Kính tặng
các Nhà Thơ
của lớp Toán K13 68-72
Đọc bài thơ”Con cóc”
Hội đủ ba điều nhất:
Bài thơ thật cạn ý
Cũng nghèo luôn cả chữ
Đến hình ảnh cũng không
Đọc bài thơ “Con cóc”
Cái dở đến tận cùng
Thấy đời trần trụi quá
Như cành gai không lá
Còn nói gì đến hoa
Đọc bài thơ “Con cóc”
Cái dở đến tột cùng
Như một lời “Đồng điệu”
Nói giùm niềm u uẩn
Day dứt
mãi trong lòng
Đọc bài thơ “Con cóc”
Cái dở đến tận cùng
Thương ba anh Đồ dốt
“Tài hoa” thành “yếu mệnh”
Oan bốn cỗ quan tài
Đọc bài thơ “Con cóc”
Cái dở đến tận cùng
Đời sao tàn nhẫn thế
Xóa bỏ hết “phấn son”
Còn trơ điều “vô nghĩa”
Đọc bài thơ "Con cóc"
Cái dở đến tột cùng
Cái hay “vượt thời gian”
Để biến thành “điển tích”
Canh mình lúc "làm thơ"...
Chu Văn Keng,
E-Mail: cv-keng@gmx.de
(*) Tôi viết bài thơ này, không ngoài đích: đưa ra
một cách nhìn riêng,
cũng như cách đánh giá mới,để trả lời thắc mắc
của tôi trong suốt thời
gian qua: đó là, bài thơ thật ngắn không có cấu
trúc hình thức đặc biệt
nào mà nó sống và tồn tại “vượt thời gian”, để
đến hôm nay vẫn còn là
rất thời sự,"điển tích"- chí ít cũng là để soi mình khi
“Làm thơ”…
Bài Thơ Con
Cóc
(Nguyên bản):
Con cóc trong hang
Con cóc nhảy ra
Con cóc nhảy ra
Con cóc ngồi đó
Con cóc ngồi đó
Con cóc nhảy đi
Xin cảm ơn BBT,đã thêm tên bài thơ và sửa lại vị trí bức ảnh minh họa cho cân xứng với bài thơ. Tôi đề nghị BBT sửa thêm cho tôi:
Trả lờiXóa-Khổ thơ đầu,viết liền nhau thành khổ thơ 5 câu
-Khổ thơ cuối,BBT sửa lại câu đầu:
Đọc bài thơ "Con cóc"
Cái dở đến tận cùng
Cái hay "vượt thời gian"
Để biến thành "điển tích"
Canh mình lúc "làm thơ"...
(đây là khổ thơ tâm đắc nhất trong bài)
Xin cảm ơn BBT
Chu Văn Keng