Làng cổ Bạch Hạc nằm bên tả ngạn sông Lô, chỗ ngã ba nơi sông
Hồng, sông Lô và sông Thao gặp nhau; nay là phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Xưa nơi đây là đất Phong Châu, kinh đô của nước Văn Lang đời Hùng Vương (sau này mới dời đô về
nơi hiện tại thuộc huyện Đoan Hùng). Đây là một làng cổ có truyền thống văn hoá
lâu đời.
Năm 1946, Dân làng thực hiện Lời kêu gọi của Chính phủ, đã tiêu
thổ và theo kháng chiến. Dấu tích Làng cũ hầu như không còn gì. Đình, Chùa Làng
bây giờ là phục dựng trong những năm gần đây.
Đình làng cổ ngày xưa nằm trên một khu đất cao nhìn ra sông Lô,
thờ Thổ Lệnh Đại Vương tức là Thần Tam Giang Đại Vương. Ông là một vị thiên
tướng đã xuất hiện xuống đất Phong Châu vào đời nhà Đường. Theo thần tích, về
đời Đường, khi Lý Thường Minh làm Thứ sử Giao Châu, một hôm nhàn du đến đây
ngắm phong cảnh, nằm mộng thấy từ trên trời bay xuống hai thiên tướng.Hai thiên
tướng này là hai anh em ruột. Lý Thường Minh mời hai vị thi tài, ai hơn sẽ ở
lại hưởng hương khói của dân làng Bạch Hạc. Đức Thổ lệnh đại vương là anh, bước
một bước qua sông và một bước nữa thì lui về chỗ cũ. Ngài bước mạnh đến nỗi in
hằn vết chân lên một tảng đá. Hàng năm trong kỳ hội tháng ba có cuộc đua
thuyền, thuyền bắt đầu khởi hành từ tảng đá này. Em đức Thổ lệnh đại vương là
đức Thạch Khanh đại vương được dân làng Thọ Sơn, huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ thờ phụng. Do sự liên hệ huynh đệ
giữa hai vị thần linh, dân hai làng Bạch Hạc và Thọ Sơn có tục giao hiếu với
nhau trong những kỳ tế lễ hội hè của hai làng.
Hạc trắng (Bạch Hạc)
Quê Ngã Ba sông
Nơi
sinh không phải là quê
Lớn
lên không được ở quê một ngày
Quê
hương nào có xa gì
Mà
lòng đau đáu nhớ về nơi đây
Bạch
Hạc đất này - Tổ Tiên ta ở
Nghìn
thu sau còn ở lại đây
Nên
hỏi rằng có ai quên được
Khi
cả đời sống ở tha hương
Mỗi
lần về quê được về thăm Tổ
Say
Ngã Ba sông mơ về phố cũ (*)
Phố
dọc triền sông trên bến dưới thuyền
Tấp
nập làm ăn ngược, xuôi muôn ngả
Đình
- Chùa làng nghiêng bóng mặt sông
Hạc
trắng trên đồng rợn lúa xanh
Dâu
bể đổi thay nay không còn nữa
Làng
xưa - nay đã trở thành Phường
Bến
xưa không thuyền bè neo đậu
Hạc
trắng ngày xưa cũng chẳng về
Tâm
hồn tôi một đời thiếu vắng
Thiếu
làng quê - khuyết nửa tâm hồn
LTT
(*) Trước năm 1946, Bạch
Hạc còn được gọi là Phố Bạch Hạc,
sầm uất trong cảnh buôn
bán “trên bến dưới thuyền”; đồng thời
cũng gọi là Làng Bạch
Hạc vì ruộng đất nhiều, nghề nông phát
triển
Tôi cũng quê cha ở Bạch Hạc đó, là cháu cụ Tổng Quý, mà nay mỗi lần đi qua cảm thấy vừa lạ vừa quyen. Quê hương Cha Ông mà chưa một lần được thăm lại.
Trả lờiXóa