Cay Rademacher
Phan Ba dịch
CHỦ NHẬT, NGÀY 4 THÁNG 4, Bắc Kinh, Thiên An Môn. Đấy là đêm
trước của lễ Thanh Minh, ngày tưởng nhớ người chết của Trung Quốc. Từ
giữa tháng 3, sinh viên đã tụ tập lại ở đây, trên “Quảng trường Thiên An
Môn” trước cột đá ở giữa tưởng niệm những người anh hùng của cuộc Cách
mạng Cộng sản. Ở mặt trước của cột có khắc một câu nói của Mao, ở mặt
sau là một bài văn của Chu Ân Lai, được phỏng theo nét chữ viết tay của
họ, đồ sộ và được mạ vàng.
“Người lãnh tụ và người thầy vĩ đại” sống mãi, tờ “Nhân dân Nhật báo”
đăng tin một ngày sau khi Mao qua đời. Từ “chết” được tránh đi trong
dòng tít. Ngay sau đó, hàng trăm ngàn người đã đi ngang qua xác chết
trong Đại hội đường Nhân dân. Ảnh: Geo Epoche.
Các sinh viên tưởng nhớ Chu Ân Lai. Thế nhưng cuộc hội họp này khác
với những cuộc diễu hành của các bộ đồng phục trong thời Cách mạng Văn
hóa. Nó tự phát và không có mục tiêu thật sự. Mỗi ngày càng có nhiều
người đến trên quảng trường.
Vào tối của ngày 4 tháng 4, cuối cùng rồi thì không thể không nhìn
thấy đám đông đó được nữa. Quanh cái cột đá và từ đó cho tới Cổng Thiên
An Môn trong tường của Cấm Thành, có những vòng hoa phúng điếu nằm cao
tới mười mét, được kết lại từ giấy lụa, cũng như hoa cúc. Tranh cổ động,
áp phích và cờ vươn cao lên như những chiếc buồm trên biển người biểu
tình. Có những người hát, trích dẫn thơ. “Chu Ân Lai hãy tỉnh dậy, hãy
báo động quân đội, cảnh sát và nhân dân, để bảo vệ hiến pháp!” được viết
trên một tấm áp phích.
Thật sự là quân đội và cảnh sát đã được báo động – nhưng khác với sự tưởng tượng của người dân.
Trong đêm rạng sáng ngày 5 tháng 5, theo lệnh của Bộ Chính
trị, cảnh sát dọn sạch toàn bộ những vòng hoa chia buồn với 200 chiếc xe
tải; Quảng trường Thiên An Môn vào sáng sớm trống vắng giống như chưa
từng có một cuộc biểu tình nào ở đây.
Nhưng không được lâu.
Vì sự khiêu khích vào lúc đêm khuya khiến cho sinh viên tức giận,
những người vào sáng sớm ngày 5 tháng 5 lại bước ra quảng trường. Cuộc
phản đối nhanh chóng lan rộng, vào khoảng tám giờ đã có hơn 100.000
người biểu tình tụ họp lại – cho tới lúc đó là sự kiện lớn nhất không
được tổ chức trước trong lịch sử của nước Cộng hòa Nhân dân.
Công nhân từ một xí nghiệp chế tạo máy đã rèn từ kim loại phế liệu
một vòng hoa nặng 500 kí lô có đường kính sáu mét và chở nó trên xe đạp
đi 15 kilômét xuyên qua thành phố đến Thiên An Môn.
Bây giờ, bầu không khí mang tính hung dữ. Năm chiếc xe cảnh sát bị
đốt cháy, nhiều phái đoàn tiến đến Đại hội đường Nhân dân và các tòa nhà
chính phủ khác, họ bị từ chối. Người biểu tình xô đẩy lính canh rớt mũ,
có người ném đá. Nhưng vào khoảng 18 giờ, phần lớn đều rời quảng
trường. Chỉ một vài người là muốn ở lại đấy cả đêm.
Trong lúc đó, một quan chức cao cấp của tổ chức ĐCS thành phố đã cảnh
báo các sinh viên qua đài phát thanh, đừng để “những phần tử xấu” lôi
kéo vào những cuộc “phá hoại phản cách mạng”. Một điềm xấu báo trước.
Sau khi màn đêm buông xuống, đèn pha bất thình lình chiếu sáng rực cả
quảng trường. Vào khoảng 21 giờ, 10.000 dân quân, 3.000 cảnh sát và năm
tiểu đoàn của lực lượng đặc biệt 8341 bắt đầu hành động với mọi bạo
lực.
Những người biểu tình quanh cột đá bị bao vây, đánh đập và dẫn đi.
Vợ Mao đứng trong một căn phòng ở mặt tiền của Đại hội đường Nhân dân
và quan sát cuộc biểu tình trên Thiên An Môn qua một cái ống nhòm.
Vào khoảng 23 giờ, bà ấy vội quay về với viên Chủ tịch và đắc thắng
tường thuật lại về lần đập tan “nhóm nhỏ của những kẻ phản cách mạng”.
Tiếp đó, bà ấy ăn mừng chiến thắng với một vài người trung thành, với
rượu, đậu phọng và thịt. “Tôi sẽ cho rơi đầu”, bà ấy hứa hẹn. Có ít nhất
là 388 người biểu tình bị bắt giam.
Vào ngày hôm sau đó, 30.000 dân quân chiếm giữ Thiên An Môn để ngăn
chận những cuộc tụ tập mới. Trong tờ “Nhân dân Nhật báo” có một bài viết
gay gắt chống lại những người biểu tình. Và trong Bộ Chính trị, Giang
Thanh đắc thắng, vì cuối cùng bà ấy cũng thành công trong việc thuyết
phục Mao tin rằng Đặng Tiểu Bình là người chịu trách nhiệm cho các sự
kiện trong thời gian của Lễ Thanh Minh. Trong những ngày trước đó, người
này cứ bình thản chịu đựng những đợt công kích một cách giận dữ từ
Giang Thanh, trước khi đứng dậy với lời nhận xét chế giễu: “Tôi điếc
rồi, tôi không hiểu gì cả.”
Vào ngày 7 tháng 4, Đặng bị tước mọi chức vụ trong Đảng. Ông ấy bay
về Quảng Đông, nơi các quan chức địa phương trung thành với ông ấy và
bảo vệ ông ấy không bị đánh đập. “Nếu một người bị đánh đến lần thứ nhì
thì người đấy đã làm việc tốt đấy chứ”, là lời bình luận mang tính chế
giễu của ông ấy.
Bây giờ, Hoa Quốc Phong được cử làm Thủ tướng và Phó Tổng bí thư Đảng – và qua đó là người được chỉ định để kế nghiệp Mao.
Thế nhưng tờ “Nhân dân Nhật báo” và đài truyền hình đưa ra bên cạnh
ông ấy thêm một nhân vật thứ hai, trên thực tế là đồng cấp bậc: Giang
Thanh. Thời của bà ấy dường như đang đến gần.
Phần lớn người Trung Quốc chỉ biết đến người vợ của Mao từ 1966, mặc
dù bà ấy đã kết hôn với ông ấy từ tháng 11 năm 1938. Cả một thời gian
dài, dường như bà ấy phải chịu đựng việc là mình không quan trọng. Giang
Thanh sinh năm 1914, trong những năm 1930 đã là một nữ diễn viên sân
khấu và điện ảnh hoạt động xã hội tích cực ở Sơn Đông và Thượng Hải,
trước khi bà ấy đi theo những người Cộng sản và quen Mao.
Bộ Chính trị chống lại mối quan hệ với người Chủ tịch – cũng là vì
theo truyền thống, diễn viên không được coi trọng trong Trung Quốc –,
nhưng cuối cùng cũng đồng ý khi Mao hứa hẹn không cho bà ấy tham gia
chính trị.
Giang Thanh sống trong xa xỉ. Trong những năm 1950, bà ấy còn được
phép mua quần áo thanh lịch từ Phương Tây, thế nhưng cảm thấy mình thừa
thãi, bị chồng bà cô lập ngày càng nhiều hơn, cảm thấy bị làm nhục bởi
các áp phe của ông ấy, bị những người lính cận vệ của Mao chế diễu.
Cuộc Cách mạng Văn hóa đã làm thay đổi tất cả. Cuộc đấu tranh của Mao
chống lại Đảng đã kết nối vợ của ông ấy lại với một vài người quá
khích, những người từ các lý do ý thức hệ cũng như từ các lý do về tuổi
tác mà nổi dậy chống lại tổ chức Đảng: những người trẻ muốn vứt bỏ giới
cách mạng già.
Giang Thanh trở thành nữ thủ lĩnh của nhóm này, nhóm mà chẳng bao lâu
sau đó đã kiểm soát được các giới truyền thông đại chúng và tổ chức
Đảng trong Thượng Hải, nói chung là thành phố duy nhất có được một giới
vô sản công nghiệp cách mạng.
Bây giờ, Giang Thanh hy vọng rằng sau cái chết của Mao, con đường đi
lên hàng đầu đã mở ra cho mình. Trong lịch sử Trung Quốc có một vài ví
dụ về những người cai trị là những người phụ nữ đầy quyền lực – tại sao
điều đấy lại không thể dưới những người cộng sản?
Mặt khác, có phải là quyền lực của bà ấy chỉ dựa trên việc bà ấy là
người vợ của Mao hay không? Với cái chết của ông ấy, liệu bà ấy cũng mất
đi tính chính danh của mình hay không? Giang Thanh dao động giữa hy
vọng cuồng loạn và sợ hãi vô cùng. Cái chết của Mao sẽ có ảnh hưởng đến
số phận của tất cả các cán bộ cao cấp, nhưng không ai đặt cược cao như
vợ của ông ấy.
Mao cũng biết điều đó. Trong những tháng này, ông ấy đọc cho người
thân cận của ông ấy là Trương Ngọc Phượng nhiều lá thư ngắn, bởi vì
ngoài bà ấy ra thì không ai có thể hiểu được những âm từ lắp bắp của ông
ấy. Giang Thanh khéo léo sử dụng tình trạng đấy cho mục đích riêng của
mình.
Ví dụ như bà ấy quả quyết rằng Mao đã nhờ Trương Ngọc Phượng đưa cho
bà thông tin này: “Trong cuộc đấu tranh của mười năm qua, anh đã cố gắng
đi đến đỉnh cao của cuộc cách mạng, nhưng anh không thành công. Nhưng
em có thể đến được đỉnh cao.”
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét