Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 208                                                                                                                                                                                                                           

                 



Ong Bí thư huyện lè lưỡi :
“ Nếu đúng như mẹ nói thì còn gì là đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm kim chỉ nam nữa…”
Bà mẹ nhìn bộ mặt méo xệch của ông con , bật cười :
“ Có là quan chức như mấy ông mới ngu lâu thế chứ người dân thường ai người ta tin vào cộng sản, vào Mác Lênin ? Mà tôi cũng đoán các ông chỉ nói cái lỗ  miệng vậy thôi, bao nhiêu năm thời bao cấp các ông quá biết thế nào là chủ nghĩa xã hội rồi mà…trong thâm tâm các ông coi nó như ôn dịch vậy nhưng ngoài cửa miệng cứ phải nói kiên trì đi theo con đường bác Hồ đã chọn. Thế tôi hỏi ông bác Hồ có phải thánh sống không ? Nhỡ bác chọn sai thì sao ?”       
Ong bí thư huyện uỷ vội vàng đưa tay bịt miệng mẹ ông lại, đảo mắt nhìn nhanh ra cửa :
“ Chết chết…mẹ cứ nói báng bổ vậy lọt vào tai thiên hạ nó bẩm báo lên trên thì chết con…”
Bà mẹ chép miệng :
“ Thì tôi cũng chỉ nói riêng với anh thôi. Ai chẳng biết tai vách mạch rừng…sống giữa cái xã hội này mà ruột để ngoài da thì sao giữ được mạng sống…”
Ong Bí thư huyện cắt ngang :
“ Thôi đừng nhắc tới ba cái chuyện chính trị chính em nữa…mai mẹ gặp ông thày mời ông ấy về nhà mình làm lễ cầu siêu. Tốn kém bao nhiêu con chịu hết …”
Bà mẹ giao hẹn :
“ Nhưng anh phải đưa con vợ anh nó tới ngồi cạnh anh nghe chưa ?”
Ong Bí thư huyện cau mày :
“ Chà…chuyện này gay đây…không hiểu nó chịu nghe mình không hay lại thuyết cho một trận bằng sáu câu ba điều Mác – Lênin…”
“ Không bảo được con vợ anh nó tới thì thôi không làm lễ cầu siêu nữa…”
Ong Bí thư huyện vội vàng :
“ Được rồi…được rồi…mẹ cứ tin ở con…mẹ cứ mời thày đi. Lớp lang ra sao mẹ cứ bàn với thày, con chịu hết chi phí…”
Ong Bí thư huyện trở về nhà trong bụng lo ngay ngáy. Trước hết ông chưa biết ăn nói sao với bà vợ về chuyện không đòi lại được tiền cô Doan. Trước khi ông đi vợ đã dặn không những đòi lại hết tiền mà còn khuân hết đồ ông đã sắm cho cô ta từ cái nồi cơm điện, cái lò vi ba cho tới tivi , tủ lạnh, quạt trần…nghĩa là tất cả những gì ông “ đầu tư “ cho cô ta đều phải khuân về hết. Sau nữa là phải đòi cho đủ cả số tiền ông đã trả cho cô ta. Để chắc ăn, bà lập danh sách ghi đủ hết các thứ ông phải thu hồi . Vậy mà lúc này ông trở về tay trắng, không có bất kỳ vật dụng nào, cũng chẳng có lấy một xu mang về. Giờ biết ăn nói với vợ sao đây ?
Chiếc xe con chở ông Bí thư huyện vừa ghé trước cửa nhà đã thấy bà vợ te tái chạy ra. Vừa xách đồ cho ông vào tới phòng khách bà đã hỏi tíu tít :
“ Sao rồi ? Sao rồi ? Ong có gặp được cái con lừa đảo ấy không ? Trả lại con cho nó chưa ?”
Ong thở hắt ra :
“ Tất  nhiên là gặp rồi . Nhưng vừa về cho tôi thở cái đã…”
Ong dề dà tìm kế hoãn binh để lựa lời . Giờ thú thật ông về tay không, tiền không lấy lại được mà đồ đạc cũng không chắc bà sẽ nổi cơn điên la hét ầm nhà. Thôi thôi…chớ có dại. Định bụng thế rồi ông trả lời phứa :
“ Gặp được nó rồi…trả lại con cho nó rồi …nó mừng hú…”
Bà vợ ông vui vẻ :
“ Nó mừng là phải rồi…bỗng dưng lại nhận được đứa con mình dứt ruột đẻ ra …ai không mừng…”
Rồi bà hỏi ngay vào vấn đề chính :
“ Thế nó có trả lại tiền cho mình không ?”
Ong Bí thư huyện  nghĩ bụng nếu trả lời ngay là “có” thế nào mụ vợ cũng nghi ngờ, phải làm ra vẻ thật khó khăn mụ mới tin. Ong lắc đầu :
“ Nó không trả…nó bảo  nó thực hiện đúng hợp đồng là đẻ cho mình một đứa con rồi…”
Bà vợ rít lên :
“ Ai chẳng biết nó đẻ con. Nhưng nó là con thằng cha căng chú kiết nào đó  chứ đâu phải con ông. Như vậy nó can tội lừa đảo , nếu nó không trả mình sẽ kiện nó ra toà ?”
Ong Bí thư huyện giật mình :
“ Ay chết…đưa nó ra toà thì mình cũng tai tiếng…có mà mất ghế …”
Bà vợ vội vàng :
“ Là tôi nói mình doạ cho nó sợ rúm càng cua lại phải nôn tiền ra trả …”
Ong Bí thư huyện uỷ :
“ Con bé này nó cũng biết thừa mình không dám ra Toà nên nó cứ làm tới…”
Bà vợ ông Bí thư huyện la toáng :
“ Vậy ông chịu nó hả ? Hơn trăm triệu chứ có ít đâu ? Bộ tiền là vỏ hến  sao ?”
Ong Bí thư giọng khổ sở :
“ Khổ quá…tôi có nói không đòi lại tiền đâu…chỉ có điều tôi tuyệt đối không doạ đưa nó ra Toà…”
“ Không doạ làm sao ông đòi lại được tiền…”
Ong Bí thư huyện vừa nghĩ vừa bịa chuyện :
“Tôi bảo nó rằng cô được đứa con trai là phúc lớn lắm rồi. Trời chẳng cho ai toàn vẹn trăm phần trăm cả đâu. Ở đời được cái này thì phải chịu mất cái kia.Cô đã được cái phước lớn là đẻ ra một thằng con trai rồi thì cô trả lại số tiền tôi đưa cho cô.”
“ Vậy rồi nó nói sao ?”
“ Thoạt đầu nó cứ khăng khăng, nó bảo tôi tiền đã đội nón ra đi rồi thì làm sao quay về , thôi dẹp chuyện ấy đi, cô ta mời tôi ở lại để nấu cho ăn bát canh riêu cua mà tôi rất thích rồi hẵng về…”
Bà vợ ông Bí huyện uỷ trợn trừng mắt :
“ Làm sao nó biết ông thích ăn riêu cua ?”
Ong Bí thư huyện biết mình nói hớ vội vàng chống chế :
“ Thì nó hỏi mẹ tôi mà. Bà ấy bảo nem công chả phượng tôi cũng không thiết chỉ thích ăn món canh riêu cua thôi…”
Bà vợ nghiến răng ken két :
“ Chắc ông tới nó nấu cho ông ăn canh riêu cua nhiều lần lắm rồi chứ gì ? Chắc lại tình cảm đầy vơi, già nhân ngãi, non vợ chồng lắm rồi. Phải không ?”
Ong Bí thư huyện uỷ lắc đầu rối rít :
“ Không không…tôi ..tôi có ăn canh cua của nó nấu bao giờ…chỉ có một lần…một lần mẹ…mẹ nó nấu thôi ?”
Bà vợ như lửa đổ thêm dầu :
“ Ong lại còn chối hả ? Mẹ nó tay chân run lập cập thế nấu sao được ?”
Ong Bí huyện uỷ toát mồ hôi :
“ Sao…sao bà biết mẹ nó tay chân lập cập…bà gặp rồi hả ? ”
Bà vợ quát :
“ Tôi sợ gì mà không gặp . Tôi tới đúng cái hôm ông ăn dầm ở dề nhà nó từ chiều hôm trước. Vậy mà dám khai với tôi là đi công tác . Trời ơi là trời ơi…”
Ong Bí thư huyện hoảng hồn :
“ Vậy ra bà đã biết chuyện từ khi..từ khi tôi …tôi xuống đó à ? Sao bà  làm thế. Dẫu sao bà cũng đường đường là vợ đồng chí Bí thư huyện uỷ…ai lại lò dò đi đánh ghen bao giờ ?”
Bà Bí thư huyện quắc mắt :
“ Tôi mà lại thèm đi đánh ghen với cái thứ đĩ rạc đĩ rầy ấy à . Mà tôi đâu có đi lò dò…tôi ngồi ô tô hẳn hoi , đường đường chính chính chứ đâu phải loại gái làm tiền như con đó…”
Ong Bí thư huyện giật mình đánh thót. Hoá ra cái tổ ấm của ông với cô Doan đã lọt vào tầm ngắm của vợ ông từ lúc nào chẳng biết. Ong lúng túng :
“ Vậy ra…vậy ra chẳng có gì giấu được bà…Thế bà đến chỗ đó mấy lần rồi ?”
Bà vợ lên giọng chì chiết :
“ Tôi có rỗi hơi mà mò tới tổ con chuồn chuồn của ông. Nói thật nhé…tại vì tôi nghe người ta đồn rác cả tai nên mới đến đó một lần cho biết…Cứ tưởng con bé đó sắc nước hương trời thế nào, hoá ra cũng loại mè mả gà đồng, chó tha đi mèo tha lại rồi mới đến  ông…”
Ong Bí thư huyện uỷ biết máu sư tử Hà Đông đang bốc lên ngùn ngụt nên không dám nổi tự ái, cứ lặng thinh không nói năng gì, ông sợ cãi lại ,  đổ dầu vào lửa thì nguy .
Bà vợ được thể tha hồ xả ra bao nhiêu ghen tuông bực dọc ngấm ngầm chịu đựng bấy lâu nay.
Sau cùng, trút giận thoả thuê bà mới quay về vấn đề chính :
“ Vậy ông đòi được tiền nó không ?”
Ong Bí thư huyện vội vã :
“ Có chứ sao không ? Mình thù lao cho nó 200 triệu , nó nhận con trả lại mình không thiếu một đồng…”
Bà vợ xoè tay hất hàm :
“ Thôi được…vậy tiền đâu ?”
Ong Bí thư huyện uỷ choáng người :
“ Tiền gì ?”
“ Ô hay…tiền nộp cho con đó 200 triệu chứ còn tiền gì ?”
Ong Bí thư huyện uỷ đáp bừa :
“ Tiền đó nó nộp trả mẹ rồi…tiền của mẹ chi ra mà…”
Bà vợ quắc mắt :
“ Mẹ lương hưu chẳng có, buôn bán cũng không, lấy đâu ra những 200 triệu đưa cho ông. Có ông móc tiền trong ví ra thì có …”
Ong Bí thư huyện cãi cố :
“ Này đừng có coi thường mẹ nhé. 200 triệu là cái đinh gì, bố mất đi để lại cho mẹ vốn liếng cả mấy tỉ đồng chứ ít…”
Bà vợ bán tín bán nghi nhưng không có chứng cứ cụ thể nên đành im lặng. Ong Bí thư huyện uỷ được  thể dấn thêm :
“ Tôi nói cho bà biết nhá…mẹ còn cả cái nhà mặt tiền trên phố buôn bán nữa kìa…có điều mẹ giấu thôi…mai mốt mẹ nằm xuống thì còn lọt đi đâu ngoài tôi ra nữa…”
Bà vợ giật thót người , mặt ngây đơ ra, trắng bệch :
“ Nhà mặt tiền trên phố buôn bán ? Oi trời ôi sao ông không bảo tôi sớm để tôi rước mẹ về phụng dưỡng .”
Ong Bí thư huyện uỷ lắc đầu :
“ Bà chẳng chịu đâu. Còn nhớ vụ bà lên chơi năm ngoái , giờ mời được bà về là khó lắm đấy ạ, nhất cô lại cứ đực ra chẳng đẻ đái gì , suốt ngày cứ quẩn quanh ba con số đề , bỏ đói bà cả ngày, bà giận  là phải rồi…”
Bà vợ nóng mắt :
“ Cái đó đâu phải tại tôi…hôm đó tôi đi đền mãi trong Ninh Bình, lẽ ra ông phải gọi điện cho bọn nhà khách huyện uỷ cử người sang nấu ăn cho mẹ ông. Ai ngờ ông cũng mải họp đấu đá quên phứt mất bà cụ đang chờ ở nhà…”
Cái lần đó bà mẹ ông Bí thư huyện uỷ ở mãi dưới quê, lâu lâu chợt nhớ ra ông con lấy vợ cả 6.7 năm nay mà chẳng thấy con cái gì mới sốt ruột quyết định lên huyện thăm coi tình hình sao ? Bà vợ ông Bí thư huyện uỷ được thông báo mẹ chồng sẽ lên chơi liền sa sầm mặt . Lâu nay bà chẳng có thiện cảm gì với bà cứ mỗi lần giáp mặt là lại  lên giọng hỏi han đường con cái với giọng móc máy làm như chuyện không con do bà không bằng. Có lần bà nói thẳng :
“ Chị coi lại xem sao…vợ chồng lấy nhau cả 6,7 năm trời chẳng chịu cho tôi mụn cháu nào. Tôi cũng gần đất xa trời chẳng lẽ nhắm mắt vẫn chưa có đứa cháu nào chít khăn vàng chống gậy đưa tôi ra đồng sao ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện cãi lại :
“ Chuyện đó mẹ hỏi chính con trai mẹ đó. Suốt năm suốt tháng cứ chúi đầu chúi tai vào nghị quyết với nghị cò, tối ngày họp hành, hội ý hội báo thì lấy đâu ra con ?”
Bà mẹ chồng bực bội :
“ Chuyện đó trước hết là do người vợ chứ ? Nếu người vợ mắn đẻ thì thằng chồng chỉ cần đi qua đầu giường cũng chửa rồi…”
Bà vợ ông Bí thư tự ái :
“ Cái đó mẹ đi mà tìm có ai  chỉ cần chồng đi qua đầu giường cũng chửa thì rước cô ta về làm dâu , con thì chịu rồi…”
Bà mẹ chồng cáu :
“ Chị nói thế mà nghe được à ? Tôi nói nếu vợ chồng bị hiếm muộn thì trước hết người phụ nữ phải coi lại mình…”
Bà con dâu cũng không vừa :
“ Mẹ bảo con đi bệnh viện phụ sản à ? Con nói thật với mẹ, con chẳng có bệnh tật gì hết. Dòng giống nhà con tuyệt đối không có cái máu vô sinh. Mẹ con đẻ ra cả một tiểu đội kìa. Chị con với em gái con nhà nước chỉ cho đẻ một thôi mà đứa nào cũng 3 con kìa…”
Bà mẹ chồng xem ra đuối lý :
“ Cái đó chẳng biết được. Có khi nhà có cả 5 chị em gái , 4 đứa đẻ như gà, còn một đứa lại tịt thì biết đâu. Cô cứ nên đi khám cho chắc ăn…mà nhất là phải chăm đi lễ bái đền chùa cầu tự…”
Bà con dâu phản công :
“ Mẹ nói cái gì kia ? Đi lễ đền lễ chùa ấy à ? Thế mẹ quên con trai mẹ là ai à ? Bí thư huyện uỷ chứ có phải dân thường đâu. “Ngang lưng thì thắt chủ trương, đầu đội chính sách, vai mang lập trường “ – người thế mà mẹ bảo để cho vợ đi đền chùa cầu tự thì còn đâu là người cộng sản vô thần, tôn thờ chủ nghĩa Mác Lênin . Thành uỷ nó cạo cho thì chết…”
Bà mẹ bĩu môi :
“ Chồng chị mới là Bí thư huyện uỷ thì đã là cái thớ gì ? Bây giờ tôi thấy vợ con các ông lớn gấp 10 chồng chị mà cũng ngồi đồng, cũng đi van vái khắp tứ phương cầu phúc, cầu lộc cho chồng con khỏi dính vào chuyện tù tội vì tham ô, tham nhũng kìa…”
Bà con dâu cãi bướng :
“ Ay…thà cứ là ông bà lớn cỡ Uỷ viên Bộ chính trị, hay Uỷ viên trung ương Đảng, cấp cao hẳn thì lại đi một nhẽ. Những ông bà lớn này làm gì chẳng được, đố đứa nào dám động tới, còn cứ lằng nhằng cấp huyện như ông nhà này thì liệu mà giữ lấy thân, hở sườn ra là có đứa nó đâm chết…”
Bà mẹ chồng tức ắng cổ không nói lại được bà con dâu dẻo miệng, đùng đùng bỏ ra về. Từ đó hai mẹ con chỉ bằng mặt mà không bằng lòng. Bởi vậy lần này nghe tin mẹ chồng lên chơi, bà vợ ông Bí thư huyện uỷ bịa ngay lý do đi đền cầu tự tận Ninh Bình  để tránh mặt.
Khổ thân bà mẹ ông Bí thư huyện uỷ, hôm đó lên chơi với con là quan đầu huyện mà nằm dài trong phòng khách .Con dâu mất mặt, con trai bận tiếp khách thành phố, rồi lại khách trung ương , quên khuấy mất bà mẹ lên chơi, mãi tối mịt mới về tới nhà bà mẹ đã đói lả. Ong Bí thư huyện uỷ kinh hoàng, quát gia nhân dọn cơm cho bà xơi ?
Bà mẹ giọng mát mẻ :
“ Anh đừng mắng chúng nó…chính tôi bảo tụi nó đừng dọn để chờ anh chị về cùng ăn đấy…”
Ong Bí thư huyện vò đầu bứt tai :
“ Khổ quá…con vợ con tự dưng nó lại đốc chứng lên vào tận Ninh Bình đi chùa gì đấy…”
Bà mẹ đai giọng :
“ Phải rồi…chị ấy gớm cái mặt tôi nên nghe tin tôi lên chị ấy đi trốn đấy mà…”
                     (còn nữa)

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

SỐNG NHƯ LÀ CHẾT - KỲ 29                                                        

            


 
 
Hẻm ruột gà khu Lăng Cha Cả đây rồi. Mới hơn nửa năm đã khác hẳn, Cửa nhà đóng im ỉm. Người thưa thớt . Lác đác vài cái bàn nhựa kê ra vỉa hè hai ba ông già ngồi uống  trà mặt sầu não, u uất. Chiến dịch đưa dân đi kinh tế mới đang bầy ra khắp thành phố . Gã lần mò tới căn nhà bữa trước rụt rè gõ cửa. Một  cái đầu bù xù thò ra nhìn gã :
" Ông hỏi ai ?"
" Tôi muốn gặp hai mẹ con ở đây …"
Nhìn thấy con búp bê và ký lạp xường trong tay gã, người đàn ông gật đầu  :
" Mời ông vào nhà.."
Căn nhà trống rỗng . Giường và tủ biến mất thay thế là một cái bàn nhựa nhỏ kê góc phòng. Thấy gã cứ tò mò nhìn quanh, người đàn ông lên tiếng :
"Nhà này bán cho tôi rồi…"
Gã sửng sốt :
" Mới bán à ?"
" Được ba tháng rồi. Bán dần hết đồ đạc rồi đến bán nhà…"
Gã vội vã :
" Vậy hai mẹ con cô gái dọn đi đâu rồi ?"
Chủ nhà hết nhìn mặt gã lại nhìn con búp bê rồi mới buông giọng :
" Vượt biên rồi .."
Gã như bị táng vào mặt, rụng rời:
" Vượt biên ? Hóa ra cô ta bán nhà để lấy tiền vượt biên ?"
Chủ nhà gật đầu :
" Người lớn 3 cây, con nít cây rưỡi…nộp đủ cho chủ đầu chủ đuôi rồi đi xe lam tới Bãi Đá Vũng Tàu lên thuyền…"
Gã cau mặt :
" Tôi nghe nói tàu vượt biên mỏng manh như cái vỏ trứng mà chứa mấy chục người ? Vậy mà cũng đi ?"
" Chớ sao ? Mười phần thì chín phần chết một phần sống. Chưa biết đi đâu, cứ ra khơi đã. Nào công an bắt tại bãi, nào cảnh sát bắt trên biển, nào hải tặc , nào hư máy, nào hết dầu, nào gió bão…bao nhiêu hiểm nguy mà vẫn cứ đi , vậy mới gọi là hải đạo kinh hoàng.."
Gã kêu lên :
" Trời ơi..sao cô ấy đưa con vào chỗ chết vậy ? Sao cứ phải đi, không đi không sống được sao ?"
Chủ nhà cười gằn :
" Ở cái xã hội này đến cái cột điện có chân nó cũng đi…"
Gã lo lắng :
" Vậy ông có tin gì của cô ấy không ? Đã tới Mỹ chưa ?"
Chủ nhà nhìn chằm chằm vào gã rồi buông thõng :
" Chết rồi…"
Gã nghe như có tiếng nổ bên tai, rụng rời :
" Chết rồi ?"
" Nghe nói gặp hải tặc bị cướp, hiếp rồi dìm tàu xuống biển phi tang tích..Cả trăm con người sống sót được hai thằng thanh niên…"
Gã chế lặng hồi lâu rồi xin ba nén nhang thắp cho hai mẹ con quá cố. Gã thẫn thờ nhớ lại cái đêm hôm ấy. " Anh ơi… anh là bộ đội cụ Hồ , đúng không ?... Anh đến với em với tình cảm vậy là em hạnh phúc lắm rồi..  Anh đi…mạnh khỏe  nha…chắc  mình không còn gặp lại.. »
Vậy từ lúc đó cô gái đã dự định bán nhà vượt biên  ? Dù chỉ một phần ngàn tia hy vọng cô vẫn đi, để rồi táng mạng đáy biển trong một bi kịch lịch sử vĩ đại sau tháng 4 năm 1975 , 50 đứa con bà Âu Cơ xuống biển nhưng không giống như cuộc ly hôn đầu tiên trong lịch sử dân tộc, họ chạy trốn những tai ương đang dồn đuổi tới bước đường cùng ngay trên quê hương họ.
Để lại túi quà cho chủ nhà , gã thất thểu ra khỏi con hẻm ruột  gà và lang thang gõ gót vỉa hè,  ngơ ngác ngẩn ngơ như người rừng về  thành  phố. Gã không thuộc về cái gia đình chất ngất cả đồ đạc, giường chiếu quần áo, nồi niêu , bát đĩa,xoong chảo lên chiếc xe bò đang được đẩy ra ngoài thành phố cùng lũ con lít nhít, nhếch nhác . Chắc chắn họ đang đi xây dựng kinh tế mới . Ấnh mắt bi thương và sầu muộn của người vợ đâm nhói vào lòng gã. Nom họ như những kẻ tội đồ đi về miền địa ngục. Gã cũng không thuộc về những người gầy còm, mặt mũi vêu vao vì thiếu ăn, thiếu ngủ nằm ngồi la liệt dưới gầm cầu. Hẳn là không sống nổi ở khu kinh  tế mới họ đã trốn về. Gã cũng không thuộc về hai anh bộ đội đang ghếch chân lên xe đạp trò chuyện oang oang ngay giữa đường . Gã cũng không thuộc về một thằng người mặt mũi phì nộn ngồi xe hơi biển xanh đang bóp còi inh ỏi xua đuổi những người đi bộ lếch thếch trên phố. Không, gã chẳng thuộc về loại người nào. Gã như con chó hoang bỏ rừng vào thành phố. Không quá khứ, không hiện tại cũng chẳng có tương lai. Gã như ngôi nhà hoang bốn bề gió thổi. Hốt nhiên gã nhớ lại bài thơ làm khi còn ở ngoài Hànội :
        " Về đâu đêm nay khi không còn em ?
Ngọn đèn đỏ chắn đường và tôi đôi mắt đỏ
- con chó hoang sục sạo nấc trong đêm."
Vẻ mặt cô gái đêm hôm đó vừa rạng rỡ vừa âu lo cháy rát trong gã. Em đã nằm sâu chôn chặt dưới đáy đại dương. Thật không ngờ con tim ngủ yên bao năm nay gã trao cho một cô gái điếm. Thì đã sao ? Cô lương thiện, chân thật gấp mấy lần những kẻ bất lương, dối trá  nhan nhản xung quanh gã. Cô đã dũng cảm vựợt  qua những bất hạnh chế độ mới đổ xuống đầu, cầm bằng thà đi vào cõi chết còn hơn là chung sống với nó. Mẹ con cô tuy bỏ xác dưới biển sâu. Nhưng cuộc bỏ phiếu bằng đôi chân đó đáng khâm phục biết bao. Hàng trăm ngàn người như cô đã lặng lẽ chấp nhận cái chết còn hơn sống nhục . Họ đã nằm sâu dưới đáy biển mà không nói gì. Phải chẳng rồi đây lịch sử sẽ lên tiếng đọc điếu văn cho những oan hồn tức tưởi đó.
Trở về đơn vị, gã lầm lì, mặt mũi rầu rĩ khiến thằng tiểu đội trưởng phải kêu lên :
" Mày sao thế ? Cứ như thằng mất sổ gạo vậy ?"
Gã làu bàu :
" Chẳng sao cả…có sổ gạo đéo đâu mà mất ?"
Thằng tiểu đội trưởng gật gật :
" Thôi được, mày sao kệ mày, sáng mai nghỉ trực, sửa soạn ra Bắc với tao !"
Gã tròn mắt :
" Có chuyện gì thế  ?"
Thằng tiểu đội cười cười :
" Đi làm chính sách hậu phương quân đội…"
Gã tròn mắt :
" Mày nói gì lạ thế ? Cái đó tụi quân lực lo chớ ?"
Thằng tiểu đội trưởng gật gật :
" Vẫn biết thế…nhưng đây là chuyện tình nghĩa…"
" Tình nghĩa ? Tình nghĩa là cái chó gì. Chuyện gì nói thẳng ra…"
  Thằng tiểu đội trưởng chậm  rãi :
«  Đi về quê thăm gia đình và trả balô cho thằng có bố ngủ với con dâu đò… »
Trời, gã nghĩ lại cái chết của thằng đó ngồi dựa gốc cây với lỗ đạn trên trán và buổi hạ huyệt thằng quân lực đòi đọc khai trừ đảng rồi mới cho chôn.Không hiểu tại sao cái lúc đó gã lại nổi giận, gầm lên như con thú :
" Câm ngay…câm ngay…mang cái quyết định khốn nạn của mày về họp chi bộ mà đọc…lúc này tao cấm mày không được đọc…Mày đọc thêm một chữ tao giết mày "
Gã nhớ lại gương mặt tái mét của thằng quân lực vừa đi giật lùi vừa dọa nạt :
«  Rồi chúng mày biết tay tao… »
Tất cả những chuyện đó tưởng đã đào sâu chôn chặt vào quá khứ. Ngờ đâu nay lại sinh chuyện về thăm và mang trả balô cho thằng có bố ngủ với vợ của nó.Gã chợt nổi cáu với thằng tiểu đội trưởng :
«  Mày đi đi…tao không đi đâu … »
Thằng tiểu đội ngạc nhiên :
«  Sao vậy ? Có dịp ra Bắc chơi sao lại từ chối ? »
Gã nói như quát :
«  Tao đéo muốn nhìn mặt lão già với đứa con dâu của lão.. »
Thằng tiểu  đội nghiêm mặt :
«  Nhưng đây là công tác, mày dám từ chối sao ? Mà đó là chuyện gia đình nhà nó, việc gì tới mày mà nổi cáu ? »
Gã nói như quát :
«Vô đạo dức, đảo lộn luân thường đạo lý, bố chồng ngủ với con dâu mà mày không tởm à ? Cứ thế này riết rồi mai kia ngửi cứt không còn biết thối ! »
                          (còn nữa)

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 207                                                                                                               

                                                          (tiếp theo)



Ong Bí thư huyện về nhà mặt chảy dài như cái bánh đa nhúng nước. Nhìn bộ dạng ông con, bà mẹ đang giận cũng phải lên tiếng hỏi han :
“ Sao tình hình sao rồi ?”
Ong Bí thư thở dài não nuột :
“ Hỏng hết . Tiền không đòi được, đồ đạc nó cũng không cho chở về. Nó dữ như  cọp cái ấy…”
Bà mẹ tròn mắt kinh ngạc :
“ Sạo lạ thế ? Con bé Doan này mọi khi vẫn hiền lành, ngoan ngoãn sao bây giờ lại đốc chứng ra thế ?”
Ong Bí thư huyện nhăn nhó :
“ Thì trước nay mình mang tiền tới cho nó tất nhiên nó phải hiền lành ngoan ngoãn . Bây giờ không nuôi nó nữa mà còn đòi tiền nên nó mới xù lông xù mỏ chớ ?”
Bà mẹ cười nhạt  :
“Anh là Bí thư huyện uỷ, là quan đầu huyện, tôi tưởng anh nói ra lửa, mửa ra khói, xưa nay anh chèn ép , nạt nộ biết bao nhiêu người , giờ anh lại chịu lép với một con bé thân cô thế cô à ?”
Ong Bí thư huyện uỷ khổ sở :
“ Con sợ gì con nhãi ranh . Con hô lính đập cái chết tươi. Khổ nỗi nó nắm trong tay hợp đồng mình thuê nó đẻ con nhưng lại không ghi rõ  máu mủ của mình. Giờ mang ra Toà xử thì về lý là mình thua…”
Bà mẹ tròn mắt :
“ Anh mà cũng sợ Toà xử thua à ? Thằng Toà nào mà dám to gan vậy ? Mọi ngày tôi vẫn thấy anh chỉ đạo toà, cho thằng nào thắng thì được thắng, bắt thằng nào thua phải thua, rồi dự kiến án, tù bao nhiêu năm, tù giam hay tù treo, nhất nhất anh chỉ đạo cho Toà xử, vậy anh còn sợ gì ?”
Ong Bí thư huyện thở hắt ra :
“ Mẹ nói hay nhỉ ? Mình chỉ đạo xử thằng khác thì được, giờ chính mình phải ra Toà thì còn chỉ đạo ai, rồi còn uy tín của Đảng bộ nữa, ai đời Bí thư huyện lại đi thuê đẻ khác gì mua dâm ? Rồi vòng vo lý lẽ nó kết mình cái tội phạm luật hôn nhân gia đình thì mệt. Mẹ tưởng con ngồi cái ghế Bí thư huyện uỷ này mà êm đấy hả ? Khối thằng dòm ngó giành giật, chỉ hở ra chuyện gì là chúng xúm lại cắn mình ngay…Mẹ còn lại gì, xưa nay quan trường là chiến trường mà, tất cả giống như đàn chó đói vậy, thò ra miếng mồi nào là xông vào cắn xé nhau…”
Bà mẹ nhìn ông con, rầu rầu :
“ Vậy thì tôi đã hiểu vì sao anh bị vô sinh  rồi…”
Ong Bí thư huyện giật mình :
“ Sao mẹ biết con vô sinh ?”
“ Thì đấy…con gái người ta hơ hớ ra thế mang dâng cho anh mấy tháng liền mà anh có làm gì được đâu. Nó sợ không hoàn thành hợp đồng nên nó đành phải lấy giống thằng khác vậy chứ biết làm sao ?”
Ong Bí thư huyện trố mắt :
“ Làm sao mẹ biết được chuyện đó. Hai mẹ con cô Doan mách mẹ thế à ?”
Bà mẹ lắc đầu :
“ Không…không…đời nào nó dám nói với tôi…là tôi đoán vậy thôi…Nhưng có đúng anh bị vô sinh không ?”
Ong Bí thư huyện uỷ thú nhận :
“ Con cũng nghi nghi vậy mẹ ạ. Con sợ thời gian con đóng quân ở A Sờ , A Lưới là vùng Mỹ thả chất độc hoá học nên  bị nhiễm cũng nên…”
Bà mẹ tái mặt :
“ Chết..vậy từ trước không thấy anh nói chuyện này. Anh phải đi khám , nhỡ chẳng may sinh con quái thai thì thật vô phúc…”
Ong Bí Thư huyện uỷ lắc đầu :
“ Làm sao mà khám được hả mẹ. Ở ta cứ phải đổ bệnh ra rồi thì bác sĩ mới xét nghiệm truy tìm căn nguyên. Mình chưa thấy biểu hiện gì biết khám chỗ nào ?”
Bà mẹ bần thần :
“ Tôi nghi không phải tại chất độc hoá học đâu. Ơ cái làng này thiếu gì người đi B như anh, thiếu gì người cũng sống trong vùng Mỹ thả chất độc da cam mà họ trở về vẫn lấy vợ đẻ con sòn sòn đấy thôi…tôi lo là lo chuyên khác kìa…”
Ong Bí thư huyện ngạc nhiên :
“ Chuyện khác là chuyện gì hả mẹ. Hay ngày xưa bố mắc bệnh gì rồi di truyền cho con ?”
Bà mẹ quắc mắt :
“ Anh đừng nghĩ bậy. Bố anh hiền lành như cục đất ấy, có hại ai bao giờ mà bệnh tật gì. Tôi lo là lo anh ăn ở thất đức quá, gây thù chuốc oán với bao nhiêu là người, rồi lại cũng có người uất ức vì anh mà chết. Giờ những oan hồn trở về đòi nợ, ác giả ác báo  thôi…”
Ong Bí thư huyện sầm mặt :
“Mẹ ăn nói hay nhỉ ? Mà mẹ biết gì mà nói. Một tay con đã xây dựng nên cái huyện này  xã  nào cũng có điện đường trường trạm. Mẹ bảo con ăn ở thất đức ở chỗ nào ?”
“ Thế anh không còn nhớ cái vụ cưỡng chế giải toả nhà bà Binh ở khu đầm Vạc à ? Tội nghiệp gần đến ngày tết ông cho lính đến cào nhà , đuổi người ta ra đường để đến nỗi bà ấy uất ức quá thắt cổ chết trong buồng , ông còn nhớ không ?”
Ong Bí thư huyện rùng mình, bên trong ớn lạnh mà bên ngoài lại vã mồ hôi. Ong không quên buổi sáng hôm đó, được tin cấp báo, ông xuống ngay hiện trường và hình ảnh xác người đàn bà treo lủng lẳng trên xà nhà, mặt mũi sưng vù, lưỡi  thè ra , mắt trợn ngược như muốn trút hết nỗi căm uất vào ông. Quả thực ông thấy mình hơi vội vàng trong việc thực hiện chủ trương của tỉnh cho công ty nước ngoài xây sân gôn trên địa bàn huyện  . Lẽ ra ông có thể chờ làm xong khu tái định cư để có chỗ cho người dân sinh sống sau khi đã giao đất cho Công ty nhưng trót cầm phong bì  nên bất chấp mọi phản đối của người dân, ông cứ cho cưỡng chế giải toả đưa dân tới khu tái định cư khi nơi đây mới chỉ là bãi đất hoang được dọn dẹp sơ sài với dẫy nhà tranh vách nứa như lán dân công ngày xưa.
Phần lớn những người bị cưỡng chế đều gạt nước mắt lên xe đến chỗ ở mới, chỉ riêng con mụ Binh này cậy là bà mẹ Việt Nam anh hùng có 3 con hy sinh ngoài chiến trường nên nhất quyết không chịu di dời. Đích thân Bí thư huyện uỷ đã phải xuống tận nơi gặp mụ để làm công tác tư tưởng cho mụ quán triệt chủ trương của Đảng là trải chiếu đón đầu tư nước ngoài trong đó có dự án sân gôn này nhưng mụ vẫn khăng khăng không chịu di dời để giao đất cho nhà thầu và lại còn làm đơn gửi khắp các cấp lãnh đạo khiếu kiện việc Uỷ ban huyện cướp đất của bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Tuy nhiên cho dù mụ có về tận Hà Nội nằm ăn vạ ngay tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng trước Phủ Chủ tịch đi chăng nữa rồi vẫn cứ bị hốt trở về địa phương. Thời hạn giao đất cho nhà đầu tư  đã gấp gáp lắm rồi nên ông Bí thư huyện đành tắc lưỡi ra chỉ thị cưỡng chế di dời bất cứ ai ngay cả bà mẹ Việt Nam anh hùng .
 Và kết quả là cái xác treo lủng lẳng trên xà nhà đang trợn mắt uất ức nhìn ông kia. Ngay lập tức ông lệnh cho đám tay chân thân tín hạ cái xác xuống và xoá sạch mọi dấu vết của việc bà mẹ anh hùng tự tử và lập tức dàn xếp biến nó thành vụ trúng gió mà chết. Tất nhiên mọi tin tức đều bị bưng bít cả với cánh báo chí và cả dư luận trong huyện. Ong Bí thư huyện đã vượt qua được vụ này nhưng hình ảnh đôi mắt chết của bà già như đang nhìn ông cứ ám ảnh mãi.                                                                     
                                   
Lúc này nghe mẹ nhắc lại chuyện mấy năm trước ông dồn ép đuổi nhà đến mức bà mẹ Việt Nam anh hùng phải tự tử , ông Bí thư huyện giật mình lo sợ. Tất  nhiên về mặt Đảng ông chẳng lo gì chuyện đó. Chủ trương chính sách đã rõ ràng, khuyến khích trải thảm cho nước ngoài đổ vốn vào đầu tư trên các lĩnh vực nên phải thu hồi lại đất của dân mà giao cho nó. Giá cả đền bù là do Nhà nước quy định,  đứa nào không chịu thì phải cưỡng chế . Sống và làm việc theo pháp luật xã hội chủ nghĩa mà. Con mẹ đó ngoan cố không chịu nhận tiền đền bù để di dời thì dù có là bà mẹ Việt Nam anh hùng đi chăng nữa cũng phải cưỡng chế chứ sao ? Còn chuyện nó treo cổ tự tử thì về lý ông đâu có trách nhiệm gì. Về tình thì ông cũng chẳng sợ.  Ong chẳng có họ hàng dây mơ rễ má gì với  mụ đó. Trước nay ông cũng chẳng nhờ cậy gì. Bởi vậy lâu nay ông chẳng còn nhớ gì tới bà già xấu số đó.
Tuy nhiên, mãi tới lúc này, lời nói của mẹ ông bỗng dưng cứ như mũi khoan xoáy vào tâm can ông :
“ Thế anh không còn nhớ cái vụ cưỡng chế giải toả nhà bà Binh ở khu đầm Vạc à ? Tội nghiệp gần đến ngày tết ông cho lính đến cào nhà , đuổi người ta ra đường để đến nỗi bà ấy uất ức quá thắt cổ chết trong buồng , ông còn nhớ không ?”
Tất nhiên ông còn nhớ, nhưng chưa bao giờ ông cảm thấy lo sợ như lúc này. Không biết có phải khi con người ta chết đi rồi vẫn còn một cái gì đó thần bí lắm mà ông linh cảm không phải là không có.
Cho dù ông có là Bí thư huyện uỷ, là người cộng sản đã tốt nghiệp trường Đảng cao cấp Nguyễn Ai Quốc, là người tôn thờ chủ nghĩa Mác – Lênin, suốt đời coi biện chứng pháp duy vật làm kim chỉ nam, tuyệt đối không tin vào thần Phật, ma quỷ; nhưng lúc này, ông lờ mờ cảm thấy có một liên hệ nào đó giữa việc ông không thể sinh con đẻ cái với việc bà Binh, mẹ anh hùng thắt cổ chết vì quyết định cưỡng chế nhà do ông chỉ đạo.
 Rất có thể mụ ta chết đi, nhưng hồn vía vẫn còn vất vưởng đâu đó , và chỉ chờ dịp  là ra tay trả thù . Rất có thể bao năm qua, tưởng mụ ta đã biến thành cát bụi, ngờ đâu đúng vào dịp ông cần đẻ con với cô Doan thì hồn vía mụ ta mới ngấm ngầm ra đòn.
Càng nghĩ ông càng hoảng sợ, ông lắp bắp hỏi mẹ :
“ Liệu…liệu có phải oan hồn bà Binh hại con không hả mẹ ?”
Bà mẹ trợn mắt lên, gật đầu :
“ Chứ còn gì nữa ? Anh xử ép người ta phải thắt cổ chết thì oan hồn nhất định tìm cách trả thù chứ còn gì nữa ?”
Ong sợ tái mặt :
“ Mẹ nói thật không ?”
Bà mẹ nghiêm giọng :
“ Già nửa đời người như anh còn không biết câu “oan oan tương báo” ,”ác giả ác báo” , “gieo gió gặt bão” của các cụ ngày xưa hả. Lấy oán thù báo đáp oán thù là nhân nào quả ấy anh không biết à ? Anh thất đức lắm rồi thì ăn quả báo “vô sinh” cũng là chuyện bình thường chứ sao ?”
Ong Bí thư huyện tái mặt, ông quát lên để  nén nỗi sợ :
“ Mẹ chỉ được cái duy tâm nhảm nhí . Ai cũng “ác giả ác báo” thì khối thằng tội lỗi bằng mười mình kìa vậy mà nó vẫn sống khơi khơi, con đàn cháu đống nắm giữ cả núi của cải của xã hội kìa. Như lão Bí thư tỉnh uỷ hồi bao cấp của tình mình đấy. Thời cải cách ruộng đất nguyên một tay hắn giết không biết bao nhiêu đồng chí đồng bào thời bí mật đã từng cưu mang hắn. Rồi đến thời hợp tác hoá nông nghiệp , cải tạo tư bản tư doanh hắn cũng làm bao nhiêu gia đình tan nát. Tội lỗi tầy trời vậy mà hắn vẫn hạ cánh an toàn, sống khoẻ phây phây, ngoài 90 rồi mà lễ lạt nào cũng thấy hắn xuất hiện trên tivi. Rồi con cháu hắn giờ đứa nào đứa nấy đều  là Tỏng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị các Công ty béo bở…Đó…mẹ thấy chưa ? Nếu gọi là ác giả ác báo, gieo gió gặt bão thì thần Phật đã vật chết hắn từ lâu rồi còn đâu đến bây giờ hắn vẫn hưởng lộc dài dài đó…”
Bà mẹ trề môi :
“ Chưa đến lúc đó thôi. Đời hắn chưa trả nợ thì đời con hắn, đời con hắn chưa đền tội thì đến đời cháu hắn…rồi anh coi…ác giả ác báo, lưới trời lồng lộng, rồi chẳng ai thoát được đâu ? Thế anh không thấy ngày nay vợ con các ông lớn đi lễ đền, chùa nườm nượp đấy à. ”
Ong Bí thư huyện nghĩ ngay tới lễ hội “khai ấn” đền Trần vào dịp rằm tháng giêng hàng năm ở Nam Định. Oi trời ôi…thật không ngờ các quan cộng sản ngày nay lại lũ lượt kéo nhau đến để xin “ấn vua” đến mức Uỷ ban tỉnh phải làm riêng loại “ấn” cho từng loại cán bộ . Loại gấm dành cho cán bộ cấp cao, loại nhiễu dành cho cán bộ cấp xoàng xoàng , còn “thường dân” thì giấy điệp vàng. Để xin được ấn vua ban lúc nửa đêm, hàng vạn cán bộ các cấp cùng dân thường phải chen lấn, chầu chực. Thật chưa có cái thời nào mà cán bộ lại ham lễ bái như cái thời này. Ong nào cũng xin lộc thánh  thăng quan tiến chức hoặc thoát khỏi thanh tra, khiếu tố, tù tội.
Bà mẹ lại lên tiếng :
“Tôi nói thật đấy.Đất có thổ công, sông có Hà Bá…anh không tin là thiệt vào thân đấy. Ngày xưa anh đã ép buộc người ta đến mức thắt cổ tự tử, nhất người đó lại là mẹ liệt sĩ có 5 con hy sinh trong B, lại là mẹ Việt Nam anh hùng. Bà ta có tha cho anh đi chăng nữa nhưng rồi liệu 5 vong hồn liệt sĩ có tha cho anh tội ép mẹ người ta phải chết không ?”
Ong Bí thư huyện uỷ điếng người :
“ Khiếp…sao mẹ suy diễn xa xôi thế…5 ông liệt sĩ chết trong chiến trường B từ tám đời nào rồi làm sao mà trả thù con được ?”
Bà mẹ trợn mắt :
“ Sao anh ăn nói dại thế ? Đã gọi là anh linh thì có bao giờ mất đi, xa xôi mấy cũng vẫn là gần, bởi vậy người ta mới phải thiết lập bàn thờ, hàng năm cúng giỗ người  đã khuất chớ ? Thế nào gia đình bà cụ Binh chẳng có 5 bài vị thờ 5 ông con trai liệt sĩ. Rồi tiếp đó lại có cả bài vị thờ bà mẹ anh hùng nữa. Thế nào gia đình người ta chẳng khói hương cũng giỗ. 5 người con biết mẹ chết oan uổng, thắt cổ vì ông thì liệu rồi họ có tha thứ cho ông không ?”
Ong Bí thư huyện chợt rú lên :
“ Ói trời ôi…ối trời ôi…sao từ trước tới giờ mẹ không nói cho con biết để con đi đền đi chùa làm lễ cầu siêu xin người ta tha tội cho mình…ối trời ôi sao mẹ thờ ơ đến thế ?”
Bà mẹ nhìn ông con Bí thư huyện uỷ với ánh mắt không giấu nổi vẻ kinh ngạc. Rõ đúng như người ta nói : ngày thường nén hương chẳng mất, lúc gấp ôm Phật mà kêu. Khi không xảy ra chuyện gì thì mồm ông Bí thư huyện uỷ cứ leo lẻo báng bổ thánh thần. Lúc này phát hiện ra vô sinh mới cuống cuồng xin tạ lễ các oan hồn. Quả nhiên ông Bí thư huyện uỷ rối rít :
“ Mẹ biết có ông thày nào đón ngay về làm lễ cầu siêu giải hạn cho con đi. Phí tổn bao nhiêu con chịu hết…”
Lúc này bà mẹ mới nghiêm mặt :
“ cái chính là anh có thành tâm xin tạ lỗi với oan hồn không đã ?”
                                      (còn nữa)

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

SỐNG NHƯ LÀ CHẾT - Kỳ 28                                                                                              



 
               


Quá nửa đêm, gã bế bé gái đã ngủ say đặt lên giường. Gã ngồi dưới đất uống rượu với cô gái . Nói chuyện gì nhỉ ? Chẳng có gì để nói. Hai ngưởi hai thế giới khác nhau. Số phận đã ghép họ lại chốc lát . Cô vợ lính ông Thiệu và  anh bộ đội cụ Hồ.
" Em thấy anh không giống những người cách mạng . Không giống  lính Việt cộng …"
"Vậy lính Việt cộng ra sao ?"
" Em không biết, họ ẩn nấp trong rừng, thỉnh thoáng bắn đạn cối vào xóm chết cả đàn bà con nít."
Gã lắc đầu :
" Anh không phải những người đó. Anh làm đường, làm cầu, chẳng bắn ai cả…"
Cô gái ôm lấy gã :
" Bởi vậy em mới…thích anh..:
Bỗng dưng gã tự hỏi liệu có thể thay thế anh lính cộng hòa đã chết làm chồng cô gái này và làm cha đứa bé  kia được chăng ?
" Ngày trước khi chồng chưa chết em  sống sao ?"
" Lương ảnh với phụ cấp cho vợ con lính dư sống, em khỏi phải chạy chợ kiếm tiền…"
Gã nghĩ đến lương gã hồi chưa đi bộ đội làm kỹ sư cầu đường ở Hànội tháng chỉ 90 đồng đủ nhét miệng mình gã. Vậy vẫn còn khá hơn mấy anh bộ đội về giải phóng thủ đô năm hồi 1954. Thời đó các tiểu thư Hànội "theo phong trào" lấy chồng bộ đội, hạng nhất là anh "bốn túi, chân chì" tức sĩ quan đi giày da chứ không lội dép cao su như lính thường. Cưới xong  các cô ngã bổ ngửa, mấy anh trên răng dưới…giày chẳng có của nả gì, một cắc dính  túi cũng không , lương lại  tính theo sinh hoạt phí cho mỗi mình anh, các khoản phụ cấp vợ con chưa có, nhưng "ván đã đóng thuyền" mấy em đành  è lưng "gánh vác giang sơn nhà chồng" chứ còn biết làm sao !
Gã bây giờ khác gì anh bộ đội Điện Biên hồi đó. Lương tháng mai mốt ra quân may ra tăng lên 100 đồng sao nuôi được vợ con ? Hay lại đành phải để cô ra "đứng đường".
Hóa ra anh bộ đội cụ Hồ dù anh hùng thời đại rực rỡ tên vàng, dù cao thượng, lãng mạn, yêu đương nồng cháy cách mấy cũng không thể "cứu rỗi" được hai mẹ con cô điếm Sàigòn này. Cái sự thật nghiệt ngã đó làm gã nhói đau. Gã thuộc phe thắng trận, chấn động địa cầu, lẫy lừng thắng Mỹ giải phóng miền Nam, đỉnh cao nhân loại đánh thắng cả hai đế quốc to là Pháp và Mỹ khiến cả thế giới phải cúi đầu khâm phục như cha chính trị viên tiểu đoàn vẫn bốc phét.Vậy mà hỡi ôi, khi tiếng súng đã ngưng nổ, sự nghiếp chống Mỹ cứu nước đã hoàn thành, gã - một chiến binh trong đoàn quân thắng trận - đéo nuôi nổi một con điểm vói con gái nhỏ của nó. Vậy thì trong đại chiến thắng mùa Xuân này, thằng nào ăn ngập đầu ngập cổ, thằng nào chẳng được ăn gì ngoài cái khung xe đạp, khăn voan .ví nháy ? 
Cô gái thấy hắn thẫn thờ, lo sợ :
" Anh nghĩ gì thế ? Phải anh sợ mấy cha cách mạng nhìn thấy anh ở nhà em  không. Đừng sợ, tụi nó đã lót tay hết cả cán bộ khối phố và lối xóm rồi.  Anh yên trí đi…"
Gã nổi cáu :
" Anh sợ gì tụi nó….anh chỉ buồn…"
" Anh buồn sao ?"
Gã thở hắt ra :
" Anh chỉ buồn không giúp gì được hai mẹ con em…"
Cô gái ôm lấy gã rưng rưng nước mắt :
" Cảm ơn anh…anh đến với em với tình cảm vậy là em hạnh phúc lắm rồi.. »
Gã bước ra khỏi cửa ngoái nhìn con bé đang ngủ say trên giường. Cô gái bỗng ôm chầm lấy anh lắp bắp :
«  Anh đi…mạnh khỏe  nha…chắc  mình không còn gặp lại.. »
Gã quả quyết :
«  Gặp lại chứ…thế nào anh cũng quay lại gặp hai mẹ con… »
Lại một cái ghì xiết…lại một cái hôn nóng bỏng…gã bứt khỏi cô gái đi như người mộng du ra khỏi con hẻm ruột gà. Không…dù có thế nào nhất định phải quay lại. Để làm gì không biết nữa. Gã đã yêu cô gái rồi chăng ? Chẳng phải, từ trước nay gã có yêu ai bao giờ . Tình yêu với gã phần lớn bắt đầu từ ghế đá công viên và kết thúc trên giường khách sạn. Có cô gái gặp lại hỏi sao anh lại thế. Gã lắc đầu không biết, không biết vì sao. Có lẽ bởi thế, ngoài ba mươi, gã vẫn như con chó hoang , nói theo người Pháp « sans feu…ni lieu… » - không bếp lửa, không cả mái nhà. Vậy chẳng phải do yêu mà gã nhớ đến cô gái vợ lính Sàigòn. Ở hai mẹ con cô ta có một cái gì đó khiến gã quyến luyến lắm. Hay tình cảm gia đình đã bắt đầu nhen nhóm trong gã. Không biết…không biết nữa…
Vậy nhưng dự định của gã mãi nửa năm sau mới thực hiện được. Đơn vị gã được điều đi tứ tung sửa chữa cầu đường vốn sau tháng 5-1975 đã bị bom đạn tàn phá nặng nề. Trở lại Sàigòn gã thay đồ thường dân, lại áo sơ mi bỏ thùng, quần zean và để ra cả buổi sáng mua quà cho hai mẹ con . Ở một cửa hàng bán đồ con nít gã cứ trố mắt nhìn các loại quần áo, các loại đồ chơi trẻ con. Cô bán hàng nhìn gã không thiện cảm lắm, chắc cô nhận ra cái vẻ Bắc kỳ 75 :
«  Chú mua gì ? »
«  Tôi mua quà cho con nít… »
«  Nhiều loại lắm…quần áo đồ chơi. Mà chú mua mang về Bắc phải không ? »
Gã lắc đầu :
«  Không…tôi mua cho bạn ở trong này.. »
Tự dưng cô bán hàng đổi hẳn thái độ :
«  Vậy cháu bé trai hay gái ? Cháu bao nhiêu tuổi ? »
Gã thật thà :
«  Tôi không rõ nhưng khoảng ba bốn tuổi…là cháu gái »
«  Vậy mua búp bê nhắm mắt mở mắt đi…chắc cháu thích lắm… »
Hay quá, vậy mà không nghĩ ra. Gã ôm con búp bê ra cửa ngập ngừng :
«  Tôi còn muốn mua quà cho mẹ cháu …không biết nên mua gì ? »
«  Má cháu nhiêu tuổi ? »
Gã nhìn cô bán hàng, thật thà :
«  Cũng vừa tầm bằng cô , ngoài hai mươi tuổi … »
Cô bán hàng đỏ mặt :
«  Ngoài hai mươi đã có con ba bốn tuổi ? »
«  Tôi không biết…chắc  lấy chồng sớm… »
«  Thời buổi cách mạng chắc chẳng cô nào thiết trang điểm nên không mua son phấn làm gì. Tốt nhất mua nhu yếu phẩm.. »
Gã trố mắt :
«  Nhu yếu phẩm ? Gạo, mắm, chất đốt à ? »
Cô bán hàng bật cười : 
«  Còn tùy theo…túi tiền của anh …Nhiều tiền thì mua hẳn một thùng sữa ông Thọ…mà ít thì mua vài hộp. Cô ấy có con nhỏ nên cần sữa lắm. Nếu không mua sữa thì mua lấy ký lạp xưởng … »
Gã kêu lên :
«  Sao lại mua lạp xưởng ? »
«  Ôi trời …trước chẳng ai thèm ăn…cách mạng về thịt cá bán tem phiếu nên lạp xưởng thành của quý đó..Anh cứ mua lấy một ký là cổ cảm động rơi nước mắt… »
Lạ thật…quà trai gái tặng nhau giờ không phải hoa hồng, dầu thơm, son môi mà lại là..lạp xường, thịt hộp. Cứ cái đà vật chất trở thành tương tác giữa hai con người này,  chủ nghĩa lãng mạn chẳng bao lâu nữa sẽ tuyệt diệt.
Nghĩ vậy nhưng gã vẫn vào chợ đi dọc hàng đồ khô tìm mua quà cho cô gái. Cả một dẫy sạp treo lủng lẳng các loại cá khô, thịt xông khói và bầy biện đủ cácc thứ tôm khô lớn nhỏ.Có thứ đồ khô nào bớt  tính « vật chất » mang đôi chút « tinh thần » không nhỉ ? Gã quay đi quay lại mấy lần làm các bà bán hàng bắt đầu nhìn gã với ánh mắt nghi ngờ.Sau cùng gã cũng tìm ra được sạp đồ khô có bán lạp xưởng.
" Lạp xưởng Mai Quế Lộ ngon nhứt hạng đây…mua đi…mua đi …" Cái giá người bán hàng đưa ra làm gã đắng cả họng. Gã lắp bắp :
"Có loại nào…rẻ hơn không ?"
Sau cùng cũng tìm được loại vừa với túi tiền gã. Gã ôm con búp bê và gói lạp xưởng vừa đi vừa ngó xe lam chạy tuyến Lăng Cha Cả trên đường phố Sàigòn .
                 (còn tiếp)

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Đọc Ma trận TQ/ "Thiếu nữ chơi mạt chược”                                       

                                   


"Thiếu nữ chơi mạt chược” là bức tranh của một họa sĩ Trung Quốc ở Canada gửi tặng Chính phủ Trung Quốc nhân sự kiện Trung Quốc khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh 2008 lúc 8 giờ, 8 phút, 8 giây ngày 8 tháng 8 năm 2008. Hôm đó, Trung Quốc đã “đốt” 2 tỷ USD trong vòng 45 phút để tạo ra những màn trình diễn chứng tỏ cho thế giới biết Trung Quốc đang trỗi dậy và những gì người Trung Quốc muốn thì người Trung Quốc sẽ quyết đạt được bằng mọi giá! Bức tranh gây nhiều tranh cãi và phân tích khác nhau.
Bức tranh vẽ cảnh 5 cô gái, trong đó có 4 cô đang ngồi chơi mạt chược – trò chơi mà người TQ rất thích chơi và chơi rất giỏi. Luật chơi là người nào thua phải lần lượt lột đồ. Canh bạc diễn ra trong một căn phòng có cửa sổ nhìn ra bên ngoài là bầu trời biển Đông [một số báo cũ nói đó là vùng biển Đài Loan + Trung Quốc] mây đen vần vũ, báo hiệu một cơn bão đang kéo đến.
Trên tường treo ảnh một người đàn ông vừa lạ lại vừa quen, (“Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc của Tưởng Giới Thạch, nét mặt tiêu biểu của Mao Trạch Đông” – cái này còn một số nguồn báo phân tích là của các tướng TQ nữa)
Bây giờ hãy xem 4 cô gái chơi chính. Người đối diện với tất cả, cao ráo, trắng trẻo, chính là Mỹ. Mỹ luôn trực diện, luôn rõ ràng và minh bạch đường lối đối ngoại của mình. Mỹ còn áo đầy đủ (phía trên) nhưng phía dưới chẳng còn gì, có thể thể hiểu bên ngoài Mỹ luôn tỏ ra giàu có, hùng mạnh nhưng thực ra đằng sau đã trống rỗng, đặc biệt hiện nay nước Mỹ lại đang gánh chịu sự suy kiệt của Đại khủng hoảng. Mỹ ngồi chơi bài trong tư thế mệt mỏi, tay xoa cổ, người ưỡn ra phía trước, rất oải! Nếu càng chơi ván bài này thì Mỹ càng bất lợi. Vấn đề của Mỹ là có nên chơi tiếp hay không chứ không phải là chơi để thắng. Và một điều lạ là, Mỹ đánh bài nhưng không tập trung nhìn bài mà lại nhìn vào “con bé” Đài Loan, lát nữa quay lại chuyện này sau.
Bây giờ đến tay chơi đang đối đầu trực diện với Mỹ, chính là TQ nhưng TQ quay lựng và không lộ mặt. Trong tất cả 4 người chơi chỉ có một mình TQ là thực sự đang nhìn vào ván bài, chứng tỏ TQ rất quan tâm đến cục diện và kết quả của cuộc kỳ này. TQ vóc dáng trẻ trung, tóc cột cao gọn gàng, ngồi đánh bài trong tư thế chồm tới trước chứng tỏ TQ đang muốn thắng và thắng nhanh. TQ trên không còn áo nhưng bên dưới vẫn còn quần, cho thấy TQ luôn tỏ ra mình là một quốc gia đang phát triển nhưng thực sự tiềm lực kinh tế – quân sự là vô cùng to lớn, mặt bàn cao ngang bụng nên chẳng ai biết TQ đang có những gì ở đằng sau. Để ý sẽ thấy TQ xăm rồng xăm phượng trên lưng để cố chứng tỏ mình là một quốc gia Châu Á nhưng sự thực là TQ đang mặc váy ren của phương Tây.
Cô gái tóc vàng, da trắng nằm bên tay phải TQ chính là Nga. Nga vừa nằm vừa chơi trong tư thế rất là thoải mái, ý rằng “chúng mày cứ sát phạt nhau đến sáng cũng được, bố không gấp!”. Một chân Nga gác lên đùi Mỹ nhưng một tay Nga đang lén trao cho TQ những quân cờ. Thật khâm phục tác giả bức tranh khi cách đây 7 năm ông đã lột tả được điều này. Rõ ràng trước đây Nga tỏ ra thân thiết với Mỹ qua những cuộc điện đàm song phương giữa hai tổng thống nhưng đằng sau Nga âm thầm đi đêm với TQ. Nga biết người TQ cần gì và đang trao cái đó cho họ. “Cái đó” là cái gì thì chẳng ai biết cả nhưng xin đừng suy diễn trong bối cảnh này dễ lên huyết áp lắm! Người TQ có một câu nói rất hay để chỉ ý đồ của Nga lúc này, đó là “tọa sơn quan hổ đấu”, ngồi trên núi xem hai con cọp cắn nhau, con nào thắng thì Nga cũng có lợi cả. Vì vậy mà đối với Nga, ván bài này đánh kiểu gì Nga cũng thắng.
Tay chơi còn lại đương nhiên là Nhật Bản. Nhật Bản là tay chơi ngốc nhất và đang cháy túi, mình trần như nhộng, nude 100% nên chẳng còn gì để chơi cả. Tuy vậy miệng vẫn cười tươi cho thấy người Nhật quá tự mãn với những hào quang trong quá khứ. Họ được đặt vào canh bạc này đơn giản vì nói tới Châu Á thì phải có Nhật Bản. Sự thật là những gì người Nhật đang rất tự hào có nguy cơ bị Hàn Quốc vượt mặt. Một tay Nhật Bản bắt ấn tam muội, một tay bắt ấn (Tý) thì phải, không rõ là có ý gì bởi vì bức tranh này cho đến giờ vẫn còn nhiều ẩn ý. [???]
Đài Loan được xem là bé nhỏ để có thể tham gia vào canh bạc này. Đài Loan mặc một cái áo yếm thêu truyền thống của Trung Hoa cho thấy mình vẫn còn giữ gìn được bản sắc Á Đông. Một tay cầm giỏ trái cây, một tay cầm con dao nhỏ. Đài Loan muốn nói rằng họ không muốn can dự vào vấn đề biển Đông, họ chỉ quan tâm đến lợi ích đặc quyền và con dao này là tiềm lực quân sự để bảo vệ cho quyền lợi ấy. Nhưng có vẻ như Đài Loan đang nhìn thấu được cục diện ván cờ và Mỹ buộc phải nhìn Đài Loan để quyết định có nên chơi tiếp? Rồi ai sẽ thắng, sẽ thua? Ván bài này là ván cuối hay chỉ mới bắt đầu?

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 206                                                       

                       


 
 
Cô Doan lắc đầu :
“ Hợp đồng do  ông thảo ra, tôi chỉ ký thôi , sao tôi lại gài bẫy ông được ? ”
Ong Bí thư huyện uỷ thở hắt ra. Kể ra con bé này nói cũng đúng. Hợp đồng chi tiết tới từng khoản đều do ông và mẹ ông nghĩ ra, sao đổ lỗi cho nó  được  ?  Ong cay đắng nhận ra rằng cho dù bản lĩnh chính trị của ông đã được trui rèn qua bao năm công tác Đảng, soạn thảo ra bao văn kiện chính trị chính xác tới  từng câu, từng chữ , vậy  mà trong cái văn bản hợp đồng đẻ thuê này, ông vẫn chưa lường hết được các khả năng, mọi ngóc ngách của vấn đề dẫn ông tới chỗ thua cay đắng một con bé không đáng được gọi là quần chúng của Đảng.
Vậy chẳng hoá ra đầu óc của ông chỉ thích hợp với những chuyện “chính trị chay” tức là năm  câu ba điều, cứ mở miệng ra là Đảng, đồng chí, tập trung, quán triệt, tuân thủ nguyên tắc vân vân những thứ chẳng ăn nhập gì với đời sống, vậy mà vẫn cứ phải lảm nhảm, lải nhải chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
Tuy bụng nghĩ thế nhưng ông vẫn cứ vớt vát một câu chày cối :
“ Hợp đồng ghi rõ cô đẻ cho tôi một đứa con thì tức là cô phải lấy giống của tôi chứ ?”
Cô Doan nhìn thẳng vào ông Bí thư huyện uy, giọng tỉnh bơ  :
“ Nhưng ông có giống đâu  mà lấy ?
Ong Bí thư huyện  uỷ trợn tròn mắt :
“ Cô nói vậy là sao ? Sao tôi là đàn ông mà lại không có giống ?”
Cô Doan huỵch toẹt :
“ Thì đó…tôi để ông gần gũi cả hai tháng trời mà có thấy giống má nào đâu, tôi cứ trơ ra chẳng thấy bầu bì gì hết …”
Ong Bí thư huyện  toát mồ hôi  :
“ Cô nói thật không ? Chẳng lẽ tôi ..tôi …không có khả năng sinh sản à ?”
Cô Doan cười nhạt :
“ Thì có hay không nó rành rành ra đấy chứ đâu ? Tôi cứ chờ ông, chờ ông cả hai tháng rồi mà chẳng thấy nhúc nhích gì, trong khi đó theo hợp đồng ký với ông nhất thiết tôi phải đẻ ra cho ông một đứa con. Vậy thì tôi phải lấy giống người khác để thực hiện hợp đồng đẻ con cho ông chớ. Còn con nào chẳng là con, nó giống của ai cũng đâu có làm sao, miễn  nó là của ông là được rồi. Có ai tra xét nó thuộc máu mủ của ai đâu mà lo ?”
Ong Bí thư huyện uỷ chưa hết bàng hoàng vì cái kết luận ông không có khả năng gieo giống cô Doan đưa ra. Không có lẽ trời quả báo bắt ông phải trả giá sau bao nhiêu tội lỗi ông đã gây ra để leo được lên cái chức Bí thư huyện uỷ này. Không, không làm gì có chuyện quả báo, làm gì có chuyện trời phật trừng phạt, nếu như ông bị vô sinh theo cách nói của bác sĩ phụ sản thì chẳng qua rất có thể ông dính chất độc da cam trong thời gian ông đi bộ đội trong chiến trường B trong vùng A Sầu, A Lưới đó thôi. Nhưng nếu một khi biết chuyện đó, con bé này nó phải nói cho ông biết để cùng bàn bạc tìm ra cách giải quyết chớ sao nó dám tự tiện tìm giống khác ?
Ong Bí thư huyện uỷ bực mình, quát lên :
“ Hoá ra là vậy đấy ? Cô cho rằng cô chỉ cần đẻ ra một đứa con rồi giao cho tôi thôi, bất kể nó là con ai …”
Cô Doan gật đầu tỉnh bơ :
“ Đúng như vậy đó…đúng theo tinh thần hợp đồng là vậy đó …”
Ong Bí thư huyện uỷ tiếc rẻ :
“ Giá cô nói ngay từ đầu để tôi chấp nhận chuyện đó khỏi cho thằng bé đi thử máu thì đâu đến nỗi xảy ra cơ sự như hiện giờ ?”
Cô Doan cau mày :
“ Ong có hỏi tôi đâu . Mà ai ngờ ông lại lôi thằng bé đi thử máu sinh rắc rối ra , sao ông dại dột thế ?”
Ong Bí thư huyện uỷ thở dài :
“ Cũng tại do con vợ tôi nó ép …chứ tôi thế nào chẳng được…”
Ong thừa biết nói vậy là không đúng sự thật, chính ông nghi ngờ thằng bé nên mới nảy ra chuyện thử máu chứ chẳng phải do bà vợ áp lực. Bây giờ biết giải quyết ra sao đây ? Trong buồng có tiếng trẻ con khóc, cô Doan vội chạy vào dỗ con. Nom cô ta có vẻ hả hê sung sướng vì rút cuộc cô lại lấy lại được  đứa con chính do cô dứt ruột đẻ ra. Chỉ có ông là thiệt. Bỏ ra cả một đống tiền, rồi lại sắm sửa trang bị nào quạt trần, nào máy lạnh, nào tivi…cho cô ta đẻ con cho thằng khác có tức không chứ ?
Không, ông không chịu mất cả chì lẫn chài như vậy được, nhất định ông phải đòi lại được những chi phí ông đã bỏ ra . Ông chờ cho cô Doan dỗ con ngủ rồi quay ra, ông mới mở lời :
“ Giờ cô định sao dây ? Đứa con thì nhất định trả lại cho cô rồi…”
Cô Doan nhìn ông dửng dưng :
“ Nếu ông không nhận , ông trả lại tôi thì tôi nuôi nó chứ biết sao giờ ?”
Ong Bí  thư huyện uỷ ngập ngừng :
“ Thế còn số tiền tôi đưa cho cô, còn những đồ đạc tôi mang tới đây ?”
Co Doan nhìn ông cười khảy :
“ Ong định đòi lại à ?”
“ Tất nhiên rồi…nếu cô không sinh con cho tôi cô phải trả lại tôi…”
“ Thì tôi sinh cho ông rồi đó…”
Ong Bí thư huyện nổi cáu :
“ Đó không phải con tôi…cô vi phạm hợp đồng tôi sẽ chở hết đồ đi và cô phải trả lại tiền cho tôi…”
Cô Doan cười nhạt :
“ Vậy ông cũng phải trả lại cho tôi chứ ?”
Ong Bí thư huyện ngớ người :
“ Trả lại cái gì ? Tôi có nhận của cô cái gì đâu mà phải trả lại ?”
Cô gái nói như hắt vào mặt ông Bí thư huyện :
“ Ong nói vậy mà nghe được à ? Thế suốt hai tháng trời ông ngủ với tôi ông coi đó là của chùa , của trời của Phật ban cho ông à ?”
Ong Bí thư huyện uỷ ngẩn người. Con bé này thật trâng tráo. Nó đòi vậy thì khác nào nó tự nhận là gái mãi dâm ? Nhưng mà ..thực ra nó nói cũng phải, suốt hai tháng trời ông lẻn tới căn nhà này không biết bao nhiêu lần  thả sức làm cái việc “truyền giống” sang cô ta để thực hiện hợp đồng. Gọi là “truyền giống” mà thực ra ông cũng được hưởng  thụ chớ. Bởi  vậy nói gì thì nói ông cũng phải thanh toán cho cô khoản nào đó chớ ?
Ong Bí thư huyện  lắp bắp :
“ Cô nói vậy tức là cô muốn tôi trả tiền những đêm …tôi ngủ lại đây với cô à ?”
Cô Doan cười nhạt ::
“ Chuyện có vậy mà ông cũng phải hỏi ? Không lẽ tôi cho không biếu không à ?”
Ong Bí thư huyện bực mình :
“ Vậy cô đòi bao nhiêu cô cứ nói thẳng ra !”
“ Đòi bao nhiêu à ? Năm trăm triệu ông chịu trả không ?”
Ong Bí thư huyện uỷ kêu lên thảng thốt :
“ Năm trăm triệu ? Bộ cô tống tiền tôi hả ?”
“ Tôi tống tiền ông làm gì, cái  giá đó là tôi thử ông thôi. …
Ong Bí thư huyện uỷ vội vàng :
“ Vậy rốt cuộc cô đòi bao nhiêu ?”
Cô Doan lắc đầu :
“ Ong thừa biết rồi…tôi không phải là gái mãi dâm…tôi cho ông gần gũi ngần ấy tháng trời chẳng qua cũng là để thực hiện hợp đồng sinh con cho ông thôi. Nay tôi đã sinh cho ông một đứa rồi. Ong không nhận mang trả lại tôi. Chuyện đó là do ông thôi. Với tôi cho dù ông trả lại con cho tôi nhưng tôi vẫn coi như hợp đồng đã thanh lý ông không phải trả gì cho tôi nữa và tôi cũng chẳng phải trả lại ông bất cứ thứ gì ?”
Ông Bí thư huyện uỷ tím mặt. Vậy chẳng hoá ra ông trắng tay trong vụ này sao ?  Đã đành ông đã được hưởng lạc thú chăn gối với cô Doan trong hai tháng liền, nhưng tính chi li thì cũng chỉ được dăm bảy đêm mà phải trả một món tiền đó là quá đắt, quá đắt. Ong cố vớt vát :
“ Cô biết rồi, trong vụ này tôi quá tốn kém vì cô. Chưa tính đồ đạc tôi mua sắm, sửa sang nhà cửa, tiền chi phí ăn uống cho hai mẹ con cô hàng tháng, chỉ riêng tiền mặt đưa cô đã lên tới 200 triệu…Bù lại tôi…tôi cũng chỉ được ngủ với cô không quá 10 đêm…Không lẽ tính ra mỗi đêm tôi phải trả cả hơn chục triệu…”
Cô Doan mặt đỏ bừng, thoắt chuyển sáng tái nhợt, nhìn chằm chằm vào mặt ông, dàn từng tiếng :
“ Tôi nói thật …chỉ có cái thời đại đểu cáng này mới sinh ra con người quái thai như ông ….”
Ong Bí thư huyện uỷ nổi cáu :
“ Ai cho phép cô mạt sát tôi. Thời đại này là thời đại vinh quang nhất, thời đại dân tộc Việt Nam đi theo con đường bác Hồ đã chọn, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, sao cô dám bảo thời đại này là thời đại đểu cáng…”
Cô Doan cứng cỏi :
“ Tôi nói thật đó…thời đại sinh ra người đứng đầu một huyện đểu cáng như ông không gọi là thời đồ đểu thì còn gọi là gì ?”
Ong Bí thư huyện uỷ tái mặt, giận dữ đến không nói thành lời, chỉ lắp bắp :
“ Cô dám…cô dám…nói…nói thế à …Tôi bắt…tôi cho công an bắt…”
Cô Doan cười nhạt :
“ Tôi thách ông đưa công an tới bắt tôi đấy. Tôi sẽ la làng lên vạch trần bộ mặt đểu cáng của ông. Ong tưởng tôi mạt sát ông oan uổng hả ? Tôi hỏi ông, khi ký hợp đồng , tôi với ông chỉ nói tới điều khoản chính là đẻ con cho ông thôi, có điều khoản nào nói tôi bán dâm cho ông không ?”
Ong Bí thư huyện uỷ ngớ người :
“ Không…không quy định bán dâm…nhưng thực chất…thực chất…”
Ong biết ông trái lè nên cứ lắp bắp không nói thêm được câu nào. Cô Doan lại  cười nhạt :
“ Không có điều khoản  nào quy định tôi bán dâm chứ gì ? Ong bảo thực chất, thực chất gì ? Thực chất đây là vụ mua bán dâm hay sao ?”
Ong Bí thư huyện uỷ không biết nói sao , đành cứ giương mắt nhìn . Cô gái nói tiếp :
“ Nếu ông coi đây là vụ mua bán dâm thì ông phải bổ sung vào hợp đồng một điều khoản phụ về chuyện đó cho rõ ràng…”
Ong Bí thư huyện uỷ giật thót người. Ra con bé này ghê gớm thật. Mình mà bổ sung cái khoản mua dâm của nó chắc chắn nó mang bản hợp đồng ấy tố cáo với ban thường vụ thành uỷ thì …toi đời ông. Không, không đời nào…chớ có dại nghe nó. Ong lắc đầu quày quạy :
“ Không không…tôi ngu gì mà bổ sung cái điều khoản mua dâm ấy để cô mang đi tố cáo tôi với các cơ quan chức năng ?”
Cô Doan dằn giọng :
“ Nếu ông không chịu viết điều khoản bổ sung thì ông đừng hòng đòi tôi lấy lại đến một đồng. Cả số đồ đạc ông mua sắm nữa, đừng có hòng đòi lại…”
Ong Bí thư huyện uỷ nổi cáu :
“ Vậy…vậy cô lừa tôi ?”
Cô gái cười nhạt :
“ Tôi chẳng lừa đảo gì ông hết. Ong thuê tôi đẻ con cho ông, tôi đã thực hiện  rồi, ông không chịu nhận mang trả lại nó cho tôi thì tôi nhận lại, coi như hợp đồng đã thực hiện xong, ông căn cứ vào đâu mà đòi lại tiền ?”
Ong Bí thư huyện  lặp lại cái điều vẫn đau đáu trong ông :
“ Nhưng…nhưng nó không phải  con tôi…”
Cô gái phảy tay :
“ Sao ông cứ nhắc đi nhắc lại mãi cái chuyện không có trong hợp đồng thế ? Tôi nói mãi mà ông vẫn không hiểu sao ?”
Tất nhiên là ông Bí thư huyện uỷ rất hiểu. Nhưng cái quả này đắng quá, trong cái đầu ông lúc này chẳng có gì ngoài mỗi ý nghĩ cứ như cái móc câu móc vào đầu ông : ông tốn kém tính ra cả hai ba trăm triệu mà chỉ được hưởng có mỗi chưa tới mười đêm thì quá đắt, qua đắt, ông làm sao chấp nhận được. Ong cố vớt vát :
“ Thôi được rồi…nếu cô không chịu trả lại tiền cho tôi cũng được…nhưng..cô phải thực hiện lại điều khoản chính trong hợp đồng cho tôi …”
Cô Doan cười nhạt :
“ Điều khoản chính là điều khoản gì ? Lại đẻ con cho ông nữa à ?”
Ong Bí thư huyện uỷ tươi mặt :
“ Đúng rồi…mình thực hiện lại từ đầu…coi như chưa có cái vụ kia…Chỉ có điều về chi phí…cô giảm cho tôi một nửa…đồ đạc khỏi mua sắm nữa…”
Cô Doan bật cười :
“ Thật trên đời này tôi chưa thấy ai như ông ? Tính toán, so đo đúng là...bí thư huyện uỷ…”
Ông Bí thư huyện uỷ phát cáu :
“ Cô đừng có mang chức vụ của tôi ra mà giễu cợt nhé. Bí thư hay không bí thư thì có dính dáng gì tới chuyện này. Chỉ có điều khi bàn bạc làm chuyện gì thì cũng phải tính toán lợi hại cho rõ ràng chớ ?”
“ Vậy tóm lại là ông muốn giảm một nửa giá thuê đẻ , đúng không ?”
Ông Bí thư huyện gật đầu :
“ Đúng rồi…tức lần này nếu cô đẻ cho tôi một đứa con tôi sẽ đưa cho cô 100 triệu…đồ đạc có sẵn rồi…tôi khỏi phải mua sắm thêm gì nữa …”
Cô Doan cười cười :
“ Vậy ông đưa tiền trước đây, tôi sẽ đẻ cho ông !”
Ông Bí thư huyện vội vàng :
“ Không không…rút kinh nghiệm lần trước , lần này cô đẻ con ra tôi phải mang đi xét nghiệm ADN rồi nếu đúng con tôi thì tôi mới chi tiền…”
Cô Doan bật cười :
“ Ghê nhỉ ? Ông chắc lép ghê nhỉ ? Vậy sao gọi là sinh con cho ông, ông đi mua con lợn, con bò thì có…”
Ông Bí thư huyện cau mặt :
“ Sao cô nói vậy ? Tôi thực tâm muốn cô đẻ cho tôi một đứa con, sao cô lại nói tôi mua lợn mua bò ?”
Cô Doan cười khảy :
“ Thì cái lối ông chắc lép và giả trá như vậy khác nào ông đi mua bò, mua lợn ?”
Ông Bí thư huyện dịu giọng :
“ Vậy cô muốn sao ? Hay tôi tạm ứng trước cho cô một phần ba, sinh con ra tạm ứng tiếp một phần nữa, rồi khi xác đinh gien ADN chính xác là con tôi , tôi sẽ thanh toán nốt một phần ba còn lại …”
Cô Doan bật cười khanh khách :
“ Ra thế đây ? Hợp đồng thanh toán chi li vậy đó. Nhưng tôi hỏi ông, nếu đẻ ra lại không phải con ông thì ông có đòi lại tiền đã tạm ứng không ?”
Ông Bí thư huyện suy nghĩ. Lần này nếu nó đẻ ra lại là con thàng khác, không phải con mình thì tất nhiên là phải đòi lại tiền rồi, nhưng chắc chắn nếu đòi lại cả thì nó không chịu đâu . Ông nghĩ ngợi rồi hạ giọng :
“ Thôi được rồi…chỗ tôi với cô dầu sao cũng đã quen biết qua một hợp đồng rồi. Nếu lần này nếu thử gien vẫn không phải con tôi thì tôi chỉ đòi lại một phần ba tạm ứng ban đầu thôi . Vậy là cô vừa được con lại vừa được tiền…Chịu không ?”
Cô Doan cười lớn :
“ Tôi nói thật với ông nhé. Ông thuộc loại vô sinh rồi. Không có con được đâu. Với cả ông còn có khả năng sinh sản nữa thì tôi cũng gớm cái mặt ông, có thuê tôi tiền tỉ đi chăng nữa tôi cũng không ăn nằm với ông nữa…”
Ông Bí thư huyện uỷ tái mặt :
“ Cô nói gì ? Cô nói gì ?”
CXô Doan điềm nhiên :
“ Nói gì thì ông nghe rõ cả rồi đó. Xin mời ông ra khỏi nhà tôi. Từ nay , xin ông đừng lai vãng đến đây nữa…”
                             (còn nữa)