SỐNG NHƯ LÀ CHẾT - Kỳ 28
Quá nửa đêm, gã
bế bé gái đã ngủ say đặt lên giường. Gã ngồi dưới đất uống rượu với cô gái .
Nói chuyện gì nhỉ ? Chẳng có gì để nói. Hai ngưởi hai thế giới khác nhau. Số
phận đã ghép họ lại chốc lát . Cô vợ lính ông Thiệu và anh bộ đội cụ Hồ.
" Em thấy
anh không giống những người cách mạng . Không giống lính Việt cộng …"
"Vậy lính
Việt cộng ra sao ?"
" Em không
biết, họ ẩn nấp trong rừng, thỉnh thoáng bắn đạn cối vào xóm chết cả đàn bà con
nít."
Gã lắc đầu :
" Anh
không phải những người đó. Anh làm đường, làm cầu, chẳng bắn ai cả…"
Cô gái ôm lấy
gã :
" Bởi vậy
em mới…thích anh..:
Bỗng dưng gã tự
hỏi liệu có thể thay thế anh lính cộng hòa đã chết làm chồng cô gái này và làm
cha đứa bé kia được chăng ?
" Ngày
trước khi chồng chưa chết em sống sao
?"
" Lương
ảnh với phụ cấp cho vợ con lính dư sống, em khỏi phải chạy chợ kiếm tiền…"
Gã nghĩ đến
lương gã hồi chưa đi bộ đội làm kỹ sư cầu đường ở Hànội tháng chỉ 90 đồng đủ
nhét miệng mình gã. Vậy vẫn còn khá hơn mấy anh bộ đội về giải phóng thủ đô năm
hồi 1954. Thời đó các tiểu thư Hànội "theo phong trào" lấy chồng bộ
đội, hạng nhất là anh "bốn túi, chân
chì" tức sĩ quan đi giày da chứ không lội dép cao su như lính thường.
Cưới xong các cô ngã bổ ngửa, mấy anh
trên răng dưới…giày chẳng có của nả gì, một cắc dính túi cũng không , lương lại tính theo sinh hoạt phí cho mỗi mình anh, các
khoản phụ cấp vợ con chưa có, nhưng "ván đã đóng thuyền" mấy em
đành è lưng "gánh vác giang sơn nhà chồng" chứ còn biết làm sao !
Gã bây giờ khác
gì anh bộ đội Điện Biên hồi đó. Lương tháng mai mốt ra quân may ra tăng lên 100
đồng sao nuôi được vợ con ? Hay lại đành phải để cô ra "đứng đường".
Hóa ra anh bộ
đội cụ Hồ dù anh hùng thời đại rực rỡ tên vàng, dù cao thượng, lãng mạn, yêu
đương nồng cháy cách mấy cũng không thể "cứu rỗi" được hai mẹ con cô
điếm Sàigòn này. Cái sự thật nghiệt ngã đó làm gã nhói đau. Gã thuộc phe thắng
trận, chấn động địa cầu, lẫy lừng thắng Mỹ giải phóng miền Nam, đỉnh cao nhân
loại đánh thắng cả hai đế quốc to là Pháp và Mỹ khiến cả thế giới phải cúi đầu
khâm phục như cha chính trị viên tiểu đoàn vẫn bốc phét.Vậy mà hỡi ôi, khi
tiếng súng đã ngưng nổ, sự nghiếp chống Mỹ cứu nước đã hoàn thành, gã - một
chiến binh trong đoàn quân thắng trận - đéo nuôi nổi một con điểm vói con gái
nhỏ của nó. Vậy thì trong đại chiến thắng mùa Xuân này, thằng nào ăn ngập đầu
ngập cổ, thằng nào chẳng được ăn gì ngoài cái khung xe đạp, khăn voan .ví
nháy ?
Cô gái thấy hắn
thẫn thờ, lo sợ :
" Anh nghĩ
gì thế ? Phải anh sợ mấy cha cách mạng nhìn thấy anh ở nhà em không. Đừng sợ, tụi nó đã lót tay hết cả cán
bộ khối phố và lối xóm rồi. Anh yên trí
đi…"
Gã nổi cáu :
" Anh sợ
gì tụi nó….anh chỉ buồn…"
" Anh buồn
sao ?"
Gã thở hắt ra :
" Anh chỉ
buồn không giúp gì được hai mẹ con em…"
Cô gái ôm lấy
gã rưng rưng nước mắt :
" Cảm ơn
anh…anh đến với em với tình cảm vậy là em hạnh phúc lắm rồi.. »
Gã bước ra khỏi
cửa ngoái nhìn con bé đang ngủ say trên giường. Cô gái bỗng ôm chầm lấy anh lắp
bắp :
« Anh
đi…mạnh khỏe nha…chắc mình không
còn gặp lại.. »
Gã quả
quyết :
« Gặp lại
chứ…thế nào anh cũng quay lại gặp hai mẹ con… »
Lại một cái ghì
xiết…lại một cái hôn nóng bỏng…gã bứt khỏi cô gái đi như người mộng du ra khỏi
con hẻm ruột gà. Không…dù có thế nào nhất định phải quay lại. Để làm gì không
biết nữa. Gã đã yêu cô gái rồi chăng ? Chẳng phải, từ trước nay gã có yêu
ai bao giờ . Tình yêu với gã phần lớn bắt đầu từ ghế đá công viên và kết thúc
trên giường khách sạn. Có cô gái gặp lại hỏi sao anh lại thế. Gã lắc đầu không
biết, không biết vì sao. Có lẽ bởi thế, ngoài ba mươi, gã vẫn như con chó hoang
, nói theo người Pháp « sans feu…ni
lieu… » - không bếp lửa, không cả mái nhà. Vậy chẳng phải do yêu mà gã
nhớ đến cô gái vợ lính Sàigòn. Ở hai mẹ con cô ta có một cái gì đó khiến gã
quyến luyến lắm. Hay tình cảm gia đình đã bắt đầu nhen nhóm trong gã. Không
biết…không biết nữa…
Vậy nhưng dự
định của gã mãi nửa năm sau mới thực hiện được. Đơn vị gã được điều đi tứ tung
sửa chữa cầu đường vốn sau tháng 5-1975 đã bị bom đạn tàn phá nặng nề. Trở lại
Sàigòn gã thay đồ thường dân, lại áo sơ mi bỏ thùng, quần zean và để ra cả buổi
sáng mua quà cho hai mẹ con . Ở một cửa hàng bán đồ con nít gã cứ trố mắt nhìn
các loại quần áo, các loại đồ chơi trẻ con. Cô bán hàng nhìn gã không thiện cảm
lắm, chắc cô nhận ra cái vẻ Bắc kỳ 75 :
« Chú mua
gì ? »
« Tôi mua
quà cho con nít… »
« Nhiều
loại lắm…quần áo đồ chơi. Mà chú mua mang về Bắc phải không ? »
Gã lắc
đầu :
«
Không…tôi mua cho bạn ở trong này.. »
Tự dưng cô bán
hàng đổi hẳn thái độ :
« Vậy
cháu bé trai hay gái ? Cháu bao nhiêu tuổi ? »
Gã thật
thà :
« Tôi
không rõ nhưng khoảng ba bốn tuổi…là cháu gái »
« Vậy mua
búp bê nhắm mắt mở mắt đi…chắc cháu thích lắm… »
Hay quá, vậy mà
không nghĩ ra. Gã ôm con búp bê ra cửa ngập ngừng :
« Tôi còn
muốn mua quà cho mẹ cháu …không biết nên mua gì ? »
« Má cháu
nhiêu tuổi ? »
Gã nhìn cô bán
hàng, thật thà :
« Cũng
vừa tầm bằng cô , ngoài hai mươi tuổi … »
Cô bán hàng đỏ
mặt :
« Ngoài
hai mươi đã có con ba bốn tuổi ? »
« Tôi
không biết…chắc lấy chồng sớm… »
« Thời
buổi cách mạng chắc chẳng cô nào thiết trang điểm nên không mua son phấn làm
gì. Tốt nhất mua nhu yếu phẩm.. »
Gã trố
mắt :
« Nhu yếu
phẩm ? Gạo, mắm, chất đốt à ? »
Cô bán hàng bật
cười :
« Còn tùy
theo…túi tiền của anh …Nhiều tiền thì mua hẳn một thùng sữa ông Thọ…mà ít thì
mua vài hộp. Cô ấy có con nhỏ nên cần sữa lắm. Nếu không mua sữa thì mua lấy ký
lạp xưởng … »
Gã kêu
lên :
« Sao lại
mua lạp xưởng ? »
« Ôi trời
…trước chẳng ai thèm ăn…cách mạng về thịt cá bán tem phiếu nên lạp xưởng thành
của quý đó..Anh cứ mua lấy một ký là cổ cảm động rơi nước mắt… »
Lạ thật…quà
trai gái tặng nhau giờ không phải hoa hồng, dầu thơm, son môi mà lại là..lạp
xường, thịt hộp. Cứ cái đà vật chất trở thành tương tác giữa hai con người
này, chủ nghĩa lãng mạn chẳng bao lâu
nữa sẽ tuyệt diệt.
Nghĩ vậy nhưng
gã vẫn vào chợ đi dọc hàng đồ khô tìm mua quà cho cô gái. Cả một dẫy sạp treo
lủng lẳng các loại cá khô, thịt xông khói và bầy biện đủ cácc thứ tôm khô lớn
nhỏ.Có thứ đồ khô nào bớt tính
« vật chất » mang đôi chút « tinh thần » không nhỉ ?
Gã quay đi quay lại mấy lần làm các bà bán hàng bắt đầu nhìn gã với ánh mắt
nghi ngờ.Sau cùng gã cũng tìm ra được sạp đồ khô có bán lạp xưởng.
" Lạp
xưởng Mai Quế Lộ ngon nhứt hạng đây…mua đi…mua đi …" Cái giá người bán
hàng đưa ra làm gã đắng cả họng. Gã lắp bắp :
"Có loại
nào…rẻ hơn không ?"
Sau cùng cũng
tìm được loại vừa với túi tiền gã. Gã ôm con búp bê và gói lạp xưởng vừa đi vừa
ngó xe lam chạy tuyến Lăng Cha Cả trên đường phố Sàigòn .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét