Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Thông báo Hội Lớp đầu Xuân 2013

                     THƯ MỜI DỰ HỘI LỚP XUÂN QUÝ TỴ 2013

Kính mời: Anh Chị

Ban Liên lạc K13 Toán Cơ Đại học Tổng hợp HN trân trọng kính mời anh/chị dự Hội Lớp đầu Xuân.

Thời gian: cả ngày Chủ nhật 3-3-2013 (tức 22 tháng Giêng).
Địa điểm: Ba Vì - Hà nội (cách trung tâm 50 Km).
Ô tô đón tại 2 nơi:
                      a- 8h00: Cổng Bảo tàng HCM, số 19 Ngọc Hà, Hà nội
                      b- 8h15: số 22 Láng Hạ (gần nhà chị Khương, chân phía Tây cầu vượt Láng Hạ)

Chương trình:

-   8h00: Xuất phát từ Hà nội.
- 10h00: Thăm đền Trung thờ Thánh Tản Viên (Ba Vì - Hà Nội).
- 11h00: Tham quan nhà sàn của anh Mai Đình Nội (Đá Chông, xã Ba Trại, Ba Vì)
- 11h30: Liên hoan bữa trưa trong khuôn viên nhà vườn anh Nội. Hát karaoke.
- 14h30: Về Hà nội. Dọc đường nếm/mua các sản phẩm sữa Ba Vì.
- 16h30: Về địa điểm tập kết lấy xe máy. Chia tay.

T/M BTC  
Nguyễn Đình Hóa
0913.281197


                                              Danh sách đã đăng ký tham gia (28)
cập nhật: 2/3/2013 đến 21h00

Điểm đón (a- 19 Ngọc hà): a. Thuận (2), c.Liên+a.Minh, a. Dương, c.Lộc, c.Mai, c.Thảo, a. Lê Tự Thành-K14, a. Nắp.

Điểm đón (b- 22 Láng Hạ): c.Khương, a. Hóa (2), a.Ước, a.Tịnh, a.PQKhánh, a. NgCương (2), a.Tuấn, a.Thế, a. Phạm Tiến, a. Đạt, a. Đũa, c. Thanh, c. Trần Lan

Điểm đón (c): chị Mai và anh Hạ - chờ ở Đại lộ Thăng Long (điểm giao cắt Lê Quang Đạo với Đại lộ Thăng Long).

Điểm cuối (d): a. Nội - chờ ở Ba Trại - Ba Vì từ 16h00 ngày 2-3-2013.

Anh Ng Nhụy (2): đi xe riêng.


--------------------------------

ĐỀN TRUNG

Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (bao gồm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) nằm ở sườn Tây của dãy núi Ba Vì - được tương truyền là ngọn núi cao và linh thiêng bậc nhất Việt Nam, án ngữ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Đây là nơi thờ chính và gắn liền với những di tích huyền thoại về Đức Thánh Tản (nhân gian thường gọi là Sơn Tinh) - một trong “tứ bất tử” Việt Nam.


Đền Trung tọa lạc ở lưng chừng núi phía Tây Ba Vì (khoảng cốt 600m). Cuốn Ngọc Phả “ Sự tích Đức Thánh Tản” lưu giữ tại Đền Và (Đông cung) do Quản giám bách thân Nguyễn Hiển sao lại năm Vĩnh Hựu thứ 3 (1737) có ghi Đền Trung là nơi thờ bà Ma Thị, mẹ nuôi của Tản Viên. Truyền thuyết kể lại rằng bà Mà Thị đã lập chúc thư (di chúc) giao lại toàn bộ đất đai ở vùng núi và chân núi Ba Vì cho con nuôi là Nguyễn Tuấn và có trách nhiệm lập đền thờ để hương hỏa cho bà. Đền Trung được xây dựng từ triều Lý, đền triều Nguyễn, vua Minh Mạng cho Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai trùng tu lại Đền.

Nằm ở sườn núi trên một cánh rừng tương đối bằng phẳng, cửa Đền nhìn về hướng Tây, đối diện là núi Chàng Rể, phía dưới là dòng sông Đà như một dải mụa trắng vắt ngang, lại càng tôn lên vẻ thiêng liêng hùng vĩ. Bên tả có suối Đền, bên hữu có suối Tiên, cả hai suối ấy lấy nước từ núi Tản đổ xuống khe sâu hợp thành suối Cái. Từ Đền Trung phóng tầm mắt sang bên kia sông Đà là núi Lưỡi Hái, chân núi là đất xã Trung Nghĩa (thuộc tỉnh Phú Thọ), có đền thờ thân mẫu của Đức Thánh Tản (Đền Lăng Xương).

NTO - Đền thờ Thánh Tản Viên - Di tích kiến trúc tín ngưỡng dân gian Việt Nam
Uy nghiêm cổng vào đền Trung

Đền Trung kiến trúc kiểu chữ TAM, phỏng quẻ Càn trong Kinh dịch, biểu tượng của sự bền vững. Hậu cung của Đền đặt ba pho tượng Tam vị Đức Thượng đẳng. Chính giữa là tượng thờ Tản Viên – Sơn Tinh, hai bên là tượng Cao Sơn đại vương và Quý Minh đại vương. Trong cung gian giữa bài trí tượng bốn vị quan ở tư thế đứng, mũ áo cân đai chỉnh tề, đứng hai bên đối diện nhau, biểu thị bốn vị đại thần trấn ở bốn cung Đông – Tây – Nam – Bắc . Trước Trung cung là nhà tiền tế năm gian còn lưu dấu tích lại bài thơ chữ Hán vịnh cảnh Đền Trung. Nằm ở bên phải Đền Trung còn có dãy nhà ba gian gọi là Đền Lang nay Đền Lang Mẫu, bên trong đặt ngai thờ bà Mai Thị. Trước Đền Lang là một ngôi nhà thờ Phật. Dưới chân Đền từ hướng hai cột đồng trụ trông ra là một ngôi đền nhỏ thờ Thái Bạch Thần Tinh, một vị tiên trên trời đã ban tặng cho Thánh Tản Viên – Sơn Tinh chiếc gậy thần để cứu nhân độ thế. Ngoài ra còn có bàn thờ lộ thiên thờ chúa sơn lâm (năm con hổ), nhà tiền tế, đền thờ Tả quan Nguyễn Hiển, là em con ông chú của Thánh Tản Viên. Đền Trung còn có tên gọi là “Đền ba dân” nghĩa là có dân Mường ở xã Thủ Pháp xưa và hai dân Kinh ở chân núi gọi là làng Vô Khuy và làng Ngọc Nhị cũng biện lễ chung để thờ cúng Thánh Tản.

Đền Trung ngoài việc thời Tam vị Đức Thánh Tản, còn lập một số nhà thờ riêng như mẹ nuôi Sơn Tinh, bà Ma Thị - Cao Sơn Thần nữ, tả quan Nguyễn Hiền, Thái Bạch Thần Tinh v.v… Đây là ngôi Đền có quy mô lớn, hoành tráng tạo thành quần thể di tích liên quan đến sự tích Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, là ngôi Đền có một vị thế đẹp nhất trong các ngôi Đền thờ Tản Viên ở sườn Tây núi Ba Vì.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét