YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU - KỲ 210
Bà vợ ông Bí
thư huyện mắt sáng lên :
“ Đúng
đúng…ăn uống phải tính toán khoa học, kỹ lưỡng vậy ? Thế trong thực đơn phụ nữ
Mỹ có món sữa chua đánh đá không ?”
Ong luật sư
trợn mắt :
“ Có chứ sao
không ? Sữa chua tên khoa học là yaourt là món ăn dinh
dưỡng đại bổ, vừa mát gan vừa mát da, da dẻ mịn màng, hồng
hào phụ nữ phải ăn chớ ?”
Bà vợ ông Bí
thư sung sưởng :
“ Vậy tôi
thường xuyên ăn sữa chua đánh đá là đúng rồi. Vậy ngoài món này ra thực đơn phụ
nữ Mỹ còn gì nữa không ?”
Ong luật sư
vỗ trán nói bừa :
“ Có chớ…tôi
thấy họ rất hay ăn tôm hùm hấp …hấp bia…”
Bà vợ ông Bí
thơ huyện kêu lên :
“ Tôm hùm
hấp bia…vậy mà người ta biếu ông nhà tôi cứ bảo không nên ăn loại này , ngon
nhưng nhiều chất …chất gì đó dễ làm tắc mạch máu…”
Ong luật sư
đỡ lời :
“
Cholesterol… nó là cái chất rác ở trong máu như trong lòng
đỏ trứng gà , óc lợn, hay gan gà mới có nhiều kìa. Còn tôm hùm..cũng có …nhưng
…chút chút thôi…”
Ong luật sư
biết mình nói bậy, cái món tôm là nhiều cholesterol nhất hạng, nhưng thỉnh
thoảng mới ăn do biếu xén có sao. Tuy nhiên bà vợ ông Bí thư huyện lại sốt sắng
:
“ Nếu vậy để
tôi bảo ông nhà tôi đặt mua tận cơ sở nuôi tôm hùm trong Cam Ranh thì sẵn lắm.
Bảo đảm ngày nào cũng có tôm tươi. Cái món tôm hùm này lạ lắm. Chỉ ăn lúc nó
còn tươi sống thôi. Mang đông lạnh là hỏng …”
Ong luật sư
tỏ vẻ hiểu biết :
“ Nếu vậy
chắc chỉ có tôm hùm Việt Nam
mới không đông lạnh thôi. Ở Mỹ người ta đánh bắt tôm hùm ở
biển Alaska
rồi luộc ngay lên cho vào đông lạnh chở đi bán. Mình mua về cứ thế ăn thôi,
khỏi đun nấu gì hết…”
Bà vợ ông Bí
thư huyện uỷ ngần ngừ :
“ Để tôi
phải hỏi lại bên y tế mới được. Ngộ nhỡ tôm Mỹ nó khử hết chất rác rồi nên ăn
không sao, còn tôm hùm của mình vẫn để nguyên xi ăn vào nhỡ
tắc mạch máu thì chết…”
Ong
luật bấm bụng cười. Hoá ra thời nay ngay
đến cấp bà huyện mà ăn uống cũng cảnh vẻ, cao cấp đến xơi thường xuyên cả tôm
hùm thì đủ biết quan huyện nhà ta đẽo của dân tới mức nào. Ong cười nịnh :
“ Bà cẩn
thận vậy nên lắm. Phải hỏi cho rõ cái hàm lượng cholesterol trong tôm hùm Việt Nam thì mới yên
tâm. Nhỡ ra hàm lượng nó cao ông bà ăn nhiều nó gây ách tắc mạch máu thì nguy
hiểm …”
Câu chuyện
tôm hùm đang sôi nổi thì cô thư ký bưng cốc “ sữa chua đánh đá” vào. Ong luật
sư đứng ngay dậy đón lấy hỏi lại :
“ Có đúng là
sữa chua đánh đá không cô ?”
Cô thư ký cố
nhịn cười :
“ Dạ…đúng là
“sữa chua đánh đá” thứ thiệt đấy ạ.”
Ong luật
sư trân trọng đưa cho bà vợ ông Bí thư .
Bà này cầm lấy lấy thìa ngoáy ngoáy trong cái nhìn hồi hộp
của cả cô thư ký lẫn ông luật sư. Bất chơt bà kêu lên :
“ Cái này
vẫn chưa phải sữa chua đánh đá…”
Cô thư ký
tái mặt :
“ Dạ đúng
yaourt…à sữa chua bỏ đá vào rồi đánh lên đấy ạ …”
Bà vợ ông Bí
thư lắc đầu :
“ Đó…mới đó
thôi mà đã làm sai rồi…tôi bảo cô là bỏ đá nhỏ bằng hạt ngô vào chứ có phải đá
cục thế này đâu…”
Cô thư ký
cãi :
“ Dạ ở đây
người ta chỉ có đá cục với đá bào nhỏ thôi ạ…”
Ong luật sư
vội vã :
“ Ở đây
không có thì đi chỗ khác tìm nhá…sữa chua đánh đá là phải dùng loại
đá hòn nhỏ như hạt ngô kìa…”
Bà vợ ông Bí
thư gật đầu sướng nở nang mặt mày :
“ Đúng
…đúng…cái loại đá hòn nhỏ như hột ngô ấy kia…”
Cô thư ký
đành cầm cái cốc ‘sữa chua đánh đá cục” kia đi đổi thành đá hòn. Bà vợ ông
huyện uỷ nhìn theo đắc ý :
“ Ay cái
tính tôi nó vậy. Đã ăn là phải ăn cho đúng vị, đúng quy
cách, không thì thôi… “
Ong luật sư
cười nịnh:
“ Dạ đúng
thế…vậy mới gọi là người sành điệu chớ ?”
Ngoài
miệng thơn thớt vậy thôi, trong bụng ông
chửi thầm. Mẹ cái con mẹ nhà quê học làm sang. Thật đúng là cái thời “chó nhảy
bàn độc” các bà lớn phu nhân các quan lớn toàn loại chân đất mắt toét nhảy lên,
có đắp vàng, kim cương lên người thì vẫn lộ ra chất nhà quê “yếm thủng tày dần”. Ong chửi trong bụng vậy thôi, ngoài miệng vẫn phải xởi lởi đổi xưng hô :
“ Trong lúc
chờ cô thư ký mang sữa chua đánh đá về …em với anh …bàn công chuyện đi…”
Bà Bí thư
huyện đỏ dừ cả mặt.Chắc so về tuổi nhất định bà phải hơn ông luật sư. Vậy mà
ông ta cứ “anh anh em em “ ngọt xớt “ làm bà nở một nụ cười
õng ẹo :
“ Bàn công
chuyện à… ừ thì mình bàn đi…anh muốn bàn gì nào ?”
Ơng luật sư
uốn giọng :
“ Trước hết
em tìm đến đây có việc gì nào ?”
Bà vợ ông Bí
thư huyện kể lể chuyện mẹ chồng có mỗi ông con trai một là ông Bí thư huyện,
của nổi của chìm của bà cũng kha khá, nào vốn mấy tỉ đồng, nào nhà mặt phố bưôn
bán…chỉ có điều..bà nhấn mạnh :
“ Nếu sau
này bà mẹ chống em nằm xuống thì chồng em là con trai của bà có được thừa kế toàn
bộ tài sản đó không ?”
Ông luật sư
mỉm cười :
“ Vậy thì em
yên tâm đi…mẹ chồng em chết nhất định toàn bộ tài sản sẽ do chồng em thừa kế
chứ còn ai nữa…”
Bà vợ ông Bí
thư huyện tươi mặt :
“ Thế
à…chồng em được hưởng tất à…có chắc như thế không ?”
Ông luật sư
lại cười :
“ Tất nhiên
với một điều kiện…”
Bà vợ ông Bí
thư hồi hộp :
“ Điều kiện
gì ?”
Ông luật sư
dõng dạc :
“ Bà ấy phải
viết di chúc để lại cho con trai tức
chồng em …”
B vợ ơng Bí
thư xanh mặt :
“ Phải viết
di chúc à ? Mẹ ruột cũng phải di chúc cho con ruột lại là con một à ?”
“Di chúc chớ
...ngộ nhỡ bà giận đứa con truất quyền thừa kế của nó, cúng hết tài sản cho
người khác thì sao ?”
Bà vợ ông Bí
thư huyện :
“ Thế thì
không xong rồi. Bởi lẽ bà mẹ chồng em
vốn không hợp với ông xã em, lại thêm bà ấy rất ghét em. Bởi vậy mong gì
bà ấy lập di chúc để của nả lại cho con trai…”
Ông luật sư
gật đầu :
“ Đúng như
vậy. Đã có nhiều tường hợp vì giận con , mẹ lại di chúc giao quyền thừa kế cho
cháu họ xa kìa. Con ruột của bà kiện đi kiện lại cũng chẳng ăn thua. Đã có luật
thừa kế rồi…cứ theo vậy mà thi hành chứ biết sao ?”
Bà vợ ông Bí
thư huyện cau mặt :
“ Anh nói
thế thì hết chuyện rồi còn gì ? Nếu vậy thì em còn tới gặp anh làm gì. Thôi
thôi chào anh…tôi về…”
Ông luật sư
cuống lên, có níu kéo :
“ Ấy ấy
khoan đã…khoan đã…nhất định anh sẽ tìm ra cách giải quyết mà…”
Bà vợ ông Bí
thư huyện đỏi thái độ :
“ Có thế
chứ…nếu không thì cái văn phòng luật sư
này mở ra làm quái gì ?”
Ong luật sư
im lặng Trong bụng ông nắc nỏm : ghê gớm thật, con mẹ mày nom vậy mà ghê gớm
thật…
Mẹ chồng
chưa chết mà đã lo chuyện thưà kế tài sản. Chắc mẹ chồng căm ghét con dâu bằng
đào đất đổ đi nên con dâu mới cuống cuồng chuyện di chúc đến thế ? Trong truờng
hợp này thật khó mà thuyết phục bà mẹ chồng , có khi lửa đổ thêm dầu càng
thuyết phục càng làm bà mẹ chồng nổi giận lên thì hết đường cứu chữa.
Tuy nhiên
ông luật sư là người luôn luôn tìm ra cái “khả thi” trong một tình huống “bất
khả”. Ong thừa biết yêu cầu của bà vợ ông Bí thư huyện rất khó đáp ứng. Quyết
định cuối cùng vẫn là tờ di chúc của bà mẹ chồng. Trước hết vẫn phải tìm cách
lọt được vào con tim của bà để bà dồn hết tình thương và cũng tức là tài sản
cho con trai. Nếu không xong, phải chuyển sang phương án hai : tác động trực
tiếp vào bản di chúc. Tất nhiên, “tuỳ tiền biện lễ”, còn chờ xem vợ chồng ông
Bí thư huyện uỷ “chịu chi “ tới đâu, ông sẽ tính tới đó.
Bà vợ ông Bí
thư huyện thấy ông luật sư cứ ngồi ngẩn không nói năng gì, bà sốt ruột :
“ Vậy rồi
anh có nhận giải quyết vụ này cho..”em” không ?”
Bà có uống
giọng chữ “em” sao cho nó ngọt xớt và liếc nhìn ông luật sư, cười tủm tỉm làm ông giật thót vội vàng :
“ Có chớ…có
chớ…dù khó đến đâu cũng phải tìm cách tháo gỡ cho ra chớ….”
Bà vợ ông Bí
thư huyện rút trong ví ra chiếc phong bì, vui vẻ :
“ Vậy mới
gọi là luật sư chân chính chớ ? Em gửi anh chút tiền tạm ứng để anh nghiên cứu
phương án thực hiện. Làm sao mình phải nắm chắc cái di chúc ấy theo ý mình…”
Ong luật sư
chớp mắt đã nhét được chiếc phòng bì vào ngăn kéo nhanh tới mức bà vợ ông Bí
thư phải trố mắt ra nhìn. Ong cười hỉ hả :
“ Yên trí…đã
không nhận thì thôi những mà đã nhận rồi thì nhất định thân chủ phải thắng
kiện…”
Lập tức ông
nhận ra ngay mình nói hớ, vội chữa ngay :
“ À
quên…nhất định thân chủ phải được toại nguyện…”
Bà vợ ông Bí
thư gật đầu :
“ Có thế
chứ…em nghe hai chữ “thắng kiện” mà giật mình, không lẽ con lại đi kiện mẹ ?”
Ong luật sư
cười cười :
“ Đúng
rồi..trong vụ này có kiện cáo gì đâu. Tuy nhiên ngày nay con kiện mẹ, bố kiện
con, anh em kiện nhau là cái…sự thường …”
Bà vợ ông Bí
thư trố mắt :
“ Lại còn
thế nữa kia ?”
“ Thế đã ăn
thua gì. Văn phòng này còn nhận bào chữa cho những vụ kinh khủng hơn nữa kia.
Có một ông cháu túng tiền đi hát karaoke thế là về đập búa vào đầu ông nội lấy
tiền rồi xả xác ông ra làm nhiều mảnh, gói lại thả trôi sông…”
Bà vợ ông Bí
thư huyện xanh mặt :
“ Trời đất
ôi…vậy mà anh cũng nhận bào chữa cho tên mặt người dạ thú ấy ư ?”
Ong luật sư
điềm nhiên :
“ Thú cũng
không ăn thịt con…thằng này còn ác độc hơn cả thú…tuy nhiên anh là luật sư vẫn
có trách nhiệm bào chữa giảm nhẹ tội cho hắn. Bởi vậy lẽ ra nó phải lãnh án tử
hình, nhờ anh cãi nên hội đồng xét xử đã hạ xuống án chung thân…”
Bà vợ ông Bí
thư huyện cười cười :
“ Nếu vậy
thằng đó phải tạ lễ anh vài trăm triệu ?”
Ong luật sư
lắc đầu :
“ Không
không…thàng này đã giết cả ông nội lấy tiền đi hát karaoke thì thuốc loại
nghghèo mạt rệp. Trông mong tièn bạc gì pử hắn. Anh cãi cho nó để lấy uy tín
thôi…còn moi tiền thì phải nhắm tới các …đại gia…”
Nhìn vẻ thất
sắc trên mặt bà vợ ông Bí thư huyện, ông luật sư biết mình nói hớ, vội vàng
chống chế :
“ Anh nói
đại gia là loại có ngàn tỉ trở lên kìa. Còn như em anh chỉ cãi trên tinh thần
nhân danh công lý thôi…”
Bà vợ ông Bí
thư huyện cười nhạt :
“ Anh hùng
gớm nhỉ ? Bây giờ mà vẫn còn có công lý để anh nhân danh nó nữa kia à ?”
Ong luạt sư
đỏ mặt :
“ Ô hay…các
quan Toà khi xử thì nhân danh “nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” còn
luật sư các anh thì nhân danh cái gì ? Không lẽ lại nhân danh “pháp luật “ à ?
Cái đó phải dành cho bên công tố tức Viện kiểm sát.Bởi vậy mình phải tự nhận là
“nhân danh công lý “ thôi…”
Bà vợ ông Bí
thư huyện bật cười :
“ Thảo nào
mà dân nghèo ra Toà toàn thua thôi…”
Ong luật sư
tròn mắt :
“ Em nói vậy
là sao “
“ Thì anh
cãi nhân danh công lý mà công lý là cái lý của công, tức của Nhà nước, nên dân
có kiện cán bộ thì bao giờ dân cũng thua là pải rồi…”
Ong luật sư
bật cười :
“ Hoá ra em
cũng thông thuộc luật lệ quá nhỉ ? Đúng là đáng mặt phu nhân Bí thư huyện uỷ …”
Bà vợ ông Bí
thư lắc đầu :
“ Luật lệ
bây giờ là luật rừng , là luật của Đảng. Bởi vậy nhiều vụ to đùng “thâm ô tài
sản xã hội chủ nghhiã” thế mà để lâu ngày rút xuống “ sai phạm do thiếu tinh
thần trách nhiệm”. Đó…đó là công lý mà anh đang nhân danh đó…”
Ong luật sư
kinh ngạc, há hốc miệng nhìn bà vợ ôgn í thư huyenẹ uỷ. Oi trời ôi, sao con mẹ
này mồm miệng đáo để vậy nhỉ ? Hoá ra bà ta biết hết mọi chuyện, cứ giả vờ làm
con nai vàng ngơ ngác vậy thôi, chứ bà ta biết tuốt, biết tuốt. À thôi phải
rồi, thế nào mọi chuyện ở huyện thế nào ông Bí thư huyện chẳng mang về kể cho
vợ nghe. Mà không chừng chính bà lại xỏ mũi ông Bí thư huyện cũng nên. Thảo nào
mà bà ăn nói đáo để thế. Toàn những chuyện cốt lõi chết người trong Toà với
ngoài Toà cả. Cứ như chính bà là thẩm phán vậy. Kiểu này đúng là “kẻ cắp gặp bà
già” chớ có mong xỏ mũi bà ta. Cứ phải là thành thưục hợp tác hai bên cùng có lợi thì mới mong tiến tới thiết lập
quan hệ. Nghĩ vậy ông hạ giọng :
“ Thôi
thôi…không bàn chuyện dông dài nữa…Giờ ta bàn vào vấn đề chính…anh hỏi thật em
vì sao mẹ chồng em lại ghét em như thế ? Các cụ có nói dâu là con rể là khách
kia mà…”
Bà vợ ông Bí
thư huyện uỷ lắc quày quạy :
“ Xưa lắm
rồi ong ơi…ngày nay dâu rể gì cứ có nhiều tiền đều trở thành con hết, ngược lại
không tiền thì đừng hòng “mẹ mẹ con con”. Ở quê tôi có một bà mẹ có thằng con
trai chẳng có tài cán gì, chỉ làm chân bảo vệ xoàng. Mèo mù vớ cá rán làm sao
lại lấy được con gái ông Viện trưởng Việt kiểm sát tỉnh. Thế là đúng theo tinh
thần “dâu là con”, bà mẹ coi con dâu thân thiết còn hơn cả còn trai. Thậm chí
cả làng đồn rầm rĩ lên là nó cắm sừng con trai mình mà bà mẹ vẫn bênh con dâu
chằm chặp. Thằng con trai có ca cẩm chuyện đó đều bị mẹ mắng át đi. Vì sao vậy
? Vì con dâu có tiền chứ sao ? Tôi mà có chứng hai cái nhà mặt tiền với chục
hecta trang trại coi. Bà mẹ chồng tôi lại không suốt ngày ôm ấo con dâu ấy à ?”
Ong luật sư
cười cười :
“ Thì cái
nước mình giờ nó thế mà…Tuy nhiên anh chắc em gây ra chuyện gì lớn lắm nên mẹ
chồng em mới giận vậy chứ nếu không có nhà mặt phố với trang trại thì bà cũng
chẳng giân đến thế đâu ?”
Bà vợ ông Bí
thư huyện thở hắt ra :
“ Thôi..em
cũng chẳng giấu anh làm gì…cứ cho anh biết bằng hết mọi chuyện để anh còn lo
thu xếp…bà mẹ chồng em ghét em nhất về cái tội không chịu đẻ cho bà đứa cháu
nội. Có vậy thôi…”
.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét