Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Phóng sự về "người rừng" Trần Ngọc Lâm (kỳ 11-end)


Kỳ 11: Trồng thuốc để bảo tồn

Suốt mấy năm trời sống trong hang đá trên độ cao 2.900m gần đỉnh Fansipan, ông Trần Ngọc Lâm đã đi ngang dọc khắp đại ngàn Hoàng Liên Sơn để tìm các loại cây thuốc quý, mà ông học được từ các thiền sư Tây Tạng.

Ông Lâm vốn có trí nhớ cực tốt, chỉ nhìn một lần là nhớ mãi mãi, nên ông nhanh chóng tìm được nhiều loại thảo được cực quý, mà hầu hết những thảo dược ấy chưa từng được biết đến ở Việt Nam.

Bài thuốc trị ung thư phổi mà các thiền sư Tây Tạng chỉ cho ông Lâm gồm 7 loại chính, nhưng ông đã đi khắp đại ngàn Hoàng Liên, xuyên dọc biên giới đến tận Mường Tè của đất Lai Châu, sang cả quả núi cao 3.900m cạnh Mường Tè thuộc đất Trung Quốc, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một cây ngũ trảo long nào.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Ông Lâm đã đi khắp đại ngàn Hoàng Liên tìm cây thuốc quý 
Ngũ trảo long được các thiền sư Tây Tạng đánh giá là thảo dược quý nhất trong bài thuốc trị ung thư phổi. Thiếu cây này, thì tác dụng bài thuốc kém đi nhiều.

Biết rằng ở Việt Nam không có cây thuốc trân quý này, nên ông Trần Ngọc Lâm đã quyết định rời đỉnh Fansipan tìm sang Tây Tạng.

Sau mấy năm sống trong rừng, ông Lâm đã biến thành… người rừng thật sự. Cơ thể gầy còm như thiền sư, tóc phủ ngang vai, râu trùm kín mặt, buông thõng xuống tận ngực.

Hồi ông đi qua thị trấn Sapa tìm về Lào Cai, người dân thị trấn du lịch này đổ ra đường xem kín mít. Người ta đồn ầm lên rằng, xuất hiện người rừng Hoàng Liên Sơn tại thị trấn Sapa.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Cây thuốc quý trổ hoa rất đẹp trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn 
Ông Trần Ngọc Lâm tìm sang bên kia biên giới gặp Vàng Lù Pao để đi nhờ đoàn xe tải lên Tây Tạng. Cuộc hành trình kéo dài nửa tháng thì đến thị trấn Lahsa.

Khi gặp lại thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa, người đã cứu ông thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác, thì ông đã ngoài 90 tuổi, sắp đắc đạo. Thiền sư đang chuẩn bị hậu sự, dặn dò đệ tử để vào hang bắt đầu quá trình nhập tịch để được về cõi Phật.

Những thiền sư vùng đất huyền bí Tây Tạng tu hành cả đời, làm không biết bao việc nghĩa với mong ước được đắc đạo. Khi đã đủ duyên, thấy vòng đời đã hết, họ sẽ vào một cái hang nhỏ đục sẵn vào núi đá ngồi thiền. Đệ tử sẽ xây bức tường để bịt kín miệng hang.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Ông Lâm trồng cây thuốc quý khắp rừng Hoàng Liên 
Các thiền sư sẽ không ăn uống gì trong quá trình ngồi thiền trong hang tối. 3 tháng sau, đệ tử sẽ mở cửa hang ra xem. Nếu thiền sư chưa chết thì tiếp tục bịt cửa hang lại.

Cứ 3 tháng họ lại mở cửa một lần để kiểm tra xem thiền sư còn thở không. Khi thiền sư đã ngừng thở, cơ thể khô đét, cứng như gỗ, rắn như đá, thì họ bịt kín hang, không bao giờ mở ra nữa. Nhiều thiền sư tu luyện đến mức toàn thân bất hoại. Cách tu hành này gọi là Saprakhi.

Lúc vị thiền sư này đang chuẩn bị hậu sự, ông Lâm đã nói với thiền sư rằng, ở Việt Nam cũng có rất nhiều cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya, nhưng cây thuốc quan trọng nhất là ngũ trảo long thì không có.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Một số nhà nghiên cứu cho rằng loài cỏ này có độc, nhưng ông Lâm khẳng định chúng là vị thuốc quý 
Nghe ông Lâm nói vậy, vị thiền sư này đã giật mình. Ông không ngờ rằng ở đất nước phương Nam nhỏ bé và xa xôi, trong truyền thuyết của người Tây Tạng thì vùng đất ấy “có quả chuối và rất nóng”, lại có những thần dược ở xứ băng giá Tây Tạng.

Ông Lâm đã khẩn cầu xin giống cây thuốc ngũ trảo long về trồng ở Việt Nam, nhưng vị thiền sư từ chối.

Lúc đó, ông Lâm mới hiểu rằng, hóa ra, trước đây vị thiền sư này cho ông Lâm biết nhiều vị thuốc như vậy là vì ông ta nghĩ rằng ở đất nước có khí hậu nóng không bao giờ có những vị thuốc quý như ở dãy Hymalaya.

Nhưng không ngờ, đỉnh Hoàng Liên Sơn cũng rất cao, khí hậu lạnh quanh năm nên cũng có nhiều loài cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya này. Vị thiền sư không tiếc thuốc quý, nhưng ông sợ tiết lộ, cả thế giới sẽ kéo đến nhổ sạch.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Sau một tuần ông Lâm ở trong hang, chạy đôn chạy đáo giúp các thiền sư trị bệnh cho người nghèo, rồi thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cũng đến gặp ông Lâm bảo: "Mai tôi vào hang nhập định rồi, chắc không gặp anh nữa. Tôi quý anh là vì đất nước anh đã đánh thắng quân Mông Cổ.

Tôi sẽ cho anh 30 hạt ngũ trảo long, anh đem về gieo trồng, chắc cũng hợp khí hậu và sống được. Anh nên giữ kín những loại cây thuốc này. Nếu anh nói ra thì đất nước anh và khắp vùng Tây Tạng này cũng sẽ bị nhổ hết. Hàng triệu người bệnh đang trông chờ vào cây thuốc này đấy".

Ông Lâm quỳ xuống tạ ơn thầy và hứa sẽ không tiết lộ với ai.

Thiền sư gầy khô đét đẹt thanh thản bước vào hang. Cửa hang đóng lại. Đệ tử ngâm nga đọc kinh ngoài cửa hang, còn ông Lâm ngồi khóc. Ông vái lạy, khóc lóc ngoài cửa hang suốt mấy ngày rồi gạt nước mắt xuống núi về nước.

Ông Lâm tìm một khoảnh núi rất cao, vách đá dựng đứng, vô cùng hiểm trở, chưa có dấu chân thú và dấu chân người trên dãy Hoàng Liên Sơn rồi gieo 30 hạt ngũ trảo long.

Ông dựng lều ngay đó để trông nom. Ông trông chừng từng con côn trùng, không để chúng xơi mất hạt nào.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Cây thuốc do ông Lâm trồng trong rừng Hoàng Liên 
Suốt 10 năm trời chăm bón, nhân giống rồi vườn ngũ trảo long quý hiếm đã hình thành. Cây ngũ trảo long đã mọc kín mảnh vườn rộng 10m2 trong một khe đá, đủ nguồn thuốc cho ông dùng và cứu được không ít người đang mắc bệnh ung thư quái ác như ông.

Tôi đã có cơ duyên được ông Lâm dẫn đi xem vườn thần dược cực quý của ông trên độ cao gần 3.000m. Nơi đó vách đá trơn trượt, quanh năm gió rít, mây vờn.

Cây ngũ trảo long quả thực vô cùng kỳ quái. Chúng có lá nhỏ như lá lúa, nhưng chỉ dài cỡ 15cm, mọc xòe như cái loa. Trên đầu lá mọc ra bông hoa kỳ quái. Bông hoa đó trông như bàn tay rồng gồm 5 móng vuốt. Vì có hình thù như thế, nên ông Lâm đặt tên cho nó là ngũ trảo long.

Lúc đó, ông Lâm mới kể với tôi rằng, trong chai rượu thuốc mà thi thoảng ông đưa cho tôi xoa bóp, có “thần dược” ngũ trảo long. Trong các chuyến đi rừng, mỗi khi đau chân, chỉ xoa ít rượu vào chỗ đau và uống vài giọt, chỉ vài giây sau, cơn đau tan biến đâu mất.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Củ thuốc rất quý do ông Lâm phát hiện trên đỉnh Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), ở độ cao 2.400m 
Mấy năm nay, đại ngàn Hoàng Liên Sơn liên tục bốc hỏa. Sợ lửa thiêu rụi vườn thuốc quý, ông Lâm đã nhân giống ra rất nhiều nơi. Ông trèo lên tận đỉnh U Bò ở Trạm Tấu (Yên Bái), Phu Ta Leng (Ngũ Chỉ Sơn), Pu Si Lung (Lai Châu), toàn những ngọn núi cao trên dưới 3.000m để trồng ngũ trảo long.

Những vườn thuốc quý này được trồng ở những nơi vô cùng bí mật, phải đi nhiều ngày trời mới đến. Ông sử dụng bản đồ địa hình để đánh dấu địa điểm.

Nhiều loại thuốc quý cũng được ông gieo trồng khắp núi cao, rừng thẳm. Đặc biệt là loài thiết trúc nhân sâm, cũng được ông gieo trồng ở rất nhiều nơi.

Tôi nói đùa với ông Lâm rằng: “Chú trồng thiết trúc nhân sâm để kiếp sau thu hoạch ạ?”. Ông Lâm bảo rằng: “Chú gieo rắc giống nhân sâm khắp núi cao rừng thẳm không phải để thu hoạch đâu. Đời con, đời cháu của chú chắc gì chúng nó đã biết leo núi mà tìm. Chú làm thế là để mong loài sâm quý và các cây thuốc quý không bị tuyệt chủng ở Việt Nam”.
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Bí mật trồng thần dược khắp núi cao, rừng thẳm
Ông Lâm vừa khai thác vừa bảo tồn cây thuốc một cách bền vững 
Giờ đây, dù đã ở tuổi ngoài 60, tóc điểm bạc, song sức khỏe của “người rừng” Trần Ngọc Lâm khá ổn định. Ông đi chiếu chụp nhiều lần, thấy khối u trong phổi thu nhỏ lại, không phát triển nữa. Ông đi cả tháng trong rừng không biết mệt. Lúc nào trong ba lô của ông cũng có bình thuốc để uống.

Ông lọ mọ trong rừng để tự cứu mình, để cứu mạng những người đang mắc những căn bệnh quái ác. Ông rất buồn là nguồn thuốc quá ít, ông lại phải tự đi lấy, không thể thuê được người (sợ lộ cây thuốc, sẽ bị nhổ sạch) nên không giúp được nhiều người. Trong khi đó, lượng người ung thư ở Việt Nam mỗi ngày một nhiều.

Mấy năm nay, ông kiên trì tìm lại đồng đội của mình. Hơn trăm bạn bè đồng ngũ thì có tới chục người đang bị căn bệnh ung thư hành hạ. Phần lớn số họ bị ảnh hưởng chất độc da cam nên ung thư hóa. Họ đang sống nhờ những cây thuốc hiếm hoi của ông Lâm.

 “Pho sách sống” về thảo dược

Sau khi mất niềm tin vào một số nhà nghiên cứu, mang danh giáo sư, tiến sĩ, mất niềm tin vào cả một tập đoàn đông nam dược lớn nhất nước, cả thời gian dài, ông Trần Ngọc Lâm không tiết lộ cây thuốc với ai nữa.

Tuy nhiên, người Trung Quốc càng ngày càng thu mua ráo riết, các loại thảo dược quý trong đại ngàn Hoàng Liên cứ biến mất dần. Vì thế, khát vọng bảo tồn, phát triển các loài thảo dược quý lại âm ỉ trong ông Lâm.

Suốt mấy năm lang bạt kỳ hồ ở Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, dọc dãy Hoàng Liên Sơn rồi ông cũng tìm ra một địa điểm, thích hợp với những loại cây thuốc quý chỉ mọc trên dãy núi Hymalaya và Hoàng Liên Sơn.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Ông Lâm rất trăn trở với việc bảo tồn các loại thảo dược quý ở Hoàng Liên Sơn 
Địa điểm này cũng có độ cao, khí hậu, chất đất tương đương với Hoàng Liên Sơn và hoang vu đến nỗi trong đường kính 30km không có người ở.

Ông đã tìm được một doanh nghiệp là Công ty Hoa Lợi ở Lào Cai để phát triển các loài thuốc quý. Công ty này sẵn sàng đầu tư nhân rộng các loại thuốc quý hiếm để tạo nguồn dược liệu và bảo tồn cây thuốc. Ông Lâm cũng tin tưởng chuyển giao các bài thuốc quý, các loài thảo được quý cho doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, suốt 2 năm trời, doanh nghiệp Hoa Lợi tổ chức rất nhiều cuộc gặp gỡ “vừa kín vừa hở” với lãnh đạo tỉnh nọ, song vẫn chưa thành công.

Các vị lãnh đạo sau chầu nhậu tưng bừng lại bảo: “Đất còn đó, đi đâu mà vội” khiến doanh nghiệp này ngóng mỏi cổ. Ông Lâm vốn là người khảng khái, cương trực, không chấp nhận cảnh luồn cúi, nên không thèm đầu tư trồng thuốc ở tỉnh nọ nữa.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Bình minh Fansipan 
Vì nguồn dược liệu quý ngày một hiếm, bị khai thác triệt để, nên ông Lâm vẫn chưa tìm ra cách nào giúp người nghèo chữa bệnh. Hiện tại, nguồn thuốc do ông gieo trồng và khai thác từ thiên nhiên chỉ đủ chữa trị cho rất ít người. Nhiều khi nhường thuốc cho họ, ông uống không đủ, cơn đau thắt ngực lại kéo đến.

Theo ông Lâm, những cây thuốc quý mà các thiền sư Tây Tạng chỉ cho ông đều thuộc dạng kỳ hoa dị thảo. Các loại cây thuốc này không có trong từ điển dược học Việt Nam và cũng không nhà dược học nào ở Việt Nam biết đến.

Tuy nhiên, người Trung Quốc thì lại biết rất nhiều cây thuốc quý trong rừng Hoàng Liên Sơn.

Các thiền sư Tây Tạng kể với ông Lâm rằng, cách đây mấy chục năm, rất nhiều kẻ côn đồ đã tra tấn các vị thiền sư để cưỡng ép họ chỉ các cây thuốc quý trị ung thư. Tuy nhiên, họ chỉ biết được vài loại thảo được.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Ông Lâm chỉ một cây thuốc quý không có trong từ điển dược học nước nhà 
Những cây thuốc quý vùng Tây Tạng được một đơn vị của Trung tâm thuốc Trung y, thuộc Tập đoàn quân y Nam Tán trồng và nghiên cứu. Đây là đơn vị nghiên cứu về dược liệu lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, bài thuốc trị ung thư của họ đắt như vàng. Mỗi liều họ bán ra thị trường giá vài triệu đồng tiền Việt.

Hồi nghe tin ông Lâm được các thiền sư Tây Tạng chỉ dẫn những cây thuốc quý trị ung thư, tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, Chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung y của Trung Quốc đã sang gặp ông Lâm và hứa sẽ tặng bạc tỉ nếu ông kể tên 7 cây thuốc chữa ung thư mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng.

Tuy nhiên, ông Lâm từ chối thẳng thừng. Một là lời hứa với vị thiền sư vẫn còn ám ảnh ông, hai là nói ra, người Trung Quốc tung tiền thu mua khiến những loại dược liệu quý này nhanh chóng tuyệt chủng không những ở Việt Nam mà còn sạch sẽ cả dãy Hymalaya.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Ông Lâm là người phát hiện bãi đá có hình khắc chưa từng biết đến giữa đại ngàn Hoàng Liên Sơn 
Trong những chuyến xuyên rừng dài ngày cùng ông Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho xem hàng trăm loài thảo dược, toàn kỳ hoa dị thảo.

Tôi tra tên những cây thuốc ông Lâm chỉ trong từ điển dược học nước nhà, trong sách của GS. Đỗ Tất Lợi, song hầu như không thấy có. Tôi có cảm giác, ông Lâm như một pho sách hoàn toàn mới về các loại dược liệu thần bí.

Ông Lâm bảo, các nhà dược học Trung Quốc nói rằng: “Người Việt chết trên đống thuốc quý mà không biết”. Quả thực, nền đông y nước nhà còn kém xa nước bạn, nên chúng ta thiệt thòi đủ thứ. Chúng ta nhổ sạch thảo dược quý bán cho họ với giá rẻ mạt, rồi lại mua thuốc của họ với giá cắt cổ.

Điều ông Lâm trăn trở, là bản thân ông không thể sống được mãi mãi, nhưng lại không tìm được chỗ tin tưởng để chuyển giao những cây thuốc quý, để tìm cách gieo trồng, bảo tồn, cứu chữa người bệnh, làm giàu cho đất nước. Và khi ông mất đi, những loài thảo dược cực quý sẽ lại là cây rừng như triệu năm nay vẫn thế.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Kỳ 12: Người kể chuyện giữa đại ngàn

Bao năm nay, những người chinh phục đỉnh Fasipan thi thoảng gặp trong rừng một người đàn ông, lúc thì lúp xúp mũ tai bèo, dao đeo bên hông đi tìm cây thuốc, lúc gặp ông cởi trần ngồi thiền bất động trong cái lạnh âm độ, tuyết phủ trắng mái tóc.

Khách du lịch thấy người đàn ông kỳ lạ này thường bắt chuyện, làm quen. Ông Lâm trở thành người kể những câu chuyện huyền bí về đại ngàn Hoàng Liên Sơn, về mảnh đất Sapa huyền thoại.

Theo ông Lâm, ông già người Pháp tên là Christiane Pasquel Kagheau, người từng cung cấp bản đồ cổ để ông Lâm tìm lại con đường lên Fan do người Pháp xây dựng, đã kể cho ông Lâm nghe rất nhiều chuyện thú vị liên quan đến lịch sử vùng đất Sapa.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Bình minh Fansipan 
Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu về Sapa vẫn nghĩ rằng, tên gọi Sapa bắt nguồn từ chữ Chapa, tiếng Pháp có nghĩa là gò cát.

Thực ra, Sapa là tên gọi tắt của đại úy nam tước thủy quân lục chiến Đờ-Cha-pa.

Ông này, sau khi tiến công theo sông Đà lên Điện Biên, Lai Châu, Phong Thổ tiêu diệt tàn quân Thái – Mèo và quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc đã chiếm được những ngôi làng của người Mông, chính là địa danh Sapa bây giờ.

Để thưởng công cho đại úy, Bộ chỉ huy đã đặt tên cho làng Mông đó là Chapa và in ấn trên bản đồ. Làng Mông chính là thị trấn Sapa ngày nay. Người Việt đọc chệch Chapa thành Sapa.

Trong cuộc chinh phạt tàn quân Thái - Mèo, còn có một vị quan địa lý triều Nguyễn tên là Phan Văn Sơn đi theo để hoạch định biên giới với nhà Thanh từ Lào Cai đến Mường Tè.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Thác Tình Yêu 
Lúc nghỉ chân ở Sapa, ông Sơn đã cùng dân phu thám hiểm đỉnh núi cao nhất và đo độ cao của đỉnh núi này. Ông ta đã lấy tên mình đặt cho đỉnh núi và sau nhiều lần dịch ra tiếng Đông tiếng Tây thì thành Fansipan, Phan-xi-phăng… như ngày nay.

Cái tên thác Tình Yêu trong đại ngàn Hoàng Liên mà ai đến rừng cũng phải vào chụp ảnh, ngắm nhìn, có một lịch sử khá lãng mạn, chứ không phải thứ truyền thuyết do những người ngày nay bịa ra.

Năm 1943, một hạ sĩ y tá người Senegan có cái tên rất đàn bà Tôm-mê-bơn, đen như cột nhà cháy, đã yêu cô gái người Mông bản Sin Sìn Hồ có cái tên rất đàn ông Hạng A Chơ (từ đệm A thường dùng cho đàn ông, nhưng vì vợ chồng này chỉ sinh được mỗi cô con gái, trong khi rất muốn có con trai, nên mới đặt tên như vậy).
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Khách du lịch lên Fan thường tìm ông Lâm để nghe ông kể chuyện về Hoàng Liên Sơn 
Trong cuộc họp sĩ quan, Tôm-mê-bơn đã báo cáo chỉ huy cho lấy Hạng A Chơ làm vợ. Đám sĩ quan đều cười rũ rượi. Trung úy Tru-va vỗ vai bảo: “Mày cần gì phải cưới, như chúng tao đây, thích đứa nào cứ đưa ra rừng… chán lại tìm đứa khác”.

Nói xong, Tru-va cười hô hố. Anh chàng hạ sĩ da đen điên tiết vì bị xúc phạm đã tung một đòn như trời giáng vào mặt chỉ huy rồi trốn vào rừng.

Sau đó, cặp tình nhân này đã cùng lên thiên đường bằng nắm lá ngón cạnh thác. Chính Tru-va và đám sĩ quan Pháp đã chôn hai người tại đó và đặt tên cho thác nước tuyệt đẹp này là thác Tình Yêu.

Câu chuyện này do ông Christiane Pasquel Kagheau kể, bởi ông là người chứng kiến. Theo sự chỉ dẫn, ông Lâm đã lần mò trong rừng tìm ngôi mộ, nhưng không thấy.

Những câu chuyện của ông Lâm về đại ngàn Hoàng Liên Sơn cứ miên man, kể mãi không hết…

Kỳ cuối: “Pho sách sống” về thảo dược

Sau khi mất niềm tin vào một số nhà nghiên cứu, mang danh giáo sư, tiến sĩ, mất niềm tin vào cả một tập đoàn đông nam dược lớn nhất nước, cả thời gian dài, ông Trần Ngọc Lâm không tiết lộ cây thuốc với ai nữa.

Tuy nhiên, người Trung Quốc càng ngày càng thu mua ráo riết, các loại thảo dược quý trong đại ngàn Hoàng Liên cứ biến mất dần. Vì thế, khát vọng bảo tồn, phát triển các loài thảo dược quý lại âm ỉ trong ông Lâm.

Suốt mấy năm lang bạt kỳ hồ ở Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, dọc dãy Hoàng Liên Sơn rồi ông cũng tìm ra một địa điểm, thích hợp với những loại cây thuốc quý chỉ mọc trên dãy núi Hymalaya và Hoàng Liên Sơn.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Ông Lâm rất trăn trở với việc bảo tồn các loại thảo dược quý ở Hoàng Liên Sơn 
Địa điểm này cũng có độ cao, khí hậu, chất đất tương đương với Hoàng Liên Sơn và hoang vu đến nỗi trong đường kính 30km không có người ở.

Ông đã tìm được một doanh nghiệp là Công ty Hoa Lợi ở Lào Cai để phát triển các loài thuốc quý. Công ty này sẵn sàng đầu tư nhân rộng các loại thuốc quý hiếm để tạo nguồn dược liệu và bảo tồn cây thuốc. Ông Lâm cũng tin tưởng chuyển giao các bài thuốc quý, các loài thảo được quý cho doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, suốt 2 năm trời, doanh nghiệp Hoa Lợi tổ chức rất nhiều cuộc gặp gỡ “vừa kín vừa hở” với lãnh đạo tỉnh nọ, song vẫn chưa thành công.

Các vị lãnh đạo sau chầu nhậu tưng bừng lại bảo: “Đất còn đó, đi đâu mà vội” khiến doanh nghiệp này ngóng mỏi cổ. Ông Lâm vốn là người khảng khái, cương trực, không chấp nhận cảnh luồn cúi, nên không thèm đầu tư trồng thuốc ở tỉnh nọ nữa.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Bình minh Fansipan 
Vì nguồn dược liệu quý ngày một hiếm, bị khai thác triệt để, nên ông Lâm vẫn chưa tìm ra cách nào giúp người nghèo chữa bệnh. Hiện tại, nguồn thuốc do ông gieo trồng và khai thác từ thiên nhiên chỉ đủ chữa trị cho rất ít người. Nhiều khi nhường thuốc cho họ, ông uống không đủ, cơn đau thắt ngực lại kéo đến.

Theo ông Lâm, những cây thuốc quý mà các thiền sư Tây Tạng chỉ cho ông đều thuộc dạng kỳ hoa dị thảo. Các loại cây thuốc này không có trong từ điển dược học Việt Nam và cũng không nhà dược học nào ở Việt Nam biết đến.

Tuy nhiên, người Trung Quốc thì lại biết rất nhiều cây thuốc quý trong rừng Hoàng Liên Sơn.

Các thiền sư Tây Tạng kể với ông Lâm rằng, cách đây mấy chục năm, rất nhiều kẻ côn đồ đã tra tấn các vị thiền sư để cưỡng ép họ chỉ các cây thuốc quý trị ung thư. Tuy nhiên, họ chỉ biết được vài loại thảo được.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Ông Lâm chỉ một cây thuốc quý không có trong từ điển dược học nước nhà 
Những cây thuốc quý vùng Tây Tạng được một đơn vị của Trung tâm thuốc Trung y, thuộc Tập đoàn quân y Nam Tán trồng và nghiên cứu. Đây là đơn vị nghiên cứu về dược liệu lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, bài thuốc trị ung thư của họ đắt như vàng. Mỗi liều họ bán ra thị trường giá vài triệu đồng tiền Việt.

Hồi nghe tin ông Lâm được các thiền sư Tây Tạng chỉ dẫn những cây thuốc quý trị ung thư, tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, Chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung y của Trung Quốc đã sang gặp ông Lâm và hứa sẽ tặng bạc tỉ nếu ông kể tên 7 cây thuốc chữa ung thư mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng.

Tuy nhiên, ông Lâm từ chối thẳng thừng. Một là lời hứa với vị thiền sư vẫn còn ám ảnh ông, hai là nói ra, người Trung Quốc tung tiền thu mua khiến những loại dược liệu quý này nhanh chóng tuyệt chủng không những ở Việt Nam mà còn sạch sẽ cả dãy Hymalaya.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Ông Lâm là người phát hiện bãi đá có hình khắc chưa từng biết đến giữa đại ngàn Hoàng Liên Sơn 
Trong những chuyến xuyên rừng dài ngày cùng ông Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho xem hàng trăm loài thảo dược, toàn kỳ hoa dị thảo.

Tôi tra tên những cây thuốc ông Lâm chỉ trong từ điển dược học nước nhà, trong sách của GS. Đỗ Tất Lợi, song hầu như không thấy có. Tôi có cảm giác, ông Lâm như một pho sách hoàn toàn mới về các loại dược liệu thần bí.

Ông Lâm bảo, các nhà dược học Trung Quốc nói rằng: “Người Việt chết trên đống thuốc quý mà không biết”. Quả thực, nền đông y nước nhà còn kém xa nước bạn, nên chúng ta thiệt thòi đủ thứ. Chúng ta nhổ sạch thảo dược quý bán cho họ với giá rẻ mạt, rồi lại mua thuốc của họ với giá cắt cổ.

Điều ông Lâm trăn trở, là bản thân ông không thể sống được mãi mãi, nhưng lại không tìm được chỗ tin tưởng để chuyển giao những cây thuốc quý, để tìm cách gieo trồng, bảo tồn, cứu chữa người bệnh, làm giàu cho đất nước. Và khi ông mất đi, những loài thảo dược cực quý sẽ lại là cây rừng như triệu năm nay vẫn thế.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Người kể chuyện giữa đại ngàn

Bao năm nay, những người chinh phục đỉnh Fasipan thi thoảng gặp trong rừng một người đàn ông, lúc thì lúp xúp mũ tai bèo, dao đeo bên hông đi tìm cây thuốc, lúc gặp ông cởi trần ngồi thiền bất động trong cái lạnh âm độ, tuyết phủ trắng mái tóc.

Khách du lịch thấy người đàn ông kỳ lạ này thường bắt chuyện, làm quen. Ông Lâm trở thành người kể những câu chuyện huyền bí về đại ngàn Hoàng Liên Sơn, về mảnh đất Sapa huyền thoại.

Theo ông Lâm, ông già người Pháp tên là Christiane Pasquel Kagheau, người từng cung cấp bản đồ cổ để ông Lâm tìm lại con đường lên Fan do người Pháp xây dựng, đã kể cho ông Lâm nghe rất nhiều chuyện thú vị liên quan đến lịch sử vùng đất Sapa.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Bình minh Fansipan 
Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu về Sapa vẫn nghĩ rằng, tên gọi Sapa bắt nguồn từ chữ Chapa, tiếng Pháp có nghĩa là gò cát.

Thực ra, Sapa là tên gọi tắt của đại úy nam tước thủy quân lục chiến Đờ-Cha-pa.

Ông này, sau khi tiến công theo sông Đà lên Điện Biên, Lai Châu, Phong Thổ tiêu diệt tàn quân Thái – Mèo và quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc đã chiếm được những ngôi làng của người Mông, chính là địa danh Sapa bây giờ.

Để thưởng công cho đại úy, Bộ chỉ huy đã đặt tên cho làng Mông đó là Chapa và in ấn trên bản đồ. Làng Mông chính là thị trấn Sapa ngày nay. Người Việt đọc chệch Chapa thành Sapa.

Trong cuộc chinh phạt tàn quân Thái - Mèo, còn có một vị quan địa lý triều Nguyễn tên là Phan Văn Sơn đi theo để hoạch định biên giới với nhà Thanh từ Lào Cai đến Mường Tè.
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Thác Tình Yêu 
Lúc nghỉ chân ở Sapa, ông Sơn đã cùng dân phu thám hiểm đỉnh núi cao nhất và đo độ cao của đỉnh núi này. Ông ta đã lấy tên mình đặt cho đỉnh núi và sau nhiều lần dịch ra tiếng Đông tiếng Tây thì thành Fansipan, Phan-xi-phăng… như ngày nay.

Cái tên thác Tình Yêu trong đại ngàn Hoàng Liên mà ai đến rừng cũng phải vào chụp ảnh, ngắm nhìn, có một lịch sử khá lãng mạn, chứ không phải thứ truyền thuyết do những người ngày nay bịa ra.

Năm 1943, một hạ sĩ y tá người Senegan có cái tên rất đàn bà Tôm-mê-bơn, đen như cột nhà cháy, đã yêu cô gái người Mông bản Sin Sìn Hồ có cái tên rất đàn ông Hạng A Chơ (từ đệm A thường dùng cho đàn ông, nhưng vì vợ chồng này chỉ sinh được mỗi cô con gái, trong khi rất muốn có con trai, nên mới đặt tên như vậy).
Người kể chuyện giữa đại ngàn Hoàng Liên
Khách du lịch lên Fan thường tìm ông Lâm để nghe ông kể chuyện về Hoàng Liên Sơn 
Trong cuộc họp sĩ quan, Tôm-mê-bơn đã báo cáo chỉ huy cho lấy Hạng A Chơ làm vợ. Đám sĩ quan đều cười rũ rượi. Trung úy Tru-va vỗ vai bảo: “Mày cần gì phải cưới, như chúng tao đây, thích đứa nào cứ đưa ra rừng… chán lại tìm đứa khác”.

Nói xong, Tru-va cười hô hố. Anh chàng hạ sĩ da đen điên tiết vì bị xúc phạm đã tung một đòn như trời giáng vào mặt chỉ huy rồi trốn vào rừng.

Sau đó, cặp tình nhân này đã cùng lên thiên đường bằng nắm lá ngón cạnh thác. Chính Tru-va và đám sĩ quan Pháp đã chôn hai người tại đó và đặt tên cho thác nước tuyệt đẹp này là thác Tình Yêu.

Câu chuyện này do ông Christiane Pasquel Kagheau kể, bởi ông là người chứng kiến. Theo sự chỉ dẫn, ông Lâm đã lần mò trong rừng tìm ngôi mộ, nhưng không thấy.

Những câu chuyện của ông Lâm về đại ngàn Hoàng Liên Sơn cứ miên man, kể mãi không hết… 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét