Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

VỀ LẠI CHỐN XƯA (thơ Cương_KN)

Về lại chốn xưa
                   Kỷ niệm ngày về thăm Ba Trang 10/8/2008

Rủ nhau về lại ngày xưa
Bốn mươi năm - thoáng đi qua một thời
Trời mây - Tam Đảo - Mây trời
Ba Trang xưa vẫn còn là Ba Trang
Dòng đời xuôi ngược ngổn ngang
Sau bao bươn chải tìm đường về thăm
Một ngày gió núi, mưa ngàn
Những người Trò cũ tìm về chốn quen


Cảnh sắc Văn Yên - Đại Từ sau 40 năm trở lại

Bồi hồi đi lại đường quen
Giờ lau, cỏ đã phủ chen lối mòn
Lán xưa hẳn đã không còn
Cố tìm “nền cũ” mà tìm chẳng ra
Lội qua Dòng suối đã qua
Ngày xưa vác nứa đi qua suối này
Đói cơm - Có sắn - Tình say
Bao năm xa cách vẫn đầy tình thương


                                              Phạm Hải Bắc bồi hồi trên nương sắn ở Ba Trang

Về thăm, lòng dạ tủi mừng
Liệu còn có dịp nào cùng về đây?
Xin Ba Trang nhánh hoa gầy
Bông Mua tím cả những ngày đã qua
Biết rằng gặp lại - lại xa
Bông Mua giữ trọn tình ta với mình.


                                      Kim Ngọc Cương 


(BBT xin phép nhà thơ Kim Ngọc Cương đưa 2 ảnh đoàn đi Đại Từ ngày 10/8/2008 để gọi là có chứng cứ)

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

BÀI THƠ TẶNG EM (Cương KN)


Bài thơ tặng Em




Em nhuộm mầu thời gian
Cho tóc xanh trở lại
Làm lòng tôi bối rối
Khi nhìn vào tóc em
Tôi chẳng cần đến thế
Nếu trái tim chúng mình
Hoà chung cùng một nhịp
Tôi chẳng cần đến thế
Nếu em hiểu được rằng
Thế nào là hạnh phúc
Thì tóc em dẫu bạc
Tình ta còn mầu xanh

                       Kim Ngọc Cương


Anh Ước trao quà tới cặp đôi Thái Bốn lãng mạn "hai quần" (*) vô nhị của Lớp Toán 68-72 trong Lễ kỷ niệm 40 năm nhập trường ĐHTH HN (ngày 3/8/2008 tại Nha Trang)
--------------------------------------
(*): Hải quân VN

(BBT 30/3/2012: anh Kim Ngọc Cương nhìn ảnh các bạn nữ đi dự Kỷ niệm 40 năm Lớp Toán 68-72 ở Nha Trang mà tiếc hùi hụi. Sau khi đi Đại Từ (10/8/2008) về, anh làm bài thơ này để ghi lại cảm xúc tình ... già tóc bạc). 

HOA "XIN ĐỪNG QUÊN TÔI" (Cương KN)

(Kim Ngọc Cương - 30/3/2012)
Không đâu như Đà Lạt, mọc thật nhiều một loài cây thân thảo, thật bình dị nhỏ nhoi. Hoa của nó màu tím, màu trắng hoặc vàng. Hoa nở tỏa mùi hương ấm áp như mùi trái chín và bánh ngọt, hết sức gần gũi thân quen. Đấy là hoa Lưu ly, tiếng Anh gọi là forget me not có nghĩa là "xin đừng quên tôi". Biết tên rồi thì không một ai là không chú ý đến hoa. Hoa đã trở thành nguồn thơ, nguồn gợi cảm của bao người về tình bạn, tình yêu nam nữ, tình cảm của anh em. Không ít người khi lặng nhìn những khóm hoa mọc trên phiến thạch bên các bở suối lại không thấy lòng mình bồi hồi xao xuyến nhớ lại câu chuyện cắt nghĩa tên hoa.




Các cô thiếu nữ thường gọi tên hoa là "xin đừng quên em", còn các chàng trai một mực khăng khăng gọi Lưu ly là "xin đừng quên anh". Cho dù gọi hoa theo tên nào thì đây cũng là một loại hoa luôn luôn gợi nhớ một niềm thương cảm mênh mông, một kỷ niệm sâu xa thầm lặng không quên được.


Đây là chuyện kể về hoa: ngày xửa, ngày xưa có một đôi nam nữ yêu nhau. Một sáng mùa xuân trời trong vời vợi. Họ dắt nhau dạo chơi bên bờ một con suối, hoa Lưu ly mọc dày, cố vươn  cành, nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong xanh. Trong khi chàng trai tần ngần ngắm nhìn dòng thác đổ thì cô gái say sưa hái hoa. Cô  choài người ra bờ suối  hái mấy nhành hoa đẹp, chẳng may nàng bị trượt chân ngã xuống suối bị dòng nước cuốn trôi. Nàng cố hết sức ném lại nhành hoa có ý trao tặng người yêu và gọi với "Xin đừng quên em".

Forget me not

Chẳng thể nào tôi quên được Em
Dù thời gian có trôi hàng thế kỷ
Dù không gian xa cách đến vô cùng
Tôi đã hỏi Em - tên lòai hoa ấy
Từ khi xa nhau, tôi càng nhớ hoa này
"Xin đừng quên Em - Xin đừng quên Anh"
Tên của hoa nhắc ta lòng chung thủy
Trân trọng, nâng niu tình cảm con người


Tôi nhắn Em khi lên Đà Lạt
Tìm gửi cho tôi một nhánh Lưu ly          (*)
Nhưng đến hôm nay Em còn chưa biết
Hoa Mi-mo-sa khác với Lưu ly


Nhưng không sao, tôi chẳng trách đâu
Nếu có thể lần sau, lên Đà Lạt
Em biết rồi, Em sẽ gửi cho tôi
Cả Mi-mo-sa và cả Lưu ly
Những bông hoa biết nói
Như Tình yêu diệu kỳ


Nhưng chỉ hai ta hiểu
Tình yêu không thành lời.

                                            Kim Ngọc Cương
(*) Hoa Lưu Ly có tên tiếng Anh là Forget me not
----------------------------------------------------------------
BBT bổ sung:
1. Xin xem http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_L%C6%B0u_ly về "Chi Lưu ly" và tên hoa "Xin đừng quên tôi".
Tham khảo về hoa Mi-mô-sa  xin xem ở bài "Tản mạn về Đà Lạt, Mi-mô-sa"http://news.vnu.edu.vn/btdhqghn/Vietnamese/C1498/C1500/2007/05/N16074/?1

2. Bài thơ này nhà thơ Kim Ngọc Cương đã đăng trên "trannhuong.com" hôm 18/3, xin truy cập đến:




CHUYỆN TIẾU LÂM KẾ HOẠCH (Cương KN)

Chuyện tiếu lâm "sinh đẻ kế hoạch": 

Đau lắm! tao chịu thôi


Cán bộ kế hoạch hóa gia đình người Kinh lên miền núi tư vấn kế hoạch hóa gia đình cho một đôi vợ chồng người dân tộc mới 30 tuổi nhưng đã có 8 đứa con.


Cán Bộ: Người dân tộc chúng mày thật dốt. Cán bộ tư vấn mãi mà vẫn đẻ lắm. Chả bằng một góc người Kinh.
A Pó: ??? (lầu bầu chửi thầm).


Chiều về, A Pó bảo vợ  "Tao với mày tối nay phải đến nhà thằng giáo viên người Kinh xem nó "ấy" vợ nó thế nào mà cán bộ dân số bảo mình không bằng một góc của nó".


Tối đến, A Pó cùng vợ rình rình ở nhà giáo viên người Kinh. Nhà sàn nền hơi cao, A Pó không nhìn thấy gì bèn bảo vợ đứng lên trên lưng mình để xem. Xem ra người dân tộc cũng galăng phết. 10 phút sau, vợ A Pó trèo xuống, mặt hơi đỏ. A Pó quát "Thế nào? Mày thấy gì không?" Chị vợ thèn thẹn lắc đầu: "Vợ chồng ông giáo ấy cũng thế. Chả khác gì lúc mình ấy tôi cả". A Pó tức lắm, lầm bầm " Đồ đàn bà chúng mày ... không qua ngọn cỏ. Cán bộ đã bảo khác là khác. Để ông đứng trên vai mày ông xem".


5 phút sau, A Pó trèo xuống đất, mắt xanh mét, cắt không ra một giọt máu, chân tay run lẩy bẩy. Vợ lấy làm lạ lắm nhưng không dám hỏi. Trên đường về, A Pó rỉ tai vợ: "Thôi mình nghèo cũng được, đẻ nhiều cũng được chứ tao không bắt chước được cách ấy vợ của bọn người Kinh đâu. Chúng nó "ấy "nhau xong lột da vứt vào sọt rác. Đau lắm, tao chịu thôi"

(Kim Ngọc Cương sưu tầm)





Ảnh minh họa: Ông Trương Văn Ve ở bản Tả Bốc, xã Lương Thông, huyện Thông Nông, Cao Bằng, bên đàn con đông (hai vợ, 20 con) không đủ quần áo rét phải đốt lửa sưởi ấm ngoài đồng (Báo Tuổi Trẻ - Thứ Sáu, 07/01/2011)

THƯ VÀ THƠ ANH ĐOÀN VĂN BẢN


BBT: Sáng nay (30/3) mở hộp thư gút-gồ, thấy bức thư  gửi về BBT lúc bốn giờ sáng VN, chắc bên xứ  “đường bạch dương sương trắng nắng tràn” anh Bản viết bài thơ lúc gần nửa đêm.
Nhận được email BBT gửi xin góp ý bản danh sách Lớp toán 68-72, anh Bản đã gửi ngay nhiều thông tin quý báu để chúng tôi chỉnh sửa danh sách lớp.
Xin cảm ơn tấm lòng của anh Đoàn Văn Bản với lớp và xin phép đăng bài thơ anh gửi sau đây để bà con K13 toán cùng coi:

Lớp Toán 13
                   Đoàn Văn Bản
(Nhân dịp nhận được e-mail của Vĩnh Thuận)

Chúng mình Lớp Toán Mười ba
Cùng điểm danh lại, nhớ ta nhớ mình
Trăm ba (130) có lẻ bình sinh
Hãy cùng nhớ tới, chớ tình phụ ai!

Lan (Trần) Lan (Nguyễn) Lan (Ngô)
Liên Loan Lộc Yến Yên Giang Nhã Nhàn
Khánh Khương Mai Mão Thảo Thanh
Tư Tiên Tâm Thái Oanh thành hai hai (22)

Các anh Hiền Hãn  Ước Trung
Thái Ngâm Cao Sứ Chiến Chuyên Tư Bình.
Minh Liên, Bốn Thái, Mai Chung
Cận Thanh - ấy bốn cặp tình đẹp đôi.

Chiến tranh, Long Sỏi đi rồi,
Đến giờ (2012) mười mấy bạn tôi đã về....
Chúng mình xem đã đề huề
Hưu thân, trí vẫn mải mê với đời!

Nghĩ mình văn cạn, thơ rơi
Mọi người điểm tiếp - cho đời vui thêm!

Warszawa 30.03.2012
doanban@yahoo.com 

-----------------------------------------------
(Tái bút: Năm nay, nhân dịp anh Bản về VN ăn Tết, đã có cuộc gặp mặt hôm 8/2/2012 ở nhà Minh Liên. Cuộc vui ngoài anh Bản và vợ chồng khổ chủ còn có các anh chị: Khương, Trần Lan, Quát, Sở, Kim Cương, Nội, Dương, Hóa, Thuận... Ảnh thì ở máy chị Liên, phải chờ anh Minh gửi cho sau vậy. Hôm đó nhân vật nổi bật sau anh Bản là chị Trần Lan, chắc do vậy mà nhà thơ Đoàn Bản “viết tên Lan đầu tiên”?)   

(Vĩnh Thuận post: 30/3/2012 – 8h15 giờ HN)

HAI NHÀ THƠ CỦA LỚP TOÁN K13 ĐHTH


CHU VĂN KENG (BERLIN)  &  KIM NGỌC CƯƠNG (HÀ NỘI)

1.  Anh Kim Ngọc Cương từ khi nghỉ hưu, ý thơ tràn trề, đã viết nhiều bài thơ và gửi đăng trên mạng. Trong những lần gặp mặt, liên hoan anh thường chia sẻ các sáng tác của mình với  bạn bè.  Xin giới thiệu bài thơ của anh Cương làm nhân dịp ngày lễ 8-3 đăng trên “Trannhuong.com” mà anh đã ngâm cho Hội Xuân 2012 của Lớp K13 toán ĐHTH chúng ta ở Hồ Tây hôm 12 tháng 2:


NỬA THẾ GIỚI
Kim Ngọc Cương

Kính tặng các Mẹ, các Chị, các Em nhân ngày Phụ nữ 8/3

Tôi yêu cả thế giới này
Nhưng yêu nhất vẫn là yêu một nửa
Những người mẹ - người chị - người em
Muôn ngàn lần thương, muôn ngàn lần quý
Chắt chiu từng hạt gạo, củ khoai
Nuôi tôi qua một thời gian khó
Nuôi tôi lớn khôn để trở thành Người
Muối mặn, gừng cay - Tình sâu ơn nặng
Ân nghĩa này chưa ai trả được đâu
Hôm nay vẫn còn bao người mẹ
Còng lưng, cúi mặt cấy mạ trên đồng
Bao người chị vẫn còn lam lũ
Bỏ quê nghèo đi lao động muôn nơi
Bao em gái sang xứ người xa lạ
“Làm dâu” hay làm kiếp “tôi đòi”
Tôi không nghĩ mình sẽ làm việc lớn
Có muốn làm cũng khó lắm thay!
Nên nguyện suốt đời làm viên gạch nhỏ
Lát trên đường cho Mẹ ta đi
cho Chị, cho Em - cho Nửa thế gian này
Sẽ cùng đến những ngày vui sáng lạn.
                                           (Thứ hai ngày  5/3/2012)


Anh Kim Ngọc Cương cùng đoàn lớp Toán 68-72 sau 40 năm trở lại đất xã Văn Yên - Đại Từ:


2.  Anh Chu Văn Keng ở xa đất nước, nhưng nặng tình với quê hương, anh thường làm thơ lục bát truyền thống. Xin giới thiệu  2 bài thơ của anh và 1 lời bình của Hoàng Tấn Đạt (từ TP. Vũng Tàu) trên trang Web “Lucbat.com”:



Thơ tình cuối mùa thu  
         (Lucbat.com – 04/11/2011)Ở Việt Nam, thời điểm này đang là cuối Mùa Thu. Nhiều độc giả đã nói đùa rằng mùa thu là mùa của yêu thương, nhung nhớ và... làm thơ. Gần đây, ban biên tập đón nhận nhiều thơ từ các tác giả đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài – những người mà chúng ta đoán rằng họ nhung nhớ về quê hương nhiều hơn tất cả. Xin trân trọng giới thiệu chùm thơ của các tác giả Bùi Nguyệt, Chu Văn Keng, Phan Hòa gửi về quê hương Việt Nam nỗi nhớ nhung da diết.
……………………
Từ Tác giả Chu Văn Keng:

THƠ VÀ ĐỜI

Đem câu thơ thả lưng trời
Làm mòn mưa nắng gạn đời đục trong
Đời thường xô lệch méo tròn
Làm thơ ta góp sức lòng chỉnh xây

NGẮM TRĂNG

Đã ai ghen với Cuội chưa?
Cùng phường tri kỷ Cây Đa với mày
Cả con Trâu nữa mỗi ngày
Được làm khoảng tối... ghen hay không nào?
Ngắm trăng lòng lại chiêm bao
Ngẩn ngơ ao ước: được sao như là...


Berlin, 26.10.2011
Tác giả Chu Văn Keng - CHLB Đức
E-Mail: cv-keng@gmx.de

LỜI BÌNH CỦA HOÀNG TẤN ĐẠT

Người ta ngắm trăng thường là lúc tâm hồn thư thái, thỏa mái, ung dung vút tận không trung  hòa vào vũ trụ, còn Chu Văn Keng ngắm trăng để tìm ra một triết lý nhân sinh, từ ba hình ảnh: chú Cuội, Cây đa, con trâu. Với chú Cuội, tác giả đưa ra một câu hỏi nửa phần chất vấn nửa phần mỉa mai:

Có ai ghen với Cuội chưa
Cùng phường tri kỷ cây đa với mày ?
Cả con trâu nữa mỗi ngày
Được làm khoảng tối...

Tưởng  ghen tị những cái cao sang to tát  hóa ra là trái ngược: được làm khoảng tối giữa vầng trăng!
Từ một hiện thực rất hiển nhiên trong những đêm trăng sáng, những bóng đen ngự trị trên cung trăng mà nhân dân vẫn bảo rằng đó là cây đa, con trâu và chú Cuội. Cả ba thứ ấy vấy bẩn cả mặt trăng. Tôi thật sự rùng mình khi hiểu ra điều sâu xa mà nhà thơ muốn nói:  cái xấu, cái ác vẫn cứ ngang nhiên tồn tại song song cùng cái đẹp! và chua chát thay  nó lại ở ngay trên đầu thiên hạ !
Nói đến trăng, người ta nghĩ ngay đến chị Hằng điển hình cho  phái đẹp vậy mà trớ trêu thay, một kẻ xấu xa đại bịp như chú Cuội lại ngự trị chốn cung Hằng. Chẳng khác gì một con nhặng đen xì đậu trên một bông hoa trắng nõn!
Bởi thế Chu Văn Keng mới ghen, mới ước ao, chiêm bao, mơ mộng:

Ngắm trăng lòng lại chiêm bao
Ngẩn ngơ ao uớc được sao như là...

Như là gì? Tuy tác giả chẳng nói ra nhưng chúng ta có lẽ ai cũng hiểu?
Tôi nghĩ rằng qua bài thơ "Ngắm trăng ", Chu Văn Keng đã đưa ra một tứ lạ đã gợi cho người đọc mở rộng trí liên tưởng của mình trong mọi lĩnh vực của hiện thực cuộc sống hôm nay. Bởi thế, bài thơ này có nhiều tầng ý nghĩa, cung bậc khác nhau. Lời ít ý nhiều, tính triết lý khá sâu và tầm khái quát khá rộng, nó có thể vươn ra toàn thế giới ?
Thứ hai ngày  14/11/2011  

Thơ của anh Keng trên "trannhuong.com"

Xuân Nhâm Thìn anh Chu Văn Keng có bài thơ “vịnh xuân” cùng các bạn thơ hải ngoại khác trên Tạp chí Quê Hương:
Hết rồi Dần Mão Canh Tân
Nhâm Thìn cùng với Nàng Bân đang chờ
Xuân nồng thắm đượm tình thơ
Tha hương ta vẫn thầm mơ... quê nhà
Chu Văn Keng (Berlin)

---------------------------------------------------------------
Viết thêm: Anh Đoàn Văn Bản đã trao đổi bằng vần điệu với anh Keng trên trang Web „lucbat.com“ (http://lucbat.com/?tab=news&id=8833). Chắc là 2 anh đã liên lạc được với nhau qua cầu Internet:

Đoàn Văn Bản - doanban@yahoo.com - +48 880 880 688 
- Warszawa, Cộng hòa Ba lan (Ngày 07/03/2012 5:11:50)

Thư gửi Chu Văn Keng.

Chẳng hay đồng chí Chu Văn
Keng Hà Đông ấy, nay miền Berlin
"Vê đôi" (W) còn nhớ phương trình
đạo hàm riêng ấy, có tình (tỉnh) ra không!

Lâu nay có đọc mấy bài
Nghe ra hơi hướng của ngài Văn Keng
Cất công tìm kiêm bao miền,
Nay vào chốn ấy có phiền mình không!

Tôi sẽ giới thiệu dần dần các nhà thơ của lớp ta khi có dịp. Bài tiếp sẽ bộc lộ phần nào về nhà thơ Trần Thanh Sơn, cựu giảng viên của Đại học Xây dựng HN.

(Vĩnh Thuận - 29/3/2012)

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

HUẾ - 05/2012 SẮP ĐẾN RỒI !


 
Chùa Thiên Mụ: Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km. Chuyện kể rằng thuở xa xưa, đêm đêm một bà tiên áo đỏ, quần lục xuất hiện trên ngọn đồi nơi chùa toạ lạc ngày nay, và nói: rồi đây sẽ có chân chúa đến lập chùa ở đất này. Chúa Nguyễn Hoàng một lần đi qua, nghe kể chuyện đã cho xây chùa và đặt tên là Thiên Mụ Tự. 







Sông Hương:  Dòng sông xứ Huế, đẹp từ nguồn, uốn lượn quanh co giữa núi rừng, lững lờ trôi dưới bóng cây xanh, xuôi chảy theo những địa danh đã đi vào thơ ca như Kim Long, Nguyệt Biều, Vĩ Dạ, Ðông Ba, Gia Hội, Chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh. Tại sao lại là sông Hương.  Có lẽ vì sông mang theo những sắc hương của thảo mộc rừng nhiệt đới, quện mùi thơm của các loài hoa xứ Huế.


 Núi Bạch Mã. Vườn Quốc Gia cách thành phố Huế 60km về phía Nam. Ở độ cao 1.450m so với mực nước biển, Bạch Mã có khí hậu dường như Sa Pa, Tam Đảo hay Đà Lạt. Thác Ðỗ Quyên cao 400m, rộng 20m hiện ra bất ngờ như treo giữa trời. Những ngày hè, hai bên bờ thác, hoa Ðỗ Quyên nở rộ như thảm lụa hoa khổng lồ. Ở trung tâm khu nghỉ mát, thác Bạc cao 10m, rộng 40m như một bức rèm trắng muốt đung đưa trước gió.

(BBT - 28/3/2012 ---- Theo Vietnam Tourism)

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI (BBT)


HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI BLOG k13toan6872
(BBT- 28/3/2012)
------------------------------------------

I. GIỚI THIỆU.

Weblog có địa chỉ http://k13toan6872.blogspot.com  là môi trường gặp gỡ và trao đổi giữa các thành viên của K13 Toán Cơ khóa 1968 – 1972 Trường Đại học Tổng hợp Hà nội (cũ).
Đây là tài sản tinh thần chung của cộng đồng K13, mong được các anh chị tham gia phát triển và viết bài cho blog. 

1. Cách thể hiện.

Blog được xây dựng trên cơ sở các bài viết của các cá nhân và được truy cập/lưu trữ theo hai cách:
- Theo thời gian (tháng/năm). Các bài viết sau sẽ xuất hiện trước.
- Theo chủ đề - nhóm nội dung. Ban biên tập (BBT) sẽ tạo ra các chủ đề. Người viết bài có quyền đính bài vào các chủ đề.
Có thể đưa ảnh, nhúng đoạn video, liên kết tới các trang Web, Blog khác.

2. Tài khoản chung của lớp K13.

Chỉ có các thành viên của K13 Toán Cơ (1968 - 1972) Đại học Tổng hợp Hà nội mới có thể viết bài và bình luận bài, tuy nhiên bất cứ ai cũng có thể đọc các bài viết của chúng ta.
Chúng tôi đã tạo 1 tài khoản dùng chung cho cả lớp là “k13toan6872” (trên cơ sở địa chỉ thư điện tử của Google: k13toan6872@gmail.com).
Riêng mật khẩu chúng tôi sẽ báo cho các anh chị qua một đường khác (tin nhắn di động, email) để tránh làm lộ trên mạng.
Anh chị sử dụng tài khoản (email/account) nêu trên và mật khẩu (password) để đăng nhập viết bài mới hoặc viết bình luận.

3. Chú ý.

Bài viết có thể có nội dung tùy ý, tuy vậy những điều sau đây không được chấp nhận:
- Dùng ngôn từ thiếu văn hóa,
- Xúc phạm cá nhân,
- Bàn các vấn đề chính trị, tôn giáo có tính nhạy cảm. 

Trong trường hợp có vi phạm, BBT có quyền xóa các bài viết phạm quy và thông báo cho tác giả biết.


II. HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI.
           
Do thiết kế của Weblog nên các ảnh trong bài được thu nhỏ kích cỡ, để xem ảnh đúng kích cỡ thật anh chị cần click vào giữa ảnh trong bài, toàn bộ ảnh gốc trong bài sẽ hiện ra ở 1 cửa sổ riêng nền đen. Khi không xem nữa, anh chị bấm vào ô “chữ X” ở góc trên bên phải của cửa sổ này để trở về bài đang coi.

1. Vào Blog “k13toan6872.blogspot.com”.
         hoặc gõ http:// k13toan6872.blogspot.com
Chọn mục “Đăng nhập” ở góc phải (bên trên)


2. Gõ Email: “k13toan6872” và gõ Password: “********” (chúng tôi sẽ gửi mật khẩu qua Email của bạn hoặc tin nhắn trên di động). 
Click vào “Sign in

  
3. Vào mục “Xem blog” ở bên phải “LỚP TOÁN DHTH 1968 - 1972”



4. Chọn “Bài đăng mới” :


5a. Gõ "Tiêu đề" vào ô nhập tiêu đề (bên pải chữ "Bài đăng"): thường gọi là "tít bài"





5b. Gõ nội dung bài vào khung nhập bài hình chữ nhật:


hoặc Copy bài từ Word, trang Web, Blog khac và dán vào khung nhập bài.


6. Đưa hình ảnh vào bài:
Trong khung nhập bài, đưa con trỏ đến vị trí cần đăng ảnh, rồi click vào biểu tượng “Chèn hình ảnh”  ở phía trên khung (cạnh chữ “Liên kết” )



7. Trong khung “Chọn tệp” nhấp chuột vào ô “Chọn tệp” ở bên phải mục “Tải lên’ (để lấy tệp/file ảnh từ máy tính của bạn):


8. Xuất hiện cửa sổ “Open” để chọn ảnh. Bạn đi đến thư mục chứa ảnh và chọn ảnh cần đưa vào bài viết:
Ví dụ bạn chọn ảnh “Hội lớp K13 xuân 2012.jpg” và bấm vào ô “Open” ở bên phải phía dưới :


9. Ảnh được chọn sẽ hiện lên trong khung “Chọn tệp”. Bạn bấm vào ô “Thêm hình ảnh đã chọn” ở bên phải phía dưới.


10. Hình ảnh đã được đưa vào bài đang viết. Để chỉnh cỡ ảnh to nhỏ, bạn bấm vào chính giữa ảnh:
Và chọn: nhỏ/ trung bình/ lớn ….



12. Bạn tiếp tục gõ bài và đưa các ảnh khác vào bài theo thao tác như trên.

13. Kết thúc việc soạn bài mới, bạn bấm vào ô “Xuất bản” ở bên phải phía trên.


(Bạn nên kiểm tra lại cẩn thận bài viết, để không có lỗi chính tả và văn phong)
Sau đó bạn bấm vào ô “Xem blog” để trở về màn hình chủ của Blog:


14. Bài viết đã hoàn chỉnh, bạn bấm vào mục “Đăng xuất” để ra khỏi chế độ viết bài mới.


15. Chỉnh sửa bài:  Để sửa bài, bạn cần làm các bước:


a- Đăng nhập
b- Chọn bài cần sửa, cho hiện toàn bài. Chuyển xuống cuối bài, bấm vào biểu tượng "hình bút chì":




c- Trong khung bài đã đăng dạng bản thảo, bạn sửa chữa, biên tập lại bài viết này. Xong xuôi, bạn bấm vào ô "Cập nhật" ở phía trên màn hình:
    
d- Bấm vào ô "Xem Blog":








e- Cuối cùng, bạn nhớ "Đăng xuất":






Chúc các anh chị thành công.

BAN BIÊN TẬP BLOG “k13toan6872”

----------------------------------------------
(Ng. Vĩnh Thuận đưa lên blog: 28/3/2012 – 8h00 )

DANH SÁCH ĐĂNG KÝ THAM GIA "HUẾ - 05/2012"


Ý tưởng "HUẾ - 05/2012" đã được mọi người nhiệt liệt hưởng ứng từ ... năm ngoái, trước cả khi công bố chính thức tại cuộc gặp mặt đầu Xuân thường niên tại Hồ Tây - Hà Nội năm nay (12/2/2012 - 21/ Giêng/ Nhâm Thìn). 

Ngay sau khi BTC công bố dự thảo chương trình và thông báo số 1, đông đảo các bạn đã hưởng ứng nhiệt tình. Dưới đây là danh sách những người hăng hái nhất.

Mời các bạn tiếp tục đăng ký tham gia bằng cách gửi email hoặc tin nhắn tới BTC.

 


HÀ NỘI
HUẾ
TP. HCM
Ng. Đình Hoá:    0913281197
Ng. Bỉnh Khiêm:
Trịnh Đ.Chữ: 0938272747
Lê Dư Khương:  0977005215
Lương Đ.Thắng: 0913425546      
Phí Q.Trung
Vũ Văn Thắng:    0983460076


Trịnh KimThanh:  0985693779






Hẹn gặp tại HUẾ - 05/2012 !


TT
Họ và tên
Số người
Chú thích
Phía Nam:
 1
Trịnh Đình Chữ


 2
Phí Quang Trung


 3
Nguyễn Thanh Nhàn


 4
Chị  Nhạn


 5
Trần Văn Bốn


 6
Nguyễn Thị Thái


 7
Trần Sỹ Xân


 8
Nguyễn Thị Mão


 9
Hoàng Thiên Hiển


 10
Phạm Văn Hãn


 11
Nguyễn Đức Hòa


 12
Anh Tường


 13
Anh Hoạt






Phía Bắc:
 1
Vũ Văn Thắng + chị Thu


 2
Phạm Bùi Phong

Thái Bình, phamphong51@yahoo.com 20/02
 3
Bùi Năng Cận


 4
Kim Ngọc Cương


 5
Nguyễn Ngọc Cương
2
+ Phu nhân
 6
Đỗ Xuân Dương


 7
Nguyễn Đình Hóa


 8
Lê Dư Khương


 9
Trần Thị Lan


 10
Nguyễn Thị Liên


 11
Hồ Quang Minh


 12
Lê Văn Nắp


 13
Mai Đình Nội


 14
Trịnh Kim Thanh


 15
Đỗ Xuân Thành


 16
Nguyễn Vĩnh Thuận
2
+ Phu nhân
 17
Nguyễn Hữu Tuyên


18 Nguyễn Văn Ước

19 Lê Hoàng Anh
03/04
20 Ng. Tiến Phúc
22/4




Thành phố Huế:


1        Lương Đức Thắng
2        Ng. Bỉnh Khiêm
3       nhà báo Thành Vinh (Ng Duy Náo)

Tất cả các bạn, dĩ nhiên rồi !

(Ban Tổ chức - 27/3/2012)