Hiện tượng này rất phổ biến vì thu nhập của người Israel cao hơn thu nhâph của người Nga nhiều.
Hình 29. Trang phục của đàn ông Do Thái.
Người Do thái đội mũ ai cũng biết, người ngoại đạo mà vào khu vực thánh thiêng của Do thái cũng phải độ mũ. Ngược lại, Người ngoại đạo mà vào khu thánh thiêng của Thiên chúa giáo hoặc Hồi giao lại phải bỏ mũ ra vì theo họ như thế là tỏ lòng kính trọng với Chúa. Nam giới Hồi giáo thì có vẻ thoải mái, thỉnh thoảng lắm mới thấy một người đàn ông Hồi giáo ăn mặc chỉnh tề như hình 30. Tuy nhiên, Hồi giáo là phải có râu trừ mấy thắng bé.
Phụ nữ Hồi giáo thì rất dễ nhận ra ở khắp nơi trên thế giới. Với chiếc khăn trùm kín đầu giữa trời nóng bức thì không thấy dễ chịu chút nào. Nghe những câu chuyện về phụ nữ Hồi giáo mà thấy phụ nữ Việt Nam thật may mắn. Trước đây, phụ nữ Hồi giáo phải che kín từ đầu đến chân. Thỉnh thoảng ở Jerusalem hoặc ngay cả ở sân bay Bangkok cũng thấy thế. Bây giờ thì họ cởi mở hơn một chút, khuôn mặt không nhất thiết phải bị che kín. Giống như một số nước như Ấn Độ, cưới xin là do gia đình sắp đặt. Người phụ nữ một khi về đến nhà chồng thì cả đời chỉ biết phục vụ chồng con mà thôi. Có một câu chuyện thế này, một cô gái Palestine bị một tên vô lại làm ô uế sự trong trắng. Gia đình nhà cô ta, thay cho việc thông cảm và an ủi người bị hại thì họ lại nguyền rủa và ép cô gái tự vẫn vì cô gái đã mang lại tủi nhục cho gia đình. Người Do thái luôn lải nhải, nếu là người tốt thì hãy tốt với chính những người thân của mình trước khi tốt với người khác. Con cái của mình mà không yêu thương thì nói chi đến yêu thương người khác. Tôi thấy cũng đúng.
Khác với các sử gia Việt Nam, các sự kiện lịch sử thường được các sử gia đưa ra theo kiểu "tầm chương, trích cú" dựa trên sách này, sách nọ. Từ các câu cú đó mà dựng lại lịch sử Việt Nam. Chính vì thế lịch sử thường không mang tính khoa học cao mà mang tính suy luận là chính. Lịch sử của Do thái thì được xây dựng hoàn toàn khác. Dân số Do thái trên toàn thế giới khoảng 12 triệu, riêng ở Israel là 6 triệu. Nếu trước đây có ai hỏi thành phố nào nhiều người Do thái sinh sống nhất trên thế giới thì câu trả lời không phải là Jerusalem hay Tel-aviv mà là New York. Nếu các bác liệt kê các vĩ nhân trên thế giới thì người Do thái chiếm một tỉ lệ không nhỏ như Eistein, Landau, Freud,... Nếu tính theo tỉ lệ vĩ nhân/đầu người thường thì Do thái cao nhất. Tại sao nhỉ? Phải chăng gene của Do thái tốt, Do thái thông minh hơn người khác? Do thái có nhiều vĩ nhân là vì người Do thái dù ở bất kì đâu cũng đều hiểu rất rõ lịch sử của dân tộc mình. Nhớ hầu hết các sự kiện quan trọng lịch sử của tổ tiên họ những sự kiện vĩ đại mà cả thế giới phải kính phục. Sở dĩ họ làm được điều này là bởi vì Do thái đã "tôn giáo hóa" lịch sử của họ. David là người thực, vua thực của Do thái và đã được các sử gia thần thánh hóa và đưa vào kinh thánh. Người Do thái sau khi tôn giáo hóa lịch sử thì họ vẫn tiếp tục viết lịch sử của mình và hàng ngày con cháu của họ phải học tập và ghi nhớ. Chúng ta hình dung, chúng ta sinh ra, lớn lên trong một bầu không khí lịch sử oai hùng, tư tưởng vĩ đại thì sẽ sinh ra những vĩ nhân. Jerusalem là một thành phố đặc biệt. Mỗi một thời đại thống trị sẽ xây dựng trên nền sụp đổ của thời đại trước đó. Khảo cổ học là một công cụ hữu hiệu cho lịch sử. Chỉ cần nói di vật đó ở tầng nào của Jerusalem là người ta có thể biết nó ở thời kì nào, rất rõ ràng, rất khoa học. Nhờ khảo cổ học mà người ta chứng minh được hầu hết các sự kiện quan trọng trong Cựu ước đều có thật.
Nơi trang trọng nhất của bảo tàng Jerusalem trưng bày một di vật có tuổi 2000 năm đó là kinh Torah được khắc lên tấm đồng. Di vật này được tìm thấy cách đây khoảng 50 năm khi người ta khai quật một di tích gần biển Chết. Tôi không có cái ảnh nào về di vật này vì người ta không cho chụp ảnh trong bảo tàng. Tuy nhiên điều tôi muốn kể là cảm xúc của tôi khi thấy một cô bé học sinh lần mò từng chữ ở cái di vật 2000 năm tuổi đó mà đọc không sót một chữ nào. Một anh bạn Do thái nói rằng, học sinh cấp một có thể đọc và hiểu tất cả những chữ trên tấm đồng đó. Ngôn ngữ mà người Do thái dùng bây giờ không khác gì ngôn ngữ của tổ phụ Cựu ước dùng trong suốt 2000 năm qua. Ngôn ngữ của cô bé cấp một Do thái ở Israel ngày nay không khác gì ngôn ngữ của David đã chiến thắng gã khổng lồ Goliad. Có bao nhiêu dân tộc còn lưu lại chữ viết của mình trong suốt 2000 năm mất nước?
Liên quan đến Diệt chủng Do thái thì các bạn đã xem nhiều phim lắm rồi. Tuy nhiên ta cứ hỏi tại sao dân tộc đó cứ ngoan ngoãn đi đến chỗ chết mà hầu như chẳng có phản kháng gì. Hình ảnh tiên lính Phát xít cầm súng bắn hết người này đến người khác, hình ảnh người Do thái cứ chịu trận rồi ngã xuống nấm mồ tập thể chính họ đào sẵn luôn ám ảnh mọi người. Nếu phải Việt Nam thì trước khi ta chết thì cũng phải cho thằng giết ta vài hòn gạch cho sứt đầu mẻ chán cái đã. Tôi đặt câu hỏi này với rất nhiều người Do thái khi đi thăm bào tàng Diệt chủng Do thái ở Jerusalem. Có nhiều câu trả lời nào là họ không có vũ khí, họ không biết họ sẽ chết, họ cầu Chúa đến cứu,... Nhưng theo tôi lời giải thích sau là có lý nhất: Dân Do thái không được chào đón ở bất kì nơi nào trên thế giới vào thời điểm trước đó. Nên nếu họ có trốn thoát rồi thì cũng bị bắt trở lại. Thỉnh thoảng các bạn có nghe thấy một số người Đức, Ba Lan cứu giúp Do thái, những người như vậy rất ít. Chẳng hạn, các bạn đọc Ai-van-hô se thấy xuất hiện lão nhà giàu Do thái keo kiệt. Tức là từ xa lắm rồi, những người không thừa nhận Jesus bị báng bổ ở khắp mọi nơi. Hơn nữa, dù mất nước 2000 năm và lang thang khắp nơi trên thế giới nhưng bao giờ họ cũng gắn bó với nhau, tuân thủ các điều răn của Chúa, nói tiếng tổ phụ Cựu ước,... Chính vì thế mà Do thái luôn khác với những người xung quanh. Chẳng ai thích thế cả và chính vì thế hầu như chẳng ai giúp họ trong thời kì bị Đức tàn sát.
Hình 33. Một nhà thờ Thiên chúa ở Jerusalem.
Ở Jerusalem có rất nhiều nhà thờ Thiên chúa. Mỗi một nhà thờ đều có hai câu hỏi mà khách du lịch cần hỏi: 1. Tại sao nó lại ở chỗ này. 2. Nó đã được xây bao nhiêu lần. Mỗi nơi Jesus từng đặt chân và được ghi trong Tân ước đều mọc lên nhà thờ, trả lời cho câu hỏi thứ nhất. Sau bao nhiêu kinh qua, các nhà thờ bị phá hủy và lại được xây lại trả lời cho câu hỏi thứ hai. Thường các nhà thờ thiên chúa được xây lại khoảng 6-7 lần.
Hình 34. Những bức tường do người Hồi giáo xây để chống lại cuộc thập tự chinh của người Thiên chúa vẫn còn đến ngày nay, uy nghi và hùng vĩ.
Hình 35. Vào ngày Shabath, các học sinh Do thái trong trang phục kín đáo màu xanh nhạt (gần màu cờ của Israel) đến đây để cầu Đấng cứu thế đến.
Hình 36. Cờ của Israel là ngôi sao David.
Cờ của Israel là Ngôi sao David, là một ngôi sao sáu cánh do hai hình tam giác lộn ngược lồng vào nhau. Các bạn mà xem phim "Davinci's code" sẽ thấy một suy nghĩ khá thú vị về ngôi sao này. Thiên chúa coi Do thái là dân ngoại. Bộ phim kể về dòng dõi của Jesus còn sống đến tận ngày nay. Có một nhóm người có trách nhiệm bảo vệ cho dòng dõi của Chúa. Tiếng Anh blood line - dòng máu của Chúa được biến hóa thành Rose line, chính vì thế thỉnh thoảng các bác có thấy người nước ngoài tên là Roseline. Những người này phải thực hiện các nghi lễ khoái lạc bí mật. Nó được giải thích bằng hình vẽ của ngôi sao David: hình tam giác có đỉnh hướng lên trên tượng trưng cho nam tính - thanh gươm sắc nhọn; hình tam giác đỉnh hướng xuống dưới biểu trưng cho nữ tính - một chiếc cốc. CHính vì thế mới có khái niệm chén thánh (holy grail), nếu xem bức tranh bữa tiệc cuối cùng của Davinci hoàn toàn không có cái chén nào hết. Cái chén chính là mã hóa của dạ con người phụ nữ - vợ của Jesus. Tìm chén thánh không phải là tìm cái chén của Jesus mà là tìm dòng dõi của Jesus. Biểu tượng nam nữ hòa hợp thành một ở ngôi sao David được bộ phim hiểu sang một ẩn dụ khác mà không được Do thái thích lắm. Tay guide Do thái của em chửi bới bộ phim thậm tệ, kết luận là đó là một câu chuyện viễn tưởng.
Nói chung người Do thái không được các dân tộc khác thích. Một số người cho rằng người Do thái quá kiêu ngạo, siêu hùng nhưng cực kì xấu xa, là dân được chọn nhưng cũng là tội đồ muôn thủa. Các bạn mà để ý, hình dáng của nước Israel và vùng bị Israel chiếm đóng giống hệt một con dao găm. Con dao này kéo dài từ Địa trung hải xuống tận Hồng hải và cắt vùng đất của Hồi giáo làm đôi. Israel bị chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Đức tàn sát thì nay họ áp dụng chủ nghĩa phân biệt tôn giáo để đàn áp người Palestine. Chủ nghĩa Phục quốc Do thái do Herzl cầm đầu đã đi ra khỏi mục đích ban đầu của nó khi năm 1948 Liên hợp quốc thành lập nhà nước Israel để người Do thái và Hồi giáo cùng chung sống hòa bình không phân biệt tôn giáo.
Hình 37. Vùng đất Israel chiếm giống như một chiếc dao găm chia đôi thế giới Hồi giáo.
Người ta nói Jerusalem là tháp Babel của đức tin. Lăng kính của tâm trí con người khúc xạ ánh sáng của Chúa duy nhất thành những màu lòe loẹt, rối rắm. Bất kì hành động nào ở Israel đều là tâm điểm chú ý của 1,3 tỉ người Thiên chúa giáo, 1 tỉ người Hồi giáo và 13 triệu người Do thái.
-----------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét