Cách
đây gần hai tháng, tôi được anh Tuyên cho một chú chim Chào mào (tôi đã kể
trong Bài “Tôi đi xin chim anh Tuyên”, đăng trên Blog K13Toan5872 ngày
9/4/2012).
Từ hôm
có chú Chào mào tôi sướng lắm. Trừ khi ra khỏi nhà, còn suốt ngày tôi chỉ quanh
quẩn với chim. Chăm chút cho ăn, uống; cọ rửa vệ sinh lồng và tắm cho chim. Để
bồi dưỡng cho chim, ngoài việc cho chim ăn loại cám ngon đặc biệt, theo như lời
dặn của anh Tuyên cứ vài ngày tôi lại cho chim ăn một mẩu chuối tươi. Không
những thế, đã đôi lần tôi đi ra ngoại thành lùng bắt bằng được mấy con cào cào,
châu chấu về cho chim ăn.
Việc
tắm cho chim mới kỳ công.
Muốn
tắm cho chim phải có “lồng tắm”. Mỗi lần tắm cho chim, để lồng tắm sát với lồng
chim ở, mở thông cửa hai lồng; chim tự chui sang lồng tắm. Khi chim đã sang
lồng tắm rồi thì đóng sập cánh cửa lồng tắm để chim tự do trong lồng tắm nhảy
vào khay nước có sẵn, chim vùng vẫy trong khay nước và rỉa lông, rỉa cánh. Sau
khoảng một giờ đồng hồ, chim đã “tắm” thỏa thuê, lại mở thông hai lồng, lúc
chim trở về “lồng ở” thì lại đóng cửa lồng lại, rồi treo lồng chim lên cao.
Mấy
ngày đầu về nhà tôi, chim còn lạ chưa hót. Những ngày sau, khi đã thân quen với
chủ và được chăm sóc chu đáo (hơn cả chăm con), chim hót líu lo suốt ngày nghe
vui tai, tôi quên hết sự đời, thậm chí quên cả vợ.
Thời
gian đầu, thấy tôi thích thú vì có chú Chào mào, vợ cũng ra chiều vui vẻ. Tuy
nhiên, cái gì cũng có giới hạn của nó. Thấy tôi thích chim đến mức sao lãng mọi
việc (kể cả sau hôm đi chơi Huế về) tôi vẫn
thế; vợ tôi bắt đầu khó chịu.
Đỉnh
điểm của sự khó chịu, vợ tôi nói:
-
Ông suốt ngày chỉ
chăm bẵm con Chào mào, chẳng quan tâm gì đến con “trym” của ông cả.
Tôi
hỏi lại:
-
Bà nói vậy là sao?
Vợ tôi
trả lời:
-
Thì tự ông cũng biết
cần gì phải hỏi. Ông chăm con Chào mào đến mức tôi ông cũng không thèm quan
tâm, từ bao lâu nay con “trym” của ông nó ốm yếu, lúc nào cũng ngoẹo đầu, ngủ
gục chẳng còn “làm lụng” được cái gì cho ra hồn. Vậy mà ông không chịu “chăm
sóc” cho “nó” khỏe mạnh. Ông thử hỏi: liệu trong trường hợp như tôi có bà vợ
nào chịu được không?
Nóng
máu, tôi nói:
- Bà lạ thật, tuy là “trym” của tôi nhưng tôi chỉ có
“quyền sử dụng” mà lại phải
"sử dụng đúng mục đích"; còn
“chủ sở hữu” là Bà mà Bà không quan tâm thì thôi. Tôi có được tùy ý sử dụng đâu
mà phải quan tâm. Mà cái hôm đi Huế vừa rồi có dịp mua thuốc
để bồi dưỡng sức khỏe cho con “trym” của Bà mà Bà không chịu mua để tẩm bổ cho
nó, Bà còn kêu gì
nữa.
Vợ tôi
hỏi lại:
-
Ông nói thế là thế
nào? Nói cụ thể ra, tôi là người “chậm hiểu”.
Tôi
nói:
-
Thế Bà không biết ở
Huế nổi tiếng có thuốc “Minh Mạng thang” à. Bà vợ nào đến Huế mà chẳng
đi tìm mua “Minh Mạng thang’ cho chồng, đắt mấy họ cũng mua. Theo như quảng cáo
còn hơn cả Viagra đấy.
Nghe
đến đây, vợ tôi mới nghệt mặt ra, ngẩn ngơ tiếc rẻ và dịu giọng:
-
Thảo nào, hôm ở Huế, Em
thấy mấy Chị ở Lớp Anh như các Chị T.L, T,… mua nhiều thang thuốc Bắc. Em có
hỏi các Chị ấy mua thuốc ấy để làm gì mà mua nhiều thế. Các Chị ấy không trả
lời Em mà chỉ mủm mỉm cười cười với nhau…
Tiếc thật!!!
Anh nói với anh Hóa đầu năm sau lại “Họp mặt đầu năm” ở Huế đi.
Chuyện
hôm đó giữa hai vợ chồng tôi chấm dứt ở đây.
Trở
lại chuyện chú Chào mào.
Cách đây mấy ngày, tôi lại tắm cho chú Chào mào yêu
của tôi.
Lần
này, khi đã mở thông cửa hai lồng, mãi Chú vẫn không chịu sang lồng tắm. Chờ
mãi hết kiên nhẫn, tôi thò tay vào bắt Chú để cho sang lồng tắm. Không ngờ sơ
ý, tôi đã để Chú vuột bay ra khỏi lồng, Chú bay một mạch sang cây Điệp vàng sau
Ngôi Chùa gần nhà tôi.
Tôi ngẩn
ngơ nhìn theo Chú mà tiếc hùi hụi, hẫng hụt trong lòng.
Nhưng
chợt trong đầu tôi xuất hiện ý nghĩ: Thôi, dù sao thì từ nay Chú Chào mào cũng
được tự do, thoát cảnh “cá chậu, chim lồng”, một ngày được sống với đồng loại
trong bầu trời cao rộng cũng hạnh phúc gấp vạn lần ở với tôi trong “lồng son”
được tôi cho ăn uống ngon lành, no đủ. Nghĩ vậy, lòng tôi mới nguôi ngoai nỗi
tiếc.
Đã mấy lần nuôi chim cảnh thất bại, tôi nhủ mình: Từ nay sẽ không nuôi chim nữa, “lồng son” sẽ cất đi làm kỷ niệm.
Một đời vui với trời xanh
TTCB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét