Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Yêu thời đồ đểu S8

Nhà văn Nhật Tuấn

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU ( KỲ 48)

                 
                                       

        
 Nhìn thấy mặt ông vàng khè, bất động như nặn bằng sáp, lửa giận trong bà tắt ngóm. Ghen tuông lúc này là chết, phải cứu sống ông cái đã. Mai kia hưu rồi,muốn chết lúc nào chết, bây giờ không được. Ong có nằm xuống cũng phải dựng dậy. Việc dân việc nước còn bề bộn, việc riêng còn các tài khoản , biệt thự, đất đai, trang trại…bao nhiêu thứ ngổn ngang dang dở, không, ông không được chết lúc này.

Bà vội điện gã thư ký tới khẩn cấp. Chuyện gì vậy cà ? Không lẽ ông Chủ tịch phát hiện ra cuốn sổ và băng ghi âm của thằng nhà báo và con bé Gái đã thú nhận hết ? Không, không thể có chuyện đó, con nhỏ chẳng ngu gì khai báo . Trong cái guồng máy thơ lại ở một tỉnh vùng xa, sự thành thực đồng nghĩa với “nguy hiểm chết nguời”. Từ ông Bí thư tỉnh ủy thường đăng đàn bốc phét, chém giò huấn thị cho tới cô quét rác văn phòng, khi đụng chuyện, ai cũng “sài lắc” : không biết, không hay, không thấy với vẻ “thành thực” nhất trần đời. Giả sử bà  cần vụ bưng cơm trưa lên cho đồng chí Bí thư  lỡ nhìn thấy ổng đang bóp vú chị Truởng ban tuyên huấn thì cũng phải lờ đi, coi như mù điếc để có ai hỏi tới phải rối rít  “tôi hổng biết, tôi hổng biết” , còn đồng chí Bí thư một khi bị chất vấn trong họp nội bộ cũng sẽ “phẫn nộ cao quý” , lớn tiếng :” Lại có cả chuyện đó nữa kia à ? Đồng  chí  nghe ở đâu ? Có bằng chứng  gì không ? Phải cảnh giác, đừng mắc mưu bọn xấu tung tin chia rẽ nội bộ…”. Còn chị Trưởng ban tuyên huấn khi được hỏi tới cũng sẽ rít lên thành thạo :” Đứa nào ? Đồng chí cho tôi biết đứa nào đã vu cáo, dựng chuyện bôi xấu lãnh đạo đảng để tôi băm mặt nó ra…”. Như vậy đó, tất cả những ai một khi đã được tuyển lựa sau cả một quá trình đào thải khốc liệt  để lọt được vào bộ máy đảng , Nhà nước đó đều phải loại bỏ “sự thành thực” và rèn luyện bằng được khả năng “vờ vịt” tới mức sự giả dối phải trở thành bản năng .

Trong một lần xuống dự Hội nghị dưới huyện, ông Chủ tịch tỉnh lên diễn đàn giải thích chủ truơng “ xoá đói, giảm nghèo” của đảng, Chính phủ. Ong nói say sưa lạm cả sang giờ ăn trưa. Oi chao , đầu bếp khách sạn đã bưng tới bày ra đủ thứ , nào bia, nào cua rang me, bò lá lốt…mùi thơm bay sang hội trường điếc cả lỗ mũi mà hai lỗ tai vẫn cứ phải nhét đầy những lời giả dối, cà kê dê ngỗng  của ông Chủ tịch tỉnh . Chắc do “máu nhậu” nổi lên, một anh Trưởng phòng che mồm ngáp và vọt miệng :” Có cái đéo gì mà nói dai thế ?.   Oi chao ôi, giữa lúc cả Hội truờng im phăng hắc, nguời nào nguời nấy như đang uống từng lời huấn thị của cấp trên thì câu nói của anh Trưởng phòng dẫu nhỏ như tiếng muỗi kêu cũng đủ lọt tai khối anh hóng chuyện ngồi quanh. Thế là không đầy nửa tháng sau, ạnh cán bộ kia nhận quyết định vác ba lô lên mãi tận buôn nguời Thượng trên núi cao “làm công tác phong trào”.

Muốn ngồi vững trên ghế cơ quan, không ai là không phải “dối trá”, “vờ vịt”, nguời cách này, nguời cách khác, “bản năng nói dối” phải luôn sẵn sàng để ứng phó với mọi tình huống. Bởi thế nhìn  cảnh ông Chủ tịch cặp díp với con bé Gái trong bộ y phục của ông A Đam và cô E Và, gã thư ký biết tỏng mọi chuyện . Gớm sao máu thế, vừa đi Vũng Tàu tắm biển với vợ con về , chưa kịp nghỉ ngơi “tái sản xuất sức lao động” đã lôi ngay con nhỏ ra “mần thịt “ . Có chết cũng đáng đời. Gã nghĩ vậy thôi, ngoài mặt vẫn vờ vịt :

“ Chú lại lên cơn hen phải không ? Con đã dặn chú phải đi ngủ sớm, giữ gìn sức khoẻ còn lãnh đạo tỉnh ta lâu dài. Mà con Gái trúng gió sao cứ nằm dài ra thế ?

Bà Phu nhân nổi đoá :

“ Hen với gió đâu ra, nằm thượt ra cả đôi vầy là phạm phòng mày hiểu chưa ?”

Gã Thư ký gật gù :

“ Con hiểu rồi, tàu nó gọi là “thượng mã phong “ đó thím…”

Cô tiểu thư sốt ruột gắt toáng :

“ Mã phong với mã gió gì, phải làm cái gì mà cứu ba đi chớ ? Sao đứng hoài vậy ?”

Gã Thư ký vội vàng :

“ Vậy phải khiêng chú Hai vào phòng truớc, con bé Gái cứ để nằm đó khiêng sau…”

Bà Phu nhân xua tay :

“ Ay chớ, ấy chớ, vào truờng hợp này cứ phải để con nhỏ dính chặt vào nguời ổng đã, chừng nào tỉnh mới được dứt ra…”

Gã Thư ký cuời thầm . Hồi nhỏ ở quê có lần gã chơi cái trò bỏ tro bếp vào “cái chỗ đó” của hai con chó đang “lẹo” nhau. Oi mẹ ơi từ lúc đó tha hồ cho đám trẻ con ném gạch đuổi đi, hai con vẫn dứt không ra. Nghe các cụ bảo có lấy đòn gánh khiêng lên cả hai vẫn dính chặt. Hình ảnh ông Chủ tịch và con bé Gái đang bày ra truớc mặt làm gã liên tưởng tới trò chơi cũ suýt nữa bật cười.  Bà Phu nhân giục :

“ Giờ mày lấy cái mền cuốn cả hai lại rồi mày phía đầu, tao với con Kim Anh phía chân, cố khiêng vào phòng…”

Cô Kim Anh giãy nảy :

“ Mèn ơi, hai nguời nặng vầy sao khiêng ?”

Bà Phu nhân quắc mắt :

“ Tính mạng ba cô đang đe doạ đó, phải ráng lên chớ ?”

Ba nguời xúm lại mắm môi mắm lợi khiêng, vừa nhúc nhích khỏi mặt ghế đá cô tiểu thư đã tuột tay, rơi trở lại. Con bé Gái lúc này mới lên tiếng :

“ Khiêng vầy không được đâu bà ơi, để con ẵm ông lên rồi cõng vào phòng  “

Bà Phu nhân xua tay :

“ Không được, không được…đã bảo mày không được rời ông ra kia mà…”

Cô Kim Anh biết chắc mình có cố mấy cũng không khiêng nổi , hùa theo con bé Gái :

“ Cõng lên nguời cũng đâu có dứt ra, má cứ để nó làm vầy rồi mình hỗ trợ nó…”

Bà Phu nhân vẫn lắc quày quạy :

“ Không được , không được…lỡ nó đánh rớt ổng xuống đất  thì chết…”

Chữ “chết” làm cô tiểu thư đột nhiên khóc mếu máo. Chưa bao giờ cô nghĩ tới chuyện ba cô chết cả. Từ lúc sinh ra và lớn lên, cô đã quen có ông lo toan mọi việc , quen được chiều chuộng, đòi gì được nấy, quen có ông cung phụng cho cả nhà sống thoả thuê  khỏi lo kiếm tiền. Bây giờ mất đi cái cột trụ ấy, cô sống ra sao ? Nỗi sợ làm cô cuuống quýt :

“ Má gọi điện cho bệnh viện tới cấp cứu đi, để mãi vầy ba chết thì sao ?”

Bà Phu nhân quắc mắt :

“ Gọi điện chuyện toé loe ra còn gì là uy tín lãnh đạo của ba cô nữa ? Rồi nó xác định con nhỏ này còn đang tuổi vị thành niên thì có mà đi tù…”

Gã Thư ký nhìn vẻ mặt bà thấy rùng mình. Trời đát ơi, chồng sắp kề miệng lỗ rồi còn lo giữ gìn uy tín lãnh đạo, chắc con mẹ này thà để chồng chết còn hơn chịu tai tiếng. Tính toán vầy cũng hợp lý , nếu để ông Chủ tịch chết, bà còn được hưởng nguyên quyền lợi của nguời quá cố,  còn được nể vì, ưu tiên gia đình cách mạng, nếu chẳng may ông đi tù vì ngủ với gái vị thành niên, bà sẽ chẳng còn dám ngẩng mặt với bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, rồi dậu đổ bìm leo, bao đất đai trang trại   có sẽ bị thu hồi hết. Bởi vậy bà không gọi xe cấp cứu cũng có cái lý của bà. Gã chợt nảy ra một lối thoát :

“ Hay ta gọi lão Thuộc . Lão này tới 4 nguời lão cũng vẫn khiêng được…”

Bà Phu nhân tươi mặt :

“ Lão Thuộc à ? Liệu có tin cậy không ?”

Gã thư ký cười khảy :

“ Chuyện tày đình của thím còn nhờ nó, chuện này nhằm nhò gì ? Cứ dán tiền vào mồm là nó im thít. Giờ lão đang ở nhà trọ với thằng Bành trọc, nếu cần con gọi là hai thằng tới khiêng cho chắc ăn…”

Bà Phu nhân xua tay :

“ Thôi thôi, gọi thằng Thuộc thôi. Và dặn nó phải “sống để dạ, chết mang theo, lộ ra là nó chết với ổng…”


                                    (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét