Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Lời từ biệt năm 2012

An Đặng

536NQL: Bài viết có tên Quán tính xã hội Việt Nam, Quê choa coi đây là lời từ biệt năm 2012. Có nhiều thông điệp để từ biệt với năm 2012, đây là thông điệp từ biệt quan trọng nhất: Chỉ có dân mới bảo vệ được Đất nước, bảo vệ Đảng và chế độ. Vì thế bất luận hoàn cảnh nào trước hết phải bảo vệ dân, tôn trọng dân. Kẻ nào khinh dân, coi dân như địch,  coi việc  chống dân, cưỡng chế dân là “trận đánh đẹp” thì kẻ đó đích thị thuộc về lực lượng thù địch của Dân của Đảng.
Ai đang đục đáy con thuyền Cách mạng? Chính là sự u mê, thói vô cảm của những kẻ kiêu ngạo cộng sản ( chữ dùng của Lê Nin), chính những kẻ đó không ai khác. Hy vọng những ấu trĩ và u mê năm 2012 sẽ không còn tràn sang năm 2013. Vẫn biết đó là hy vọng hoang đường nhưng dù sao cũng phải hy vọng.
Một cỗ xe lớn thường có tải trọng lớn và rất khó thay đổi vận tốc. Nhưng không phải là không thể thay đổi được. Acsimet nói “Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nâng cả trái đất lên”.
Xã hội Việt Nam đã từng là một cỗ xe vận động ù lì với cơ chế xáo mòn trì trệ. Nhưng các dấu hiệu rõ ràng cho thấy là cỗ xe này đang thay đổi quán tính. Sự phát triển truyền thông xã hội và hội nhập toàn cầu là lực đẩy của xã hội dân sự Việt Nam. Một khi quán tính của cỗ xe thay đổi thì không gì có thể cản trở được nó, vì đó là một cỗ xe khổng lồ, ai cản trở sẽ bị nghiền nát. Người khôn ngoan là người biết nương theo quán tính của chiếc xe để lèo lái cỗ xe theo chiều hướng tích cực của riêng nó. Cỗ xe Việt Nam hiện đang được gia tốc và quán tính không ngừng tăng lên.
Đã đến lúc người lãnh đạo Việt Nam không thể bàng quan trước quán tính của cỗ xe Việt nam với gần 90 triệu người dân đang ngày càng thích nghi dần với văn hoá dân chủ. Chính quyền Việt Nam không thể mãi coi thường khối người 90 triệu và cho rằng chẳng có gì có thể làm mình phải xem xét lại cơ chế, hay phải coi lại cách phục vụ dân nước của mình. Người tinh ý và hiểu tâm lý xã hội có thể nhận thấy rằng đã tới thời điểm mà bất cứ chính sách kiểm soát xiết chặt nhân quyền nào cũng chỉ mang lại phản tác dụng. Họ nên hiểu tâm lý bị đè nén của xã hội. Chính quyền càng ngăn chặn blog thì càng có nhiều người viết blog, chính quyền càng không chia sẻ sân chơi chính trị với người dân thì càng tự cô lập chính mình. Cũng như chiếc lò xo khi đã nén thì bước tiếp theo không gì khác là sự bật tung, sức bật càng mạnh nếu sức nén càng được tích luỹ.
Cỗ xe Việt Nam đã thay đổi quán tính, một quán tính mới đầy hứng khởi đang ngày càng được tích tụ và xã hội dân sự đang tiến lên phía trước mà không một ai có thể cản lại được. Đã đến lúc người lãnh đạo khôn ngoan hiểu rằng, để tồn tại và giữ được ghế của mình trong chính quyền thì họ phải lắng nghe và phục vụ người dân, vì thiên chức của một chính phủ không gì khác là phục vụ lợi ích của dân nước, chứ không phải khư khư lợi ích cho một thiểu số đặc quyền đặc lợi hay một đảng phái. Lãnh đạo Việt Nam phải nhìn nhận rằng trong khối 90 triệu dân kia không thiếu gì những lãnh đạo kiệt xuất, quả cảm và đầy tri thức. Nhà tù của chính quyền cộng sản chuyên chế không thể đủ rộng để bắt bớ hết những con người không ngừng lên tiếng cho một xã hội dân sự.
A.Đ.
(Theo Quechoa.vn)

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Bức tranh ảm đạm của kinh tế 2012

Khó khăn hiển hiện ở mọi ngóc ngách nền kinh tế, khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động, cả triệu người thất nghiệp, hàng trăm nghìn tỷ đồng nguy cơ mất trắng khi thị trường bất động sản đóng băng.

 Lạm phát thấp nhất trong 3 năm

Ảnh: Anh Quân
Lạm phát thấp một phần cũng do nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng giảm mạnh khi kinh tế khó khăn, thu nhập giảm. Ảnh: Anh Quân
Chỉ số giá tiêu dùng cuối năm tăng 6,81%, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu Quốc hội đề ra, giảm mạnh so với tốc độ phi mã 18,3% của năm ngoái. Ngoại trừ những lần tăng giá xăng dầu và điện, người tiêu dùng không phải hứng chịu các cú sốc giá lương thực, thực phẩm. Kết quả này có được chủ yếu nhờ các giải pháp siết tín dụng, hạn chế đầu tư công, hạ nhiệt thị trường bất động sản đưa ra từ năm ngoái.
Nền kinh tế cũng ghi nhận một số tín hiệu tích cực như lần đầu tiên xuất siêu sau 19 năm, tỷ giá cả năm ổn định, dự trữ ngoại hối tăng gấp đôi…

55.000 doanh nghiệp chết


Doanh nghiệp đang trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất. Ảnh: Aaron Sant
Nhiều dự án dang dở vì thiếu vốn và không có khách là hình ảnh tiêu biểu của thị trường bất động sản Việt Nam 2012. Ảnh: Aaron Sant

Cái giá phải trả cho việc thắt chặt tiền tệ và tài khóa là tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5,03%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 6-6,5% mà Quốc hội đề ra. Lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ Việt Nam xuất siêu nhưng chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu sụt giảm khi sản xuất đình đốn.
Cả năm có khoảng 55.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, khiến cả triệu người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Tính cả năm 2011, con số này lên đến gần 110.000, bằng một nửa tổng số doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kể từ khi đổi mới. Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) nhận định đây là một trong những giai đoạn đen tối nhất của doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều giải pháp, đặc biệt là về thuế đã được đưa ra nhưng tính đến cuối năm, tình hình vẫn chưa cải thiện nhiều. Tháng 5, Chính phủ ban hành Nghị quyết 13 với gói giải pháp trị giá 29.000 tỷ đồng nhằm giãn thời gian nộp thuế VAT, giảm tiền thuê đất, tái cơ cấu nợ… Cuối tháng 12, Chính phủ tiếp tục công bố gói giải cứu mới trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó tập trung giảm thuế, phí, hạ lãi suất để giải phóng hàng tồn kho, xử lý nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. 

Nợ xấu Nhân hàng cao kỷ lục
Ngân hàng và doanh nghiệp đều mắc kẹt vì nợ xấu. Ảnh: Hoàng Lan.
Những khoản nợ khó đòi và có nguy cơ mất trắng chiếm 8,82% dư nợ tín dụng, tương đương gần 240.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay. Đó là hệ lụy tất yếu của tăng trưởng nóng, đầu tư tràn lan, bất động sản bong bóng và hoạt động cho vay còn nhiều sơ hở. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã phải liên tục đăng đàn trước Quốc hội để giải trình nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý nợ xấu, một thứ được ví như cục máu đông gây ngưng trệ dòng tiền trong nền kinh tế và đe dọa hủy hoại hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp.
Phương án lập công ty mua bán nợ xấu đang được hoàn thiện, theo hướng mua lại các khoản nợ và xử lý thành tài sản có giá sau thời gian nhất định. Xử lý các ngân hàng yếu kém, bên cạnh mục tiêu dài hạn tái cấu trúc hệ thống, cũng là cách giúp thanh lọc nợ xấu trong ngắn hạn. 5 trong số 9 ngân hàng yếu kém đã cơ bản tái cơ cấu xong, với điểm nhấn là thương vụ sáp nhập dẫn tới sự biến mất của thương hiệu ngân hàng cổ phần lâu đời nhất thủ đô - Habubank. Những ngân hàng khỏe mạnh còn lại phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, chấm dứt thời kỳ siêu lợi nhuận và đứng trước nguy cơ sa thải hàng loạt nhân sự để tự tái cơ cấu.

Một triệu tỷ đồng đọng trong bất động sản


Dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối tháng 8 khoảng 203.000 tỷ đồng, trong đó 6,6% là nợ xấu. Nếu tính cả những khoản vay thế chấp bằng bất động sản, con số này lên đến hơn 1 triệu tỷ đồng, tương đương gần 60% lượng vốn dành cho cả nền kinh tế. Số vốn khổng lồ này nguy cơ bốc hơi theo các dự án nhà đất, khi mãi lực sụt giảm, chủ đầu tư thiếu vốn thi công. Nhiều đơn vị phải tìm cách rút lui khỏi thị trường bằng cách thoái vốn, sang nhượng, hoặc đắp chiếu dự án chờ vận may.
Bất động sản từ chỗ bị siết tín dụng, nay trở thành đối tượng cần quan tâm, giải cứu khi cả nước tồn kho hàng chục nghìn căn hộ và hàng trăm nghìn mét vuông văn phòng cho thuê. Kéo theo đó là cái chết báo trước của hàng loạt nhà thầu, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Những ngày cuối năm, đoàn công tác Chính phủ do Thủ tướng dẫn đầu cùng các Bộ trưởng phải làm việc với TP HCM và Hà Nội để tìm giải pháp xử lý nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho bất động sản. Một số đề xuất đang được các bộ ngành cân nhắc như giảm thuế VAT cho người mua nhà, giảm giãn tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp...

Lãnh đạo một loạt doanh nghiệp bị bắt

Bầu Kiên. Ảnh: Hoàng Hà
Bầu Kiên ngày còn nhiều uy lực trên thị trường tài chính cũng như sân cỏ. Ảnh: Hoàng Hà
Nguyên Chủ tịch Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines - Dương Chí Dũng bị khởi tố giữa tháng 5, "mở hàng" cho một loạt vụ án kinh tế quy mô hàng nghìn tỷ đồng được thụ lý trong năm. Ông Dũng bị khởi tố vì cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế, tội danh không khác nhiều đồng nghiệp cũ - nguyên Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy Việt Nam Phạm Thanh Bình. Cuối tháng 8, đến lượt các nguyên lãnh đạo Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) bị bắt như Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải vì liên quan tới vụ lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng của nữ đại gia chứng khoán Huỳnh Thị Huyền Như. Một loạt cựu lãnh đạo của các công ty Chứng khoán SME, Chứng khoán Liên Việt, Chứng khoán Cao su… cũng lần lượt bị bắt và khởi tố.
Nếu như câu chuyện Vinalines bộc lộ lỗ hổng trong quản lý vốn tại các tập đoàn nhà nước thì vụ án bầu Kiên và các đồng phạm lại cho thấy những khuyết tật của thị trường khi thiếu bàn tay kiểm soát. Ông Dũng cùng các đồng phạm góp công làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước qua những quyết định đầu tư tràn lan, mua sắm tài sản không đúng quy định. Thiệt hại trực tiếp do bầu Kiên và các đồng phạm gây ra chỉ vài trăm tỷ đồng, nhưng hậu quả để lại cho thị trường tài chính tiền tệ lớn hơn thế rất nhiều lần. Tổng giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán sau ba phiên bầu Kiên bị bắt giảm hơn 80.000 tỷ đồng.

Thủy điện Sơn La đi vào hoạt động

Thủy điện Sơn La về đích sớm hơn kế hoạch 3 năm. Ảnh: Kiên Trung
Thủy điện Sơn La về đích sớm hơn kế hoạch 3 năm. Ảnh: Kiên Trung
Ngày 23/12, nhà máy Sơn La chính thức hòa lưới quốc gia, sau 37 năm khảo sát, xây dựng với nhiều tranh cãi, lo ngại về tính an toàn của đập thủy điện cũng như ảnh hưởng tới môi sinh. Với vốn đầu tư hơn 60.000 tỷ đồng, Sơn La để lại nhiều dấu ấn kỷ lục về hồ chứa nước lớn nhất, công trình to nhất, hoàn thành kế hoạch sớm nhất. Nhờ vận hành sớm 3 năm so với dự kiến, mỗi năm Sơn La tạo ra doanh thu 500 triệu USD, tiết kiệm hơn 5 triệu tấn than để sản xuất ra lượng điện năng tương đương. Công suất 2.400 MW một năm, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á cũng được kỳ vọng giúp tránh cảnh thiếu điện trong năm đáp ứng đủ nhu cầu điện 2013.
Chủ đầu tư và một số chuyên gia khẳng định, Sơn La sẽ không lặp lại kịch bản động đất của Sông Tranh 2, bởi đã được đầu tư hệ thống quan trắc từ trước.

Nhà nước độc quyền vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước quyết đưa vàng vào khuôn khổ bằng một loạt biện pháp, trong đó tiêu biểu là đưa vàng vào diện độc quyền. Ảnh: AQ
Ngân hàng Nhà nước quyết đưa vàng vào khuôn khổ bằng một loạt biện pháp, trong đó tiêu biểu là độc quyền sản xuất vàng SJC. Các thương hiệu khác vẫn lưu hành nhưng không tiếp tục sản xuất. Ảnh: AQ

Sau nhiều năm thả nổi, ngày 25/5, Nghị định về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng bắt đầu có hiệu lực, đưa thị trường vàng miếng vào tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Từ chỗ có trên dưới 10 đơn vị gia công, dập đúc và hàng nghìn điểm kinh doanh tự phát, giờ đây chỉ Ngân hàng Nhà nước mới có quyền sản xuất vàng miếng. SJC trở thành vàng miếng thương hiệu quốc gia do Ngân hàng Nhà nước quản lý, các thương hiệu khác tiếp tục được lưu hành nhưng không sản xuất thêm. Tất cả các cửa hàng nếu muốn tiếp tục kinh doanh vàng miếng phải đăng ký lại với điều kiện khắt khe về năng lực tài chính và quy mô hoạt động.

Một trong những cái được của độc quyền vàng miếng, theo đánh giá của chính Ngân hàng Nhà nước, là giá vàng đã không còn ảnh hưởng đến tỷ giá, đời sống xã hội. Thị trường cũng được hy vọng sẽ bình yên hơn khi các ngân hàng bị rút quyền huy động và cho vay vốn bằng vàng. Nhưng hệ lụy trước mắt là người dân phải mua vàng đắt hơn thế giới hàng triệu đồng mỗi lượng. Nạn vàng nhái thương hiệu, kém chất lượng cũng theo nhau bùng phát.
VnExpress

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Phóng sự về "người rừng" Trần Ngọc Lâm (kỳ 11-end)


Kỳ 11: Trồng thuốc để bảo tồn

Suốt mấy năm trời sống trong hang đá trên độ cao 2.900m gần đỉnh Fansipan, ông Trần Ngọc Lâm đã đi ngang dọc khắp đại ngàn Hoàng Liên Sơn để tìm các loại cây thuốc quý, mà ông học được từ các thiền sư Tây Tạng.

Ông Lâm vốn có trí nhớ cực tốt, chỉ nhìn một lần là nhớ mãi mãi, nên ông nhanh chóng tìm được nhiều loại thảo được cực quý, mà hầu hết những thảo dược ấy chưa từng được biết đến ở Việt Nam.

Bài thuốc trị ung thư phổi mà các thiền sư Tây Tạng chỉ cho ông Lâm gồm 7 loại chính, nhưng ông đã đi khắp đại ngàn Hoàng Liên, xuyên dọc biên giới đến tận Mường Tè của đất Lai Châu, sang cả quả núi cao 3.900m cạnh Mường Tè thuộc đất Trung Quốc, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một cây ngũ trảo long nào.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Ông Lâm đã đi khắp đại ngàn Hoàng Liên tìm cây thuốc quý 
Ngũ trảo long được các thiền sư Tây Tạng đánh giá là thảo dược quý nhất trong bài thuốc trị ung thư phổi. Thiếu cây này, thì tác dụng bài thuốc kém đi nhiều.

Biết rằng ở Việt Nam không có cây thuốc trân quý này, nên ông Trần Ngọc Lâm đã quyết định rời đỉnh Fansipan tìm sang Tây Tạng.

Sau mấy năm sống trong rừng, ông Lâm đã biến thành… người rừng thật sự. Cơ thể gầy còm như thiền sư, tóc phủ ngang vai, râu trùm kín mặt, buông thõng xuống tận ngực.

Hồi ông đi qua thị trấn Sapa tìm về Lào Cai, người dân thị trấn du lịch này đổ ra đường xem kín mít. Người ta đồn ầm lên rằng, xuất hiện người rừng Hoàng Liên Sơn tại thị trấn Sapa.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Cây thuốc quý trổ hoa rất đẹp trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn 
Ông Trần Ngọc Lâm tìm sang bên kia biên giới gặp Vàng Lù Pao để đi nhờ đoàn xe tải lên Tây Tạng. Cuộc hành trình kéo dài nửa tháng thì đến thị trấn Lahsa.

Khi gặp lại thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa, người đã cứu ông thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác, thì ông đã ngoài 90 tuổi, sắp đắc đạo. Thiền sư đang chuẩn bị hậu sự, dặn dò đệ tử để vào hang bắt đầu quá trình nhập tịch để được về cõi Phật.

Những thiền sư vùng đất huyền bí Tây Tạng tu hành cả đời, làm không biết bao việc nghĩa với mong ước được đắc đạo. Khi đã đủ duyên, thấy vòng đời đã hết, họ sẽ vào một cái hang nhỏ đục sẵn vào núi đá ngồi thiền. Đệ tử sẽ xây bức tường để bịt kín miệng hang.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Ông Lâm trồng cây thuốc quý khắp rừng Hoàng Liên 
Các thiền sư sẽ không ăn uống gì trong quá trình ngồi thiền trong hang tối. 3 tháng sau, đệ tử sẽ mở cửa hang ra xem. Nếu thiền sư chưa chết thì tiếp tục bịt cửa hang lại.

Cứ 3 tháng họ lại mở cửa một lần để kiểm tra xem thiền sư còn thở không. Khi thiền sư đã ngừng thở, cơ thể khô đét, cứng như gỗ, rắn như đá, thì họ bịt kín hang, không bao giờ mở ra nữa. Nhiều thiền sư tu luyện đến mức toàn thân bất hoại. Cách tu hành này gọi là Saprakhi.

Lúc vị thiền sư này đang chuẩn bị hậu sự, ông Lâm đã nói với thiền sư rằng, ở Việt Nam cũng có rất nhiều cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya, nhưng cây thuốc quan trọng nhất là ngũ trảo long thì không có.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Một số nhà nghiên cứu cho rằng loài cỏ này có độc, nhưng ông Lâm khẳng định chúng là vị thuốc quý 
Nghe ông Lâm nói vậy, vị thiền sư này đã giật mình. Ông không ngờ rằng ở đất nước phương Nam nhỏ bé và xa xôi, trong truyền thuyết của người Tây Tạng thì vùng đất ấy “có quả chuối và rất nóng”, lại có những thần dược ở xứ băng giá Tây Tạng.

Ông Lâm đã khẩn cầu xin giống cây thuốc ngũ trảo long về trồng ở Việt Nam, nhưng vị thiền sư từ chối.

Lúc đó, ông Lâm mới hiểu rằng, hóa ra, trước đây vị thiền sư này cho ông Lâm biết nhiều vị thuốc như vậy là vì ông ta nghĩ rằng ở đất nước có khí hậu nóng không bao giờ có những vị thuốc quý như ở dãy Hymalaya.

Nhưng không ngờ, đỉnh Hoàng Liên Sơn cũng rất cao, khí hậu lạnh quanh năm nên cũng có nhiều loài cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya này. Vị thiền sư không tiếc thuốc quý, nhưng ông sợ tiết lộ, cả thế giới sẽ kéo đến nhổ sạch.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Sau một tuần ông Lâm ở trong hang, chạy đôn chạy đáo giúp các thiền sư trị bệnh cho người nghèo, rồi thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cũng đến gặp ông Lâm bảo: "Mai tôi vào hang nhập định rồi, chắc không gặp anh nữa. Tôi quý anh là vì đất nước anh đã đánh thắng quân Mông Cổ.

Tôi sẽ cho anh 30 hạt ngũ trảo long, anh đem về gieo trồng, chắc cũng hợp khí hậu và sống được. Anh nên giữ kín những loại cây thuốc này. Nếu anh nói ra thì đất nước anh và khắp vùng Tây Tạng này cũng sẽ bị nhổ hết. Hàng triệu người bệnh đang trông chờ vào cây thuốc này đấy".

Ông Lâm quỳ xuống tạ ơn thầy và hứa sẽ không tiết lộ với ai.

Thiền sư gầy khô đét đẹt thanh thản bước vào hang. Cửa hang đóng lại. Đệ tử ngâm nga đọc kinh ngoài cửa hang, còn ông Lâm ngồi khóc. Ông vái lạy, khóc lóc ngoài cửa hang suốt mấy ngày rồi gạt nước mắt xuống núi về nước.

Ông Lâm tìm một khoảnh núi rất cao, vách đá dựng đứng, vô cùng hiểm trở, chưa có dấu chân thú và dấu chân người trên dãy Hoàng Liên Sơn rồi gieo 30 hạt ngũ trảo long.

Ông dựng lều ngay đó để trông nom. Ông trông chừng từng con côn trùng, không để chúng xơi mất hạt nào.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Cây thuốc do ông Lâm trồng trong rừng Hoàng Liên 
Suốt 10 năm trời chăm bón, nhân giống rồi vườn ngũ trảo long quý hiếm đã hình thành. Cây ngũ trảo long đã mọc kín mảnh vườn rộng 10m2 trong một khe đá, đủ nguồn thuốc cho ông dùng và cứu được không ít người đang mắc bệnh ung thư quái ác như ông.

Tôi đã có cơ duyên được ông Lâm dẫn đi xem vườn thần dược cực quý của ông trên độ cao gần 3.000m. Nơi đó vách đá trơn trượt, quanh năm gió rít, mây vờn.

Cây ngũ trảo long quả thực vô cùng kỳ quái. Chúng có lá nhỏ như lá lúa, nhưng chỉ dài cỡ 15cm, mọc xòe như cái loa. Trên đầu lá mọc ra bông hoa kỳ quái. Bông hoa đó trông như bàn tay rồng gồm 5 móng vuốt. Vì có hình thù như thế, nên ông Lâm đặt tên cho nó là ngũ trảo long.

Lúc đó, ông Lâm mới kể với tôi rằng, trong chai rượu thuốc mà thi thoảng ông đưa cho tôi xoa bóp, có “thần dược” ngũ trảo long. Trong các chuyến đi rừng, mỗi khi đau chân, chỉ xoa ít rượu vào chỗ đau và uống vài giọt, chỉ vài giây sau, cơn đau tan biến đâu mất.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Củ thuốc rất quý do ông Lâm phát hiện trên đỉnh Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), ở độ cao 2.400m 
Mấy năm nay, đại ngàn Hoàng Liên Sơn liên tục bốc hỏa. Sợ lửa thiêu rụi vườn thuốc quý, ông Lâm đã nhân giống ra rất nhiều nơi. Ông trèo lên tận đỉnh U Bò ở Trạm Tấu (Yên Bái), Phu Ta Leng (Ngũ Chỉ Sơn), Pu Si Lung (Lai Châu), toàn những ngọn núi cao trên dưới 3.000m để trồng ngũ trảo long.

Những vườn thuốc quý này được trồng ở những nơi vô cùng bí mật, phải đi nhiều ngày trời mới đến. Ông sử dụng bản đồ địa hình để đánh dấu địa điểm.

Nhiều loại thuốc quý cũng được ông gieo trồng khắp núi cao, rừng thẳm. Đặc biệt là loài thiết trúc nhân sâm, cũng được ông gieo trồng ở rất nhiều nơi.

Tôi nói đùa với ông Lâm rằng: “Chú trồng thiết trúc nhân sâm để kiếp sau thu hoạch ạ?”. Ông Lâm bảo rằng: “Chú gieo rắc giống nhân sâm khắp núi cao rừng thẳm không phải để thu hoạch đâu. Đời con, đời cháu của chú chắc gì chúng nó đã biết leo núi mà tìm. Chú làm thế là để mong loài sâm quý và các cây thuốc quý không bị tuyệt chủng ở Việt Nam”.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Ông Lâm vừa khai thác vừa bảo tồn cây thuốc một cách bền vững 
Giờ đây, dù đã ở tuổi ngoài 60, tóc điểm bạc, song sức khỏe của “người rừng” Trần Ngọc Lâm khá ổn định. Ông đi chiếu chụp nhiều lần, thấy khối u trong phổi thu nhỏ lại, không phát triển nữa. Ông đi cả tháng trong rừng không biết mệt. Lúc nào trong ba lô của ông cũng có bình thuốc để uống.

Ông lọ mọ trong rừng để tự cứu mình, để cứu mạng những người đang mắc những căn bệnh quái ác. Ông rất buồn là nguồn thuốc quá ít, ông lại phải tự đi lấy, không thể thuê được người (sợ lộ cây thuốc, sẽ bị nhổ sạch) nên không giúp được nhiều người. Trong khi đó, lượng người ung thư ở Việt Nam mỗi ngày một nhiều.

Mấy năm nay, ông kiên trì tìm lại đồng đội của mình. Hơn trăm bạn bè đồng ngũ thì có tới chục người đang bị căn bệnh ung thư hành hạ. Phần lớn số họ bị ảnh hưởng chất độc da cam nên ung thư hóa. Họ đang sống nhờ những cây thuốc hiếm hoi của ông Lâm.

 “Pho sách sống” về thảo dược

Sau khi mất niềm tin vào một số nhà nghiên cứu, mang danh giáo sư, tiến sĩ, mất niềm tin vào cả một tập đoàn đông nam dược lớn nhất nước, cả thời gian dài, ông Trần Ngọc Lâm không tiết lộ cây thuốc với ai nữa.

Tuy nhiên, người Trung Quốc càng ngày càng thu mua ráo riết, các loại thảo dược quý trong đại ngàn Hoàng Liên cứ biến mất dần. Vì thế, khát vọng bảo tồn, phát triển các loài thảo dược quý lại âm ỉ trong ông Lâm.

Suốt mấy năm lang bạt kỳ hồ ở Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, dọc dãy Hoàng Liên Sơn rồi ông cũng tìm ra một địa điểm, thích hợp với những loại cây thuốc quý chỉ mọc trên dãy núi Hymalaya và Hoàng Liên Sơn.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Ông Lâm rất trăn trở với việc bảo tồn các loại thảo dược quý ở Hoàng Liên Sơn 
Địa điểm này cũng có độ cao, khí hậu, chất đất tương đương với Hoàng Liên Sơn và hoang vu đến nỗi trong đường kính 30km không có người ở.

Ông đã tìm được một doanh nghiệp là Công ty Hoa Lợi ở Lào Cai để phát triển các loài thuốc quý. Công ty này sẵn sàng đầu tư nhân rộng các loại thuốc quý hiếm để tạo nguồn dược liệu và bảo tồn cây thuốc. Ông Lâm cũng tin tưởng chuyển giao các bài thuốc quý, các loài thảo được quý cho doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, suốt 2 năm trời, doanh nghiệp Hoa Lợi tổ chức rất nhiều cuộc gặp gỡ “vừa kín vừa hở” với lãnh đạo tỉnh nọ, song vẫn chưa thành công.

Các vị lãnh đạo sau chầu nhậu tưng bừng lại bảo: “Đất còn đó, đi đâu mà vội” khiến doanh nghiệp này ngóng mỏi cổ. Ông Lâm vốn là người khảng khái, cương trực, không chấp nhận cảnh luồn cúi, nên không thèm đầu tư trồng thuốc ở tỉnh nọ nữa.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Bình minh Fansipan 
Vì nguồn dược liệu quý ngày một hiếm, bị khai thác triệt để, nên ông Lâm vẫn chưa tìm ra cách nào giúp người nghèo chữa bệnh. Hiện tại, nguồn thuốc do ông gieo trồng và khai thác từ thiên nhiên chỉ đủ chữa trị cho rất ít người. Nhiều khi nhường thuốc cho họ, ông uống không đủ, cơn đau thắt ngực lại kéo đến.

Theo ông Lâm, những cây thuốc quý mà các thiền sư Tây Tạng chỉ cho ông đều thuộc dạng kỳ hoa dị thảo. Các loại cây thuốc này không có trong từ điển dược học Việt Nam và cũng không nhà dược học nào ở Việt Nam biết đến.

Tuy nhiên, người Trung Quốc thì lại biết rất nhiều cây thuốc quý trong rừng Hoàng Liên Sơn.

Các thiền sư Tây Tạng kể với ông Lâm rằng, cách đây mấy chục năm, rất nhiều kẻ côn đồ đã tra tấn các vị thiền sư để cưỡng ép họ chỉ các cây thuốc quý trị ung thư. Tuy nhiên, họ chỉ biết được vài loại thảo được.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Ông Lâm chỉ một cây thuốc quý không có trong từ điển dược học nước nhà 
Những cây thuốc quý vùng Tây Tạng được một đơn vị của Trung tâm thuốc Trung y, thuộc Tập đoàn quân y Nam Tán trồng và nghiên cứu. Đây là đơn vị nghiên cứu về dược liệu lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, bài thuốc trị ung thư của họ đắt như vàng. Mỗi liều họ bán ra thị trường giá vài triệu đồng tiền Việt.

Hồi nghe tin ông Lâm được các thiền sư Tây Tạng chỉ dẫn những cây thuốc quý trị ung thư, tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, Chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung y của Trung Quốc đã sang gặp ông Lâm và hứa sẽ tặng bạc tỉ nếu ông kể tên 7 cây thuốc chữa ung thư mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng.

Tuy nhiên, ông Lâm từ chối thẳng thừng. Một là lời hứa với vị thiền sư vẫn còn ám ảnh ông, hai là nói ra, người Trung Quốc tung tiền thu mua khiến những loại dược liệu quý này nhanh chóng tuyệt chủng không những ở Việt Nam mà còn sạch sẽ cả dãy Hymalaya.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Ông Lâm là người phát hiện bãi đá có hình khắc chưa từng biết đến giữa đại ngàn Hoàng Liên Sơn 
Trong những chuyến xuyên rừng dài ngày cùng ông Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho xem hàng trăm loài thảo dược, toàn kỳ hoa dị thảo.

Tôi tra tên những cây thuốc ông Lâm chỉ trong từ điển dược học nước nhà, trong sách của GS. Đỗ Tất Lợi, song hầu như không thấy có. Tôi có cảm giác, ông Lâm như một pho sách hoàn toàn mới về các loại dược liệu thần bí.

Ông Lâm bảo, các nhà dược học Trung Quốc nói rằng: “Người Việt chết trên đống thuốc quý mà không biết”. Quả thực, nền đông y nước nhà còn kém xa nước bạn, nên chúng ta thiệt thòi đủ thứ. Chúng ta nhổ sạch thảo dược quý bán cho họ với giá rẻ mạt, rồi lại mua thuốc của họ với giá cắt cổ.

Điều ông Lâm trăn trở, là bản thân ông không thể sống được mãi mãi, nhưng lại không tìm được chỗ tin tưởng để chuyển giao những cây thuốc quý, để tìm cách gieo trồng, bảo tồn, cứu chữa người bệnh, làm giàu cho đất nước. Và khi ông mất đi, những loài thảo dược cực quý sẽ lại là cây rừng như triệu năm nay vẫn thế.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Kỳ 12: Người kể chuyện giữa đại ngàn

Bao năm nay, những người chinh phục đỉnh Fasipan thi thoảng gặp trong rừng một người đàn ông, lúc thì lúp xúp mũ tai bèo, dao đeo bên hông đi tìm cây thuốc, lúc gặp ông cởi trần ngồi thiền bất động trong cái lạnh âm độ, tuyết phủ trắng mái tóc.

Khách du lịch thấy người đàn ông kỳ lạ này thường bắt chuyện, làm quen. Ông Lâm trở thành người kể những câu chuyện huyền bí về đại ngàn Hoàng Liên Sơn, về mảnh đất Sapa huyền thoại.

Theo ông Lâm, ông già người Pháp tên là Christiane Pasquel Kagheau, người từng cung cấp bản đồ cổ để ông Lâm tìm lại con đường lên Fan do người Pháp xây dựng, đã kể cho ông Lâm nghe rất nhiều chuyện thú vị liên quan đến lịch sử vùng đất Sapa.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Bình minh Fansipan 
Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu về Sapa vẫn nghĩ rằng, tên gọi Sapa bắt nguồn từ chữ Chapa, tiếng Pháp có nghĩa là gò cát.

Thực ra, Sapa là tên gọi tắt của đại úy nam tước thủy quân lục chiến Đờ-Cha-pa.

Ông này, sau khi tiến công theo sông Đà lên Điện Biên, Lai Châu, Phong Thổ tiêu diệt tàn quân Thái – Mèo và quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc đã chiếm được những ngôi làng của người Mông, chính là địa danh Sapa bây giờ.

Để thưởng công cho đại úy, Bộ chỉ huy đã đặt tên cho làng Mông đó là Chapa và in ấn trên bản đồ. Làng Mông chính là thị trấn Sapa ngày nay. Người Việt đọc chệch Chapa thành Sapa.

Trong cuộc chinh phạt tàn quân Thái - Mèo, còn có một vị quan địa lý triều Nguyễn tên là Phan Văn Sơn đi theo để hoạch định biên giới với nhà Thanh từ Lào Cai đến Mường Tè.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Thác Tình Yêu 
Lúc nghỉ chân ở Sapa, ông Sơn đã cùng dân phu thám hiểm đỉnh núi cao nhất và đo độ cao của đỉnh núi này. Ông ta đã lấy tên mình đặt cho đỉnh núi và sau nhiều lần dịch ra tiếng Đông tiếng Tây thì thành Fansipan, Phan-xi-phăng… như ngày nay.

Cái tên thác Tình Yêu trong đại ngàn Hoàng Liên mà ai đến rừng cũng phải vào chụp ảnh, ngắm nhìn, có một lịch sử khá lãng mạn, chứ không phải thứ truyền thuyết do những người ngày nay bịa ra.

Năm 1943, một hạ sĩ y tá người Senegan có cái tên rất đàn bà Tôm-mê-bơn, đen như cột nhà cháy, đã yêu cô gái người Mông bản Sin Sìn Hồ có cái tên rất đàn ông Hạng A Chơ (từ đệm A thường dùng cho đàn ông, nhưng vì vợ chồng này chỉ sinh được mỗi cô con gái, trong khi rất muốn có con trai, nên mới đặt tên như vậy).
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Khách du lịch lên Fan thường tìm ông Lâm để nghe ông kể chuyện về Hoàng Liên Sơn 
Trong cuộc họp sĩ quan, Tôm-mê-bơn đã báo cáo chỉ huy cho lấy Hạng A Chơ làm vợ. Đám sĩ quan đều cười rũ rượi. Trung úy Tru-va vỗ vai bảo: “Mày cần gì phải cưới, như chúng tao đây, thích đứa nào cứ đưa ra rừng… chán lại tìm đứa khác”.

Nói xong, Tru-va cười hô hố. Anh chàng hạ sĩ da đen điên tiết vì bị xúc phạm đã tung một đòn như trời giáng vào mặt chỉ huy rồi trốn vào rừng.

Sau đó, cặp tình nhân này đã cùng lên thiên đường bằng nắm lá ngón cạnh thác. Chính Tru-va và đám sĩ quan Pháp đã chôn hai người tại đó và đặt tên cho thác nước tuyệt đẹp này là thác Tình Yêu.

Câu chuyện này do ông Christiane Pasquel Kagheau kể, bởi ông là người chứng kiến. Theo sự chỉ dẫn, ông Lâm đã lần mò trong rừng tìm ngôi mộ, nhưng không thấy.

Những câu chuyện của ông Lâm về đại ngàn Hoàng Liên Sơn cứ miên man, kể mãi không hết…

Kỳ cuối: “Pho sách sống” về thảo dược

Sau khi mất niềm tin vào một số nhà nghiên cứu, mang danh giáo sư, tiến sĩ, mất niềm tin vào cả một tập đoàn đông nam dược lớn nhất nước, cả thời gian dài, ông Trần Ngọc Lâm không tiết lộ cây thuốc với ai nữa.

Tuy nhiên, người Trung Quốc càng ngày càng thu mua ráo riết, các loại thảo dược quý trong đại ngàn Hoàng Liên cứ biến mất dần. Vì thế, khát vọng bảo tồn, phát triển các loài thảo dược quý lại âm ỉ trong ông Lâm.

Suốt mấy năm lang bạt kỳ hồ ở Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, dọc dãy Hoàng Liên Sơn rồi ông cũng tìm ra một địa điểm, thích hợp với những loại cây thuốc quý chỉ mọc trên dãy núi Hymalaya và Hoàng Liên Sơn.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Ông Lâm rất trăn trở với việc bảo tồn các loại thảo dược quý ở Hoàng Liên Sơn 
Địa điểm này cũng có độ cao, khí hậu, chất đất tương đương với Hoàng Liên Sơn và hoang vu đến nỗi trong đường kính 30km không có người ở.

Ông đã tìm được một doanh nghiệp là Công ty Hoa Lợi ở Lào Cai để phát triển các loài thuốc quý. Công ty này sẵn sàng đầu tư nhân rộng các loại thuốc quý hiếm để tạo nguồn dược liệu và bảo tồn cây thuốc. Ông Lâm cũng tin tưởng chuyển giao các bài thuốc quý, các loài thảo được quý cho doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, suốt 2 năm trời, doanh nghiệp Hoa Lợi tổ chức rất nhiều cuộc gặp gỡ “vừa kín vừa hở” với lãnh đạo tỉnh nọ, song vẫn chưa thành công.

Các vị lãnh đạo sau chầu nhậu tưng bừng lại bảo: “Đất còn đó, đi đâu mà vội” khiến doanh nghiệp này ngóng mỏi cổ. Ông Lâm vốn là người khảng khái, cương trực, không chấp nhận cảnh luồn cúi, nên không thèm đầu tư trồng thuốc ở tỉnh nọ nữa.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Bình minh Fansipan 
Vì nguồn dược liệu quý ngày một hiếm, bị khai thác triệt để, nên ông Lâm vẫn chưa tìm ra cách nào giúp người nghèo chữa bệnh. Hiện tại, nguồn thuốc do ông gieo trồng và khai thác từ thiên nhiên chỉ đủ chữa trị cho rất ít người. Nhiều khi nhường thuốc cho họ, ông uống không đủ, cơn đau thắt ngực lại kéo đến.

Theo ông Lâm, những cây thuốc quý mà các thiền sư Tây Tạng chỉ cho ông đều thuộc dạng kỳ hoa dị thảo. Các loại cây thuốc này không có trong từ điển dược học Việt Nam và cũng không nhà dược học nào ở Việt Nam biết đến.

Tuy nhiên, người Trung Quốc thì lại biết rất nhiều cây thuốc quý trong rừng Hoàng Liên Sơn.

Các thiền sư Tây Tạng kể với ông Lâm rằng, cách đây mấy chục năm, rất nhiều kẻ côn đồ đã tra tấn các vị thiền sư để cưỡng ép họ chỉ các cây thuốc quý trị ung thư. Tuy nhiên, họ chỉ biết được vài loại thảo được.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Ông Lâm chỉ một cây thuốc quý không có trong từ điển dược học nước nhà 
Những cây thuốc quý vùng Tây Tạng được một đơn vị của Trung tâm thuốc Trung y, thuộc Tập đoàn quân y Nam Tán trồng và nghiên cứu. Đây là đơn vị nghiên cứu về dược liệu lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, bài thuốc trị ung thư của họ đắt như vàng. Mỗi liều họ bán ra thị trường giá vài triệu đồng tiền Việt.

Hồi nghe tin ông Lâm được các thiền sư Tây Tạng chỉ dẫn những cây thuốc quý trị ung thư, tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, Chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung y của Trung Quốc đã sang gặp ông Lâm và hứa sẽ tặng bạc tỉ nếu ông kể tên 7 cây thuốc chữa ung thư mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng.

Tuy nhiên, ông Lâm từ chối thẳng thừng. Một là lời hứa với vị thiền sư vẫn còn ám ảnh ông, hai là nói ra, người Trung Quốc tung tiền thu mua khiến những loại dược liệu quý này nhanh chóng tuyệt chủng không những ở Việt Nam mà còn sạch sẽ cả dãy Hymalaya.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Ông Lâm là người phát hiện bãi đá có hình khắc chưa từng biết đến giữa đại ngàn Hoàng Liên Sơn 
Trong những chuyến xuyên rừng dài ngày cùng ông Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho xem hàng trăm loài thảo dược, toàn kỳ hoa dị thảo.

Tôi tra tên những cây thuốc ông Lâm chỉ trong từ điển dược học nước nhà, trong sách của GS. Đỗ Tất Lợi, song hầu như không thấy có. Tôi có cảm giác, ông Lâm như một pho sách hoàn toàn mới về các loại dược liệu thần bí.

Ông Lâm bảo, các nhà dược học Trung Quốc nói rằng: “Người Việt chết trên đống thuốc quý mà không biết”. Quả thực, nền đông y nước nhà còn kém xa nước bạn, nên chúng ta thiệt thòi đủ thứ. Chúng ta nhổ sạch thảo dược quý bán cho họ với giá rẻ mạt, rồi lại mua thuốc của họ với giá cắt cổ.

Điều ông Lâm trăn trở, là bản thân ông không thể sống được mãi mãi, nhưng lại không tìm được chỗ tin tưởng để chuyển giao những cây thuốc quý, để tìm cách gieo trồng, bảo tồn, cứu chữa người bệnh, làm giàu cho đất nước. Và khi ông mất đi, những loài thảo dược cực quý sẽ lại là cây rừng như triệu năm nay vẫn thế.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Người kể chuyện giữa đại ngàn

Bao năm nay, những người chinh phục đỉnh Fasipan thi thoảng gặp trong rừng một người đàn ông, lúc thì lúp xúp mũ tai bèo, dao đeo bên hông đi tìm cây thuốc, lúc gặp ông cởi trần ngồi thiền bất động trong cái lạnh âm độ, tuyết phủ trắng mái tóc.

Khách du lịch thấy người đàn ông kỳ lạ này thường bắt chuyện, làm quen. Ông Lâm trở thành người kể những câu chuyện huyền bí về đại ngàn Hoàng Liên Sơn, về mảnh đất Sapa huyền thoại.

Theo ông Lâm, ông già người Pháp tên là Christiane Pasquel Kagheau, người từng cung cấp bản đồ cổ để ông Lâm tìm lại con đường lên Fan do người Pháp xây dựng, đã kể cho ông Lâm nghe rất nhiều chuyện thú vị liên quan đến lịch sử vùng đất Sapa.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Bình minh Fansipan 
Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu về Sapa vẫn nghĩ rằng, tên gọi Sapa bắt nguồn từ chữ Chapa, tiếng Pháp có nghĩa là gò cát.

Thực ra, Sapa là tên gọi tắt của đại úy nam tước thủy quân lục chiến Đờ-Cha-pa.

Ông này, sau khi tiến công theo sông Đà lên Điện Biên, Lai Châu, Phong Thổ tiêu diệt tàn quân Thái – Mèo và quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc đã chiếm được những ngôi làng của người Mông, chính là địa danh Sapa bây giờ.

Để thưởng công cho đại úy, Bộ chỉ huy đã đặt tên cho làng Mông đó là Chapa và in ấn trên bản đồ. Làng Mông chính là thị trấn Sapa ngày nay. Người Việt đọc chệch Chapa thành Sapa.

Trong cuộc chinh phạt tàn quân Thái - Mèo, còn có một vị quan địa lý triều Nguyễn tên là Phan Văn Sơn đi theo để hoạch định biên giới với nhà Thanh từ Lào Cai đến Mường Tè.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Thác Tình Yêu 
Lúc nghỉ chân ở Sapa, ông Sơn đã cùng dân phu thám hiểm đỉnh núi cao nhất và đo độ cao của đỉnh núi này. Ông ta đã lấy tên mình đặt cho đỉnh núi và sau nhiều lần dịch ra tiếng Đông tiếng Tây thì thành Fansipan, Phan-xi-phăng… như ngày nay.

Cái tên thác Tình Yêu trong đại ngàn Hoàng Liên mà ai đến rừng cũng phải vào chụp ảnh, ngắm nhìn, có một lịch sử khá lãng mạn, chứ không phải thứ truyền thuyết do những người ngày nay bịa ra.

Năm 1943, một hạ sĩ y tá người Senegan có cái tên rất đàn bà Tôm-mê-bơn, đen như cột nhà cháy, đã yêu cô gái người Mông bản Sin Sìn Hồ có cái tên rất đàn ông Hạng A Chơ (từ đệm A thường dùng cho đàn ông, nhưng vì vợ chồng này chỉ sinh được mỗi cô con gái, trong khi rất muốn có con trai, nên mới đặt tên như vậy).
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Khách du lịch lên Fan thường tìm ông Lâm để nghe ông kể chuyện về Hoàng Liên Sơn 
Trong cuộc họp sĩ quan, Tôm-mê-bơn đã báo cáo chỉ huy cho lấy Hạng A Chơ làm vợ. Đám sĩ quan đều cười rũ rượi. Trung úy Tru-va vỗ vai bảo: “Mày cần gì phải cưới, như chúng tao đây, thích đứa nào cứ đưa ra rừng… chán lại tìm đứa khác”.

Nói xong, Tru-va cười hô hố. Anh chàng hạ sĩ da đen điên tiết vì bị xúc phạm đã tung một đòn như trời giáng vào mặt chỉ huy rồi trốn vào rừng.

Sau đó, cặp tình nhân này đã cùng lên thiên đường bằng nắm lá ngón cạnh thác. Chính Tru-va và đám sĩ quan Pháp đã chôn hai người tại đó và đặt tên cho thác nước tuyệt đẹp này là thác Tình Yêu.

Câu chuyện này do ông Christiane Pasquel Kagheau kể, bởi ông là người chứng kiến. Theo sự chỉ dẫn, ông Lâm đã lần mò trong rừng tìm ngôi mộ, nhưng không thấy.

Những câu chuyện của ông Lâm về đại ngàn Hoàng Liên Sơn cứ miên man, kể mãi không hết… 

NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP SẼ ĐẾN SAU KHỦNG KHOẢNG!


                       



Việt Hoàng


“…Tiếc thay, do nền giáo dục xuống cấp vì nhồi sọ và thiếu định hướng nên học sinh, sinh viên ra trường ‘dở ông dở thằng”, thầy không ra thầy thợ không ra thợ. Bao nhiêu năm ăn học, thành cử nhân rồi mà vẫn phải đi bán cà phê dạo, hay hát rong…”
Khủng hoảng kinh tế đã đến với Việt Nam hơn một năm nay, nó đang còn ở lại và khi ra đi, sẽ mang theo nhiều mất mát, đỗ vỡ và đau đớn. Năm 2012 sắp kết thúc. Bức tranh dự đoán cho năm 2013 toàn là một màu xám xịt: kinh tế sẽ tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục phá sản, bất động sản vẫn tiếp tục bất động, bấp chấp mọi nỗ lực “giải cứu” của chính phủ. Kinh tế thị trường có sức mạnh ghê gớm của nó khiến mọi biện pháp hành chính đều bó tay. Hệ thống ngân hàng sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, những ngân hàng yếu kém bắt buộc phải dừng cuộc chơi, nhiều “ngôi sao” phải đổi ngôi.
Hết tiền, đương nhiên chính phủ phải tăng cường và dùng mọi biện pháp móc túi người dân để duy trì ngân sách nuôi một (chính xác là hai) bộ máy đảng và chính quyền thuộc loại cồng kềnh và tham nhũng nhất thế giới. Các loại phí vô lý như phí “bảo trì đường bộ” mà xe máy, ô-tô phải đóng từ ngày 1/1/2013 hay phạt xe không chính chủ… sẽ được tạm hoãn trong một thời gian ngắn rồi tiếp tục phải thực hiện, không những chỉ có thế mà sắp tới sẽ còn nhiều loại phí (vô lý) tương tự như vậy được ban hành. Điện cũng vừa bị tăng giá thêm 5%.
Tin buồn với người dân là lạm phát và giá cả sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên đảng và chính phủ thì cứ việc yên tâm vì người dân Việt Nam thuộc loại chịu đựng giỏi nhất thế giới, khổ thế chứ khổ nữa vẫn chịu được. Duy chỉ có một bộ phận rất nhỏ là thanh niên (hoặc là tàn dư của chế độ cũ để lại? Hoặc do thế lực thù địch xúi giục? Hoặc nằm trong số gần một triệu người thất nghiệp trong năm 2012 theo thông báo của Tổng cục thống kê) là dám tụ tập và rủ nhau đi cướp, mà đúng là cướp thời khủng hoảng nên cũng có khác: “chém trước cướp sau” chứ không thèm “dọa trước cướp sau”. Năm mới sắp đến, dù chiến tranh đã lùi xa và dù chúng ta đang sống ở thành phố thì mọi người cũng nên tham gia một khóa học ngắn về “nghệ thuật cải trang khi ra phố” cho nó an toàn. Nói gì thì nói, dù giàu hay nghèo, lơ mơ là mất mạng như chơi.
Thất nghiệp sẽ là nỗi lo lớn nhất đối với người dân, nhất là người dân đô thị. Tuy nhiên theo báo chí của đảng thì tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam chỉ trên dưới 3%, trong khi đó ở các nước tư bản giãy chết, tỉ lệ này mới đáng nói như Tây Ban Nha và Hy Lạp là 25%, ngay cả ở Hoa Kỳ tỉ lệ này cũng gần 9%. Không biết ở các nước đó người thất nghiệp được hưởng bao nhiêu tiền một tháng? Còn ở Việt Nam nếu thất nghiệp có nghĩa là đói, nếu không thì “cử nhân đi hát rong” hoặc “bán cà phê dạo”.
Trên tất cả, bản thân người viết thấy đáng nói và đáng chia sẻ nhất là sự phá sản của tầng lớp trung lưu Việt Nam (cả đáng thương nữa vì bản thân người viết có đứa em cũng nằm trong số đấy). Đây là tầng lớp trụ cột, chỗ dựa cho xã hội và người dân trong mọi hoàn cảnh. Sau hơn 20 năm trời lăn lộn, bươn chải, lên bờ xuống ruộng thì rốt cuộc đến hôm nay, tài sản và cơ đồ mà họ đã gầy dựng bấy lâu, gần như mất hết. Giấc mơ “quay trở về cái máng lợn sứt ngày xưa” của doanh nhân, từng là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đồng thời là nghị sĩ quốc hội Đặng Thành Tâm, tuy nửa đùa nửa thật nhưng cũng đủ phản ánh được nỗi niềm chua xót và cay đắng của tầng lớp trung lưu Việt Nam trước con tạo xoay vần của thời thế.
Họ đã chấp nhận im lặng, ngậm miệng ăn tiền, chỉ lo làm giàu cho mình và cho các quan chức chính phủ mà không hề lên tiếng trước những ngang trái của cuộc đời đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ bên cạnh họ. Họ tưởng mình nằm ngoài tầm ảnh hưởng của thời cuộc và họ sẽ an toàn. Họ không quan tâm hoặc không có chính kiến về các vấn đề chính trị, họ cũng muốn “ổn định” như đảng và nhà nước mong muốn. Họ sợ mất đi những gì họ đang có. Họ quay lưng lại với dân chủ. Họ tin vào sức mạnh của đồng tiền. Họ hy vọng rằng của cải sẽ bảo vệ được họ. Họ nghĩ rằng họ là những kẻ khôn ngoan. Họ cho rằng họ quá lớn và quá quan trọng cho đất nước nên không thể “chết” được. Họ chỉ biết tìm niềm vui qua chén rượi và thành tích gái gú…
Họ… đã tính sai tất cả. Khủng hoảng kinh tế có sức tàn phá khủng khiếp mà đời người ai cũng chỉ có thể chứng kiến và trải nghiệm qua… một hai lần. Sau cuộc khủng hoảng, nhiều doanh nhân lớn cũng đành ngậm ngùi chia tay với thương trường để về vườn “vui thú điền viên”, nhất là những doanh nhân đã có tuổi tác. Họ không còn đủ thời gian, sức khỏe và cả nghị lực để làm lại từ đầu. Một chu kỳ kinh tế mới, với những khuôn mặt mới, sẽ thay thế. Sự thích nghi với hoàn cảnh từ nghèo trở thành giàu, tuy khó nhưng dù sao vẫn dễ chịu và mất  ít thời gian hơn so với sự thích nghi ngược lại, tức là đang từ giàu có mà trở thành nghèo khó. Thậm chí có người không thể chịu được, nhất là những người bị bệnh sĩ diện.
Khủng hoảng kinh tế Việt Nam đã đến và vẫn đang tiếp diễn. Dù muốn hay không thì nó vẫn cứ xảy ra, vì đây là qui luật của cuộc sống. Mà đã là qui luật thì không thể nào cưỡng lại được. Những cái mất mát mà khủng hoảng đem đến cho mọi người mọi nhà là rất kinh khủng, dù trước đó đã được cảnh báo nhiều lần nhưng không ai tin và không ai có thể hình dung ra được nó khủng khiếp như thế nào. Nhất là với tầng lớp nghèo khổ, họ sẽ bị tổn thương rất lớn trong cuộc khủng hoảng này. Thiếu hiểu biết sẽ làm cho niềm tin con người đặt sai chổ và trở nên lầm lẫn. Người viết có đứa em, cũng là một doanh nhân, sau khi Châu Âu bị khủng hoảng, đã cảnh báo nó rất nhiều lần nhưng hầu như nó bỏ ngoài tai. Nó cho rằng Việt Nam khác Châu Âu và thế giới, giá đất đai và bất động sản ở Việt Nam chỉ có lên chứ không có xuống vì nó lý luận rất đơn giản và rất lô-gic là “người đẻ chứ đất không đẻ”! Nó có một xưởng may hàng xuất khẩu và một công ty môi giới bất động sản nhưng sự quan tâm của nó dành hết cho bất động sản chứ không dành cho may mặc. Và rồi cái gì đến sẽ phải đến. Xưởng may của nó đóng cửa vì thiếu vốn và thiếu sự đầu tư cần thiết. Bất động sản đóng băng nên công ty môi giới cũng tự giải tán. Không hiểu nó có rút ra được bài học gì hay không? May là nó còn trẻ và không nợ nần gì ai.
Một qui luật quan trọng của cuộc sống: Những điều vô lý thì không thể kéo dài mãi, trước sau gì nó cũng phải kết thúc. Việt Nam là nước nghèo nhưng bất động sản lại cao nhất thế giới. Ai cũng thấy sự vô lý đó nhưng ai cũng lao đầu vào kinh doanh bất động sản. Không chết mới là chuyện lạ. Trước năm 2012, một số bạn bè của người viết là những người kinh doanh tương đối thành công ở Đông Âu, ai cũng có khoảng nửa triệu đô la tiền mặt, nhưng khi về Việt Nam đều choáng váng với giá cả nhà đất. Với giá đó chỉ mua nổi căn nhà 4 tầng, diện tích 40-60 mét vuông ở trong ngõ của Hà Nội. Về sau mọi người đành chọn Sài Gòn làm “chốn đi về” vì dù sao nó vẫn rẻ hơn nhiều so với Hà Nội.
Năm 2012 sắp đi qua, năm 2013 sắp đến. Trong những ngày đầu Xuân mà nói toàn chuyện buồn e rằng độc giả Thông Luận mất vui. Vậy thì người viết sẽ nói về những điều tốt đẹp xung quanh chủ đề khủng hoảng kinh tế.
Sau cơn mưa trời sẽ sáng, sau hủy diệt sẽ là sự hồi sinh, sau khi lũ lụt rút đi sẽ để lại một lớp phù sa màu mỡ. Đó cũng là một qui luật của cuộc sống. Trước khủng hoảng người Việt sống và làm việc với một tư duy ảo. Người người, nhà nhà lao vào kinh doanh bất động sản, số tiền dành cho bất động sản lên tới hơn 30% GDP. Ai cũng nhìn cuộc đời với màu hồng, ai cũng thấy lãi xuất khổng lồ từ buôn bán bất động sản, kể cả các tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong khi đó sự thịnh vượng và phát triển bền vững chỉ có được khi hàng hóa sản xuất ra dồi dào, chất lượng tốt, xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu do nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhiều công ty ăn nên làm ra. Thịnh vượng không thể đến từ việc “buôn nước bọt”.
Sau cơn khủng hoảng này, tư duy về kinh tế của người Việt chắc chắn sẽ phải thay đổi. Chính quyền có thay đổi không thì không biết, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt buộc phải chuyên tâm vào sản xuất, vào những ngành nghề chủ đạo chính của mình. Họ sẽ phải vĩnh viễn quên đi các phi vụ đầu tư vào bất động sản. Họ phải thay đổi và cải tiến phương thức quản lý cũng như cải thiện năng suất lao động của chính doanh nghiệp mình. Ai cũng biết một điều là năng suất lao động của người Việt và các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là rất thấp vì thiếu sự đầu tư cho máy móc, cho cơ sở hạ tầng cũng như cho người lao động. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới như ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ hay Ấn Độ ngày càng chuyên nghiệp hóa cao và đang vươn lên mạnh mẽ, Việt Nam hoàn toàn bị lép vế hoặc tụt hậu trong hiện tại lẫn cả tương lai.
Người Việt sẽ phải đoạn tuyệt với lối tiêu tiền, ăn nhậu quá trớn như trước đây, theo kiểu vứt tiền qua cửa sổ. Việt kiều (trừ Việt kiều trồng cần sa) về nước, thấy cảnh tiêu tiền của người Việt thành phố đều ngạc nhiên và thán phục? Quan chức thì không nói đến làm gì, mà ngay cả những người kinh doanh bình thường hay công chức làng nhàng cũng đủ tuần 7 buổi ăn nhậu và thậm chí có người, có ngày, ăn nhậu đến hai ba lần. Nhớ năm nào trước khủng hoảng, ghé thăm đứa bạn ở Hà Nội, ở lại ăn cơm tối với vợ chồng nó, vợ nó than thở rằng “một tháng rưỡi nay chồng em không ăn cơm nhà”. Bạn bè về phép Việt Nam sang đều bảo nhau rằng, riêng khoản ăn chơi và sành điệu thì Việt kiều về nước mà gặp Việt cộng đều chạy mất dép.
Muốn đất nước phát triển bền vững và lành mạnh thì mỗi người, mỗi nghề bắt buộc phải làm việc theo lối chuyên nghiệp cao. Không cần thiết là một người phải biết làm nhiều việc khác nhau, tốt hơn là nên làm một công việc duy nhất, nhưng phải thật giỏi. Ông bà ta cũng từng khuyên “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Tiếc thay, do nền giáo dục xuống cấp vì nhồi sọ và thiếu định hướng nên học sinh, sinh viên ra trường ‘dở ông dở thằng”, thầy không ra thầy thợ không ra thợ. Bao nhiêu năm ăn học, thành cử nhân rồi mà vẫn phải đi bán cà phê dạo, hay hát rong. Thật là bi kịch cho bản thân người đó cũng như gia đình và cả xã hội.
Tất cả những vô lý đó sẽ phải thay đổi sau khủng hoảng. Ai sẽ làm việc của người ấy. Người nông dân phải gắn bó máu thịt với ruồng đồng của mình (trừ khi đất bị nhà nước “thu hồi”). Người công nhân phải tăng hiệu suất làm việc để nhận được đồng lương xứng đáng. Người kinh doanh phải đặt quyền lợi và nhu cầu của khách hàng lên trên hết…
Tóm lại, khi mọi người làm đúng khả năng và có trách nhiệm với việc làm của mình thì xã hội sẽ tốt đẹp. Cho thế nào thì sẽ nhận được như vậy. Và nếu có một lời muốn tâm tình trong những ngày đầu năm mới này với độc giả là giới đàn ông Việt Nam thì đó là: hãy uống ít bia rượi! Bởi vì rượi, bia, sự ham muốn… bản thân nó không xấu nhưng dùng quá nhiều là sẽ có hại. Hại cho sức khỏe, làm vơi đi túi tiền và ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi. Hãy dành thời gian và tiền bạc cho gia đình, thể thao và làm từ thiện.

Việt Hoàng

10 chuyện nổi bật ở Việt Nam năm 2012

Nguyễn Hùng

Cập nhật: 12:02 GMT - thứ sáu, 28 tháng 12, 2012

Đất nước Việt Nam vừa trải qua 12 tháng nhiều sự kiện đầy kịch tính từ chính trị, xã hội tới kinh tế và quốc phòng.

BBC điểm lại những tin tức chính thu hút nhiều bạn đọc đến với trang bbcvietnamese.com trong năm 2012.

 

1. Cưỡng chế đất đai

Vụ Tiên Lãng hồi đầu năm 2012 gây bất bình trong dư luận

Năm 2012 khởi đầu với những phát đạn hoa cải ở Bấm Tiên Lãng, Hải Phòng trong vụ cưỡng chế trái luật khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn.
Ông Vươn và gia đình bị tố cáo bắn bị thương một số công an và quân nhân trong vụ cưỡng chế hồi đầu tháng Một.
Truyền thông trong nước mạnh mẽ chỉ trích các quan chức Hải Phòng và dẫn lời tướng Bấm Lê Đức Anh, cựu Chủ tịch nước, nói:
"Nếu Đoàn Văn Vươn là một người lương thiện được người dân địa phương quý mến, vậy lý do gì khiến anh ta phải có hành vi tiêu cực như vậy? Điều này cần được khẩn trương làm rõ."
Hôm 28/12, báo chí trong nước nói ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và hai người anh em khác bị đề nghị truy tố Bấm tội giết người trong khi vợ của hai ông bị buộc tội chống người thi hành công vụ.
Sau Tiên Lãng, một vụ cưỡng chế với số đông công an hơn, dù không có sự tham gia của quân đội như Tiên Lãng, đã diễn ra tại Bấm Văn Giang, Hưng Yên hồi tháng Tư.
Người dân tố cáo chính quyền dùng Bấm vũ lực mạnh và hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã bị hành hung.
Đây chỉ là hai vụ lớn nhất trong số các vụ cưỡng chế đất đai trong năm qua ở Việt Nam.

 

2. 'Đồng chí X'

Trong tháng 10, một sự kiện được theo dõi sát sao là Bấm Hội nghị trung ương 6 của Đảng Cộng sản mà kết quả là không ai bị kỷ luật vì để xảy ra các sai phạm kinh tế và tham nhũng tràn lan.
Ông Dũng nói Đảng còn giao nhiệm vụ, ông còn làm
Điều này diễn ra bất chấp chuyện toàn thể Bộ Chính trị và cá nhân một ủy viên, được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gọi là 'đồng chí X', bị đưa ra trước Ban Chấp hành Trung ương gồm 175 thành viên chính thức.
Mặc dù truyền thông Việt Nam không nêu tên nhưng các hãng thông tấn nước ngoài đều nói 'đồng chí X' chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được tờ The Economist nói tới trong bài ' Bấm Chúng ta tha cho chúng mình'.
Sau hội nghị, luật sư Trần Quốc Thuận, đảng viên 44 năm tuổi đảng và từng 14 năm làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói với BBC Đảng nên triệu tập Bấm Đại hội giữa kỳ để xử lý việc kỷ luật 'Bộ chính trị và một ủy viên'.
Sang tháng 11, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc gợi ý với ông Nguyễn Tấn Dũng rằng chính phủ nên bắt đầu " Bấm văn hóa từ chức" nhưng vị Thủ tướng nói Đảng còn giao cho ông nhiệm vụ thì ông còn làm mặc dù ông không 'xin' Đảng Cộng sản giao việc cho ông.
Bản thân Đảng Cộng sản cũng nhận ra rằng họ cần Bấm thay đổi nhưng có vẻ lúng túng trong chuyện thực hiện.

 

3. Nhóm lợi ích

Tranh chấp phe nhóm và Bấm nhóm lợi ích là hai vấn đề 'nóng' trong nhiều tháng qua. Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh Bấm nhận định hồi tháng Chín:
"Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển,...
"Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị - xã hội."
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
"Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay ở doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án...
"Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị - xã hội."
Một Bấm cựu quan chức nói các nhóm lợi ích luôn "gắn với một ông quan chức nào đấy" và nói khó có thể chống tham nhũng nếu chính các quan chức này cũng phụ trách luôn việc chống tham nhũng.

 

4. Ai làm báo?

Năm 2012 chứng kiến sự phát triển của một số blog chỉ trích chính quyền mà các nhà lãnh đạo Việt Nam gọi là "phản động".
Trong số các trang này có Quan làm báo và Dân làm báo, hai trang bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cấm đọc.
Con gái ông Dũng, bà Nguyễn Thanh Phượng, cũng chỉ trích những ' Bấm blog phản động' trong một cuộc phỏng vấn.
Sự xuất hiện của Bấm Quan làm báo được xem là biểu hiện của những 'căng thẳng cung đình' bị 'bật mí' ra tại Việt Nam.
Cho tới giờ danh tính của các tác giả trên Quan làm báo vẫn còn là điều bí ấn.
Một trong những người bị cáo buộc đứng đằng sau trang web này, cựu đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, nói với BBC rằng bà và em trai, Đặng Thành Tâm, Bấm không có liên quan gì tới Quan làm báo.

 

5. 'Bầu' Kiên

Vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên được cho là nằm trong bối cảnh tranh chấp phe nhóm chính trị
Một loạt các cuộc Bấm bắt bớ và xét xử liên quan tới sai phạm kinh tế đã diễn ra mà vụ 'Bầu' Kiên, tức doanh nhân Nguyễn Đức Kiên, đã gây ra cú sốc cho thị trường tài chính Việt Nam.
Ông Kiên bị Bấm quy vào hai tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Sau ông Kiên, lần lượt Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị, một cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, của ngân hàng có tiếng ACB đã bị bắt vào khởi tố.
Cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bấm Trần Xuân Giá và một số nhân vật khác được tại ngoại hầu tra.

 

6. Vinashin - Vinalines

Hai vụ thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng ở hai tập đoàn chuyên đóng tàu (Vinashin) và vận tải hàng hải (Vinalines) đã dẫn tới các án tù lâu năm hoặc truy nã và bắt bớ.
Cuối tháng Ba, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm tổng giám đốc Vinashin bị tòa kết án Bấm 20 năm tù trong phiên xử sơ thẩm bốn ngày ở Hải Phòng trong đó tám người khác bị các án tù từ ba đến 19 năm, trong đó nặng nhất là ông Trần Văn Liêm, nguyên trưởng ban kiểm soát Vinashin.
Sang tháng Sáu, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines Dương Chí Dũng bị Bấm truy nã quốc tế và Bấm bị bắt vào tháng Chín.
Trước đó, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói tại Quốc hội Việt Nam rằng vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Tổng công ty Hàng hải Vinalines và cựu lãnh đạo bỏ trốn giống ' Bấm như chuyện đùa'.

 

7. Đường 'lưỡi bò'

Quan hệ Việt - Trung tiếp tục có nhiều căng thẳng liên quan tới chủ quyền biển đảo và người dân đã nhiều lần xuống đường để bày tỏ sự bất bình.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông
Lần Bấm biểu tình cuối cùng, vốn nhanh chóng bị lực lượng an ninh giải tán, diễn ra hôm 9/12.
Một đương kim Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc ở thành phố Hồ Chí Minh Bấm nói chính quyền không muốn có biểu tình vì "lửa nhỏ có thể bùng thành đám cháy to" do người dân đã không còn tin vào chính quyền, vốn đã làm "quá nhiều điều sai trái".
Cuộc biểu tình hôm 9/12 diễn ra ít lâu sau khi tàu Trung Quốc bị cáo buộc làm đứt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và Bắc Kinh in hình 'lưỡi bò' thể hiện đòi hỏi chủ quyền của họ ở Biển Đông lên hộ chiếu mà Việt Nam từ chối đóng dấu.
Trước đó Việt Nam đã thông qua Bấm Luật biển khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa và cả Hoàng Sa, hiện đang do Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ.
Đáp lại, Bắc Kinh xác nhận việc thành lập thành phố Tam Sa để quản lý các đảo trong đó có Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa).
Trong năm, Việt Nam tiếp tục đón các chuyến thăm viếng của hải quân nước ngoài và tăng cường quân bị qua việc đặt mua Bấm tàu chiến, phi cơ.

 

8. Blogger lãnh án

Hồi tháng 9/12, ba blogger được nhiều người biết tới, Điếu Cày (ông Nguyễn Văn Hải), bà Tạ Phong Tần (chủ blog Công lý & Sự thật) và Anh Ba Sài Gòn (ông Phan Thanh Hải) bị kết án tổng cộng 26 năm tù giam.
Ông Hải bị kết án 12 năm, bà Tần 10 năm và ông Phan Thanh Hải bốn năm. Trong phiên Bấm phúc thẩm hôm 28/12, chỉ riêng ông Phan Thanh Hải được giảm án một năm xuống còn ba năm tù giam vì đã "nhận tội".
Mẹ bà Tần đã Bấm tự thiêu trong lúc con gái bị giam giữ.
Các tổ chức nhân quyền chỉ trích mạnh mẽ việc Việt Nam dùng những điều luật "mơ hồ" để bỏ tù những người có quan điểm khác với chính quyền.
Việt Nam cũng bị Tổ chức Phóng viên Không biên giới coi là 'kẻ thù của internet' vì xét xử và sách nhiễu những cây viết trong không gian ảo, những người chính quyền nói bị trừng trị vi phạm pháp luật.

 

9. 'Hạt giống đỏ'

Cô Tô Linh Hương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị trong hai tháng

Một trong những tin thu hút sự chú ý của dư luận hồi tháng Tư là chuyện con ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước Vinaconex - PVC.
Bấm Tô Linh Hương, sinh năm 1988, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngành quan hệ quốc tế.
Nhưng con gái ông Rứa đã nhanh chóng Bấm rời ghế chủ tịch hồi tháng Sáu, hai tháng sau khi nhậm chức.
Hồi tháng Một có tin con trai út 23 tuổi của một ủy viên Bộ Chính trị khác, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trở thành Bấm cán bộ đoàn cấp cơ sở sau khi du học ở Anh Quốc trở về.
Tới tháng 12/12, anh Nguyễn Minh Triết được bầu vào Bấm Ban chấp hành Trung ương đoàn.
Bấm Chị gái của anh Triết, bà Nguyễn Thanh Phượng, 32 tuổi, là lãnh đạo của một số công ty trong đó có chức Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Bản Việt.
Anh trai của anh, Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi là Bấm ủy viên trung ương dự khuyết và Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

 

10. 'Bên Thắng Cuộc'

Cư dân mạng xôn xao về cuốn sách của nhà báo Huy Đức, tức blogger Osin trong những tuần cuối năm 2012.

Nhà báo Huy Đức viết về những gì xảy ra ở Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ trong cuốn Bên Thắng Cuộc.
"Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới."
Tác giả Huy Đức
Bấm Tác giả sách nói: "Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới."
Sách được Bấm đánh giá là giúp người đọc "hình dung ra được khá rành mạch vì sao sự mê tín với một mô hình độc tôn đã khiến lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam liên tiếp sai lầm mà các di chứng vẫn còn đang là chính sách hiện hành dù đã được bớt liều nhờ tác động khách quan và sự tự ý thức."
Phần một của Bên Thắng Cuộc với tựa đề Giải Phóng đã trở thành sách bán chạy nhất trong phần lịch sử Đông Nam Á trên Kindle Store của Amazon.
Vì gợi lại nhiều vấn đề tại Việt Nam thời kỳ chiến tranh và hậu chiến, cuốn sách tiếp tục nhận các luồng ý kiến khen và chê trong các giới người Việt.
Một độc giả trên Amazon nói sách được viết "khá vội vã với lối hành văn và vô vàn các chi tiết được đưa vào" và "sách còn mắc một số lỗi câu, lỗi chính tả, và lỗi đánh máy."
Trong khi đó một nhân vật được nêu trong sách cũng công khai lên tiếng nói rằng bài báo nói ông và đồng đội đầu hàng quân miền Bắc mà tác giả trích lại là không chính xác.
Tác giả Huy Đức hiện tiếp tục hiệu đính cho bản in của cuốn sách, ông cũng cho các bạn trên Facebook hay ông sẽ phản ánh những phản hồi của bạn đọc trong lần xuất bản tới.

(Theo BBC)