Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU - KỲ 212                                                                                                                   

                             
                       

 
Thế rồi chẳng hiểu bên kia đầu dây ông luật sư nói gì, bất chợt ông Bí thư huyện  đổi hẳn thái độ.Trước tiên ông giật mình đánh thót, suýt đánh rơi cả ống nói, lắp bắp :
“ Anh nói gì ? Anh nói gì tôi nghe không rõ….”
Rồi ông la lên thất thanh :
“ Anh cũng biết cả cái vụ đó nữa kia à ? Sao ? Anh nói gì ? Nó định lật lại à ? Cho nó làm, tôi thách nó đấy…”
Mặt ông thoắt đỏ bừng. Mồ hôi rịn ra đầy trán.  Ong quát lác thế thôi nhưng tay chân ông đã run lập cập. Ong nói líu cả lưỡi :
“ Được rồi…được rồi…anh cứ tới đây rồi ta bàn cụ thể…được được…nhưng anh phải biết là tôi không sợ nó đâu ?”
Ong Bí thư huyện vừa đặt máy xuống chưa kịp lau mồ hôi trán, bà vợ đã hỏi rối rít :
“ Chuyện gì ? Chuyện gì mà ông cuống cả lên thế ?”
Ong nhìn bà vợ chợt sa sầm mặt :
“ Tôi hỏi thực . bà phải nói cho thực để tôi còn gỡ, bà có mang chuyện nhà ra kể lể với thằng luật sư không đấy ?”
Bà vợ quắc mắt :
“ Bộ ông tưởng tôi điên sao lại đi nói chuyện nhà với thằng cha căng chú kiết mới gặp lần đầu ấy …”
Ong Bí thư huyện vặn :
“ Vậy sao nó biết tôi với bà bị hiếm muộn rồi bà mẹ tôi không ưa gì bà nên chưa chắc đã để hết gia tài lại cho tôi…”
Bà vợ sồn sồn :
“ Chuyện đó thì phải nói cho nó biết để nó còn giúp mình cách thảo di chúc cho mẹ ông chớ ?”
Ong Bí thư huyện ngạc nhiên :
“ Thảo di chúc là do mẹ tôi thảo chớ ? Dính dáng gì đến bà ?”
Bà vợ quắc mắt :
“ Sao ông ngu lâu đến thế nhỉ ? Nếu để mẹ ông tự thảo di chúc thì ông còn được cái mốc sì gì ? Bởi vậy phải nhờ đến luật sư nó tư vấn cho may ra mình còn vớt vát được chút ít chứ như bây giờ, mẹ ông ghét tôi bằng đào đất đổ đi, sức mấy bà ấy chia cho ông được cái gì ?”
Ong Bí thư huyện lắc đầu :
“ Chuyện ấy thì không nói làm gì ? Chuyện khác kia, chuyện làm ăn nội bộ tuyệt đối phải bí mật chẳng hiểu làm sao mà hắn lại nắm rõ ngọn ngành đến mới lạ  chứ ?”
Bà vợ ông Bí thư hỏi dồn đến líu cả lưỡi :
“ Chuyện gì ? Chuyện gì bí mật nội bộ mà hắn cũng biết được ?”
Ong Bí thư huyện thở hắt ra :
“ Thì cái chuyện năm kia thanh tra trung ương xuống kiểm tra theo lời tố cáo của mấy thằng nhân viên kiểm lâm là mình ăn tiền của bọn lâm tặc rồi bảo kê cho chúng, cứ mỗi lần bắt quả tang chúng chở gỗ từ trong rừng ra lại thấy đồng chí Bí thư huyện đứng ra can thiệp thả cho chúng mang gỗ đi chứ còn vụ nào ? Sao bà chóng quên vậy ?”
Bà vợ ông Bí thư :
“ Nhớ chứ…nhớ như in vào ruột…người ta bảo đòn đau nhớ đời mà…cái lần ấy tôi phải thắt ruột thắt gan hối lộ cho ba thằng thanh tra tất cả 30 cây vàng SJC mà tụi nó còn chê ỏng chê eo, mãi mới ký văn bản là không có chuyện Bí thư huyện uỷ đứng ra can thiệp giải toả cho lâm tặc khai thác gỗ chở đi…”
Ong Bí thư huyện gật đầu :
“ Đúng vụ đó đấy…chẳng hiểu sao thằng luật sư ma mãnh của bà nó lại rành vụ này đến chân tơ kẽ tóc. Nó bảo trên đang có chủ trương phúc tra lại vụ này vì đơn kiện của mấy cha cán bộ kiểm lâm vẫn tiếp tục gửi lên.  Lại do thằng Năm Thắng trên Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh giật dây, xúi giục tụi nó đây mà. Tụi nó dự định kỳ đại hội tới nhất quyết đánh đổ tôi  đưa bè cánh nó lên làm Bí thư để nắm huyện này…”
Bà vợ ông Bí thư huyện tái mặt :
“ Lại thế nữa kia à ? Mà không hiểu sao thằng luật sư này biết rõ tường tận thế nhỉ ?”
Ong Bí thư huyện uỷ thở dài :
“ Thế bà không biết bây giờ người ta gọi luật sư là bọn gì à…là đàn quạ ăn theo xác chết…
Bà vợ ngơ ngác :
“ Ong nói gì lạ thế…luật sư là những người ra Toà tranh  luận để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại mà. Xác chết ở đâu ra mà có quạ ăn theo ?”
Ong Bí thư huyện uỷ cười cười :
“Tôi tưởng cái chuyện này thì bà phải thông hơn tôi mới phải chớ ? Xác chết chính là hai bên kiện tụng nhau , trước sau cũng có thằng chết thằng bị thương, mà có khi cả hai cùng chết. Bọn luật sư là những con quạ ngửi thấy mùi xác chết xà tới nhanh lắm. Bởi vậy luật sư bao giờ cũng có mấy thằng tay em đi nghe ngóng, rình mò, lượm lặt tin tức. Có những vụ chẳng liên quan gì tới nó nhưng vẫn dò hỏi lấy tin, lập hồ sơ phòng khi cần tới sẽ dùng tới…”
Bà vợ trố mắt :
“ Lại còn thế nữa kia ư ? Hèn gì tôi cứ nghĩ mình mới gặp cha luật sư này dạm hỏi sơ sơ về vụ di chúc mà sao nó đã nắm được tận tổ con chuồn chuồn của người ta…”
Ong Bí thư huyện gật đầu :
“ Đúng rồi…chỉ cần bà đưa danh thiếp của tôi cho hắn là hắn tra ra hết mọi vụ việc của mình ngay đấy mà.Vừa rồi thằng đó điện cho tôi là cái vụ thanh tra của mình trên nó đang muốn lật lại …”
Bà vợ nổi cáu :
“ Nó doạ ông đấy. Để tôi chửi cho nó một trận …chưa chi đã muốn tống tiền mình…”
Ong Bí thư huyện lắc đầu :
“ Không không…thằng này nó cam đoan không lấy của mình cắc nào mới lạ chớ…”
Bà vợ bĩu môi :
“ Làm gì ra cái  thứ quạ mà lông lại trắng như thế. Nó không lấy tiền thì chắc nó đòi cái khác…”
Bà vợ ông Bí thư tim chợt đập mạnh. Máu trong người chạy rần rần. Chẳng lẽ cha luật sư này làm miễn phí vì…bà chăng ? Cũng có thể lắm chớ ? Xưa nay làm gì có chuyện giúp đỡ vô tư miễn phí như thế bao giờ. Nếu không vì tiền thì chắc là nó muốn …lấy lòng bà hẳn thôi. Nhưng sao lạ thế ? Con bé thư ký của hắn vừa trẻ lại vừa xinh, nhất định là ăn đứt bà là cái chắc. Vậy sao hắn lại muốn tán tỉnh bà. Nhưng mà…biết đâu đấy…phải biết đâu đấy…cái chuyện nam nữ  phải lòng nhau nó lạ lắm kìa. Chẳng phải cứ trai xinh gái đẹp là vồ lấy nhau đâu ? Xưa nay khối trai tơ lại thích lấy nạ dòng là gì ? Trong trường hợp này, biết đâu ông luật sư lại bị bà hấp dẫn  chứ không phải đứa con gái kia thì sao ?
Bà vợ cứ ngồi ngẩn ra, chẳng nói năng gì, mặt lại đỏ tưng bừng. Cũng may ông Bí thư huyện không nghĩ tới cái khả năng bà vợ khô đét của ông lại hấp dẫn gã luật sư trẻ đến mức hắn nhận làm không công như vậy. Không, không đời nào. Nhất định phải có duyên do gì có lợi cho hắn nên hắn mới chịu làm miễn phí như vậy.
Ong Bí thư huyện thấy vợ vẫn ngồi đực ra như bụt mọc, chẳng nói chẳng rằng , ông đập tay vào vai bà :
“ Này…ý kiến bà sao nói đi chứ…”
Bà vợ giật mình luống cuống :
“ Thì để tôi nghĩ cái đã. Chuyện này kể ra cũng kỳ kỳ sao ấy ? Vừa mới gặp chưa biết trời trăng mấy nước ra sao mà đã nhận giúp miễn phí một vụ lớn như vậy ?”
Ong Bí thư huyện gật đầu :
“ Tôi cũng thấy thế…nhưng mà kệ…ta cứ mời hắn tới xem hắn nói năng , giải quyết cong việc ra sao? Lúc đó hãy tính…”
Không đầy tuần sau, ông luật sư đánh xe ô tô chở cô thư ký đến tư gia ông Bí thư huyện. Đánh xe vòng vòng trong mấy dãy phố huyện, chẳng khó khăn gì ông luật sư nhận ngay ra nhà ông Bí thư. Giữa cả một khu vực toàn nhà cấp 4 mái tôn tường gạch bỗng nổi lên một khu nhà nguy nga nom như phủ Chúa đời xưa. Chính giữa sân là một cái hồ bán nguyệt, xung quanh có lan can bằng gỗ sơn xanh .Đối diện hồ bán nguyệt là một ngôi nhà hình cánh cung , mái cong, ngói đỏ, hành lang treo lủng lẳng đủ các thứ phong lan . Hồ bán nguyệt và ngôi nhà mái cong hợp thành hình tròn trông xa vừa kiểu cách lại vừa quê mùa. Ngay trong góc vườn là một cái thác nhân tạo chảy từ trên núi giả sơn theo con lạch bê tông chảy ngoằn ngoèo  đi khắp vườn.
Ong luật sư đứng ngài cổng cứ ngây người ngắm nhìn cơ ngơi đồ sộ của ông Bí thư huyện. Mẹ kiếp, lương Bí thư huyện tháng có chục triệu chứ mấy. Vậy nó lấy đâu ra tiền xây cả một cơ ngơi nguy nga, lộng lẫy thế này. Bỏ rẻ cũng phải năm chục tỉ. Nếu không móc ngoặc với lâm tặc chặt gỗ quý bán lấy tiền thì nó in ra tiền à ? Mẹ kiếp cái xứ này, đến cái thằng quan cấp huyện mà đã có dinh thự nguy nga thế kia, thử hỏi, quan tỉnh, quan đầu ngành thì chắc hẳn tụi nó thừa tiền xây cung điện.
Bà Bí thư huyện nhận ra ông luật sư với cô thư ký đứng thập thò ngoài cổng, vội chạy tới :
“ Chào anh…sao tới không vào cứ đứng mãi ngoài cổng thế ?”
Ong luật sư cười toe toét :
“ Anh sợ nhầm nhà…đứng ngoài cổng nhìn vào cứ tưởng nhà ông Uỷ viên trung ương nào. Anh nói thật nhé, nhà em không thua gì nhà Bộ trưởng ở Hà Nội…”
Bà vợ ông Bí thư huyện uỷ nguýt dài :
“ Anh cứ riễu em…chớ nhà này đã ăn thua gì…hôm nào anh rẽ qua thành phố nhìn thử nhà đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban phụ trách kế hoạch , đầu tư coi…nom không thua gì Phủ Chủ tịch ở Hà Nội…”
Ong luạt sư lè lưỡi :
“ Oi chết chết…các đồng chí lãnh đạo lấy đâu ra lắm tiền vậy nhỉ ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện cười  khảy :
“ Luật sư các anh thì ngóc nghách nào mà không biết lại còn còn làm bộ ngây thơ con cóc cụ. Thời nay có ông cán bộ nào sống được bằng lương đâu ? Lương liệu có đủ tiền đổ xăng cho vợ các đồng chí đi lễ đền chùa không ?”
Ong luật sư há mồm :
“ Sao em bạo mồm vậy ? Nói vậy chẳng hoá chính lương chồng em cũng không đủ đổ xăng cho em đi chùa à ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện cười cười :
“ Em có biết lương ông chồng em là bao nhiêu đâu ? Còn đi đâu em đều móc tiền túi đổ xăng đấy chớ, đâu có lấy vào lương chồng ?”
Ong luật sư cười theo :
“ Vậy lương chồng em tháng phải vài trăm triệu đấy…”
Bà vợ ông  Bí thư huyện giật thót người :
“ Anh nói thế chết vợ chồng em rồi…Lương Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước liệu có được vài chục triệu không ?”
Ong luật sư ghé tai bà vợ ông Bí thư huyện nói nhỏ :
“ Nếu lương  tháng không vài trăm triệu thì tiền đâu xây cái nhà to như trụ sở huyện Đảng  bộ thế này ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện cười cười :
“ Anh hỏi vậy thì đến mấy cha Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết,  cũng cà lăm không trả lời được…”
Ong luật sư cười khà khà :
“ Vậy tuyên ngôn cộng sản mới nói làm cách mạng chỉ mất cái xiềng xích còn được cả thế giới mà lại,,,”
Bà vợ ông Bí thư huyện uỷ trề môi :
“ Nói là được cả thế giới là nói mấy ông Uỷ viên trung ương trở lên cho tới Bộ chính trị, Tổng Bí thư mới được chớ cỡ lãnh đạo tép riu như ông xã nhà em thì được cái gì ?”
Ong luật sư tròn mắt :
“ Lại còn chưa được cái gì ? Thế cái nhà bề thế nguy nga như Phủ Chúa ngày xưa thế này vẫn chưa gọi là được à ?”
Bà vợ ông luật sư giọng ngao ngán :
“ Cái nhà này đã ăn thua gì ? Nghe nói mỗi đồng chí cán bộ cấp cao đều có tiền tỉ đô la trở lên cả. Cái thứ Bí thư huyện uỷ hạng bét như ông nhà em thì ăn thua gì ?”
Ong luật sư lắc đầu :
“ Vậy mới biết lòng tham con người ta thật là cái giếng không đáy vậy …”
Bà vợ ông Bí thư huyện cong cớn :
“ Chớ sao nữa. Bác Hồ đã dậy rằng không sợ thiếu, chỉ sơ phân chia không công bằng. Ngày nay thiếu thì không thiếu, nhưng chẳng công bằng tý nào.Từ cấp Bí thư huyện lên Bí thư thành uỷ thu nhập đã một trời một vực rồi, lại từ thành uỷ lên tới Ban Bí thư, Bộ chính trị…ôi thôi thôi…chức quyền tăng theo cấp số cộng thì tham ô ăn của đút tăng theo cấp số nhân cơ đấy…”
Ong luật sư phá ra cười :
“ Vĩ đại…khám phá của em thật vĩ đại.Quyền chức tăng theo cấp số cộng thì thu nhập tăng theo cấp số nhân thật…”
Bà Bí thư huyện mời ông luật sư và cô thư ký ra ngoài vườn lên nhà bát giác để chờ ông Bí thư huyện về nhập tiệc.
Nhà bát giác có tám mặt còn gọi là nhà “nghinh phong “ tức nhà đón gió. Thấy ông luật sư vừa leo cầu thang vừa dán mắt vào tấm biển lớn ghi theo lối thư pháp hai chữ “nghinh phong”, bà luật sư sợ khách không hiểu vội giảng giải “
“ Tức là “đón” gió đấy anh. Nguyên là trong huyện có mấy ông già về hưu rỗi rãi mới bầy ra cái trò viết thư pháp. Mới đầu mấy ông chỉ ngồi nhà viết chơi với nhau thôi. Ay thế rồi mấy năm nay cứ dịp tết đến là họ lại trải chiếu, khăn đóng áo dài , bò nhoài ra viết câu đối tết bán chạy như tôm tươi. Phú quý sinh lễ nghĩa, từ ngày bán chữ được mấy ông xin phép thành lập tổ thư pháp, xin phòng ốc để tổ chức Câu lạc bộ thư pháp…”
Ong luật sư tò mò :
“ Vậy rồi huyện có cho phép không ?’
Bà vợ ông Bí thư huyện gật gật :
“ Cho chứ sao không ? Mấy ông già toàn là cựu chiến binh cả, Huyện uỷ phải chiều mấy ông như chiều vong’ Làm trái ý họ là chết. Nào đơn thư tố cáo, kiến nghị gửi lên thành phố, lên trung ương hơi sức đâu mà theo được kiện của mấy ông đó. Bởi vậy ông xã em đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt, chiều chuộng mấy ông ấy đủ đường…”
Ong Luật sư cười cười :
“ Tưởng rằng chỉ Hà Nội mới có câu lạc bộ Ba Đình tức là câu lạc bộ của mấy ông lão thành cách mạng về hưu. Về hưu rồi thấy đàn em mình đương chức đương quyền ăn dữ quá nghĩ tiếc cái thời bao cấp, đổ mồ hôi sôi nước mắt , đội thằng trên, đạp thằng dưới mà đến khi về hưu chẳng được cái gì. Chẳng bù cho thời bây giờ, mấy thằng nhãi ranh đương chức đương quyền tiêu tiền như nước. Bởi vậy các cụ lão thành cách mạng mới tức khí, chửi vung tí mẹt. Ban Bí thư, Bộ chính trị nghe cả đấy nhưng đánh bài lờ. Thôi kệ cha các cụ, mồm chửi đấy thì tai nghe đấy. Sinh sự với lũ kiêu binh ấy chỉ có dại chẳng khác gì rây với hủi….”
Bà vợ ông Bí thư huyện :
“ Đúng đúng…tình hình cái câu lạc bộ thư pháp này giống y trang câu lạc bộ Ba Đình Hà Nội. Các cụ cũng chửi bới ghê lắm, chẳng nể mặt thằng nào suốt từ thành phố lên tới trung ương toàn là các đồng chí chưa bị lộ thôi chớ chẳng thằng chó nào chê…cứt hết…”
Ong luật sư vội vã :
“ Ay ấy…ví các đồng chí ấy với chó tôi e rằng con chó nó kiện đấy. Bởi lẽ chó thời nay cũng khôn ra phết. Khách vào nhà tuỳ theo cấp bậc to nhỏ là nó hoặc sủa ầm ĩ như chào đón hoặc gầm gừ như muốn đuổi người ta ra khỏi nhà…”
Bà vợ ông Bí thư huyện bật cười :
“ Chó đâu lại có giống chó lạ  vậy ? Lại chỉ chào theo cấp bậc thôi. Mẹ bố nó , thời nay đến con chó cũng phân biệt chức quyền. Mà xét cho cùng quan lại thời nay cũng toàn là chó nhảy bàn độc cùng dòng giống với nhau nên mới đội chức quyền lên đầu như thế. “
Ong luật sư lè lưỡi :
“ Oi chết chết…phu nhân đồng chí Bí thư huyện uỷ mà ví cán bộ với chó kia à ?  “
Bà vợ ông Bí thư huyện huỵch toẹt :
“ Chẳng phải là em ví mà mấy lão già trong Câu lạc bộ thư pháp nó ví đấy. Nó còn bảo ví cán bộ với chó thì còn oan cho chó. Là vì chó nó còn trung thành với chủ, cán bộ ngày nay chỉ trung thành với …tiền thôi.”
Ông luật sư ngạc nhiên :
“ Anh tưởng câu lạc bộ thư pháp thì chỉ có tụ tập viết chữ thôi chứ, có giống như Câu lạc bộ Ba Đình tụ tập uống bia, ruộng vào lời ra tha hồ mà chửi bố cả …trung ương đâu ?”
Bà vợ ông Bí thư cười cười :
“ Viết thư pháp thì cứ viết được mấy chữ, nguệch ngoạc như giun bò, cóc nhảy ba chớp ba nhoáng dăm ba nét rồi vứt bút nhậu chứ có viết cả ngày đâu. Bởi vậy bia rươự vào cũng bốc phét chửi bới kém gì câu lạc bộ Ba Đình ở Hà Nội. Duy chỉ có điều các cụ thư pháp chỉ ngứa miệng chửi cấp huyện thôi, cùng lắm là lên tới cấp thành phố…”
Ong luật sư trợn mắt :
“ Nếu nó chỉ chửi cấp huyện thì chồng em chắc phải là đối tượng số 1 – Bí thư huyện uỷ ngang quan huyện ngày xưa rồi…”
Bà vợ ông huyện  uỷ lắc đầu :
“ Không không… cố nội tụi nó cũng không dám…tụi nó chỉ chửi mấy cha bên chính quyền kiểu như Trưởng phòng tài nguyên môi trường, Trưởng phòng quy hoạch và đầu tư…toàn những chỗ có phong bì nên các cụ mới ghen ăn tức ở mà. Còn Bí thư huyện  uỷ thì bố bảo tụi nó cũng không dám động tới, vả lại ông nhà em cũng chơi đẹp với tụi nó, lâu lâu lại gọi tới thí cho cái phong bì để bịt mõm tụi nó…”
Ong luật sư :
“ Nếu vậy tụi nó không động tới ông xã em là phải rồi. Nhưng coi chừng nó không chửi trực tiếp bằng mồm mà lại chửi bóng chửi gió bằng chữ thì mới đau…”
Bà vợ ông Bí thư huyện kinh ngạc :
“ Chửi bóng chửi gió bằng chữ ? Chửi vậy là chửi thế nào ?”
Ong luật sư kéo tay bà vợ ông Bí thư huyện chỉ tay lên cái bảng viết chữ thư pháp cao giọng :
“ Em có thấy hai chữ “nghinh phong” kia có vấn đề gì không ?”
Bà vợ ông Bí thư cứ trợn rách cả mắt ra cũng chẳng thấy gì, đành lắc đầu :
“ Thì nó viết cố tình xiên xẹo, nguệch ngoạc cho ra vẻ thư pháp nhưng vẫn đọc ra hai chữ “nghinh phong” mà…”
Ong luật sư cười bí hiểm :
“ Đó…nó chửi xỏ ông xã em ở hai chữ đó . “ Nghinh phong” là đón gió , nó chửi chồng em chỉ hóng hớt đón ý cấp trên thôi. “Gió” đây là có thể là chỉ đạo, chủ trương ngầm của cấp trên mà cũng là những tin tức đấu đá giành ghế để liệu xem có ai sắp lên mà phò, ai sắp xuống thì phải tránh cho xa kẻo vạ lây. Đó…đó chính là “đón gió” chứ còn gì nữa ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện uỷ cau mày suy nghĩ rồi bất chợt vỗ bàn, reo lên :
“ Thôi đúng rồi…anh phân tích vậy em mới nhớ ra. Đúng…đúng…mấy thằng thư pháp này nó chửi xỏ ông xã nhà em thật. Cái hồi đó ông thường vụ thành uỷ phụ trách tổ chức  bị tố cáo là bán mấy cái ghế Giám đốc Sở trên thành phố lấy mấy chục  tỉ đút túi, đơn gửi  lên Ban thanh tra trung ương như bươm bướm. Cha thường vụ phụ trách tổ chức đó nghe tin  đoàn thanh tra sắp về kiểm tra, sợ quá đến mức phải khiêng đi cấp cứu vì tai biến mạch máu não…”
Ong luật sư ngắt lời :
“ Trưởng ban tổ chức thành uỷ có phải cái thằng tên là Lãm không ? Nghe nói nó bị tố lên tận Ban Bí thư, Ban tổ chức trung ương về tội mua quan bán tước. Mà thằng cha mới ngoài năm mươi một chút sao đã bị tai biến mạch máu não. Thường là phải từ 60 tuổi trở lên mới dễ bị chứ tuổi hắn hiếm khi bị tai biến…”
Bà vợ ông bí thư huyện bĩu môi :
“ Bệnh nó tới thì nó sẽ tới chứ ? Làm gì có chuyện tuổi này bị tuổi kia không bị…Cứ quanh năm suốt tháng đầu óc căng thẳng chuyện đấu đá, đội trên đạp dưới thì 50 tuổi mới bị tai biến mạch máu não là muộn…”
Ong luật sư thắc mắc :
“ Thằng cha Trưởng ban tổ chức thành uỷ bị tai biến thì có dính dáng gì tới chồng em ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện uỷ lắc đầu :
“ Chả dính dáng gì tới chuyện lão bị thanh tra hết. Chỉ có điều kỳ này lão mất chức Trưởng ban là cái chắc . Thế là ông xã em đánh bài lờ, đến vào bệnh viện thăm lão biếu hộp sữa cũng không ?”
Ong luật sư bật cười :
“ Chuyện đó là lẽ thường tình trong giới quan trường ngày  nay, có gì lạ đâu…”
Bà vợ ông Bí thư huyện thở dài :
“ Thì không vào bệnh viện thăm thằng Trưởng ban tổ chức cũng không ai trách được mình. Có điều ngay lúc đó, bố ông Phó ban sắp sửa lên trưởng ban thay thế lão đang nằm viện lại cũng bị ho hen sao đó phải đưa đi cấp cứu. Thế là ông xã em bỏ cả họp thường vụ phóng tới bệnh viện chầu chực quanh giường bố ông Phó sắp lên Trưởng ban…”
Ong luật sư  cười cười :
“ Thì bây giờ người ta “phò thịnh” chứ ai “ phò suy” bao giờ ?”
Bà vợ ông Bí thư huyện uỷ gật đầu :
“ Bởi vậy…ông xã em xử sự như vậy đâu có sao, cũng là chuyện thường tình trong giới quan trường bây giờ mà. Chỉ có điều chuyện ông Bí thư huyện uỷ không vào thăm ông Trưởng ban bị  tai biến mà lại thăm bố ông Phó ban sắp lên Trưởng ban tổ chức cứ bị đồn thổi râm ran khắp trong huyện. Đúng vào dịp đó thì lão Chủ nhiệm Câu lạc bộ thư pháp ghé chơi mang theo bức thư pháp này để tặng ông xã em đó…”
Ong luật sư vỗ đùi đánh đét :
“ Thôi đúng rồi…đúng là nó xỏ chồng em rồi…nghinh phong là “đón gió” nó chửi xéo chồng em không vào viện thăm Trưởng ban bị tai biến mà lại vào thăm bố ông Phó Ban sắp lên Trưởng. Vậy là ông xã em đón gió nhanh quá còn gì ?”
Bà vợ ông bí thư huyện uỷ nghiến răng kèn kẹt  :
“ Mẹ bố mấy thằng thư pháp chơi đểu mình mà mình đâu có biết. Cứ treo chềnh ềnh ngay cửa nhà…”
Nói rồi bà xăm xăm đi tới cửa ngôi nhà mát giật ngay bảng “ nghinh phong” viết theo lối thư pháp vứt xuống đất. Vừa lúc đó ông Bí thư huyện  uỷ đi làm về, bước nhanh tới la lớn :
“ Kìa..bà sao thế ? Bộ bà điên rồi hả ?”
Bà vợ ông nổi cáu :
“ Tôi không điên, có ông điên thì có. Ong có biết cái biển này xỏ xiên mình thế nào không ?”
Ong Bí thư huyện uỷ ngẩn người :
“ Có gì  mà xỏ xiên ? Mình xây cái tiền đình này để đón gió cho mát nên nó mới tặng mình hai chữ “nghinh phong” là đúng rồi, xỏ xiên gì đâu ?”
Bà vợ nổi cáu :
“ Thế ông còn nhớ nó tặng ông cái biển này vào dịp nào không ? Đúng vào cái hôm lão thường vụ Trưởng ban tổ chức bị tai biến mạch máu não phải cấp cứu trong bệnh viện mà ông lờ đi không chịu vào thăm, ông nhớ không ?”
Ong Bí thư huyện gật gật :
“ Nhớ chứ sao không ? “
Bà vợ lại hỏi tiếp :
“ Ong không vào thăm lão Trưởng ban nhưng lại vào thăm bố ông Phó Ban phải đi cấp cứu vì hen đúng không ? “
Ong Bí thư huyện gật đầu :
“ Thì mới non một tháng nay thôi, sao mà quên được ?”
Bà vợ cười nhạt :
“ Lão Trưởng ban đang bị thanh tra thì ông quay lưng đi, còn lão Phó Ban sắp sửa nhảy vào cái ghế Trưởng ban thì ông nhào tới thăm thú cả đến bố của lão ta…”
Ong Bí thư huyện tưởng bà vợ móc máy phê phán mình , mặt đỏ bừng :
“ Chuyện đó thì có gì ghê gớm mà bà phải làm toáng lên thế ? Thời nay người ta phò thịnh chứ ai phò suy. Ngay đến đồng chí Bí thư tỉnh ủy mai mốt có về hưu thì có đi chơi tới nhà ai đến con chó cũng ngoảnh mặt đi không thèm nhìn mặt nữa là…”
Bà vợ cáu kỉnh :
“ Thì luật đời đương nhiên là vậy rồi. Có ai nói gì đâu ? Chỉ có điều cách ứng xử của ông không hiểu sao lại lọt ra ngoài nên tụi thối mồm trong huyện mới bàn tán râm ran :” đồng chí Bí thư huyện uỷ đón gió giỏi…”. Đúng vào lúc đó thì thằng thư pháp mang tới tặng cho ông cái biển có hai chữ “nghinh phong” này. Như vậy là nó chửi mình là đón gió chứ còn gì ?”
Ong Bí thư huyện vỡ lẽ , ngã ngửa người :
“ Thế à ? Bà phân tích vậy thì đúng là thằng thư pháp nó xỏ mình thật rồi. Nhưng sao bà không bảo tôi ngay từ hôm đó để mãi tới hôm nay mới nói.…”
Bà vợ vội vàng :
“ Không phải tôi nghĩ ra đâu mà cái người đang ngồi chờ ông ở phòng “nghinh phong “ kìa ?”
Ong Bí thư huyện ngạc nhiên :
“ Ai chờ tôi, sao không mời ra cơ quan lại vào đây ?”
“ Thì chính ông mời người ta tới gặp riêng ông để trao đổi  còn gì ?”
Ong Bí thư huyện uỷ nhíu mày :
“ Ai nhỉ ? Có mấy khi tôi mời khách tới nhà riêng đâu ?”
Bà vợ bật cười :
“ Hồi này ông đãng trí quá rồi. Người đó là ông luật sư chứ ai ? Tuần trước ông chẳng nói điện thoại mãi với anh ta là gì ?”
Ong Bí thư  huyện vỗ trán reo lên :
“ Đúng rồi, tôi nhớ ra rồi…tôi có mời anh ta tới chơi thật …. Anh ta đâu rồi ?”
“ Ngồi chờ ông trong phòng chứ đâu……”
Cho dù mới gặp lần đầu, hai người tay bắt mặt mừng cứ như là quen nhau lâu lắm. Ong Bí thư huyện đánh tiếng trước :
“ Anh có con mắt tinh đời thật đấy. Mới tới mà đã phát hiện ngay ra thằng thư pháp nó chơi xỏ tôi…ấy thế mà cả tôi lẫn bà nhà tôi đâu có nhìn ra…cứ tưởng nó trân trọng mình nên mới treo cái biển thư pháp ấy lên chớ. Ai ngờ …”
Ong luật sư nhún nhường :
“ Tôi cũng vô tình phát hiện ra thôi. Người ta thường nói cờ ngoài bài trong mà, người bên ngoài bao giờ cũng tỉnh hơn người trong cuộc…”
Ong Bí thư huyện nghe ông luật sư nói vậy thì chột dạ. Thằng cha này muốn bóng gió chuyện gì dính dáng tới “cờ ngoài bài trong” đây ? Không lẽ vừa mới gặp hắn đã mang cái chuyện mình “chạy” thanh tra năm ngoái, bịt được miệng mấy thằng làm đơn khiếu kiện tố cáo mình  bao che  lâm tặc và ăn chia với chúng ? Nếu đúng vậy thì thằng cha luật sư này quả nhiên là cao tay.
Hai người mới đang dạm chuyện nhau, bà vợ ông Bí thư đã cho người làm bưng đồ nhậu tới. Bà vui vẻ :
“ Chẳng mấy khi anh ở Hà Nội xuống vùng xa vùng sâu nên hôm nay chiêu đãi anh một bữa thịt rừng …May hôm nay nhà bếp nó mua được con cầy hương nấu thành mấy món ăn chơi. Cái loại này giờ hiếm lắm, thịt nó mềm và có mùi thơm đặc biệt nên người ta mới gọi là cầy hương. “
Ong Bí thư huyện mở bình rượu thuốc ra giới thiệu :
“ Mấy ông ở trên Hà Nội cứ thích uống rươự tây. Rượu tây nó chế biến bằng hoá chất, không bổ béo gì có khi lại độc hại. Cái món rươự thuốc này mới đại bổ và quý hiếm này. Một bình thế này có nguyên nửa cái mật gấu, rồi mấy đồng cân bột sừng tê, rồi nguyên bộ ngũ xà năm con rắn loại cực độc cộng với một số vị thuốc bắc như là đông trùng hạ thảo, nấm linh chi thứ thiệt. Ngâm xong rồi hạ thổ đúng hai năm sau mới đào lên. Anh uống thử coi có bằng mấy rượu  tây không nào …”
Ong luật sư đón chén rượu trong tay ông Bí thư huyện uỷ đưa lên múi hít hít rồi nhấp mọt ngụm. Anh ta khà một tiếng, mắt lim dim rồi lên tiếng khen rối rít :
“ Tuyệt…phải nói là tuyệt…nó có cái mùi thơm rất là lạ…không biết là cái mùi gì ….từ trước nay chưa hề thấy…chỉ biết là nó thơm.,…thơm lắm…ngấm cả vào trong từng buồng gan thớ phổi…tuyệt…tuyệt…”
Ong Bí thư huyện uỷ được khen rượu ngon nở nang cả mặt mày, cao hứng vẫy người đầu bếp tới :
“ Còn rắn không ?”
Người đầu bếp lễ phép :
“ Dạ còn ạ…còn một con hổ hành chừng 4 kí ạ…”
Ong Bí thư gật đầu hài lòng :
“ Vậy tốt…mang lên đây biểu diễn cho khách Hànôị coi quy trình làm rắn ra sao nào ?”
Người đầu bếp đi rồi, ông Bí thư huyện  uỷ đắc chí :
“ Anh xuống đây dịp này là may mắn lắm. Hãy còn một con rắn hổ hành.Cái món này ngày xưa thì đầy rừng, giờ thì quý hiếm lắm, Nghe nói Trung Quốc  nó thu mua hết rồi còn đâu. May hôm nay còn sót lại con 4 kí, vậy là may cho anh lắm. Thưởng thức cái món rượu mật rắn thử coi…”
Không đầy mười lăm phút sau, người  đầu bếp đã trở lại tay cầm cái kép cặp cổ con rắn dài phải gần hai mét, to gần bằng cổ tay . Mặc cho con rắn giãy giụa loằng ngoằng nó vẫn được mang tới bàn ngày trước mặt ông luật sư cho ông tha hồ , quan sát ngắm nghía .
Ong Bí thư huyện giới thiệu :
“ Loại rắn hổ hành cỡ 4-5 ký thế này trước đây trong rừng nhiều lắm. Huyện này có hai cha con ông già chuyên bắt rắn về bán. Ong già trị rắn cắn rất giỏi. Ở trong huyện cứ có ai bị rắn cắn là võng tới nhà ông chứ không thèm đi bệnh viện làm gì vừa tốn tiền vừa chưa chắc đã thoát khỏi thần chết. Ong này có bài thuốc gia truyền, chữa trị lạ lắm. Ong chỉ ra vườn tìm mấy cái lá rồi cho vào miệng nhai như ta nhai trầu vậy.Khí cái nắm lá ấy đã nhuyễn ra rồi, ông già mới lấy nó đắp lên trên chỗ rắn cắn rồi buộc chặt lại cho nọc độc nó khỏi phát tán. Đơn giản vậy thôi mà cứu sống không biết bao nhiêu người đó …”
                                   (còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét