Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Phọt Phẹt - Chém với Ba Thánh

Chuyện thư giãn
Phọt Phẹt
Phot_Phet: Chào bác em. Chào mừng bác em ra với Tam Đình nhậm chức Tổng quản nội vụ phủ.
Ba Thánh: Thật tâm tao cũng chả ham hố đâu, nhưng đại thần Cơ mật viện điều thì phải đi thôi. Chả biết có nên cơm cháo.
Phot_Phet: Chưa gì bác em đã xoắn. Cứ đúng nhiệm vụ, chức trách mà làm. Sau lưng bác em là bần nông chốc mép. Họ kỳ vọng ở bác em nhiều.
Ba Thánh: Chả có gì đáng để kỳ vọng đâu. Một con ốc vít như tao không thể bịt được lỗ thủng hệ thống của đoàn tàu Xuống Hố Cả Nút. Chúng đấm đá nhau và tao bỗng chốc biến mẹ thành khiên lẫn giáo.
Phot_Phet: Nghĩa là?
Ba Thánh: Vừa đỡ, vừa đâm. Chấm hết!
Phot_Phet: Em lại tưởng bác em là cái xẻng cơ chứ. Chả phải bác em tuyên ngôn là hốt tất còn gì. Bác em mà mần được thế thì quá là...Hốt Tất Liệt. Cũng có thể khai nên công nghiệp để đời nhưng cũng có thể liệt toàn bộ các cơ quan đoàn thể hế hế.
Ba Thánh: Đấy mày xem, mới đánh tí giặc mồm thôi mà đã nhốn nháo vả tao đôm đốp.
Phot_Phet: Bác em đếch gì phải đánh giặc mồm, cứ thượng phương bảo kiếm mà chém chả phải oách mấy lị chính danh hơn sao?
Ba Thánh: Đã đâu với đâu đâu. Gươm thì trao rồi nhưng quân tướng đã có đứa nào. Tao sợ nhất lũ ô hợp nhặt nhạnh, cắt bổ đó. Quân không tinh thì tướng cũng...bằng lồn.
Phot_Phet: Úi dồi ôi, bác em bậy thế. Hóa ra chưa binh bố, trận mạc gì ạ?
Ba Thánh: Chưa, còn phải chờ. Nên tao phải đánh giặc mồm là thế. Mày có ý gì hay không?
Phot_Phet: Theo em thì lập ra cái nội vụ phủ này cho bác cũng chả để làm đéo gì. Thay vì thế tăng quyền hạn và cơ chế kiểm soát cho bô lão Diên Hồng hội nhẽ hay ho và pháp trị hơn nhiều. Vửa chính danh lại mang tính đại diện.
Ba Thánh: Tao cũng nghĩ thế. Cân bằng và kiểm soát quyền lực không gì tốt hơn là giao cho Diên Hồng hội. Mỗi tội bọn ấy ngu và lười quá, lại kém chuyên môn và hay a dua. Chả biết đếch gì ngoài vỗ tay và ngủ gật.
Phot_Phet: Thế bác em có chương trình hành động cụ tỉ gì chưa?
Ba Thánh: Cứ chiểu theo chức trách, nhiệm vụ mà làm thôi. Nhưng tao ngại thằng cụ mày, Cả Chọng í. Mần mạnh quá thì cụ cho là phá, mần nhẹ thì đéo ai kinh. Nhẽ mần vừa vừa. Còn như thế nào là vừa vừa thì tao cũng chịu. Đánh chuột mà không được làm vỡ bình, mẹ, khó ngang lên giời.
Phot_Phet: Em đồ không khéo bác em còn bị mượn tay giết gà ấy chứ.
Ba Thánh: Thì tao lạ đếch. Nhưng phận sự thì cứ phải làm thôi. Chứ tao thật, để giết được hết lũ gà ngóe đó thì phải mất vài rừng gươm đao, chưa kể đến việc mất hết cán bộ lấy ai làm việc.
Phot_Phet: Bác em tin là quân tử vung gươm thì tiểu nhân đầu rơi, máu đổ?
Ba Thánh: Cũng chả mấy tin. Không cẩn thận đầu tao còn bay trước.
Phot_Phet: Nguy nhỉ?
Ba Thánh: Tại cụ mày cả đấy. Đánh đéo được nên lấy tao lấp lỗ châu mai. Toàn những nơi hòn tên mũi đạn mà không sắm tao bộ khiên đỡ mà toàn trang bị sấm truyền với nghị quyết thì ăn thua mẹ gì. Đánh trận chứ có phải chuyện cúng bái mới hóa vàng đâu mà ngồi đó khấn rồi đốt.
Phot_Phet: Chả qua cụ em cũng chả có cách gì, lực bất tòng tâm nên hay dựa tâm linh, bắt quyết.
Ba Thánh: Mày nên nhớ, lũ gà ngóe kia chúng thành tinh hết rồi, ngồi đó mà bắt ma. Vớ va vớ vỉn!
Phot_Phet: Bác em mà cao tay ấn thì An-nam hồng phúc muôn đời, nhẽ phải khắc bia dựng tượng.
Ba Thánh: Có phải tượng bia nào cũng tử tế cả đâu. Chỉ mong làm được việc gì đó để con cháu chúng mày có miếng mà đút vào mồm. Chứ tình trạng như này thì đến cứt cũng không có mà cắn. Rồi lại kéo nhau Xuống Hố Cả Nút.
Phot_Phet: Thế nhẽ hay hơn, bác em nhể?
Ba Thánh: Nên tao cũng cố chơi nốt ván cờ tàn. Cố gắng không để bị chiếu tướng, bắt vua.
Phot_Phet: Theo em thì cứ để cho chiếu tướng, bắt vua. Thua đi rồi đánh ván mới. Đỡ mất thời gian và nặng đầu. Cờ thế rồi thì đằng đếch nào chả thua mà bác em phải giữ.
Ba Thánh: Mày đúng loại phản động. Đừng dạy tao việc đánh cờ, đó có vẻ là môn thể thao mà giới quan trường chơi giỏi nhất.
Phot_Phet: Các bác cứ mải đánh cờ thế thì bần nông bọn em nhẽ chốc mép muôn đời?
Ba Thánh: Đời là ván cờ thôi. Tiếc là bần nông chúng mày lại luôn cầm...quân đen. Thế thôi nhé, đến giờ tao chém gió hội nghị rồi.
Phot_Phet: Bác em ngược đi. Em cũng lặn sắm tết đây.

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

BÀI HỌC NHẬT BẢN (thuannv st)


Khi lãnh đạo và trí thức cùng nhìn một hướng

Trí thức có thể đối lập với chủ trương của lãnh đạo nếu thấy chủ trương đó đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của đất nước, hoặc thấy không khoa học, không hợp với quy luật khách quan.

Thông thường trí thức là người hiểu biết, có trình độ văn hóa cao, có kiến thức chuyên môn, và không bị ràng buộc vào (hoặc có ý thức tránh xa) những lợi ích phát sinh từ quan hệ với lãnh đạo chính trị. Trí thức có thể đối lập với chủ trương của lãnh đạo nếu thấy chủ trương đó đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của đất nước, hoặc thấy không khoa học, không hợp với quy luật khách quan. Nhưng cũng không hiếm những trường hợp lãnh đạo và trí thức tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau và trí thức giúp lãnh đạo làm nên sự nghiệp cao cả, đưa đất nước vào thời đại xán lạn. Ngày xưa không thiếu những trường hợp minh quân gặp hiền tài và cùng làm nên nghiệp lớn. Lưu Bang gặp Trương Lương, Lê Lợi gặp Nguyễn Trãi là những ví dụ.
Trong thời đại ngày nay, xã hội phức tạp hơn, vai trò của trí thức và sự thể hiện vai trò đó cũng đa dạng hơn. Lãnh đạo tìm đến trí thức có thể trực tiếp "tam cố thảo lư" nhưng cũng có thể qua nhiều kênh gián tiếp. Chẳng hạn lãnh đạo thường quan tâm đến trí thức, thường đọc sách, đọc báo thì có thể tìm thấy những ý tưởng hay, những đề khởi về con đường phát triển để tham khảo cho các quyết sách chiến lược. Tiền đềở đây dĩ nhiên là phải có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận để trí thức có cơ hội phát biểu ý kiến của mình. Mặt khác, nếu xuất hiện nhà chính trị có văn hóa, có đạo đức và tỏ ra có bản lãnh, có lý tưởng vì đất nước thì qua các quan hệ xã hội hoặc qua các kênh nghiên cứu, thảo luận rộng rãi, họ có thể quy tụ được bên mình nhiều trí thức tài năng, tâm huyết.
Vào cuối thập niên 1950 ở Nhật Bản, xuất hiện mẫu người lãnh đạo lý tưởng đó và trí thức, trí tuệ của xã hội đã cùng với người đó làm nên một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử thế giới: Chỉ trong 10 năm đã biến một nước có thu nhập trung bình và mới vừa phục hồi sau chiến tranh trở thành một nước có thu nhập cao, thay đổi hẳn đời sống của đại đa số dân chúng và sánh vai với các cường quốc kinh tế trên thế giới.
Tình hình chính trị, xã hội ở Nhật vào nửa sau thập niên 1950 rất phức tạp vì bất đồng trong dư luận và giữa các chính đảng liên quan đến chính sách ngoại giao với Mỹ.
Ikeda Hayato và John Kennedy (trái)
Về kinh tế, năm 1956 đánh dấu sự thành công của nỗ lực phục hưng hậu chiến. Mức sản xuất đã khôi phục lại mức cao nhất thời tiền chiến. Nhưng cũng trong bối cảnh đó xảy ra tranh luận sôi nổi về hướng phát triển sắp tới. Chưa có ai vẽ ra được viễn ảnh và đưa ra chiến lược có sức thuyết phục.
Trong tình hình dân chúng đang mệt mỏi vì không khí chính trị, xã hội căng thẳng, và không có viễn ảnh về tương lai kinh tế, một chính trị gia kiệt xuất đã xuất hiện. Đó là Ikeda Hayato (1899-1965). Ikeda nguyên là quan chức Bộ Tài chính, làm đến chức thứ trưởng thì ứng cử vào hạ viện. Trong lúc tham gia nội các, giữ các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Công thương, ông đã quyết chí ứng cử vào chức đảng trưởng đảng cầm quyền LDP (đồng thời là thủ tướng) để thực hiện giấc mơ đưa nước Nhật lên ngang hàng với các nước tiên tiến Âu Mỹ.
Ikeda nguyên là một quan chức mẫu mực, một lãnh đạo chính trị đức độ, thanh liêm. Lúc làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, đầu thập niên 1950, ông dẫn đầu một phái đoàn công du sang Mỹ. Trong tình trạng ngân sách nhà nước hạn hẹp, ông đã tiết kiệm kinh phí đến mức chỉ thuê khách sạn ba sao và hai ba người (kể cả Bộ trưởng) ở chung một phòng. Ban ngày đoàn của ông đi làm việc với chính phủ Mỹ, buổi tối mọi người tập trung tại phòng ông để kiểm điểm công việc trong ngày và bàn nội dung làm việc cho ngày hôm sau. Khách sạn nhỏ nên phòng không có bàn, mọi người phải ngồi bệt trên sàn bàn công việc.
Cùng với đức độ và tinh thần trách nhiệm mà nhiều người đã biết, Ikeda đã được dư luận nhất là giới trí thức đánh giá cao qua những phát biểu về nhiệm vụ của người làm chính trị, về phương châm phát triển đất nước mà ông sẽ thực thi nếu được làm thủ tướng. Có mấy điểm đáng chú ý. Thứ nhất, ông cho rằng giai đoạn sắp tới phải là thời đại kinh tế, Nhật phải tận dụng tiềm năng về nguồn nhân lực của mình và hoàn cảnh thuận lợi của thế giới để vươn lên hàng các nước tiên tiến. Thứ hai, triết lý chính trị là vì dân, vì cuộc sống của dân chúng nên mục đích cuối cùng của phát triển kinh tế là phải tăng thu nhập của toàn dân và mở rộng mạng an sinh xã hội để giúp người không theo kịp đà phát triển chung.
Nhưng nguyện vọng, quyết tâm của nhà chính trị phải được cụ thể hóa bằng chiến lược, chính sách, trước mắt là được đồng tình của dân chúng, tiếp theo là phải được thực hiện có hiệu quả. Lúc này Ikeda cần đến trí thức.
Đang suy nghĩ tìm kiếm một ý tưởng chủ đạo của chiến lược phát triển đất nước, Ikeda đọc được bài viết "Luận về khả năng bội tăng tiền lương" của giáo sư kinh tế Nakayama Ichiro đăng trên báo Yomiuri. Trong bài viết đó, Nakayama bàn về khả năng cũng như điều kiện để tăng gấp đôi tiền lương thực chất, cải thiện hẳn mức sống của dân chúng.
Theo gợi ý của giáo sư Nakayama, Ikeda thai nghén một chiến lược phát triển gọi là "Bội tăng thu nhập quốc dân" và lập ra một nhóm bảy người gồm các trí thức tên tuổi và các quan chức, các cộng sự tài giỏi để triển khai cụ thể chiến lược này. Đặc biệt trong số này có Shimomura Osamu (1910-1989), nhà kinh tế vừa giỏi lý luận vừa hiểu thực tiễn và có năng lực hình thành các chính sách cụ thể.
Lúc đó ở Nhật đang có tranh luận sôi nổi về hướng phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. Ý kiến chủ đạo lúc đó là trong giai đoạn phục hưng hậu chiến vừa qua, kinh tế Nhật phát triển khá cao (trung bình độ 8%/năm) vì khởi điểm quá thấp, trong giai đoạn tới tốc độ phát triển chỉ có thể bằng mức cao nhất thời tiền chiến (độ 4%) hoặc hơn một chút (5%).
Chủ trương của Shimomura thì khác. Ông cho rằng Nhật đã qua thời hỗn loạn hậu chiến, hiện nay tiết kiệm trong dân đang tăng, đất nước đang mở cửa hội nhập với thế giới nên công nghệ nước ngoài sẽ được du nhập dễ dàng; đó là hai tiền đề để đầu tư tích lũy tư bản. Đầu tư có hai hiệu quả là vừa tăng tổng cầu vừa tăng khả năng cung cấp (sản xuất) của nền kinh tế. Do đó có thể nói kinh tế Nhật đang bước vào thời đại bột phát mạnh mẽ. Thời phục hưng hậu chiến phát triển 8% nên thời đại mới ít nhất phải là 10%. Ngoài giải thích về mặt lý luận, Shimomura còn dẫn chứng bằng các kết quả tính toán chi tiết nên rất có sức thuyết phục. Trợ lý cho Shimomura là hai chuyên viên trẻ, hồi đó chưa có máy tính nên việc tính toán rất mất thì giờ. Trong nhóm bảy người còn có các nhà kinh tế nổi tiếng khác như Inaba Shuzo, Takahashi Kamekichi, và một quan chức tài giỏi là Miyazawa Kiichi (sau này cũng làm thủ tướng). Ikeda trực tiếp tham dự nhiều buổi họp thâu đêm của nhóm này.
Tượng của Ikeda Hayato tại Hiroshima
Được nhóm chuyên viên, trí thức triển khai về mặt lý luận và các chính sách cụ thể, Ikeda tự tin và đã quyết định lấy Chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân làm cam kết chính trị trong cuộc tranh cử vào vị trí chủ tịch đảng. Ikeda thắng cử và trở thành thủ tướng vào tháng 7 năm 1960.
Cốt lõi của kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân là toàn dụng lao động, làm cho dân chúng thấy cuộc sống được cải thiện rõ rệt. Phương châm cơ bản là tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân tích cực đầu tư. Công việc của chính phủ chỉ là cố gắng tiết kiệm công quỹ để có thể giảm thuế nhằm kích thích đầu tư, đầu tư xây dựng hạ tầng, và bảo đảm an sinh xã hội. Phát triển là công nghiệp hóa, là phát triển ngành dịch vụ nên lao động phải chuyển dần từ nông nghiệp sang các khu vực phi nông. Do đó Ikeda đã nhấn mạnh phải ra sức giáo dục bậc cao đẳng và hướng nghiệp để quá trình chuyển dịch lao động không bị gián đoạn.
Mặc dù Shimomura chủ trương phát triển mỗi năm 10% (thu nhập quốc dân sẽ gấp đôi trong bảy năm), nhưng để dung hòa với nhiều ý kiến khác, trong kế hoạch được công bố, kinh tế sẽ tăng trưởng độ 7,2% và thu nhập quốc dân tăng gấp đôi trong 10 năm (1960-1970).
Khi nhậm chức thủ tướng, ngoài bài phát biểu về kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân, Ikeda còn tuyên bố nhiều ý tưởng được sự đồng tình của dân chúng. Chẳng hạn, "Làm chính trị là nâng cao mức sống của dân chúng. Phát triển kinh tế phải trên tiêu chuẩn tăng thu nhập toàn dân, làm cho mọi người dân cảm nhận thực sự là kinh tế đang phát triển", hoặc "Chính trị mà để người nghèo không được đi học là chính trị tồi".
Ikeda đã thổi vào xã hội một không khí phấn chấn, tin tưởng vào tương lai. Doanh nghiệp tích cực đầu tư, mọi người hăng hái làm việc. Trong bối cảnh đó, đúng như dự đoán của Shimomura, kinh tế phát triển trên 10%, chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân đạt được mục tiêu chỉ trong bảy năm, thay vì 10 năm như kế hoạch ban đầu. Theo giá thực tế năm 2000, tổng thu nhập quốc dân trên đầu người của Nhật vào năm 1960 là 7.700 USD, đến năm 1970 tăng lên 16.600 USD. Mức chi tiêu của một gia đình giới lao động vào năm 1960 trung bình mỗi tháng là 32.000 yen, đến năm 1970 đã tăng lên 83.000 yen. Lương tháng của công nhân trong ngành công nghiệp đã tăng từ 23.000 yen năm 1960 lên 72.000 yen năm 1970. Trừ đi độ trượt giá mỗi năm vài phần trăm, trên thực chất thu nhập của giới lao động đã tăng gấp đôi hoặc hơn. Ngoài ra, số lao động có việc làm tăng nhiều hơn so với kế hoạch và số giờ làm việc mỗi tháng của giới lao động giảm từ 203 giờ còn 187 giờ. Thập niên 1960 cũng là giai đoạn người Nhật chứng kiến nhà nhà có tủ lạnh, quạt máy, máy giặt, TV,...
Ikeda bị bệnh và mất sớm (năm 1965), lúc đương tại chức thủ tướng. Ông không sống đến hết giai đoạn của kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân, nhưng đã chứng kiến những thành tựu bước đầu, cụ thể là ba sự kiện xảy ra trong năm 1964: Tổ chức Olympic Tokyo thành công, khai trương đường sắt cao tốc (Shinkansen) Tokyo-Osaka và Nhật trở thành thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), một tổ chức của các nước tiên tiến.
Nhà chính trị Ikeda Hayato và nhóm trí thức cộng tác với ông đã biến giấc mơ của mình thành giấc mơ của toàn xã hội. Họ là những người hiểu được nguyện vọng của người dân và quyết chí đáp ứng bằng trí tuệ và tâm huyết của mình.
Tokyo, Xuân Quý Tỵ 2013
Trần Văn Thọ Theo DNSGCT

(Vĩnh Thuận sưu tầm - 28/01/2013) theo:
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/106987/khi-lanh-dao-va-tri-thuc-cung-nhin-mot-huong.html
VietnamNet - CN 27/01/2013

Yêu thời đồ đểu L

YÊU THỜI ...ĐỒ ĐỂU (KỲ 32 )

         
Cái khó nhất trong kế hoạch của bà Phu nhân là trả phòng khách sạn khi ông thày nhân điện đã ra người thiên cổ. Không lẽ bà xách cái va li to tướng xuống trả phòng thay ông ? Vậy ông đâu ? Lòi đuôi là cái chắc. Rất may , từ khi tới khách sạn ông Ba Tạ cứ nằm lì trong phòng, mọi cái ăn cái uống đều gọi điện cho nhà hàng bưng lên hết, ông khỏi đi đâu; tiếp tân lại có năm bảy kíp, khách ra vào nườm  nượp ai nhớ được mặt mũi ông ra sao ?

Bởi thế ngay trong lúc bà đang cưa nhỏ ông chia vào nhiều túi ni lông, gã thư ký đã chạy đi tìm người hao hao giống  thay ông tới trả phòng. Vốn  quen chạy đủ việc lớn nhỏ hầu Chủ tịch tỉnh, với gã chuyện đó chẳng có gì khó. Trở về khách sạn gã  thuê ngay xe máy dạo vòng vòng qua chợ lao động, hay còn gọi chợ “người”, ngắm nghía đám người  lam lũ  tụ tập dưới gốc cây và hai bên vỉa hè. Lát sau, gã đã nhận ra một người đứng tuổi hao hao ông chú xấu số . Gã chỉ tay :

“ Ông kia …”.

Như có cái remote  trỏ vào người, lập tức ông ta nhào tới :

“ Có tôi đây…”

Ông ta trẻ hơn thày nhân điện chừng vài tuổi, mặt cũng xương xẩu, đầu hoa râm, chỉ khác cặp mắt sáng rực. Gã thư ký gật gù :

“ Tên gì ? Bao nhiêu tuổi ?”

“ Tên Thuộc, 55 tuổi. Anh cần thuê gì ? Đào hố, cắt cây, thợ hồ, thợ sắt….Việc  gì cũng làm…”

Gã thư ký cười toét miệng :

“ Ăn cướp có đi không ?”

“ Giết người cũng chơi luôn…”

Ái chà, ăn nói bặm trợn kiểu này đúng người đúng việc rồi đây. Gã hất hàm :

“ Lên xe…”

Gã chở người đàn ông chạy thẳng tới Nhà hàng Đại Dương ngoài bãi biển. Ông ta nhảy xuống xe, nhìn vẻ sang trọng bên trong, hỏi thẳng :

“ Thanh toán thằng nào trong đó hả ?”

Gã thư ký hài lòng lắm, thằng cha này còn được việc dài dài . Gã dắt người đàn ông tên Thuộc tới một bàn sang trọng :

“ Nhậu cái đã…”

“ Ừ thì nhậu…”

Ông Thuộc chẳng khách khí tý nào, xắn tay áo lột cua rang muối, bóc vỏ tôm hấp bia ngấu nghiến như đói đã lâu. Khi gần hết chai rượu tây, thức ăn trên bàn tiêu  đi một nửa, ông ta nhìn quanh :

“ Anh muốn thanh toán thằng nào ?”

Gã  thư ký cười ha hả :

“ Không không, không thanh toán thằng nào, cũng không cướp của giết người, tôi chỉ muốn nhờ ông một việc nho nhỏ. Đây, tạm ứng trước năm triệu…”

Mắt ông Thuộc sáng lên, ông chộp lấy tập tiền nhét luôn vào túi gật lia lịa :

“ Được được, anh chơi thế này thì được, thuê tôi lên rừng bắt voi cũng chơi…”

“ Không không, không phải voi, bắt chuột thôi. Ông theo tôi…”

Gã thư ký chở ông về khách sạn, trổ tài hoá trang  giống hệt thày Ba Tạ rồi nói rõ việc phải làm. Ông Thuộc cười xoà :

“ Tưởng gì ? Thế mà tôi cứ tưởng anh thuê tôi đi giết thằng nào mới bày tiệc long trọng  …”

Gã thư ký cười bí mật :

“ Thì cứ xong việc này rồi tới việc đó, lo gì…”

Lúc này ở khách sạn Bãi Dâu, bà Phu nhân đã xong xuôi mọi việc. Ông Ba Tạ đã xếp gọn trong chiếc va li. Máu me dính đầy người làm bà phải tắm rửa hết nguyên một chai dầu tắm. Mọi quần áo, tư trang, giày tất…của ông  đều tống hết vào túi ni lông. Phòng tắm chùi cọ kỹ càng. Mọi dấu vết  xoá sạch, duy có cái mùi gì đó, lạ lắm, cứ quẩn quanh cho dù đã rảy cả lọ nước hoa đắt tiền khắp xó xỉnh trong phòng.

Bà liếc đồng hồ trên tường. Còn sớm quá, phải tối mịt người đóng vai ông Ba Tạ mới tới. Bà với chai rượu uống dở ông thày để lại, dốc ngược vào cổ họng. Ái chà, cháy cả gan cả ruột, rượu nặng thế mà ngày nào ông cũng xơi nguyên chai, đột tử không oan. Khổ nỗi bảo mãi chẳng nghe, ngăn cản quá lại sợ mang tiếng tiếc tiền, cứ kệ ông uống khoái khẩu mới ra nông nỗi thế.

Bà quay sang chỗ ông vẫn nằm. Một sợi tóc bạc còn vương trên gối. Bà cầm lên coi, tóc ông đây chứ  tóc ai. Bây giờ mọi việc đã xong xuôi, nhớ lại “cái lúc đó” bà mới thấy rờn rợn. Hoá ra con người ta cũng chẳng khác gì con heo, con gà. Cũng tim gan phèo phổi y vậy.

“Trái tim anh đã giành hết cho em…”, bà nhớ lại lời ông khi cầm quả tim ông trên tay. Rõ đúng là gở miệng, nói sao y vậy. Nghĩ cũng tội nghiệp ông, chết chẳng toàn thây, mồ mả chẳng có, con cháu thắp cho nén nhang cũng không. Thôi tất cả những thiệt thòi đó là ông hy sinh vì bà, mai này bà sẽ lập trang thờ ông. Sợi tóc như một lưỡi cưa cùn cứa vào  suy nghĩ làm bà nhức buốt đầu, ngủ thiếp đi. Bà lại thấy ông thày nằm bên cạnh như mọi khi .Bà nắm cánh tay ông kéo vào người, nhưng lạ quá, cánh tay rời ra khỏi ông, còn thân mình ông vẫn nằm ngây đơ mắt nhìn chằm chằm. Bà lại kéo cánh tay bên kia, nó cũng rời ra y vậy. Thế rồi cả hai cánh tay cùng giơ ra trước mặt bà . Bà sợ quá chắp tay lạy rối rít :

” Tôi lạy ông…tôi lạy ông…Tất cả là do thằng thư ký, tôi chỉ làm theo lệnh nó…”

Mặc kệ bà van xin, đôi cánh tay của ông thày Ba Tạ vẫn cứ lừng lững tiến tới giang ra siết chặt lấy cổ bà. Bà kinh hoàng hét lên:” cứu tôi với…cứu tôi với…”.

Thế rồi khi bà tưởng mình chết đến nơi, tiếng chuông cửa chợt réo lên làm bà giật mình tỉnh giấc. Bà mở choàng mắt, hoá ra nằm mơ, rõ thần hồn  nát thần tính. Lão ấy đã nằm gọn trong bịch ni lông, sao giết được bà ?

 Ngoài cửa có tiếng gọi khẽ :” Tôi là Ba Tạ đây, bà mở cửa cho tôi vào…”. Tiếng gọi cũng khàn khàn như tiếng ông thày nhân điện làm bà sởn gai ốc. Bà liếc sang chiếc va li để góc phòng, ổng vẫn nằm trong đó kia mà. Tiếng gọi lại vang lên hối thúc :” mở cửa đi bà ơi, thằng cháu tôi bảo tôi đến tìm bà mà…”.

Bà phu nhân sực nhớ, thôi đúng ám hiệu thằng thư ký. Vậy nó đã tìm ra người đóng vai ông Ba Tạ trả phòng. Bà mừng rỡ, quên cả khoác áo choàng, cứ váy ngủ mỏng tang ra mở cửa. Ôi chao, cái người thay ông Ba Tạ thật khác xa bà tưởng tượng, tuy cũng khổ người ấy, khuôn mặt ấy nhưng đĩnh đạc, rắn rỏi, lạnh lùng chứ không tận tình, cóm róm như ông thày.

“ Thưa bà đã sẵn sàng chưa ?”

Giọng ông Thuộc bình tĩnh, rành rọt làm bà yên tâm hẳn. Gần tới giờ định trước rồi , chỉ còn chờ gã thư ký điện thoại tới , tuy thế  bỗng dưng bà nấn ná chưa muốn rời khỏi phòng :

“ Hãy còn sớm, dưới tiếp tân hãy còn đông lắm, chờ khuya khuya vắng người hẵng xuống…Ông ngồi nghỉ chút đã…”

“ Vậy tuỳ bà…”

Ông Thuộc ngồi xuống ghế châm thuốc hút. Mọi ngày bà Phu nhân cấm tiệt ông thày không được hút, bà rất ghét mùi khói thuốc, nhưng lúc này nó lại làm bà dễ chịu vì át được cái mùi gây gây rất khó chịu chỉ riêng bà cảm thấy. Ông Thuộc bày lên bàn đồ fastfood gã thư ký mua sẵn :

“ Mời bà…”

Lúc này bà phu nhân sực nhớ suốt từ sáng chưa có gì bỏ bụng, giờ mới  thấy đói run . Bà nhai ngấu nghiến ba thứ đồ hộp trong lúc ông Thuộc liên tục đốt thuốc lá. Bất chợt ông chun mũi hít hít và hỏi :

“ Hình như  có cái mùi gì …”

Bà Phu nhân tái mặt :

“ Mùi gì, ông ngửi thấy mùi gì ?”

“ Mùi lạ lắm…cái mùi này ngày xưa tôi cũng đã từng được ngửi thấy…”

“ Ở đâu ? Ông ngửi thấy ở đâu ?”

Ông Thuộc lặng đi giây lát rồi mới khàn giọng :

“ Ở mặt trận Huế năm Mậu Thân khi tôi đâm lê vào ngực một thằng  tình nghi là điệp báo …”

Bà phu nhân lắp bắp :

“ Vậy ông  là….là bộ đội giải phóng ?”

“ Hồi đó ở miền Bắc ai mà thoát khỏi đi lính ? “

“ Bây giờ ông làm tới chức gì ?”

“ Chẳng chức gì . Tôi ra  quân từ lâu rồi …”

Bà phu nhân chợt thương cảm :

“ Sao thế ? Có chuyện gì thế ?”

“ Tôi phải đi tù…”

Bà phu nhân giật mình :

“ Đi tù ? Đi tù vì tội gì …”

“ Tội- giết - người…”

Giọng ông Thuộc vang lên như  phát súng bắn bên tai bà phu nhân. Vừa lúc ấy tiếng chuông điện thoại vang lên giòn giã. Bà phu nhân nhấc máy. Gã thư ký báo ở quầy tiếp tân đã vắng lắm, còn lại có mỗi một cô, bà có thể đưa ông Ba Tạ xuống trả phòng . Ông Thuộc cười nhếch  mép :

“ Đi được rồi phải không ?”

Ông ta nhanh nhẹn đi tới góc phòng xách lên chiếc vali, nhấc nhấc như lường  trọng lượng của nó :

“ Ái chà chà…cũng phải còn tới 40 kílô, nhưng vẫn còn may…”

Bà phu nhân trố mắt :

“ May cái gì ?”

“ May là không có quả tim, không thì…”

“ Không thì sao ?”

“ Không thì nặng lắm, chẳng ai vác nổi. Tôi còn nhớ một ông nhà văn Liên Xô ngày trước đã viết rằng “trái tim con người nặng cả ngàn kílô…”.

Bà phu nhân không hiểu :

“ Ông nói vậy là sao ?”

“ À…bốc phét một chút cho đỡ căng thẳng thần kinh thôi mà…”

Nói rồi ông xách vali đi trước, bà đeo mấy thứ lỉnh kỉnh lập cập bước sau . Khách sạn không có thang máy nên chiếc vali cho dù đã được ông Thuộc xách lên nhưng vẫn cứ va loẹt quẹt vào các bậc cầu thang. Cái số ông thày nhân điện rõ xui, chết rồi còn bị hành hạ đủ kiểu. Ngẫm lại lời ông lúc mới đặt chân vào nhà ông Chủ tịch tỉnh  là “vào nơi hang hùm miệng sói” mới linh nghiệm làm sao. Nếu được nhắn nhủ hậu thế dăm ba câu ắt hẳn ông thày nhân điện sẽ la lên :” tránh thật xa cái đám nhà quan ấy ra . …”.

Chỉ tiếc rút được bài học đường đời, ông đã “cát bụi lại trở về cát bụi”.


  (còn tiếp)

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

TIN BUỒN (BLL)



                 TIN BUỒN

Ban liên lạc K13 vô cùng thương tiếc báo tin:

Cụ bà Trần Thị Bào (thân sinh anh Lê Vĩnh Thọ), sinh ngày 5-01-1928, vừa từ trần ngày 23-01-2013.

Tang lễ được tổ chức từ 9h00 đến 11h00 ngày Chủ nhật 27 tháng 01 năm 2013 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn, số 46 đường Thanh Nhàn, Hà Nội.


Xin chân thành chia buồn với anh Thọ cùng tang quyến.


BLL K13 Toán Cơ - Đại học Tổng hợp HN.


(Đại diện lớp đến viếng: anh Lê Sỹ Lan, Phùng Quang Nhượng, Nguyễn Bính, Ng.Cảnh Toàn, anh chị Minh Liên, anh Thuận...) 

Yêu thời đồ đểu K

Nhà văn Nhật Tuấn

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 31)

                              

Thế rồi dòng nước phụt ra từ cái máy mát xa  và cảm xúc “đêm tân hôn” vừa qua lại làm bà rạo rực. Cái lão Ba Tạ ốm yếu vậy dẫu sao cũng  “ được việc”, cũng làm bà sung sướng ngất trời, chỉ tiếc lão chết bất đắc kỳ tử. Chắc lão bị “phạm phòng “ giống y đồng chí Phạm Hùng chết trên bụng con mẹ Nga, Giám đốc Sở y tế TP HCM. Cái lúc đó, giá như cứ để thằng đàn ông nằm nguyên đó, gọi cấp cứu thì may ra. Nhưng chẳng mụ nào làm được việc đó, cứ hất hắn xuống, thoát thân mình trước đã. Nghe nói trâm cài đầu của gái tàu ngày xưa là dùng trong trường hợp này. Cứ  châm  mấy cái huyệt trên lưng thằng đàn ông là tỉnh lại. Phức tạp vậy bà làm sao được ? Vả lại bà có được tập huấn chuyện đó đâu. Lão Ba Tạ chết vậy cũng do cái số của lão. Bà phu nhân lại tăng máy mát xa cho dòng nước luồn lách qua khắp thân thể .Cả tiếng đồng hồ sau bà mới rời bồn tắm ngồi vào bàn trang điểm. Bà hốt hoảng nhận ra đuôi con mắt lại xuất hiện một nếp nhăn nữa. Xong xuôi mọi việc bà phải về Sàigòn đi mỹ viện của lão Ái ủi nó đi là xong. Thằng này chém bạo nhưng được cái tay nghề nó giỏi nên yên tâm. Lắm cô ham rẻ đi bơm ngực ở bác sĩ vườn tiền mất mang tật vào người. Bà nghĩ ngợi lan man  cho đến khi có tiếng gõ cửa phòng.

Gã thư ký bước vào với bộ mặt nhăn nhó :

“ Con còn bao nhiêu việc chú giao mà thím cứ bắt con trình diện….”

“ Mày ngồi xuống, uống lon  bia rồi nghe tao giao nhiệm vụ …”

Gã thư ký cầm lon bia mặt cứ cúi gằm. Ối mẹ ôi, vợ sếp mà chẳng ý tứ con mẹ gì cả, chơi luôn bộ váy ngủ mỏng dính, ngắn cũn cỡn, giá như  phu nhân mới U 18 thì chẳng tội gì tranh thủ rửa mắt, đằng này “bà ngoại” sắp  có cháu bế rồi mà còn “trình diễn “ thế kia , bố ai dám nhìn. Bà phu  nhân cảm nhận ngay chuyện đó, bà gắt :

“ Mày làm gì cứ gằm mặt xuống ? Bộ tao là quái vật hả ?”

Gã thư ký vội liến láu :

“ Dạ không, dạ không , con đi đường…mệt quá thôi. Thím mặc bộ này trẻ ra cả chục tuổi, chú nhìn chắc chết ngất…”

Bà phu nhân phổng mũi :

“ Kỳ này về Sàigòn tao đi tắm trắng với tắm sữa nữa kìa. Mà chú Hai mày cần gì ba cái đó. Ổng cứ họp hành với tụi bay cũng hết sức  rồi…”

Gã thư ký cười nịnh :

“ Bởi vậy chú mới để thím…tự do, con mới phải lo cho thím thày Ba Tạ…”

Bà phu nhân dằn giọng :

“ Vậy bây giờ mày phải lo cho tao người khác rồi…”

Gã thư ký vẫn cười cười :

“ Thím đã no xôi chán chè rồi hả ? Thím xài đỡ thời gian nữa . con  thường xuyên bồi dưỡng cho chú con nào sâm nhung, nào cao hổ cốt, nào cỏ Linh Chi. Tốn kém lắm…Mà sao thím lại ngồi đây, chú con đâu rồi ?”

Bà phu nhân giọng ráo hoảnh :

“ Ổng mới chết đêm qua …”

Gã thư ký không còn tin vào tai mình , mặt đờ ra, miệng lắp bắp :

“ Sao ? Thím nói sao ?”

Bà phu nhân gắt :

“ Mày điếc hả ? Tao đã bảo ông ấy chết rồi …”

“ Thím cứ giỡn hoài…Mới bữa kia con ghé ông ấy còn ăn ghẹ mà…à thôi con hiểu rồi…cái con bé ấy chỉ luộc ghẹ mang lên phòng rồi đi liền không nấn ná ở lại  …Ổng trung thành tuyệt đối với thím mà…”

“ Tao biết là ổng trung thành với tao rồi. Nhưng mà…ông ấy chết rồi…”

Như có hai con ong đốt bên hai lỗ tai, gã thư ký la hoảng :

“ Chết thật sao thím ? Mà sao chết lẹ quá vậy ?”

Bà phu nhân nhẹ nhàng :

“ Tại ổng ham lắm kìa, nào tôm hấp bia, hàu sống, thịt cừu nướng…đến đêm tao bảo ông bội thực rồi, ngủ đi mà vẫn chẳng chịu nghe vẫn còn ham “chuyện đó” nên mới bị…đột tử tức là phạm phòng đó…”

Gã thư ký rùng mình  nhìn bà phu nhân. Chẳng phải ông chú ham mà chính con quỷ cái này vắt kiệt sức ông mới chết thảm vậy, thảo nào đã mấy lần ông gọi điện đòi ra Bắc. Con lậy chú, chú có thiêng thì nhìn nhận đúng người, đúng tội, kẻ giết  chú là con mụ vợ lão Chủ tịch tỉnh chứ chẳng phải con, con chỉ muốn chú đổi đời chứ đâu có chết thảm thế.

“ Sao mày cứ nhìn tao lom lom vậy ? Bộ mày không tin hả ?”

Gã thư ký sực tỉnh, vội vàng :

“ Con tin, con tin chớ. Vậy bây giờ thím tính sao ?”

Bà phu nhân đóng kín các cửa rồi ghé tai gã thư ký thì thào. Càng nghe mặt gã càng tái xanh tái tử, sau cùng gã chắp tay vái lia lịa :

“ Con lậy thím, con lậy thím tha cho con vụ này, con …hãi lắm, ông ấy là chú của con…”

Bà phu nhân nghiêm mặt :

“ Tao biết ổng là chú mày rồi, nhưng bây giờ ông chỉ còn là xúc thịt thôi, có gì mà sợ, thì các cụ ta vẫn bốc mộ ông bà, nhặt từng cái xương ra rửa rượu đó, sợ gì đâu ?”

Gã thư ký vẫn chắp tay run rẩy :

“ Con lậy thím, thím tha cho con việc đó…”

Bà Phu nhân cau mày:

“ Thôi được rồi, riêng công đoạn đó tao tự lo, còn dụng cụ đồ nghề , tổ chức  vận chuyển mày phải lo. Được chưa ?”

Chàng thư ký vẫn lắc quày quạy :

“ Con lậy thím, dính vào việc này, dựa cột có ngày…”

Bà phu nhân khinh bỉ :

“ Đàn ông gì mà nhát thỏ đế. Sếp mày vẫn nói “bất độc bất anh hùng “, mày quên rồi sao?”

Gã thư ký vẫn nín thinh, mồ hôi trán toát đầm đìa, bà phu nhân rút khăn tay đưa gã lau rồi mở ví :

“ Mày cầm trước 5 ngàn đô lo công việc , xong xuôi tao thưởng thêm 10 ngàn nữa…”

   Vậy tính ra tiền ta là 300 triệu, mua được 10 ha rừng làm trang trại, một con số đáng cho ta phải nghĩ ngợi. Thôi đã vào cuộc rồi, bóng tới chân thì phải đá, nếu không lập tức bị đuổi khỏi sân. Ông Chủ tịch, bà phu nhân, cô tiểu thư rồi thì ông Ba Giám đốc công an, chú Năm Giám đốc Sở nông nghiệp, chú Tám Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư …Ôi chao ôi toàn các cầu thủ siêu hạng trên hàng tiền đạo, gã chỉ là thứ hậu vệ tép riu chuyên cản bóng, sao mà dám từ chối cái trái banh tàn bạo kia khi nó chạy tới chân chàng ? Gã thư ký đành cầm tiền, thở dài :

“ Thôi được rồi, thím cứ để con tính…”

Bà phu nhân nổi cáu :

“ Còn tính cái con mẹ gì nữa, ngay bây giờ mày đi mua đồ rồi ghé đây đưa tao  đi tới chỗ ổng, để lâu khách sạn nó nghi nó báo công an phá cửa vào thì chết cả chùm”.

Gã thư ký dợm chân bước khỏi phòng, bà phu nhân gọi giật :

“ Tao bảo này, thôi khỏi mua dao bự, mày mua cho tao cái cưa sắt được rồi, cưa máy càng tốt, loại cưa vẫn cắt cành cao su đó…”

Gã thư ký run rảy :

“ Tự tay thím làm công đoạn đó nha. Con không có phụ được thím chuyện đó đâu đấy…”

Bà phu nhân xua xua tay :

“ Được rồi, được rồi, tự tay tao làm chớ sao ? Mày mới ăn thịt thỏ hồi nào mà nhát quá vậy ?”

Gã thư ký đi rồi, bà phu nhân quay vào thay đồ, trang điểm kỹ càng hơn mọi ngày để tiêu đi thời gian chờ đợi. Trong gương bà thấy mặt bừng bừng, mắt sáng rực và tự thấy xinh đẹp hẳn . Vụ này tốn kém tới cả 20 ngàn đô chứ không ít, nhưng tốn mấy cũng phải chi, bù lại mấy hồi, xong việc  có khi phải đi du lịch Thái Lan ít ngày bồi bổ thần kinh. Một cái gì đó vương trên tóc bà, ái chà, một con nhện, các cụ nói nhện sa là xui lắm, nhất trước khi làm công chuyện quan trọng. Bà búng nó một cái bắn xuống đất và cười  nhếch  mép, chuyện nhỏ, tin làm gì ba chuyện nhảm nhí . Cuộc đời này do tay ta , ma quỷ thần phật đâu ra ? Nếu quả thực có ông trời  hẳn đã vật chết khối thằng, vậy mà tụi nó vẫn nhơn nhơn ngất ngưởng ghế cao, vợ con , họ hàng sống phủ phê, phè phỡn đâu có sao ? Vậy thì cứ nhằm mục tiêu mà xốc tới bất chấp mọi cản trên đường . Bà chẳng nhấp lấy một giọt rượu mà người bừng bừng , máu chảy gấp gáp, tim đập mạnh, mắt sáng trưng  như ngày xưa đơn vị bà sắp bước vào chiến dịch. Sự thực bà cũng đang bước vào một “trận chiến” kinh hoàng chưa từng thấy, vượt qua cả  trí tưởng tượng của những nhà tội phạm học ngồi đầy các phòng nghiên cứu của Viện  Khoa học hình sự Bộ công an.

Có tiếng gõ cửa. Chàng thư ký đã trở lại , mặt đầy lo âu và bồn chồn. Bà phu nhân bật người dậy :

“ Mày đã mua đủ các thứ chưa ?”

“ Dạ không thiếu thứ gì, ngoài chiếc cưa điện con còn mua phòng hờ chiếc cưa tay nhỡ điện bị cúp bất tử. Con để hết ngoài xe để mang lên thím coi”

“ Khỏi khỏi, mang ra mang vào khách sạn dễ bị nghi ngờ…”

“ Con chưa kịp tìm chỗ dấu va li khi thím xong việc…”

Bà phu nhân cau mày. Trục trặc đầu tiên đã tới. Theo đúng kế hoạch của bà, chiếc va li phải chở tới ngay chỗ cất giấu bí mật nhất. Cũng không trách được gã thư ký, thời gian bà dành cho gã quá ít. Bà lặng đi suy nghĩ rồi rồi tặc lưỡi :

“ Thôi được tao sẽ chở tới đây…”

Chàng thư ký tròn xoe mắt :

“ Chở tới ngay phòng thím, nguy  hiểm lắm…”

 Bà phu nhân cười nhạt :

“ Tại mày chưa qua kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh, chỗ nguy hiểm nhất lại là chỗ an toàn nhất. Thôi đi kẻo trễ…”

Xe ta xi đưa hai người và chiếc va li ngoại cỡ ra khỏi phố xá đông đúc của thành phố Vũng Tàu rồi chạy trên con đường ven biển vòng vèo. Bà phu nhân đưa mắt nhìn màu xanh lồng lộng trải mãi ra ngoài khơi xa. Lúc này bà chẳng còn suy nghĩ tính toán gì nữa , cỗ máy đã phát động, cứ để nó chạy, dửng dưng với mọi chuyện, bà lôi chiếc gương con trong ví tay tô lại một nét lông mày. Gã thư ký lại khác, nỗi lo làm gã đau thắt ngực. Liếc sang bên bà phu nhân vẫn ung dung  như đi tắm biển , gã cũng chẳng vơi đi chút bối rối , đành bật lửa châm thuốc lấy lại bình tĩnh mà tay vẫn run bần bật. Chiếc xe dừng lại trước cửa khách sạn Bãi Dâu. Bà phu nhân ra lệnh khẽ :

“ Mày phải đi ngay lo phần việc của mày , khi nào xong việc tao sẽ gọi điện…”

“ Vậy thím có cần con đưa ta xi tới đón không ?”

“ Khỏi cần, tao sẽ tự lo lấy”

Bà phu nhân thong thả bước xuống xe, xách chiếc va li bước vào khách sạn. Một anh tiếp tân vội chạy ra đón :

“ Cô để cháu đỡ cho, va li gì to thế ?”

Bà phu nhân cười rất tươi :

“ Thì toàn quần áo thôi chứ có gì đâu …”

Anh tiếp tân mang giúp bà lên tận cửa phòng. Bà dúi cho anh tờ năm chục khỏi nhờ anh xách vào phòng. Chờ cho anh khuất hẳn sau dãy hành lang vắng, bà mới đút chìa vào ổ khoá mở cửa phòng. Xác ông Ba Tạ vẫn nằm còng queo ở trên giưòng, mắt vẫn trợn ngược . Bà lặng lẽ kéo ông vào phòng tắm rồi mở va li kiểm lại các dụng cụ. Cưa tay, cưa máy, túi ni lông, thuốc xịt khử mùi…đầy đủ cả, thằng thư ký vậy mà rất được việc. Bà xắn tay áo lên. Công việc đưa ông Ba Tạ biến khỏi cuộc đời này bắt đầu…

(còn tiếp)

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

TIN BUỒN (BLL)



                 TIN BUỒN

Ban liên lạc K13 vô cùng thương tiếc báo tin:

Cụ bà Ông Thị Khải Quang (mẹ vợ của anh Phùng Quang Nhượng), vừa từ trần, thọ 92 tuổi.

Lễ viếng được tổ chức từ 13h30 đến 15h00 ngày 23 tháng 01 năm 2013 tại Nhà tang lễ Phùng Hưng, Hà Nội.


Xin chân thành chia buồn với anh Nhượng cùng tang quyến.


(BLL K13 - 22/01/2013)

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Yêu thời đồ đểu I

Nhà văn Nhật Tuấn

YÊU THỜI "ĐỒ ĐỂU" ( KỲ 30 )


                                       
Trong lúc đó ở khách sạn Bãi Dâu ông thày nhân điện và bà phu nhân ngồi uống rượu “cá ngựa” . Ông sướng tê người, có thằng nào được vợ Chủ tịch tỉnh phục dịch thế này ? Cùng lắm vào quán karaoke cho tiếp viên nó lau mặt, rót rượu là thượng số. Đằng này hơn cả thế , bóc được con tôm nướng nào, bà phu nhân lại chấm vào chén mù tạt, đưa lên tận miệng ông xơi. Tôm chưa hết, hầu phòng đã bưng tiếp lên hàu sống ướp lạnh. Bà ép:

“ Hàu tươi lắm, tụi nó mới bắt về , ông ráng ăn đi cho mát…”

Thì ăn , dẫu bụng căng căng nhưng cái món hàu sống này chưa ăn bao giờ, cứ thử xem sao. Quả ngon thật, vừa lành lạnh vừa ngọt tê đi lại cả cay cay nữa. Một mình ông thày cứ tì tì đánh hết đĩa hàu. Bà phu nhân  không ăn, bà đã thừa mứa chứa chan ba cái món hải sản tươi sống, bà chỉ ngồi tiếp ông thôi. Với ông Chủ tịch chưa khi nào bà săn sóc thế. Món ăn bày lên bàn, bà cứ tiếp cho …bà cái đã, chồng và con gái cứ tuỳ nghi, thích ăn thì gắp, ăn đủ rồi đứng lên ai về phòng nấy . Bà chẳng gắp cho ai bao giờ. Chỉ  với ông thày bà mới săn sóc đặc biệt thế. Rõ tội nghiệp, ăn uống nào có thiếu mà người thày cứ ốm nheo ốm nhách. Để hôm nào ghé Chợ Lớn cắt cho ông thày chục thang thuốc bổ cho da dẻ đỏ đắn. Hết món hàu lại đến món cá sushi Nhật Bổn. Toàn món đầu tiên trong đời ông thày nên không thể bỏ qua. Tới món thịt cừu nướng kiểu Nga ông mới nhận ra đã quá khẩu, bụng ậm ạch muốn lăn ra giường đánh giấc. Vậy nhưng bà phu nhân đâu chịu , mới chập tối bà đã lôi lên giường , thủ thỉ bên tai làm ông mắt nhắm mắt mở gắng gượng chiều bà. Bất chợt ông đau nhói ngang lưng, rồi thì cột sống tưởng như đang tua tủa ra cả trăm cái gai nhọn hoắt khoan xoáy vào thần kinh. Ông kêu thét làm bà phu nhân tưởng ông  khoái ngất lại càng ghì xiết  dữ dội. Sau cùng bà cũng buông ông lăn kềnh ra giường, còn bà khoan khoái duỗi thẳng buông mình vào giấc ngủ.

Đêm đó bà nằm mơ thấy ông Chủ tịch lên cơn nhồi máu cơ tim chết trong bệnh viện . Đám ma ông to lắm, có cả dàn cán bộ các ban, ngành, đoàn thể trực quan tài, có cả  ông Bí thư tỉnh uỷ đọc điếu văn. Rồi bà lại mơ thấy đám cưới của bà với ông thày nhân điện. Ôi chao sao cưới lớn vậy ? Cả một đoàn xe con nối đuôi sau chiếc xe Mercedes kết hoa chở bà trong bộ đồ  cưới voan trắng ngồi cạnh ông thày nhân điện  comlê, thắt càvạt nom ra dáng chú rể. Đoàn xe rẽ vào nhà hàng, xung quanh bà bao nhiêu hoa, bao nhiêu người chào đón. Cô dâu chú rể được đưa lên bục cao xung quanh đèn chớp loe loé . Giấc mơ cứ triền miên đến khi tỉnh dậy trời đã sáng loà. Bà phu nhân nhìn sang bên vẫn thấy ông thày nằm còng queo. Cảm giác khoan khoái thức dậy sau đêm tân hôn, bên cạnh có người chồng thân yêu làm bà cất giọng ngọt lịm :

“ Này mình…dậy đi mình…”

Ông thày vẫn  im phăng phắc làm bà phu nhân phải lay ông :

“ Mình ơi, dậy đi, muộn rồi…”

Ông vẫn im phăng phắc. Bà chợt thấy người ông ngây đơ, mắt trợn ngược. Ối trời ôi, sao thế này ? Ông ấy làm sao thế này? Bà ngồi phắt dậy kinh hoàng nhận ra ông thày nhân điện đã chết từ lúc nào. Bà vội nhảy bổ vào phòng tắm mặc quần áo rồi trở ra nhặt nhạnh hết đồ của bà, bỏ mặc ông thày chết còng queo trên giường, bước vội ra khỏi phòng , đóng cửa lại rồi chạy ra khỏi khách sạn như ma đuổi.

Buổi sáng bãi tắm còn thưa thớt . Mặt trời trải lên mặt biển mênh mông hàng ngàn cái kim loá mắt. Rầy rà quá, ổng chết thật rồi, nếu không báo công an , chỉ chiều nay hay sáng mai người ta phá cửa buồng  phát hiện xác chết và nhất định bà sẽ bị hỏi tới, lúc đó mọi chuyện toé loe và ông Chủ tịch sẽ mất hết uy tín . Chết thật, tình thế nghiêm trọng  rồi. Mà ông thày lạ thật, mang tiếng có nhân điện trong người sao chết cái rụp vậy ? Thôi phải rồi, chiều qua bà ép ông ăn nhiều quá đến bội thực  rồi lại còn ép ông “làm chuyện kia” tới mức quá tải. Nhưng lẽ ra ông nên chờ bà về khách sạn với Kim Anh rồi hãy….chết thì hay cho bà biết chừng nào. Đằng này khách sạn thừa biết đêm qua bà ở lại với ông và sáng nay ông chết, vậy mới rầy rà. Phải về nhà ngay, kể hết với chồng để ông giải quyết . Ông Chủ tịch vốn xuất sắc dàn xếp mọi vụ việc, dù tày đình, rắc rối đến đâu  cũng êm xuôi hết. Bà phu nhân vội vẫy taxi về khách sạn. Cô tiếp tân vui vẻ đưa chìa khoá phòng, báo cô Kim Anh đi khỏi từ chiều qua chưa về làm bà phu nhân tức tối hỏi dồn :

“ Nó đi đâu ? Nó đi với ai ?”

Cô tiếp tân lễ phép trả lời có cô bạn tới đón Kim Anh đi chơi và cô ấy cũng không nhắn gì bà. Chết cha rồi, bà phu nhân lên phòng và nằm vật ra giường, “cơn ông chưa qua, cơn bà đã tới”, ông thày nhân điện chết bất đắc kỳ tử còn đó lại thêm chuyện Kim Anh mất tích có khổ không ? Trời ơi là trời…Bà phu nhân than trời rồi nhỏm dậy. Qua bao năm trui rèn trong cách mạng, bản lĩnh của bà đã sắt thép, cảnh ngộ có phức tạp, hiểm nguy đến đâu cũng khó mà bẻ gãy. Lập tức bà gạt phăng cái “yếu đuối đàn bà”, mở tủ lạnh uống một ly sâm mát, nhấn nút cho cái máy tính trong đầu  nhoay nhoáy làm việc ? Có cần thiết báo cho ông Chủ tịch không ? Ông biết rồi cũng lại gọi thằng thư ký chạy đi giải quyết và trơ cái mặt bà ra đi nghỉ mát với trai ? Gọi thằng Ba, Giám đốc công an tỉnh thì rồi thế nào nó cũng báo ông Chủ tịch lại càng rối rắm. Tốt hơn hết tự tay bà giải quyết. Bà ra cửa sổ nhìn xuống bãi tắm những đôi trai gái đang nô giỡn, một ông già bụng bự nằm bên một cô gái trẻ, một chị hàng rong gánh cua bể luộc, một gã thanh niên lực lưỡng đang đẩy một chiếc thuyền ra khơi. Hình ảnh đó loé lên  ý tưởng làm khuôn mặt bà phu nhân tối sầm và đôi mắt  quắc lên. Bà quên hết mọi cảnh vật, chìm đắm trong những mưu toan , những ý nghĩ đuổi nhau trong đầu, toàn thân bất động như pho tượng đá. Tiếng chuông điện thoại làm bà sực tỉnh. Tưởng ai, hoá ra cô Kim Anh :

“ Đêm qua con bị trúng gió phải nằm lại ở …nhà bạn, không về được…”

“ Nhà bạn cô  ở đâu ?”

“ Ở phố…phố…mà khó tìm lắm , mẹ cứ để con nghỉ lại tối con về…”

Bà phu nhân nghiến răng kèn kẹt :

“ Vậy cô ở lại luôn đi, khỏi về…càng ngày cô càng không coi mẹ cô ra cái khỉ khô gì …”

“ Thôi mà mẹ, tối con về…”

Tiếng cúp máy cái rộp  càng làm bà phu nhân nổi máu điên. Con nhỏ này ngày càng quá đáng, không xử nó không khéo có ngày nó chơi cả ma tuý. Nhưng cứ để nó đấy, trước mắt phải giải quyết cho êm vụ ông thày nhân điện đã. Bà gọi điện cho gã thư ký :

“ Mày đang ở đâu vậy ?”

“ Con đang ở Sàigòn thu xếp công chuyện cho chú …”

“ Mày phóng ngay xe đi Vũng Tàu gặp tao có việc khẩn cấp…”

Gã thư ký dãy lên như đỉa phải vôi :

“ Í không được đâu thím ơi, việc này chú giao cho con quan trọng lắm, có tầm chiến lược đó thím …”

“ Vứt cha cái chiến lược của mày đi . Mày cho lão lái xe nghỉ lại khách sạn còn mày phóng taxi xuống đây …”

“ Chuyện gì đó thím ? Có quan trọng lắm không ?”

Bà Phu nhân liếc đồng hồ :

“ Bây giờ là 9 giờ sáng, chậm nhất 11 giờ mày phải gặp tao không chết cả chùm…”

Gã thư ký ca cẩm hồi nữa rồi mới nhận lời. Đặt máy xuống, bà phu nhân vào phòng tắm, ngâm mình vào bồn nước lạnh. Hơn lúc nào hết, bà cần sự lạnh lẽo của cái đầu cũng như cái mình để mọi tính toán thật tỉ mỉ, chính xác , lường trước mọi việc , nắm chắc phần thắng. Bà cảm giác đang lèo lái con thuyền vượt qua bao ghềnh đá, bao sóng dữ , chỉ sơ sẩy chút là bị dòng nước cuốn xuống địa ngục. Trong ván bài này, bà phải gạt bỏ hết rung động con tim, giữ cái đầu thật băng lạnh, mục tiêu là cái phải đạt được bằng bất kỳ thủ đoạn nào ? Ngắm gương trên tường, bà thấy cơ thể  mập tròn thời gian đã bắt đầu làm biến dạng . Ôi dà…bà cười nhếch miệng, con người ta, lột trần ra ai cũng như ai, chỉ hơn nhau cái đầu. Cái đầu phải biết suy nghĩ, tính toán vừa chi ly tỉ mỉ, lại vừa có tầm nhìn xa và nhất quyết phải lãnh đạo toàn diện được chân tay, mình mẩy, nhất là  con tim là cái vốn làm con người ta dễ mù quáng. Bà tự hào mình  đã có được cái đầu ấy, lắm khi còn vượt cả ông Chủ tịch. Chứ lại không ư ? Để ông ngồi được vào cái ghế đó, bà cũng đã phải nát đầu nát óc tìm trăm phương ngàn kế giúp ông. Không có bà, hẳn ông  còn lẹt đẹt mãi  chức Trưởng phòng cấp huyện. Đôi khi ông ngập ngừng khi cần quyết đoán, bà lại nhắc :” Thì ông vẫn bảo “ Bất độc bất anh hùng” là gì ?””. Được bà bày vẽ và hối thúc, ông mới liều mạng tiến  lên, tiến lên đến cái ghế Chủ tịch tỉnh bây giờ.

Nhưng chắc ông cũng chỉ lên tới đó là đụng trần. Thân thể ông ngày càng bệnh tật tất nhiên tham vọng và tinh thần quyết đấu cũng xuống theo. Giữ ông ở cái ghế đó được hết nhiệm kỳ cũng là khá lắm. Con người bạc nhược vậy đua sao được vào “nhà đỏ”, vào Ban chấp hành trung ương mà giật lấy cái ghế Bí thư tỉnh uỷ của ông Sáu ?  Bà cứ trần truồng nằm trong bồn tắm nghĩ ngợi và tự hào về cái đầu của bà.  
(còn tiếp)

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Hai tử huyệt của chế độ








Hoàng Xuân Phú                                                      
GS TSKH - Viện Toán học Việt Nam
Tổng biên tập của Vietnam Journal of Mathematics

Có lẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) quan niệm rằng
-  quy định về quyền lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội, và
-  quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý
tại Điều 4 và Điều 17–18 của Hiến pháp 1992 là hai tử huyệt của chế độ. Vì vậy, dư luận càng muốn hủy bỏ hoặc sửa đổi hai quy định đó, thì họ càng kiên quyết bảo lưu. Chúng nằm trong định hướng bất di, bất dịch của lãnh đạo đảng, và được tái thể hiện tại Điều 4 và Điều 57 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Tử huyệt độc quyền lãnh đạo
Trong thế giới văn minh, quyền lãnh đạo đất nước của một đảng chính trị chỉ có thể giành được thông qua tranh đấu và bầu cử dân chủ. Kể cả khi đang cầm quyền, đảng vẫn phải phấn đấu liên tục, để thuyết phục Nhân dân tin tưởng và tiếp tục trao cho quyền lãnh đạo.
Không thể lấy công lao trong một giai đoạn quá khứ để bù lại cho hiện tại yếu kém, với bao sai lầm, tội lỗi, và áp đặt cho cả tương lai vô định. Nếu cứ từng có công là được cầm quyền vĩnh viễn, thì ĐCSVN phải trả lại chính quyền cho triều đình nhà Nguyễn, và triều đình nhà Nguyễn lại phải trả lại chính quyền cho các triều đình trước đó. Thế là khởi động cho một quá trình truy hồi dằng dặc, mà không thể tìm được điểm kết thúc. Hơn nữa, thời gian qua đi, giờ đây nắm quyền lực bao trùm đất nước lại là những người vốn chỉ đi theo hoặc ăn theo cách mạng, hay từng được cách mạng o bế và cưu mang mà thôi. Nếu họ từng có công, thì chưa chắc bù nổi những lỗi lầm đã gây ra. Phần lớn những người có công đáng kể, những công thần của chế độ, đã qua đời, hoặc nếu còn sống thì đã về hưu, và có lẽ đang đau lòng vì phải chứng kiến sự nghiệp cách mạng của thế hệ mình bị phản  bội.
Không thể coi quyền lãnh đạo đất nước của bất kỳ đảng phái nào là đương nhiên, và vì vậy không thể ghi điều đó vào Hiến pháp. Vả lại, nếu quyền đó đã là đương nhiên, được mọi người mặc nhiên thừa nhận, thì cũng chẳng cần ghi vào Hiến pháp làm gì, để khỏi gây phản cảm một cách không cần thiết. Nếu một điều không phải là đương nhiên và không được tất cả mọi người thừa nhận, mà vẫn bất chấp, áp đặt bằng được trong Hiến pháp, thì chỉ riêng việc làm đó đã khắc họa xong tính dân chủ và tính hợp pháp của đảng và chế độ.
Nếu ĐCSVN được đa số Nhân dân tin cậy và ủng hộ, thì bất cứ cuộc tổng tuyển cử dân chủ nào cũng đưa lại một kết quả tất yếu, đó là trao cho đảng quyền lãnh đạo đất nước. Cho nên, khi khẳng định rằng “bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”, thì có nghĩa đã mặc nhiên thừa nhận thực trạng tệ hại của đảng, khiến đa số Nhân dân không thể đồng tình ủng hộ và chắc chắn sẽ không bầu cho đảng. Nếu nghĩ là mình không còn xứng đáng, không còn được đa số Nhân dân tín nhiệm, mà vẫn dùng Hiến pháp để áp đặt bằng được vai trò lãnh đạo, thì có còn tử tế và vì Dân nữa hay không?
Con người muốn tồn tại và phát triển thì không thể khước từ thử thách, không thể lẩn tránh đối đầu. Ngược lại, phải chấp nhận thử thách, vượt qua thử thách mà vươn lên. Nếu một đứa trẻ luôn được o bế trong căn nhà vừa được vô trùng, vừa được điều hòa nhiệt độ một cách tuyệt đối, thì sẽ dễ bị đổ bệnh khi ra khỏi cửa. Nếu con cái được bố mẹ quá bao cấp, kèm cặp từng li từng tí, thì sẽ dễ ngã gục khi bước vào cuộc sống tự lập trong xã hội. Để tránh bệnh tật, hàng tỷ người trên thế giới chấp nhận tiêm vắc-xin, nhằm phát triển khả năng miễn dịch, tức là chủ động đưa cơ thể mình vào trạng thái thử thách. Muốn khỏe, con người không thể ỳ ra, mà phải thường xuyên khổ luyện dưới hình thức thể dục. Không có cạnh tranh, không có thi đua (thực chất), thì con người không thể khá lên được.
Không chỉ từng cá thể, mà cả quần thể, với tư cách tổ chức, đảng phái, hay cả xã hội, cũng phải biết đương đầu với thử thách. Vì biết tận dụng cuộc cạnh tranh giữa hai hệ thống chính trị trên thế giới để tự hoàn thiện, để giành phần thắng trong cuộc chiến tranh lạnh, nên các nước tư bản hàng đầu đã phát triển vượt bậc, không chỉ về kinh tế, khoa học và công nghệ, mà cả về dân chủ và phúc lợi xã hội, cũng như về quyền con người.
Ngược lại, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa đã xử lý sai tình huống và quan hệ địch ta. Nhìn đâu cũng thấy địch, kể cả trong Dân, nên nhiều khi đối xử với Dân cũng giống như với địch, khiến dần dần mất Dân. Ỷ thế vào cường quyền, Đảng Cộng sản Liên Xô đã đầu têu trong việc cấm đảng phái khác hoạt động, để rồi sau này ĐCSVN cũng nối gót sai lầm. Các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa chấp nhận đa đảng, nhưng cũng chỉ là hình thức. Dân chủ xã hội và quyền con người bị bóp nghẹt, khiến tinh thần và trí tuệ cũng bị lụi tàn. Tưởng rằng như vậy thì các đảng cộng sản sẽ rảnh tay, có thể tập trung lực lượng chiến đấu với kẻ thù chính ở hệ thống bên kia, nhưng kết quả thì ngược lại. Kinh tế suy sụp, lòng Dân ly tán, khiến hệ thống chính trị được dày công xây dựng suốt hơn nửa thế kỷ bị phá từ trong phá ra, đổ rụp trong chốc lát, làm cho đối thủ cũng bị bất ngờ đến ngỡ ngàng.
Họa đôi khi cũng là phúc, nếu biết rút ra bài học hợp lý từ thảm họa. Nếu quay ra chấp nhận cạnh tranh một cách dân chủ trong xã hội đa đảng, đa nguyên, ĐCSVN sẽ buộc phải lựa chọn những người lãnh đạo thuộc loại ưu tú nhất, và chắc chắn sẽ chọn được hàng ngũ lãnh đạo tốt hơn gấp bội lần so với đội hình đương nhiệm, kể cả tài lẫn đức. Mọi phần tử thoái hóa, tham nhũng sẽ bị vạch trần và bị đào thải. Trong ba triệu đảng viên không thiếu người tài, người tốt. Vấn đề là phải dùng dân chủ để giải phóng tiềm năng bị độc quyền giam hãm bấy lâu. Không chỉ dựa vào nội lực, dân chủ xã hội còn cho đảng thêm cả sức mạnh từ ngoài đảng. Nếu đảng cầm quyền không tự nhận ra tồn tại yếu kém của mình, thì các đảng đối lập cũng sẽ vạch ra cho. Chẳng cần đến những nghị quyết vô dụng, những màn kịch phê bình – tự phê bình giả dối và lố bịch, thì ĐCSVN vẫn có thể vươn lên, tốt hơn hẳn hiện tại, để được Nhân dân tin tưởng mà trao quyền lãnh đạo.
Tiếc rằng, lãnh đạo của ĐCSVN lại phản ứng như gã tài xế ù lì, chỉ biết nghiến răng tăng ga, khi cỗ xe đang lao xuống đầm lầy. Một mặt, đảng càng suy sụp thì họ càng bóp nghẹt dân chủ trong đảng, dân chủ trong xã hội, và càng hạn chế quyền con người, nhằm duy trì quyền lực bằng bạo lực. Mặt khác, giới cầm quyền tranh thủ tham nhũng, đua nhau vơ vét, tước đoạt cả tài sản của Dân. Chính họ, chứ không phải thế lực thù địch nào khác, đã và đang phá nát ĐCSVN. Trạng thái độc đảng đã triệt tiêu sức chiến đấu và bản năng sống lành mạnh của đảng. Buông thả trong thế độc quyền, ĐCSVN đang tự tha hóa, tự hủy diệt, như cỗ xe không phanh, lao xuống dốc, hướng thẳng tới vực thẳm.
Có ý kiến đề xuất tăng cường dân chủ trong nội bộ đảng để bù lại, để tự gột rửa và điều trị căn bệnh ung thư đã bước sang giai đoạn di căn. Nhưng không thể tồn tại dân chủ trong một đảng độc quyền. Chỉ có dân chủ ngoài xã hội mới thúc đẩy dân chủ trong đảng, chứ không phải ngược lại.
Khước từ dân chủ xã hội, trong đó có thể chế đa đảng, ĐCSVN không chỉ gây thêm thù oán với Dân, mà còn tự tước bỏ khả năng đề kháng và hy vọng chữa trị căn bệnh nan y của chính mình. Sự bảo thủ kiêu ngạo đã bịt mắt giới lãnh đạo, khiến họ cố tình làm ngơ trước thực tế là: Đảng Nhân dân Camphuchia, một đảng từng được ĐCSVN nâng đỡ và phải đương đầu với hoàn cảnh khó khăn gấp bội, vẫn có thể giữ được quyền lãnh đạo đất nước thông qua bầu cử, mà không cần phải bức hại đa nguyên, không cần phải cưỡng bức Hiến pháp.
Cần phải nói thêm rằng: Quy định ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội không có nghĩa nó là lực lượng lãnh đạo duy nhất, càng không phải là đảng duy nhất được phép tồn tại. Do đó, kể cả khi duy trì Điều 4 củaHiến pháp 1992, thì việc ngăn cấm các đảng phái chính trị khác thành lập và hoạt động là vi phạm quyền tự do hội họp, lập hội, được quy định tại Điều 69, Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tử huyệt sở hữu toàn dân về đất đai
Hiến pháp 1946 không đề cập đến đất đai. Hiến pháp 1960 chỉ quy định đất hoang thuộc sở hữu của toàn dân. NhưngHiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 thì quy định (toàn bộ) đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
“Sở hữu toàn dân” lại có nghĩa là chẳng người dân nào có quyền sở hữu. Trớ trêu thay, nhân danh “sở hữu toàn dân” để tước đi quyền sở hữu của toàn dân. Những mảnh đất vốn dĩ có chủ, được khai hoang, được trao đổi, mua bán, hay được thừa kế hợp pháp từ bao đời, nay bỗng nhiên trở thành vô chủ. Bộ máy cầm quyền, vốn dĩ chẳng có gì, mà nay lại chiếm được tất cả, trong đó có quyền quyết định về đất đai trong cả nước.
Để vận động hàng chục triệu nông dân giúp đỡ cướp chính quyền, ĐCSVN đã giương khẩu hiệu “dân cày có ruộng”. Chữ“có ruộng” ở đây đương nhiên là “sở hữu ruộng đất”, chứ không phải chỉ là “có quyền sử dụng đất”. Sau khi giành được chính quyền ở miền Bắc, đảng đã lấy ruộng của người giàu chia cho người nghèo, rồi tiếp đó lại vận động nông dân góp ruộng để làm ăn tập thể, trong mô hình hợp tác xã nông nghiệp. Khi đã giành được chính quyền trong cả nước, lãnh đạo ĐCSVN quyết định quốc hữu hóa đất đai, dưới hình thức “sở hữu toàn dân”Nếu biết trước kết cục sẽ mất đất như vậy, liệu hàng triệu người có còn theo đảng, giúp đảng giành chính quyền nữa hay không?
Khi chính quyền tử tế, có khả năng sử dụng đất đai một cách vô tư, hợp lý và công bằng, thì sở hữu toàn dân về đất đai có thể tạo ra một sức mạnh cộng hưởng để xây dựng đất nước. Và người dân có thể tự an ủi rằng mình hy sinh bớt lợi ích cá nhân để phục vụ lợi ích cộng đồng, trong đó có cả bản thân và gia đình mình. Nhưng khi chính quyền tham nhũng thì sở hữu toàn dân về đất đai gây ra đại họa, không chỉ làm khổ muôn dân, mà phá nát cả chính quyền.Chỉ mất mấy giây hạ bút, kẻ mang danh “công bộc” đã có thể vơ về cả đống tiền của, mà một người lao động chân chính lăn lộn cả đời cũng không kiếm nổi. Chỉ với mấy chữ ký loằng ngoằng của mấy kẻ có chức quyền, hàng trăm, hàng ngàn người dân đã bị tước mất đất đai, nơi họ đang làm ăn, sinh sống, trở thành dân oan, lang thang khiếu kiện khắp nơi. Càng duy trì sở hữu toàn dân về đất đai, thì càng gia tăng oán hận của Dân, càng sinh sôi tham nhũng trong tầng lớp lãnh đạo, và càng đẩy nhanh quá trình tự hủy diệt của chế độ.
Bộ máy cầm quyền đầy ắp những kẻ tha hóa, cấu kết với bao kẻ vốn đã lưu manh từ trước khi chen chân vào chốn quan trường. Cái thứ “sở hữu toàn dân” ngon lành và dễ ăn như thế, làm sao kìm nổi lòng tham? Có thể những người đã no nê cũng tán thành tư nhân hóa đất đai, vừa giũ bỏ được cái nguồn kiếm chác béo bở đã trở thành “của nợ”, vừa có được quyền sở hữu vĩnh viễn cho số đất đai đã thu gom bấy lâu. Nhưng những vị còn chưa thấy đủ no và những kẻ kế cận đang mong chờ đến lượt mình được vơ vét thì lại không dễ buông tha.
Muốn nuốt thì hóc, mà muốn nhả ra cũng không hề dễ. Tư nhân hóa đất đai thế nào? Trao quyền sở hữu cho ai và trao bao nhiêu? Khi còn là sở hữu toàn dân thì chủ đất cũ đành chịu lặng thinh. Nhưng khi mảnh đất vốn của mình lại được giao cho một người lạ hoắc sở hữu, thì chủ cũ đâu dễ chịu ngồi im. Đất đai vốn dĩ nằm trong trạng thái phân bổ tương đối ổn định và hợp lý về mặt lịch sử, mấy chục năm qua bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn. Nếu bây giờ muốn sửa chữa sai lầm, lập lại trật tự, thì lại quá khó. Hoàn cảnh thực tại giống như gã phàm ăn nuốt phải lưỡi câu: Nuốt tiếp thì vướng cước và có thể bị chọc thủng dạ dày, mà lôi ra thì móc vào cổ họng.
Thách thức vượt quá năng lực tư duy và hành động của những đầu óc u mê, trí tuệ giáo điều. Biết làm gì ngoài việc câu giờ, dồn hậu họa lên đầu những người kế nhiệm?
Quả là rất khó để thoát ra khỏi tình trạng sa lầy về sở hữu đất đai. Sai lầm càng lớn thì khắc phục càng khó. Songlãnh đạo ĐCSVN cần xác định rằng họ có trách nhiệm giải thoát Dân tộc ra khỏi bãi lầy, mà chính đảng đã đẩy Dân tộc xuống. Nếu biết huy động trí tuệ của Dân tộc và tạo được sự đồng thuận của Nhân dân, thì khó mấy cũng làm được. Cách làm như thế nào không phải là chủ đề trao đổi của bài này. 
*
*      *
Quy định trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội tưởng để đảng trường tồn, nhưng lại là điều khoản khai tử của ĐCSVN, khai tử khỏi lòng Dân và khai tử khỏi cuộc sống chính trị.
Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý như cỗ máy khổng lồ, từng phút từng giờ đùn ra hàng đống thuốc nổ, nén chặt vào lòng Dân. Nó giống loại ma túy cực độc, có thể thỏa mãn cơn nghiện tham lam vô biên của giới cầm quyền, nhưng cũng tăng tốc quá trình tự hủy diệt của ĐCSVN và chế độ do đảng dựng nên.
Vì vậy, nếu muốn bảo vệ ĐCSVN và chế độ này, thì cần phải nhanh chóng loại bỏ hai quy định đó ra khỏi Hiến pháp.
Ngược lại, nếu muốn gạt bỏ sự lãnh đạo của ĐCSVN, thì có thể sẽ sớm được toại nguyện, nếu tiếp tục duy trì hai quy định ấy trong Hiến pháp, bởi lẽ không có cách phá nào nhanh hơn là tự phá.
H.X.P.
Hà Nội, 11/01/2013
Nguồn: Blog Hoàng Xuân Phú