YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 207
(tiếp theo)
Ong Bí thư huyện về nhà mặt chảy dài như cái bánh đa nhúng
nước. Nhìn bộ dạng ông con, bà mẹ đang giận cũng phải lên
tiếng hỏi han :
“ Sao tình hình
sao rồi ?”
Ong Bí thư thở
dài não nuột :
“ Hỏng hết .
Tiền không đòi được, đồ đạc nó cũng không cho chở về. Nó dữ như cọp cái ấy…”
Bà mẹ tròn mắt
kinh ngạc :
“ Sạo lạ thế ?
Con bé Doan này mọi khi vẫn hiền lành, ngoan ngoãn sao bây giờ lại đốc chứng ra
thế ?”
Ong Bí thư huyện
nhăn nhó :
“ Thì trước nay
mình mang tiền tới cho nó tất nhiên nó phải hiền lành ngoan ngoãn
. Bây giờ không nuôi nó nữa mà còn đòi tiền nên nó mới xù
lông xù mỏ chớ ?”
Bà mẹ cười
nhạt :
“Anh là Bí thư
huyện uỷ, là quan đầu huyện, tôi tưởng anh nói ra lửa, mửa ra khói, xưa nay anh
chèn ép , nạt nộ biết bao nhiêu người , giờ anh lại chịu lép với một con bé
thân cô thế cô à ?”
Ong Bí thư huyện
uỷ khổ sở :
“ Con sợ gì con
nhãi ranh . Con hô lính đập cái chết tươi. Khổ nỗi nó nắm trong tay hợp đồng
mình thuê nó đẻ con nhưng lại không ghi rõ
máu mủ của mình. Giờ mang ra Toà xử thì về lý là mình thua…”
Bà mẹ tròn mắt :
“ Anh mà cũng sợ
Toà xử thua à ? Thằng Toà nào mà dám to gan vậy ? Mọi ngày tôi vẫn thấy anh chỉ
đạo toà, cho thằng nào thắng thì được thắng, bắt thằng nào
thua phải thua, rồi dự kiến án, tù bao nhiêu năm, tù giam hay tù treo, nhất
nhất anh chỉ đạo cho Toà xử, vậy anh còn sợ gì ?”
Ong Bí thư huyện
thở hắt ra :
“ Mẹ nói hay nhỉ
? Mình chỉ đạo xử thằng khác thì được, giờ chính
mình phải ra Toà thì còn chỉ đạo ai, rồi còn uy tín của Đảng bộ nữa, ai đời Bí
thư huyện lại đi thuê đẻ khác gì mua dâm
? Rồi vòng vo lý lẽ nó kết mình cái tội phạm luật hôn nhân gia đình thì mệt. Mẹ
tưởng con ngồi cái ghế Bí thư huyện uỷ này mà êm đấy hả ?
Khối thằng dòm ngó giành giật, chỉ hở ra chuyện gì là chúng xúm lại cắn mình
ngay…Mẹ còn lại gì, xưa nay quan trường là chiến trường mà, tất cả giống như
đàn chó đói vậy, thò ra miếng mồi nào là xông vào cắn xé nhau…”
Bà mẹ nhìn ông
con, rầu rầu :
“ Vậy thì tôi đã
hiểu vì sao anh bị vô sinh rồi…”
Ong Bí thư huyện
giật mình :
“ Sao mẹ biết
con vô sinh ?”
“ Thì đấy…con
gái người ta hơ hớ ra thế mang dâng cho anh mấy tháng liền mà anh có làm gì
được đâu. Nó sợ không hoàn thành hợp đồng nên nó đành phải lấy giống thằng khác vậy chứ biết làm sao ?”
Ong Bí thư huyện
trố mắt :
“ Làm sao mẹ
biết được chuyện đó. Hai mẹ con cô Doan mách mẹ thế à ?”
Bà mẹ lắc đầu :
“
Không…không…đời nào nó dám nói với tôi…là tôi đoán vậy thôi…Nhưng có đúng anh
bị vô sinh không ?”
Ong Bí thư huyện
uỷ thú nhận :
“ Con cũng nghi
nghi vậy mẹ ạ. Con sợ thời gian con đóng quân ở A Sờ , A
Lưới là vùng Mỹ thả chất độc hoá học nên
bị nhiễm cũng nên…”
Bà mẹ tái mặt :
“ Chết..vậy từ
trước không thấy anh nói chuyện này. Anh phải đi khám , nhỡ chẳng may sinh con quái thai thì thật vô phúc…”
Ong Bí Thư huyện
uỷ lắc đầu :
“ Làm sao mà
khám được hả mẹ. Ở ta cứ phải đổ bệnh ra rồi thì bác sĩ mới xét nghiệm truy tìm
căn nguyên. Mình chưa thấy biểu hiện gì biết khám chỗ nào ?”
Bà mẹ bần thần :
“ Tôi nghi không
phải tại chất độc hoá học đâu. Ơ cái làng này thiếu gì người đi B như anh,
thiếu gì người cũng sống trong vùng Mỹ thả chất độc da cam mà họ trở về vẫn lấy
vợ đẻ con sòn sòn đấy thôi…tôi lo là lo chuyên khác kìa…”
Ong Bí thư huyện
ngạc nhiên :
“ Chuyện khác là
chuyện gì hả mẹ. Hay ngày xưa bố mắc bệnh gì rồi di truyền cho con ?”
Bà mẹ quắc mắt :
“ Anh đừng nghĩ
bậy. Bố anh hiền lành như cục đất ấy, có hại ai bao giờ mà bệnh tật gì. Tôi lo
là lo anh ăn ở thất đức quá, gây thù chuốc oán với bao nhiêu là người, rồi lại
cũng có người uất ức vì anh mà chết. Giờ những oan hồn trở về đòi nợ, ác giả ác báo
thôi…”
Ong Bí thư huyện
sầm mặt :
“Mẹ ăn nói hay
nhỉ ? Mà mẹ biết gì mà nói. Một tay con đã xây dựng nên cái huyện này xã nào
cũng có điện đường trường trạm. Mẹ bảo con ăn ở thất đức ở
chỗ nào ?”
“ Thế anh không
còn nhớ cái vụ cưỡng chế giải toả nhà bà Binh ở khu đầm Vạc à ? Tội nghiệp gần
đến ngày tết ông cho lính đến cào nhà , đuổi người ta ra đường để đến nỗi bà ấy
uất ức quá thắt cổ chết trong buồng , ông còn nhớ không ?”
Ong Bí thư huyện
rùng mình, bên trong ớn lạnh mà bên ngoài lại vã mồ hôi.
Ong không quên buổi sáng hôm đó, được tin cấp báo, ông
xuống ngay hiện trường và hình ảnh xác người đàn bà treo
lủng lẳng trên xà nhà, mặt mũi sưng vù, lưỡi thè ra , mắt trợn ngược như muốn trút hết nỗi
căm uất vào ông. Quả thực ông thấy mình hơi vội vàng trong việc thực hiện chủ
trương của tỉnh cho công ty nước ngoài xây sân gôn trên địa bàn huyện . Lẽ ra ông có thể chờ làm xong khu tái định
cư để có chỗ cho người dân sinh sống sau khi đã giao đất cho
Công ty nhưng trót cầm phong bì nên bất
chấp mọi phản đối của người dân, ông cứ cho cưỡng chế giải toả đưa dân tới khu
tái định cư khi nơi đây mới chỉ là bãi đất hoang được dọn dẹp sơ sài với dẫy
nhà tranh vách nứa như lán dân công ngày xưa.
Phần lớn những
người bị cưỡng chế đều gạt nước mắt lên xe đến chỗ ở mới,
chỉ riêng con mụ Binh này cậy là bà mẹ Việt Nam anh hùng có 3 con hy sinh ngoài
chiến trường nên nhất quyết không chịu di dời. Đích thân Bí thư huyện uỷ đã
phải xuống tận nơi gặp mụ để làm công tác tư tưởng cho mụ quán triệt chủ trương
của Đảng là trải chiếu đón đầu tư nước ngoài trong đó có dự án sân gôn này
nhưng mụ vẫn khăng khăng không chịu di dời để giao đất cho nhà thầu và lại còn
làm đơn gửi khắp các cấp lãnh đạo khiếu kiện việc Uỷ ban huyện cướp đất của bà
mẹ Việt Nam anh hùng.
Tuy nhiên cho dù
mụ có về tận Hà Nội nằm ăn vạ ngay tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng trước Phủ Chủ
tịch đi chăng nữa rồi vẫn cứ bị hốt trở về địa phương. Thời hạn giao đất cho
nhà đầu tư đã gấp gáp lắm rồi nên ông Bí
thư huyện đành tắc lưỡi ra chỉ thị cưỡng chế di dời bất cứ ai ngay cả bà mẹ
Việt Nam
anh hùng .
Và kết quả là cái xác treo lủng lẳng trên xà
nhà đang trợn mắt uất ức nhìn ông kia. Ngay lập tức ông lệnh cho đám tay chân
thân tín hạ cái xác xuống và xoá sạch mọi dấu vết của việc bà mẹ anh hùng tự tử
và lập tức dàn xếp biến nó thành vụ trúng gió mà chết. Tất nhiên mọi tin tức
đều bị bưng bít cả với cánh báo chí và cả dư luận trong huyện. Ong Bí thư huyện
đã vượt qua được vụ này nhưng hình ảnh đôi mắt chết của bà già như đang nhìn
ông cứ ám ảnh mãi.
Lúc này nghe mẹ
nhắc lại chuyện mấy năm trước ông dồn ép đuổi nhà đến mức bà mẹ Việt Nam anh
hùng phải tự tử , ông Bí thư huyện giật mình lo sợ. Tất nhiên về mặt Đảng ông chẳng lo gì chuyện đó.
Chủ trương chính sách đã rõ ràng, khuyến khích trải thảm cho nước ngoài đổ vốn
vào đầu tư trên các lĩnh vực nên phải thu hồi lại đất của dân mà giao cho nó.
Giá cả đền bù là do Nhà nước quy định,
đứa nào không chịu thì phải cưỡng chế . Sống và làm việc theo pháp luật
xã hội chủ nghĩa mà. Con mẹ đó ngoan cố không chịu nhận tiền đền bù để di dời
thì dù có là bà mẹ Việt Nam
anh hùng đi chăng nữa cũng phải cưỡng chế chứ sao ? Còn chuyện nó treo
cổ tự tử
thì về lý ông đâu có trách nhiệm gì. Về tình thì ông cũng chẳng sợ. Ong
chẳng có họ hàng dây mơ rễ má gì với mụ đó. Trước nay ông cũng chẳng
nhờ cậy gì.
Bởi vậy lâu nay ông chẳng còn nhớ gì tới bà già xấu số đó.
Tuy nhiên, mãi
tới lúc này, lời nói của mẹ ông bỗng dưng cứ như mũi khoan xoáy vào tâm can ông
:
“ Thế anh không
còn nhớ cái vụ cưỡng chế giải toả nhà bà Binh ở khu đầm Vạc à ? Tội nghiệp gần
đến ngày tết ông cho lính đến cào nhà , đuổi người ta ra đường để đến nỗi bà ấy
uất ức quá thắt cổ chết trong buồng , ông còn nhớ không ?”
Tất nhiên ông
còn nhớ, nhưng chưa bao giờ ông cảm thấy lo sợ như lúc này. Không biết có phải
khi con người ta chết đi rồi vẫn còn một cái gì đó thần bí lắm mà ông linh cảm
không phải là không có.
Cho dù ông có là
Bí thư huyện uỷ, là người cộng sản đã tốt nghiệp trường Đảng cao cấp Nguyễn Ai
Quốc, là người tôn thờ chủ nghĩa Mác – Lênin, suốt đời coi biện chứng pháp duy
vật làm kim chỉ nam, tuyệt đối không tin vào thần Phật, ma quỷ; nhưng lúc này,
ông lờ mờ cảm thấy có một liên hệ nào đó giữa việc ông không thể sinh con đẻ
cái với việc bà Binh, mẹ anh hùng thắt cổ chết vì quyết định cưỡng chế nhà do
ông chỉ đạo.
Rất có thể mụ ta chết đi, nhưng hồn vía vẫn
còn vất vưởng đâu đó , và chỉ chờ dịp là
ra tay trả thù . Rất có thể bao năm qua, tưởng mụ ta đã biến thành cát bụi, ngờ
đâu đúng vào dịp ông cần đẻ con với cô Doan thì hồn vía mụ ta mới ngấm ngầm ra
đòn.
Càng nghĩ ông
càng hoảng sợ, ông lắp bắp hỏi mẹ :
“ Liệu…liệu có
phải oan hồn bà Binh hại con không hả mẹ ?”
Bà mẹ trợn mắt
lên, gật đầu :
“ Chứ còn gì nữa
? Anh xử ép người ta phải thắt cổ chết thì oan hồn nhất định tìm cách trả thù
chứ còn gì nữa ?”
Ong sợ tái mặt :
“ Mẹ nói thật
không ?”
Bà mẹ nghiêm
giọng :
“ Già nửa đời
người như anh còn không biết câu “oan oan tương báo” ,”ác giả ác báo” , “gieo
gió gặt bão” của các cụ ngày xưa hả. Lấy oán thù báo đáp oán thù là nhân nào
quả ấy anh không biết à ? Anh thất đức lắm rồi thì ăn quả báo “vô sinh” cũng là
chuyện bình thường chứ sao ?”
Ong Bí thư huyện
tái mặt, ông quát lên để nén nỗi sợ :
“ Mẹ chỉ được
cái duy tâm nhảm nhí . Ai cũng “ác giả ác báo” thì khối thằng tội lỗi bằng mười
mình kìa vậy mà nó vẫn sống khơi khơi, con đàn cháu đống nắm giữ cả núi của cải
của xã hội kìa. Như lão Bí thư tỉnh uỷ hồi bao cấp của tình mình đấy. Thời cải
cách ruộng đất nguyên một tay hắn giết không biết bao nhiêu đồng chí đồng bào
thời bí mật đã từng cưu mang hắn. Rồi đến thời hợp tác hoá nông nghiệp , cải
tạo tư bản tư doanh hắn cũng làm bao nhiêu gia đình tan nát. Tội lỗi tầy trời
vậy mà hắn vẫn hạ cánh an toàn, sống khoẻ phây phây, ngoài 90 rồi mà lễ lạt nào
cũng thấy hắn xuất hiện trên tivi. Rồi con cháu hắn giờ đứa nào đứa nấy
đều là Tỏng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng
quản trị các Công ty béo bở…Đó…mẹ thấy chưa ? Nếu gọi là ác giả ác báo, gieo
gió gặt bão thì thần Phật đã vật chết hắn từ lâu rồi còn đâu đến bây giờ hắn
vẫn hưởng lộc dài dài đó…”
Bà mẹ trề môi :
“ Chưa đến lúc
đó thôi. Đời hắn chưa trả nợ thì đời con hắn, đời con hắn chưa đền tội thì đến
đời cháu hắn…rồi anh coi…ác giả ác báo, lưới trời lồng lộng, rồi chẳng ai thoát
được đâu ? Thế anh không thấy ngày nay vợ con các ông lớn đi lễ đền, chùa nườm
nượp đấy à. ”
Ong Bí thư huyện
nghĩ ngay tới lễ hội “khai ấn” đền Trần vào dịp rằm tháng giêng hàng năm ở Nam
Định. Oi trời ôi…thật không ngờ các quan cộng sản ngày nay lại lũ lượt kéo nhau
đến để xin “ấn vua” đến mức Uỷ ban tỉnh phải làm riêng loại “ấn” cho từng loại
cán bộ . Loại gấm dành cho cán bộ cấp cao, loại nhiễu dành cho cán bộ cấp xoàng
xoàng , còn “thường dân” thì giấy điệp vàng. Để xin được ấn vua ban lúc nửa
đêm, hàng vạn cán bộ các cấp cùng dân thường phải chen lấn, chầu chực. Thật
chưa có cái thời nào mà cán bộ lại ham lễ bái như cái thời này. Ong nào cũng
xin lộc thánh thăng quan tiến chức hoặc
thoát khỏi thanh tra, khiếu tố, tù tội.
Bà mẹ lại lên
tiếng :
“Tôi nói thật
đấy.Đất có thổ công, sông có Hà Bá…anh không tin là thiệt vào thân đấy. Ngày
xưa anh đã ép buộc người ta đến mức thắt cổ tự tử, nhất người đó lại là mẹ liệt
sĩ có 5 con hy sinh trong B, lại là mẹ Việt Nam anh hùng. Bà ta có tha cho anh
đi chăng nữa nhưng rồi liệu 5 vong hồn liệt sĩ có tha cho anh tội ép mẹ người
ta phải chết không ?”
Ong Bí thư huyện
uỷ điếng người :
“ Khiếp…sao mẹ
suy diễn xa xôi thế…5 ông liệt sĩ chết trong chiến trường B từ tám đời nào rồi
làm sao mà trả thù con được ?”
Bà mẹ trợn mắt :
“ Sao anh ăn nói
dại thế ? Đã gọi là anh linh thì có bao giờ mất đi, xa xôi mấy cũng vẫn là gần,
bởi vậy người ta mới phải thiết lập bàn thờ, hàng năm cúng giỗ người đã khuất chớ ? Thế nào gia đình bà cụ Binh
chẳng có 5 bài vị thờ 5 ông con trai liệt sĩ. Rồi tiếp đó lại có cả bài vị thờ
bà mẹ anh hùng nữa. Thế nào gia đình người ta chẳng khói hương cũng giỗ. 5
người con biết mẹ chết oan uổng, thắt cổ vì ông thì liệu rồi họ có tha thứ cho
ông không ?”
Ong Bí thư huyện
chợt rú lên :
“ Ói trời ôi…ối
trời ôi…sao từ trước tới giờ mẹ không nói cho con biết để con đi đền đi chùa
làm lễ cầu siêu xin người ta tha tội cho mình…ối trời ôi sao mẹ thờ ơ đến thế ?”
Bà mẹ nhìn ông
con Bí thư huyện uỷ với ánh mắt không giấu nổi vẻ kinh ngạc. Rõ đúng như người
ta nói : ngày thường nén hương chẳng mất, lúc gấp ôm Phật mà kêu. Khi không xảy
ra chuyện gì thì mồm ông Bí thư huyện uỷ cứ leo lẻo báng bổ thánh thần. Lúc này
phát hiện ra vô sinh mới cuống cuồng xin tạ lễ các oan hồn. Quả nhiên ông Bí
thư huyện uỷ rối rít :
“ Mẹ biết có ông
thày nào đón ngay về làm lễ cầu siêu giải hạn cho con đi. Phí tổn bao nhiêu con
chịu hết…”
Lúc này bà mẹ
mới nghiêm mặt :
“ cái chính là
anh có thành tâm xin tạ lỗi với oan hồn không đã ?”
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét