NĂM CANH DẦN
NHỚ LẠI MỘT CÂU ĐỐI
Năm Canh Dần 2010, tôi có đọc được bài viết của
Thế Sáng đăng trên THỜI BÁO VIỆT ĐỨC (02.2010):
“Trong số 12 con vật tượng trưng cho một
Giáp, Hổ được “phong “ là chúa sơn lâm.Hổ còn Có tên gọi khác:“Cọp“,
„Hùm“,“Khái“,“Ông Ba Mươi“,thân dài, thuộc loài thú quý hiếm ,sống độc thân ở
miền núi, rừng già, có loài nặng hơn 100 cân, lông thường vàng nhạt, với nhiều
sọc vần nâu, đen…Câu chuyện cổ tích Việt Nam „trí khôn của ta đây“,Hổ bị người
nông dân trói vào cột, thiêu cháy vần loang lổ, để dấu tích tận bây giờ, dùng
để dạy học sinh tiểu học, nhờ trí thông minh, con người thống trị muôn loài, kể
cả chúa sơn lâm. Đâu đó ở cổng làng, ta bắt gặp Hổ được tạc vào tường , nhe
răng dọa tà ma và làm dựng tóc gáy những người yếu bóng vía trong đêm. Nhiều
thành ngữ , tục ngữ lấy hổ ví von, như „hổ phụ sinh hổ tử“. Hoặc „hổ dữ chẳng
cắn con“.“Hổ chết để da người ta chết để tiếng“.“Hổ tướng“,“Hổ không biết hổ“.
Nhờ uy nghi, bộ da hổ được giới nghệ nhân chế tác thành thảm trải nơi
trướng gấm. Cao hổ cốt, quý hiếm như thần dược. Răng hổ được dùng làm thuốc
chữa đau bụng. Vuốt hổ là biểu tượng sức mạnh, đồ trang sức đeo trước ngực trai
tráng. Xác hổ nhồi bông bày nơi khảo cổ , làm trầm trồ bao du khách chiêm
ngưỡng. Hổ quyền được miêu tả dưới triều Thành Thái : „Voi cái bước vào có vẻ
hiên ngang, đi qua đi lại trước mặt cọp không một chút sợ hãi, vuaThành Thái
khen:“con này can đảm lắm“. Nhưng bỗng chốc, cọp nhảy lên trán voi, voi hất
mạnh, cọp rơi xuống. Cọp lại nhảy lên bấu
vào chỗ cũ. Voi tức giận, rống lên, vụt chạy đến, dùng đầu đẩy mạnh cọp vào
thành đấu trường, dùng sức mạnh ngàn cân vừa húc, vừa ép thật sát. Khi voi
ngẩng đầu lên, cọp té xuống đất, voi dùng chân chà cọp đến chết…Trận Hổ quyền
đẫm máu nhất vào năm 1750, ở cồn Dã Viên trên sông Hương, lần lượt 40 con voi
đã giết chết 18 con hổ một cách khủng khiếp tương tự như thế…”.
Năm
tôi học lớp 10, cũng là năm Dần, bắt đầu thích thích mấy bạn gái cùng lớp. Cả
đám bạn rủ nhau đến nhà bạn Dần làng bên chơi dịp đầu năm. Khắp làng Dần chuyên
nghề đan thúng, mủng, nong, nia, rủi, lờ,đơm, đó, rổ, rế, dần, sàng…Dần là con
liệt sỹ, dòng dõi nho gia, học giỏi, hay giúp mẹ đan lát; xinh thì khỏi nói,
được tôn là hoa khôi của lớp, vô khối chàng trai si tình”bị thương”…Dần lúc đó
đang giúp mẹ đan rọ mèo, vui mừng vồn vã đón chúng bạn, giới thiệu với mẹ cùng
đang đan lát, giữa cơ man đồ mây tre. Mẹ Dần vui chuyện bảo:Các cháu này, năm
nay là năm Dần, tức là hổ. Miền xuôi không có hổ, người ta cứ gọi mèo là hổ
đồng bằng , cô đan cái rọ này để nhốt mèo. Cô đố các cháu tìm vế câu đối này
nhé: “Dần đan dần rọ hổ”. “Dần” đứng
đầu câu là tên bạn Dần. Từ “dần “ thứ 2 là trạng từ chỉ mức độ hành động đan. Cả
hai đều có nghĩa là hổ. Vậy là một câu có 5 chữ, có tới 3 chữ liên quan đến hổ.
“Dần
đan dần rọ hổ”, tròn 36 năm sau, tới năm Hổ này, tôi cùng chúng bạn vẫn
“gãi tai” chưa tìm nổi vế đối, mà cô bạn Dần thì đã có cháu goị bằng bà…!“
Tôi sinh năm Canh Dần, thấm thoát 12 con giáp đã quay được 5 vòng, nên tôi rất cảm phục mẹ cô Dần với câu đối: "Dần đan dần rọ hổ", khó thật đấy nên Anh Thế Sáng cùng chúng bạn "gãi tai" là phải.
Suy nghĩ mãi mạn phép tôi đưa ra vế đối:
Câu đối: Dần đan dần rọ hổ
Vế đối
: Vương vấn vương lời vua
Vế đối của tôi chưa được chỉnh cho lắm, nhưng có thể sẽ giúp các anh bớt "gãi tai" một tý, bởi vì: Vương(vương) là tiếng Hán-tiêng Việt là vua, mà vua-chúa(sơn lâm) cũng là một, vấn cũng là động từ, vương cũng là trạng từ...
Vế đối của tôi chưa được chỉnh cho lắm, nhưng có thể sẽ giúp các anh bớt "gãi tai" một tý, bởi vì: Vương(vương) là tiếng Hán-tiêng Việt là vua, mà vua-chúa(sơn lâm) cũng là một, vấn cũng là động từ, vương cũng là trạng từ...