ĐỂ
MỜI
CÁC BÁC THẤY “NHÀ BÌNH THƠ“
SIÊU HẠNG-NGUYỄN ĐÌNH HÓA
Tôi xin đăng chùm thơ của tôi-mà Bác NĐ Hóa
đã bình với tiêu đề: Tản mạn về thơ.
Chu Văn Keng (26/04/2012)
Tác giả Chu Văn Keng sinh năm Canh Dần
Sinh quán: xã Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Nội
Cử nhân toán
Hiện định cư tại CHLB Đức
Làm thơ từ 2010
Chu Văn Keng
NB.straße 27/10245 Berlin CHLB Đức
ĐT : 00 49 30 2966 1360
E-Mail: cv-keng@gmx.de
2.Thi phẩm lục bát:
CHẤT QUÊ
Nhớ
làng Lưu-Khê Ứng Hòa Hà Nội
Làng tôi
yêu dấu lâu nay,
ai đi xa mấy cũng quay về làng.
Trời tây xa lắc mơ màng,
Bao giờ ta lại về làng ta xưa?
ai đi xa mấy cũng quay về làng.
Trời tây xa lắc mơ màng,
Bao giờ ta lại về làng ta xưa?
*
Làng tôi
lam lũ bao đời,
không buôn không bán trọn đời lúa khoai.
Xa quê lòng dạ nguôi ngoai,
chất quê đọng mãi, mệt nhoài nắng mưa.
không buôn không bán trọn đời lúa khoai.
Xa quê lòng dạ nguôi ngoai,
chất quê đọng mãi, mệt nhoài nắng mưa.
Berlin,
Canh Dần 2010
HỒN
QUÊ
“Hồn
anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em“
(Nguyễn Bính)
Một chiều cả gió bám đầy áo em“
(Nguyễn Bính)
Như “chiều
cả gió“ xui về,
theo thơ Nguyễn Bính về quê thỏa hồn.
theo thơ Nguyễn Bính về quê thỏa hồn.
“Thôn Đoài
thì nhớ thôn Đông,
cau Liên phòng nhớ giầu không thôn nào“.
Cây đa giếng nước mời chào,
cánh đồng rợp cánh cò chao ven làng.
Miếng trầu“chừng giập“đã sang,
em sao lại trách: “vội vàng chi anh“.
“Em nghe họ nói mong manh,
hình như họ biết chúng mình với nhau”.
Trách cơn ”gió cả đắt cau”,
bắt em luôn cảm”để trầu đổ non”.
cau Liên phòng nhớ giầu không thôn nào“.
Cây đa giếng nước mời chào,
cánh đồng rợp cánh cò chao ven làng.
Miếng trầu“chừng giập“đã sang,
em sao lại trách: “vội vàng chi anh“.
“Em nghe họ nói mong manh,
hình như họ biết chúng mình với nhau”.
Trách cơn ”gió cả đắt cau”,
bắt em luôn cảm”để trầu đổ non”.
Hồn quê thầm lặng ngấm vương,
níu chân bao kẻ tha phương như mình.
Berlin,
Canh Dần 2010
CHUYỆN Ở AO LÀNG
(Bức tranh quê tôi)
Lênh đênh
bèo dạt ao làng
Rễ tua tủa thế, có oan không Bèo?
Nhạt như nước Ốc ao Bèo!
Sao đời ác khẩu, mình Bèo chịu oan?
Rễ tua tủa thế, có oan không Bèo?
Nhạt như nước Ốc ao Bèo!
Sao đời ác khẩu, mình Bèo chịu oan?
Berlin,
Canh Dần 2010
GỬI NGUYỄN BÍNH
(Nhân đọc “Tiểu sử Nguyễn Bính”)
Mang bao
thi vị cho đời,
nuôi mình không nổi, con thời đem cho.
Đời người đâu chỉ đói no?
còng queo nằm đấy, không lo… sao đành.
nuôi mình không nổi, con thời đem cho.
Đời người đâu chỉ đói no?
còng queo nằm đấy, không lo… sao đành.
Xa Ông mấy
độ thu vàng,
thơ buồn còn đó, âm vang …ơ…ầu…
Làm Quan xây được nhà lầu,
làm thơ may lắm, xây lầu trong dân.
thơ buồn còn đó, âm vang …ơ…ầu…
Làm Quan xây được nhà lầu,
làm thơ may lắm, xây lầu trong dân.
Berlin,
Canh Dần 2010
VỀ
QUÊ
Trở trời gió đổi heo may
Áo em cài lại thế này... đi em...
*
Quê anh êm
ả thanh bần
Tình làng nghĩa xóm ân cần có nhau
Em ơi! Đi được những đâu?
(Ở nơi nào có bí bầu…sẻ chia?)
Ngày rằm em có lên chùa
A di đà Phật…lấy bùa cầu an!
Về quê tìm lại lỗi lầm
Heo may thức tỉnh…dấn thân dại đần
Về quê tìm lại nhọc nhần
Ngọt ngào thì ít, gian truân thì nhiều...
Tinh khôi có được bao nhiêu?
Gái quê anh nhớ sao yêu… yêu là
Tình làng nghĩa xóm ân cần có nhau
Em ơi! Đi được những đâu?
(Ở nơi nào có bí bầu…sẻ chia?)
Ngày rằm em có lên chùa
A di đà Phật…lấy bùa cầu an!
Về quê tìm lại lỗi lầm
Heo may thức tỉnh…dấn thân dại đần
Về quê tìm lại nhọc nhần
Ngọt ngào thì ít, gian truân thì nhiều...
Tinh khôi có được bao nhiêu?
Gái quê anh nhớ sao yêu… yêu là
Quê anh là
thế em à
Mải mê hồn thả chiều tà có hay...
Mải mê hồn thả chiều tà có hay...
Chu
Văn Keng
Chu Văn Keng là người học toán nhưng lại làm thơ. Điều đó cho thấy Anh là một người rất lãng mạn trong cuộc sống. Mà cũng phải thôi, học toán mà làm thơ thì không có gì là ngạc nhiên cả. Đấy là việc bình thường bởi ai mà không lãng mạn ít nhiều, khi lãng mãn đến mức nào đó sẽ thăng hoa thành thơ. Bản chất của toán không phải là khô cứng như nhiều người thường hiểu. Nhiều người cứ nghĩ rằng, những người học toán chỉ tư duy: một cộng một bằng hai; nhưng thực ra trong toán còn có môn học mà một cộng một bằng một và nhờ có lý thuyết này, công nghệ kỹ thuật số mới ra đời và phát triển làm thay đổi hầu hết nhiều lĩnh vực kể cả những ngành xã hội-nhân văn.
Trả lờiXóaChu Văn Keng mới làm thơ từ năm 2010 nhưng đã có rất nhiều thơ và có nhiều bài thơ hay, nhất là thể thơ lục bát. Tôi đồ rằng, do anh được sinh ra và lớn lên ở một làng quê Xứ Đoài Hà Nội nên tâm hồn anh đã thấm đậm chất thơ lục bát; chất thơ ấy bị kìm nén 60 năm, nay không thể giữ được trong lòng đã bật ra thành những câu thơ mượt mà, rung động một cách rất tự nhiên, không gò ép, khuôn sáo mặc dù thể thơ lục bát đòi hỏi chặt chẽ về niêm luật. Một khi đã đa cảm bật thành thơ thì tự nhiên đã là thơ chỉ có điều Chu Văn keng làm thơ Lục Bát không bị biến thành Vè, đó là cái tài của Chu Văn Keng. Đa phần những người làm thơ lục bát thường lấy đề tài về quê hương. Với Chu văn Keng (cũng như Nguyễn Bính và nhiều nhà thơ khác) vì cuộc sống đã phải ly hương nhưng lúc nào cũng đau đáu về quê hương, bản quán. Quê hương đã là một phần máu thịt và cao hơn thế đã trở thành "Hồn quê" trong Chu Văn Keng. Quê hương trong Chu Văn Keng rất cụ thể: từ cây đa, giếng nước, cánh đồng chăn trâu thưở bé đến miếng trầu, quả cau; là người bạn gái từ ngày xưa, có tình ý với nhau “Em nghe họ nói mong manh, hình như họ biết chúng mình với nhau”. Có vẻ như người bạn gái này e dè dư luận nhưng khi nói với bạn trai của mình thì tôi có cảm giác như là mừng rỡ, tự hào khi được dư luận để ý. Tình yêu trai gái trong thơ của Chu văn Keng lúc nào cũng thế, chỉ như ở trên mức tình bạn một chút thôi, không vượt quá giới hạn nên luôn luôn đẹp và để sau này khi xa chỉ có hoài niệm, tiếc nuối.
Bản thân Chu văn Keng làm thơ nên rất thấu hiểu đời sống của các nhà thơ. Người làm thơ không bao giờ nghĩ mình "làm giầu" về vật chất như "làm quan". Có người, khi tình cảm bị dồn nén, đau khổ đến tột cùng thì sẽ có thơ hay như trường hợp Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,...Thời nay, các nhà thơ tuy không bị lâm vào "bước đường cùng" như các nhà thơ này nhưng họ lại bị dằn vặt, đau khổ vì những điều khác. Đất nước, quê hương không phải không nuôi nổi người dân nhưng vẫn có hàng triệu người phải xa Tổ quốc. Những người "Hồn quê thầm lặng ngấm vương, níu chân bao kẻ tha phương như mình" mà vẫn phải rời đất nước ra đi như Chu văn Keng. Không phải là họ trốn tránh trách nhiệm công dân; mà việc họ ra đi chỉ là tình thế tạm thời. Một ngày nào đó họ sẽ "Làng tôi yêu dấu lâu nay, ai đi xa mấy cũng quay về làng" cho dù hiện tại "Trời tây xa lắc mơ màng, Bao giờ ta lại về làng ta xưa?". Tôi tin là họ cũng như Chu Văn Keng sẽ trở về trong lòng Tổ quốc, ngay cả với những ai không thể về bằng "phần xác" thì "phần hồn" của họ cũng đã trở về.
Chúc Chu Văn Keng làm được nhiều thơ hơn nữa để "Xây lầu trong Dân"
Giọng bình này như giọng Chèo Bẻo.
XóaThánh thót tót vót trong veo.
Đề nghị BBT mở đề mục mới: "Bình thơ",
hoặc "lý luận thơ văn".
Bởi Lớp ta càng ngày càng phong phú và lãng văn mạn.
Chim Hoàng Yến - 22h00 - 01/5/2012.