Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Phóng sự về "người rừng" Trần Ngọc Lâm (kỳ 7-10)

Phóng sự về "người rừng" bị ung thư Trần Ngọc Lâm

Kỳ 7: Sống cùng thú hoang

Ngày đó, đại ngàn Hoàng Liên Sơn còn vô cùng hoang vu, ngoài con đường chinh phục Fansipan từ bản Cát Cát, thi thoảng mới có người lên, thì hầu như chưa có dấu chân người. Chính vì thế, thú rừng còn rất nhiều.

Ở một cái hang nhỏ, giống như khe nứt của quả núi, phía trên hang ông trú ngụ, là “ngôi nhà” của bầy khỉ.

Sáng sớm tinh mơ, bọn khỉ đã hót ríu ran gọi bầy dậy đi kiếm ăn. Con khỉ đực đầu đàn lớn nhất dẫn cả bầy rời hang. Cứ lần lượt từng con nhảy ra khỏi khe nứt giữa hai khối đá lớn. Ông Lâm đếm tổng cộng được 50 con lớn nhỏ.

'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan
Hang đá nơi ông Lâm sống cùng bầy khỉ và gia đình gấu 
Bình thường, hễ thấy tiếng người, bọn khỉ chạy xa, nhưng không hiểu sao chúng lại không sợ ông Lâm. Ông Lâm nói đùa rằng, lúc đó, quần áo rách rưới, râu tóc xồm xoàm kín mặt, nên trông ông cũng không… giống người lắm. Có lẽ chúng tưởng đồng loại, nên không sợ. Nhiều lúc, ông ngồi thiền trong hang, bọn khỉ tò mò lại gần ngó nghiêng, thậm chí trêu ghẹo làm ông mất tập trung.

Bọn khỉ đặc biệt thích nghe tiếng sáo trúc. Chiều tà, khi mặt trời lặn phía bên Lai Châu, chiếu ánh nắng xuyên qua lớp mây ửng hồng, cảm thấy cô đơn, ông lại lôi chiếc sáo trúc tự tạo ra thổi. Mỗi khi tiếng sáo cất lên, bọn khỉ lại tìm đến, đứng lố nhố ở cửa hang, đu trên cây ngồi nghe như khán giả.

'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan
Cảnh đẹp Hoàng Liên Sơn 
Có bọn khỉ ở bên, ông Lâm cũng bớt buồn. Hàng ngày, ngoài lúc lấy thuốc, ông thường đi dọc đoạn đường lên Fan, để nhặt nhạnh những mẩu bánh mì, lương khô, thức ăn rơi vãi của khách leo núi, mang về cho bọn khỉ.

Tuy nhiên, lắm lúc, bầy khỉ cũng gây phiền phức cho ông. Nhiều khi, đi rừng về, thấy xoong nồi, bát đĩa mất sạch. Ông lại phải tìm lên hang khỉ đòi về. Mấy chiếc xoong, chảo đều méo mó do bọn khỉ dùng làm… trống.

Bên kia mỏm núi, đối diện với hang ông Lâm và bầy khỉ ở, cách khoảng 200m đường chim bay là nơi trú ngụ của gia đình gấu ngựa.

Cái lần ông có kỳ duyên với gấu ngựa cũng rất lạ lùng. Hôm đó, là buổi sớm, mặt trời mới ló dạng dưới chân núi, ông Lâm đang ngồi thiền, thì choàng tỉnh bởi tiếng gừ gừ.

'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan
Thi thoảng ông Lâm lại trèo lên ngọn cây để tìm bầy khỉ 
Mở mắt, ông chợt rùng mình, khi ngay trước mặt, chỗ miệng hang, cách nơi ông ngồi độ 5m, là con gấu ngựa rất lớn, cỡ tạ rưỡi đang nhìn ông chằm chằm.

Là người đi rừng nhiều, hiểu tập tính các loài vật, nên ông Lâm bình tĩnh, không bỏ chạy, cũng không tìm cách phòng thủ. Trong số các loài vật trong rừng, thì gấu là loài nguy hiểm nhất.

Người đời thường sợ hổ, nhưng thực ra, hổ là loài rất nhát. Chỉ nghe tiếng động, ngửi thấy hơi người, là chúng chạy trốn từ xa. Riêng gấu, tuy chậm chạp, nhưng thường núp trong bụi rậm và xông ra tấn công người.

Nhưng trước khi tấn công người, chúng thường quan sát thái độ của con người. Nếu tấn công nó, thì nó sẽ tấn công lại, bỏ chạy nó đuổi theo, còn bình tĩnh đối phó với nó, thì nó sẽ bỏ đi.

Sau phút rùng mình, ông lấy lại bình tĩnh. Trong hoàn cảnh bệnh tật đầy mình, tay không ông còn hạ được 4 tên giang hồ tay dao tay kiếm, thì con gấu này không phải đối thủ của ông. Tuy nhiên, ông muốn làm bạn với nó, nên ông giữ nguyên tư thế tọa thiền. Ông mở mắt nhìn nó chằm chằm.

'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan
Ông Lâm phải mất cả năm trời đi tìm mới thấy gia đình gấu ở mỏm núi phía Tây đỉnh Fansipan 
Con gấu gầm ghè nhìn ông vài phút, thấy ông không nhụt chí, sợ hãi, nên nó ngó ngoáy đầu, nhìn đi hướng khác, rồi lững thững bỏ đi. Ông Lâm ra khỏi hang, nhìn theo con gấu, thì thấy nó chui vào cái ở mỏm núi bên kia.

Đến trưa, khi ông đang thổi lửa nấu cơm, thì lại gặp một con gấu nữa lững thững đi về phía hang, nơi con gấu ông gặp lúc sáng đang ngủ. Khi đó, ông Lâm mới biết, hang đá chính là nơi ở của vợ chồng nhà gấu. Vợ chồng nhà gấu cứ đi kiếm ăn vài ngày, mới lại mò về hang ở.

Hàng tháng trời ông Lâm tìm cách thân thiện với vợ chồng nhà gấu, song không ăn thua. Khi ông lại gần, chúng gầm gừ nhìn với ánh mắt dữ tợn, rồi cúp đuôi bỏ đi.

Cứ vài ngày, ông lại mang đồ ăn thừa du khách bỏ đi như bán mì, bánh ngọt, hoa quả, đặt ở cửa hang gấu. Thậm chí, ông bắt tổ ong đầy mật đặt ở miệng hang. Tuy nhiên, vợ chồng gấu chỉ ngửi đồ ăn, rồi làm ngơ, không thèm ăn.

Không nản lòng, ông Lâm cứ kiên trì mang đồ ăn cho vợ chồng gấu. Phải đến mấy tháng sau, có lẽ thấy ông Lâm không phải kẻ thù, nên vợ chồng nhà gấu mới ăn đồ ông Lâm mang đến. Vợ chồng nhà gấu cũng tỏ ra thân thiện hơn với ông Lâm. Tuy nhiên, chúng vẫn không đến gần ông như bầy khỉ.

'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan
Khi ông Lâm thổi sáo, bầy khỉ sẽ tìm đến 
Mấy năm trời sống như hàng xóm với cặp vợ chồng nhà gấu, ông Lâm hiểu khá kỹ tập tính của loài gấu. Gấu là loài khá hiền lành, trầm tính và kín đáo. Tuy nhiên, chúng lại rất cục tính. Chúng sẽ trở nên cực kỳ hung dữ và nguy hiểm khi con người tìm cách tấn công chúng.

Hiểu về loài gấu, nên đã có hàng trăm lần ông Lâm giáp mặt gấu trong các chuyến vào rừng sâu, nhưng chưa lần nào ông gặp nguy hiểm. Đường gấu gấu đi, việc ông ông làm, không để ý đến chúng, không tấn công chúng, thì sẽ không gặp nguy hiểm.

Mấy năm sống trong hang, ông Lâm đã chứng kiến nhiều lần gấu cái trở dạ sinh ra đàn gấu con. Ông Lâm để ý và thấy rằng, gấu bố không ở cùng gấu con, không chăm sóc gấu con. Khi gấu mẹ sinh gấu con, gấu bố tìm ổ riêng để ở, cách “nhà” mấy chục mét. Khi gấu con trưởng thành thì chúng đi tự đi tìm cuộc sống khác. Chú gấu con nào không tự động đi, thì gấu bố cũng đuổi đi.

Đến bây giờ, nhắc lại đàn khỉ và gia đình nhà gấu, ông Lâm vẫn buồn. Ông bảo rằng, chính ông là người có lỗi với gia đình gấu và đàn khỉ, khi vì ông mà chúng phải bỏ đi.

'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan
'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan
Ông Trần Ngọc Lâm nhiều lần dẫn tác giả xem cảnh phá rừng của lâm tặc trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn 
Chuyện là, khi ông tìm ra con đường ngắn nhất chinh phục đỉnh Fansipan, chỉ mất 2 ngày một đêm, thì cũng là lúc khách du lịch ầm ầm kéo lên Fan. Con đường đó chỉ cách nơi ở của đàn khỉ và vợ chồng nhà gấu một đoạn. Vì có nhiều người đi lại, gây ra tiếng ồn, nên chúng đã bỏ đi cả.

Trong các chuyến xuyên rừng đi tìm thuốc quý, ông Lâm thường truy tìm dấu vết của đàn khỉ và vợ chồng nhà gấu. Phải mất gần một năm sau, ông Lâm mới tìm thấy vợ chồng nhà gấu, khi chúng đang trú ngụ trong hang đá trên một mỏm núi rất cao ở phía Tây đỉnh Fansipan, thuộc đất Lai Châu.

Cánh rừng này cách hang ông Lâm ở một ngày cuốc bộ. Khu rừng này nguyên sinh tuyệt đối, vô cùng hiểm trở, ít dấu chân người.


 Mỗi khi muốn gặp đàn khỉ, ông Lâm vừa đi vừa thổi sáo. Khi bầy khỉ nghe thấy tiếng sáo, chúng hót ríu ran đáp lời. Cứ theo tiếng khỉ hót vạch rừng đi, thể nào cũng gặp được chúng.

Tôi đã có chuyến cuốc bộ theo ông Lâm xuyên qua những khu rừng vân sam cổ thụ, những khu rừng đỗ quyên đỏ rực, rừng chè ngàn năm, đại ngàn pơ-mu khổng lồ, thân phủ rêu xanh cao chót vót đẹp như trong cổ tích để đi tìm bọn khỉ.

Chiều xuống, nhóm lửa bùng bùng, ông Lâm lại lôi sáo trúc ra thổi. Ông thổi một lúc, thì từ xa vọng lại tiếng khỉ hót. Nhưng có mặt người lạ, chúng không dám đến. Ông Lâm bảo, nếu chỉ có mình ông, chúng sẽ tìm đến nhảy nhót nô đùa ríu rít trên ngọn cây.


Kỳ 8: Người mở đường lên Fansipan

Ông Lâm chào bằng tiếng Pháp, nhưng ông già này lại nói bằng tiếng Việt. Nhiều năm sống ở Việt Nam nên ông nói tiếng Việt rất sõi.

Ông giới thiệu tên là Christiane Pasquel Kagheau, 84 tuổi, từng là phó đồn Trạm Tôn, sống nhiều năm ở vùng núi này, cho đến khi quân Pháp thất thủ ở Điện Biên.

Tuổi đã già, song ông vẫn rất khỏe, leo núi phăng phăng. Ông muốn trước khi chết, được một lần thăm lại chiến trường xưa, nhất là vùng đất ông đã gắn bó suốt tuổi trẻ.

Con đường lên Fansipan do người Pháp mở được ông Lâm tìm lại toàn đi trên sống núi 
Vợ chồng ông đã thuê anh chàng người Mông cõng đồ và dẫn đường lên đỉnh Fansipan. Ông đi theo hướng đường từ bản Cát Cát, nên mất 4 ngày mới lên tới đỉnh.

Ông biết rằng, ngày xưa, đường lên Fan theo hướng khác, đi rất gần, chứ không xa xôi hiểm trở như con đường này. Tấm bản đồ quân sự vẽ chi tiết con đường do người Pháp vạch ra ông vẫn giữ trong tay. Ông lần mò theo tấm bản đồ để đi tìm con đường cũ. Không ngờ con đường cũ đó cắt qua cái hang ông Lâm ở.

Ông già người Pháp đã cho người dẫn đường đưa vợ về, còn ông ở trong hang cùng ông Lâm suốt một tuần.

Trong những ngày sống cùng ông Lâm giữa rừng, ông già người Pháp đã vẽ lại cho ông Lâm con đường lên đỉnh Fansipan ngắn nhất mà người Pháp mở, qua tấm bản đồ quân sự.

Nhiều đoạn đường đã bị rễ cây mọc trùm kín 
Tấm bản đồ quân sự đó ông giữ mấy chục năm nay làm kỷ niệm. Theo như tấm bản đồ, con đường lên đỉnh Fansipan mà người Pháp mở xuất phát từ Núi Xẻ, đi qua suối Vàng, rồi cứ cưỡi dọc sống núi Hoàng Liên Sơn mà đi. Đi theo hướng này sẽ rất gần. Những đoạn dốc đều đã được người Pháp làm bậc thang.

Khi đó, những người chinh phục Fansipan vẫn chỉ biết đến con đường lên Fan xuất phát từ bản Cát Cát. Chỉ có những nhà leo núi chuyên nghiệp, những người Mông khỏe như loài dê núi, mới dám đi con đường này, bởi nó quá xa, quá dốc, nhiều đoạn phải bám vào dây leo, bám vào vách đá trèo lên rất nguy hiểm.

Ông Lâm cũng đã nhiều lần đi theo con đường này và đã có lần ông phải khiêng xác một ông Tây vì rơi từ vách đá xuống. Chuyện những người chinh phục Fan phải bỏ xác trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn năm nào cũng có.

Có bản đồ sơ lược trong tay, cùng với ký ức xa xưa, ông Lâm và ông già người Pháp đã phát rừng đi tìm con đường cũ. Tuy nhiên, hai người xoay xỏa mấy ngày mà không tìm ra được.

Con đường này do người Pháp mở từ cả trăm năm trước 
Trước khi rời Hoàng Liên Sơn, ông già người Pháp nắm tay ông Lâm dặn dò: “Người Pháp từng cuốc vào vách đá, rồi rải đá, xếp đá làm đường để ngựa thồ hàng lên được tận đỉnh Fansipan. Các cô gái Pháp mặc váy ngắn, đi dép cao gót mà còn đi trong ngày được. Đường này vừa ngắn lại dễ đi nhất. Tôi đã nhiều tuổi, chắc không còn quay lại Việt Nam được nữa. Anh cố tìm lại con đường ấy nhé!”.

Sau khi ông già người Pháp về nước, suốt một năm trời ông Lâm lần mò, phát rừng tìm lại con đường xưa. Ông hì hục trong rừng Hoàng Liên Sơn để tìm con đường cũ chỉ với hy vọng sẽ có một lối đi về gần nhất, để ông có thể tranh thủ về thăm vợ con mỗi khi bệnh tình thuyên giảm.

Nếu đúng như lời ông già người Pháp nói, việc lên đỉnh Fan và về chỉ mất một ngày, thì ông Lâm sẽ không phải sống khổ sở như “người rừng” giữa đại ngàn Hoàng Liên nữa.

Những đoạn trúc mọc ken dày, ông Lâm chỉ việc rải muối nhiều lần. Trâu đi ăn muối, sẽ tạo thành đường. 
Và rồi, bằng sự kiên trì của ông, con đường mất tích mấy chục năm nay dưới lớp rễ cây, bụi cỏ, tầng tầng lớp lớp mùn đất, cũng hiện ra với các vách đá, bậc đá còn hiển hiện rõ dấu vết do công sức con người tạo ra.

Như vậy, nếu mở lại con đường này, người có khả năng đi rừng như ông, sáng trèo lên Fan, chiều đã có thể về Sapa. Còn với những người có sức khỏe bình thường, chỉ cần chưa đầy 2 ngày leo núi, đã có thể đặt chân lên “nóc nhà Đông Dương”.

Sau khi phát hiện con đường này, ông Trần Ngọc Lâm báo cho lãnh đạo huyện Sapa biết. Tuy nhiên, mấy vị lãnh đạo này không tin.

Bình thường, một người khỏe đi cũng phải mất 3 ngày 4 đêm mới lên đến đỉnh Fansipan, làm gì có con đường nào đi chỉ mất một ngày. Chuyện con đường chinh phục “nóc nhà Đông Dương” trong một ngày của ông Lâm chỉ có mỗi ông Lê Trọng Hùng, ngày đó là Giám đốc Trung tâm du lịch Sapa nửa tin nửa ngờ.

Ông Hùng đã đi theo ông Lâm, chụp ảnh tỉ mỉ con đường rồi báo cáo các lãnh đạo huyện để mở tuyến du lịch tuyệt vời này.

Lúc ấy, ông lãnh đạo từng bảo ông Lâm là hâm, là dở mới tin có con đường ngắn lên Fan thật. Ông này đã đi theo ông Lâm để xác minh lại thông tin.

Sau khi leo Fansipan về, ông ta trình bày một báo cáo hoành tráng với lãnh đạo tỉnh Lào Cai. Những người có mặt trong buổi báo cáo đó đã vỗ tay, tặng hoa, chúc mừng người… đầu tiên phát hiện ra con đường ngắn nhất chinh phục “nóc nhà Đông Dương”!

Báo chí, truyền hình kéo lên Lào Cai phỏng vấn, ca ngợi vị lãnh đạo huyện nọ như một người hùng, đã cất công ăn rừng ngủ thác nhiều tháng liền, để tìm ra “con đường huyền thoại” góp phần rất lớn vào việc phát triển du lịch cho Lào Cai nói riêng và đất nước nói chung!

Sau khi con đường mới lên đỉnh Fansipan được phát hiện, tỉnh Lào Cai đã lập dự án mở đường cho khách du lịch chinh phục Fan. Đích thân một số cán bộ tỉnh, huyện đã gặp gỡ ông Lâm, rồi “đặt hàng” ông phát quang, mở con đường này, để các kỹ sư dựa vào đó thiết kế, xây dựng thêm.

Ông Lê Trọng Hùng (bên phải) là người chứng kiến cảnh ông Lâm tìm ra con đường ngắn nhất lên Fansipan 
Được các lãnh đạo giao việc, ông Lâm rất mừng. Ông sống trong rừng, ngoài những lúc lấy thuốc, trồng, chăm bón cây thuốc, ông khá rỗi rãi. Việc phát quang, mở đường tuy rất vất vả, nhưng sẽ kiếm được món kha khá cho vợ con, lại tự mở được đường đi cho mình.

Thế là, suốt 2 năm trời đằng đẵng, ngày nắng cũng như ngày mưa, ngoài những lúc đi tìm thuốc, trồng thuốc, ông Lâm lại hì hụi với dao cuốc, xà beng.

Trên những sống núi cao, gió lớn quật ngày đêm, cây cỏ chỉ cao đến thắt lưng thì chỉ cần dùng dao phát, dùng cuốc xới tung lên là được.

Nhưng ở những khu rừng âm u, khuất gió thì rất tốn công sức, bởi những khu rừng này cây cối cổ thụ to khổng lồ, dây leo mọc chằng chịt. Có những đoạn đường bị rễ cây cổ thụ mọc trùm lên, phải dùng xà beng đào bới, dùng búa bổ cả ngày mới lộ ra những bậc đá.

Ngày trước, để lên Fansipan, phải mất 4-5 ngày, nhưng giờ chỉ mất 2 ngày. Vận động viên chỉ chạy 2 tiếng lên đến đỉnh núi. 

Phần lớn con đường nằm trên độ cao từ 2.800m xuống 2.100m đã bị trúc mọc ken dày trùm lên, thân cây nào cây nấy to gần bằng cổ tay. Mở đường xuyên qua rừng trúc vô cùng vất vả. Ông Lâm chặt chém cả ngày, gai trúc xé toạc quần áo, da thịt tứa máu mà chỉ được vài mét đường.

Ở những đoạn đường này, ông Lâm sáng tạo ra cách mở đường độc đáo. Ông rắc muối dọc con đường đó. Đàn trâu đồng bào thả vào rừng thấy muối nên cứ lần theo để ăn. Đàn trâu đi lại nhiều thì thành đường.

Sau hai năm trời kiên trì đào bới, phát cây, con đường chinh phục Fansipan từ thời Pháp đã lộ ra nguyên trạng. Tỉnh Lào Cai đã lập dự án tiêu tốn bạc tỉ để… mở đường du lịch thám hiểm lên “nóc nhà Đông Dương” từ con đường do ông Trần Ngọc Lâm tìm ra và phát quang.

Khi con đường hoàn thành, khi các vận động viên chạy lên đỉnh Fansipan chỉ mất 2 giờ đồng hồ, khiến giới mê rừng núi không khỏi ngạc nhiên, thì ông Trần Ngọc Lâm bị các vị lãnh đạo bỏ ra ngoài bộ nhớ.

Ông lên tỉnh đòi tiền công mở đường, tỉnh chỉ về huyện, về huyện thì lại bảo lên tỉnh. Đòi mấy lần không được, ông Lâm cũng quên luôn.

Đóng góp của ông Lâm cho con đường du lịch mạo hiểm lên đỉnh Fansipan không những không được ghi nhận, mà cũng kể từ đó, ông bị lãnh đạo Vườn Quốc gia Hoàng Liên đuổi ra khỏi rừng. Ông dựng lều ở đâu, họ bắt gặp là dỡ lều ở đó.

Tuy nhiên, mạng sống của ông gắn chặt với đỉnh núi này, nên họ phá lều, ông lại vào hang ở. Sau này, vị lãnh đạo mới lên thay, hiểu hoàn cảnh của ông nên không xua đuổi nữa, ông mới được yên thân.

Giờ đây, thay vì niềm tự hào tìm ra con đường mới, ông Lâm lại thấy hối hận vì đã công bố con đường này. Đường ngắn, dễ đi mở ra chỉ tổ giúp bọn lâm tặc phá rừng nhanh hơn, rồi đồng bào kéo vào sâu trong rừng đốt rừng trồng thảo quả. Một phần rừng Hoàng Liên Sơn bị trọc lơ trọc lốc cũng vì con đường này.

Khách du lịch kéo lên đông lại thiếu ý thức đã phá vỡ cảnh quan. Người dân kéo vào rừng nhổ sạch sẽ những cây thuốc quý bán cho người Trung Quốc khiến không ít loài đã tuyệt chủng


Kỳ 9 Giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg ở Sapa Trong những chuyến đi rừng với “người rừng” Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho vô số loại cỏ, cây, củ, quả, toàn những thứ được coi là thần dược. Những loài cỏ, cây, mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng, hầu như người Việt Nam chưa biết đến, cũng không có trong sách vở ngành dược.

Cách đây khoảng 7 năm, trong mỗi chuyến đi rừng, lúc nấu ăn, ông Lâm thường vào rừng nhổ một số loại cỏ để nấu canh. Ông Lâm thường nâng niu những chiếc lá nhỏ hình trái tim, có màu xanh tía, với những sợi óng ánh như kim tuyến.

Giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg ở Sapa
Cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn với những chiếc lá óng ánh màu kim tuyến 
Khi đó, ở Việt Nam chẳng ai biết loại cỏ này, cũng không có trong sách, nên ông tự đặt tên cho nó là cỏ kim tuyến.

Ông Lâm bảo rằng, loài cỏ này là một vị thuốc cực quý, quan trọng thứ nhì trong bài thuốc chữa ung thư mà ông sử dụng để cứu mình.

Loài cỏ này thực sự là thần dược. Tôi ăn bát canh có lá kim tuyến, thấy sức khỏe hồi phục rất nhanh. Những lúc đi rừng mệt quá, không muốn bước nữa, chỉ cần bứt lá kim tuyến nhai sống, lại tiếp tục đi được.

Hồi trèo lên độ cao 2.800m, thấy loài cỏ này, ông Lâm đã xúc động trào nước mắt và ông tin rằng mình sẽ sống được. Ông cứ ngắt lá, thân, rửa qua nước suối rồi nhai tất. Thế mà sức khỏe hồi phục rất nhanh.

Tôi tin lời ông Lâm nói về thứ cỏ lạ này, nên đã mang chúng về Hà Nội, hỏi một số giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành đông y, dược học. Tuy nhiên, ngày đó, chẳng vị nào biết về loại cỏ này. Có vị còn bảo nó chả có giá trị gì cả. Tôi cũng đã từng kỳ công dẫn bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng lên Sapa xem loài cỏ này, để tìm cách bảo tồn, nhưng ông cũng mù tịt nốt.

Giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg ở Sapa
Cây cỏ nhung mà ông Lâm gọi là kim tuyến do tác giả chụp trên độ cao 2.900m trong rừng Hoàng Liên Sơn 
Thời gian gần đây, khi người Trung Quốc phát hiện ở Việt Nam có loài cỏ này, đã thu mua ráo riết. Ở ngoài Bắc thì gọi nó là cỏ nhung, còn trong Tây Nguyên thì gọi là cỏ kim cương.

Trong khi các thương lái thu mua với giá bạc triệu cho một kg cỏ kim tuyến tươi, thì một số nhà dược học của ta vẫn khẳng định trên báo chí rằng loài cỏ này có giá trị rất thấp, chỉ sánh ngang… lá lốt.

Chính vì không hiểu họ mua để làm gì, nên không ít người có tính suy diễn đặt ra chuyện kẻ xấu lừa đảo đồng bào.

Ngành đông y nước Việt xét về tổng thể quả thực còn non trẻ so với người phương Bắc. Có vô số loài cây cỏ bí ẩn, là những thần dược thực sự, nhưng chưa được biết đến. Thậm chí, chẳng biết là cây gì, có tác dụng gì. Vậy nên, người ta vô tư thu mua những cây cỏ quý với giá… cỏ rác.

Giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg ở Sapa
Ông Lâm phải luồn lách khắp hang sâu núi thẳm để tìm thuốc quý tự cứu mình 
Ông Lâm vốn có bao năm bôn ba Trung Quốc, làm việc và sống với người Trung Quốc, nên ông biết họ cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu thảo dược từ nước ngoài.

Họ không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.

Ông Lâm có đến cả trăm ví dụ về sự khôn lanh của người phương Bắc. Họ làm giàu trên sự ngây thơ của chúng ta. Vô số loài thảo dược quý đã bị họ tận thu, mà chúng ta lại cười họ rằng bỏ tiền thu mua thứ vớ vẩn.

Bài thuốc trị ung thư của ông Lâm, do các thiền sư Tây Tạng chỉ cho gồm có 7 loại chính, trong đó quý nhất là ngũ trảo long, rồi đến cỏ nhung, giảo thiền kê, giảo cổ lam, bạch hoa xà…

Giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg ở Sapa
Đồng bào đã nhổ sạch cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn bán sang Trung Quốc với giá rẻ mạt 
Hồi ông Lâm mới vào Hoàng Liên Sơn sống với thú hoang, cỏ nhung mọc lan khắp các hốc cây, bụi rậm. Thậm chí, chúng mọc đầy trong vườn thảo quả của đồng bào. Đồng bào phải nhổ bỏ đi.

Hồi ông Lâm nấu bát canh cỏ nhung cho tôi ăn, ông bảo: “Chú thân với cháu lắm, chú mới tiết lộ cho cháu về cây cỏ này. Cháu có biết người Trung Quốc và người Nhật mua cây cỏ này với giá bao nhiêu tiền không?”.

Thấy loài cỏ này mọc đầy trong rừng, tôi đoán bừa cỡ trăm ngàn. Tôi ngã bổ chửng khi ông Lâm tiết lộ rằng, cách đây 10 năm người Trung Quốc mua ở Tây Tạng với giá 5 triệu đồng/kg tươi dính cả đất ở rễ.

Người Nhật còn mua nó với giá đắt hơn nhiều. Nếu là cỏ nhung khô thì có giá trên 100 triệu đồng/kg. Thời điểm đó, vài kg cỏ nhung đổi được mảnh đất Hà Nội.

Lúc đó, tôi chợt nghĩ, hay bỏ công việc làm báo nhọc nhằn, đi nhổ cỏ nhung bán cho người Trung Quốc sẽ giàu to. Nhổ một ngày trong rừng thì được cỡ vài bao.

Giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg ở Sapa
Giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg ở Sapa
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng, người rất quan tâm đến cây cỏ, đã được tác giả dẫn lên Sapa 7 năm trước để nghiên cứu, mang về Hà Nội chiết xuất, nhưng cũng không biết cỏ nhung để làm gì 
Nhưng tôi chọn cách im lặng. Nếu người Trung Quốc biết có cỏ nhung ở Việt Nam, họ sẽ thuê người Việt nhổ sạch. Không có cỏ nhung, ông Lâm sẽ không sống được.

Ông Lâm cũng không muốn nói công dụng của nó với các nhà khoa học, bởi sẽ lại giống các cây cỏ khác, họ sẽ chẳng nghiên cứu đến đầu đến đũa, rồi thiên hạ biết, người Trung Quốc biết, sẽ bị nhổ sạch.

Mới đây, trở lại đại ngàn Hoàng Liên Sơn, lang bạt trong rừng, ông Lâm đố tôi tìm được cây cỏ nhung nào. Tôi và ông đi rạc cẳng chẳng kiếm nổi một cây.

Mấy năm trước, người Trung Quốc phát hiện ở Hoàng Liên Sơn có cỏ nhung, họ thuê đồng bào H’Mông nhổ. Đồng bào H’Mông như loài dê núi, luồn rừng cả ngày không biết mệt. Không đầy một năm, cỏ nhung trong đại ngàn Hoàng Liên bị nhổ sạch.

Lúc đầu, người Trung Quốc mua với giá 50 ngàn/kg, sau tăng lên 100 ngàn, 500 ngàn, 2 triệu đồng, và giờ là 5 triệu đồng cho một kg cây tươi gồm cả rễ dính đất. Khi cỏ nhung lên tới giá đó, thì Hoàng Liên Sơn đã sạch bóng loài cỏ này.

Giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg ở Sapa
Ông Lâm phải trồng thuốc quý ở những nơi hiểm trở, bí mật để bảo tồn giống, có thuốc chữa bệnh 
Nhìn những chuyến xe chở cỏ nhung ùn ùn sang bên kia biên giới, ông Lâm buồn muốn rơi nước mắt. Thương lái mua cỏ nhung của đồng bào với giá 50 ngàn đồng và họ bán với giá 5 triệu đồng, thậm chí là 10 triệu đồng một kg tươi ở nước họ, hoặc bán sang Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản. Nếu là cỏ nhung sấy khô thì có giá cả trăm triệu đồng một kg. Đau xót không tưởng tượng nổi. “Vàng ròng” đã chảy hết sang bên kia biên giới.

Hai năm trước, cỏ nhung, còn gọi là kim cương bỗng sốt xình xịch ở Tây Nguyên, cũng là bởi người Trung Quốc phát hiện một số vùng núi cao ở Tây Nguyên có loài cỏ này. Học sinh bỏ cả trường lớp đi nhổ cỏ nhung bán cho thương lái với giá 200 ngàn/kg, sau lên 500 ngàn/kg. Giờ thì thứ cỏ bí ẩn này đã có giá tới 1 triệu đồng/kg.

Theo ông Lâm, sở dĩ cỏ nhung trong Tây Nguyên rẻ như vậy vì chất lượng không bằng ở Hoàng Liên Sơn. Loài cỏ này phải mọc ở độ cao trên 2.800m mới có giá trị dược liệu cao nhất.

Cho đến lúc này, một sự thực đau lòng, là cả các chuyên gia dược liệu, các nhà chức trách vẫn chưa biết cỏ nhung để làm gì, có tác dụng gì. Chẳng lẽ người ta bỏ cả núi tiền mua cỏ về cho dê ăn?

Theo ông Trần Ngọc Lâm, các thiền sư Tây Tạng sử dụng cỏ nhung để tăng cường sức khỏe, giải độc cơ thể, điều trị ung thư. Vận động viên của Trung Quốc thường dùng cỏ nhung trước các cuộc thi đấu bởi nó có tác dụng chẳng kém gì doping. Viện quân y Trung Quốc sử dụng cỏ nhung cùng một số vị khác trong điều trị ung thư từ rất lâu rồi.

Nhưng cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan. Với tác dụng này, cỏ nhung thực sự là thần dược, cỏ trường sinh, quý hơn vàng ròng.

Chúng ta sẽ đặt câu hỏi, vì sao cỏ nhung đắt thế mà chúng ta không gieo trồng? Nếu trồng được loài cỏ này, thì nó đã chẳng đắt thế. Loài cỏ này chỉ mọc ở những chỗ ven suối, ẩm ướt, trong bóng tối, ở môi trường mùn dày. Nó không chấp nhận bất kỳ sự chăm sóc nào.

Ông Lâm cung cấp thông tin giá trị của cỏ nhung, để mong rằng, chính quyền ra sức bảo vệ loài cỏ cực quý này, trước khi chúng bị nhổ sạch khỏi lãnh thổ Việt Nam.

 Kỳ 10: "Vàng ròng" trong đại ngàn Hoàng Liên
Không chỉ cỏ nhung, thứ thần dược quý hiếm, mà vô số loài thảo dược cực quý trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn cũng bị người dân nhổ sạch bán sang Trung Quốc với giá rẻ mạt.

Hồi ông Trần Ngọc Lâm lên đỉnh Fansipan sống trong hang, ông bất ngờ khi phát hiện có rất nhiều thiết trúc nhân sâm ở độ cao từ 2.500m trở lên trên núi Hoàng Liên Sơn.

Loài sâm trúc này cũng từng có nhiều ở Tây Tạng, trên độ cao 4.000-5.000m. Các nhà sư Tây Tạng đánh giá nó quý ngang với sâm Triều Tiên. Họ gọi là sâm Hymalaya, còn người Trung Quốc gọi là thiết trúc nhân sâm, hoặc sâm trúc. Tuy nhiên, loài sâm này ở Tây Tạng đã cạn kiệt hoàn toàn do bị khai thác triệt để.

Những thứ đắt như vàng ròng trong đại ngàn Hoàng Liên
Đại ngàn Hoàng Liên Sơn chìm trong mây mù có rất nhiều dược liệu quý 
Sâm trúc có hình thù rất lạ, thân trông như củ, củ giống như thân. Loài sâm này mỗi năm một lần rụng lá và mọc thêm một đốt, dài bằng đốt ngón tay. Cây sâm càng già thì đốt càng ngắn lại. Mỗi năm nó chỉ ra 3-4 lá và mỗi lá có 7 thùy.

Củ sâm mọc ngẩng lên trời, nhưng được vài năm, thân nặng quá, lại gục xuống, rồi bị mùn lá phủ lên che kín, thành thử phần thân nó chìm trong đất đá. Củ của loài sâm này cũng hình người như những loài sâm khác.

Ông Lâm đã từng đào được một củ sâm 800 tuổi ở độ cao 2.700m trên sườn Fansipan phía Lai Châu. Sở dĩ ông Lâm khẳng định củ sâm này đã 800 tuổi, vì thân nó có đúng 800 đốt. Điều này có nghĩa cây sâm này mọc từ thời Trần.

Những thứ đắt như vàng ròng trong đại ngàn Hoàng Liên
Bình rượu ngâm một phần củ sâm 800 tuổi của ông Lâm 
Ông Lâm bảo rằng, ông thừa biết giá trị củ sâm đó rất khủng khiếp nếu bán sang Trung Quốc, tuy nhiên, ông đã không làm vậy. Nếu bán nó sang Trung Quốc, người Trung Quốc biết Hoàng Liên Sơn có sâm quý, họ sẽ tìm sang thu mua tận diệt.

Thế nên, thay vì bán củ sâm kiếm tiền tỉ, ông đã chặt khúc biếu hàng xóm, bạn bè, con cháu. Phần còn lại ông ngâm vào bình rượu to tướng và mời mọi người uống chơi.

Hồi ông Nguyễn Hữu Khai (Tập đoàn Bảo Long) và GS. Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược) lên Lào Cai, xem bình rượu ngâm củ sâm 800 tuổi của ông Lâm đã choáng váng.

Hai ông cho biết, dù có đào tung trái đất này, cũng không thể kiếm được củ sâm già khủng khiếp như thế. Trên thế giới, củ sâm 2-3 trăm tuổi, đã được coi là báu vật vô giá rồi.

Những thứ đắt như vàng ròng trong đại ngàn Hoàng Liên
Ông Lâm phát hiện vô số thảo dược quý trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn 
Ông Lâm chưa kịp mừng vì phát hiện “kho báu vật sâm” trong đại ngàn Hoàng Liên, thì một ngày, vào khoảng năm 2.000, ông bỗng thấy đồng bào H’Mông với gùi, cuốc, thuổng ầm ầm lên núi đào bới.

Ông Lâm hỏi họ kéo vào rừng đào bới gì, họ bảo đi kiếm “khoai lang núi”. Ông Lâm ngã ngửa khi thấy ai nấy cõng ật ưỡng gùi thiết trúc nhân sâm.

Lúc này, ông Lâm mới biết, người Trung Quốc mang củ thiết trúc nhân sâm có thân ngoằn ngoèo như con rắn, mỗi thân có nhiều đốt sang Lào Cai, đến tận các bản người H’Mông và nói rằng muốn thu mua thật nhiều… “khoai lang núi”. Họ bảo với đồng bào rằng cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói.

Thế là, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi”, hết tấn nọ đến tấn kia, bán cho người ta.

Những thứ đắt như vàng ròng trong đại ngàn Hoàng Liên
Gốc cây X. khổng lồ cho loài nấm Phục linh thiên 
Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ có mấy ngàn đồng, sau tăng lên vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có xới tung cả cánh rừng cũng chả tìm ra củ nào nữa.

Nhìn cảnh ấy, ông Lâm lòng đau như cắt. Gặp ai ông cũng bảo đây là loài sâm cực quý, chứ không phải “khoai lang núi”, nhưng không ai tin. Đồng bào H’Mông còn cãi rằng, củ này tổ tiên họ gọi là thằn lằn đá, vì thân nó giống con thằn lằn, lại mọc trên đá.

Đồng bào H’Mông cũng thường đào củ “thằn lằn đá” nhai sống như khoai, hoặc luộc ăn như thứ lương thực bình thường. Khi leo núi, thấy mệt, họ đào củ “thằn lằn núi”, ngậm miếng nhỏ trong miệng sẽ hết mệt.

Chỉ có ông Lâm mới biết “khoai lang núi”, hay củ thằn lằn đá chính là thiết trúc nhân sâm, một loài sâm có giá trị dược liệu tương đương sâm Ngọc Linh, không kém gì sâm Triều Tiên.

Những thứ đắt như vàng ròng trong đại ngàn Hoàng Liên
Tác giả bên một gốc cây X. quý hiếm trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn 
Giờ thì loài sâm quý ấy, cùng với hàng chục loại dược liệu cũng đã biến mất khỏi đại ngàn Hoàng Liên Sơn. Giờ đây, người Việt muốn mua củ sâm vài chục năm tuổi, phải bỏ ra cả trăm triệu đồng. Sâm Ngọc Linh hoang dã hiện tại cũng có giá tới nửa tỷ đồng cho 1 kg.

Trong số hàng trăm dược liệu quý như báu vật ở Hoàng Liên Sơn, thì có một loài nấm vô cùng quý hiếm, được người Trung Quốc so sánh với vàng ròng, đó chính là nấm Phục linh thiên.

Hồi lang thang sâu trong rừng, ở độ cao 2.800m, ông Lâm đã phát hiện có một cánh rừng, toàn những cây X. (tác giả xin giấu tên) hàng ngàn năm tuổi. Cây nào cây nấy to vài người ôm, cao 60-70m, tán che phủ cả góc núi.

Cây này họ nhà thông, gỗ màu đỏ, vân đẹp hơn cả thủy tùng. Ở Trung Quốc, tại khu du lịch Vân Long, có 1 cây chỉ cỡ hơn 1 người ôm, mà họ rào kín và quảng cáo đã 1.000 năm tuổi, khiến du khách ùn ùn kéo tới chiêm ngưỡng. Loài cây này trên thế giới cũng vô cùng hiếm. Ở Việt Nam chỉ mới phát hiện duy nhất ở Hoàng Liên Sơn, trên độ cao 2.800m và số lượng khoảng 400 cây.

Những thứ đắt như vàng ròng trong đại ngàn Hoàng Liên
Củ nấm Phục linh thiên 
Loài cây này có sức sống vô cùng kỳ lạ. Ở độ cao như thế, lạnh giá, gió lớn, chỉ toàn đá trọc lốc, loài trúc chỉ nhỏ bằng que tăm, các cây khác chỉ cỡ bắp tay, nhưng cây X. đều to lớn khổng lồ. Ông Lâm để ý những cành cây bị gió quật gãy xuống đất, tới 2 tháng sau lá vẫn tươi nguyên.

Ở Tây Tạng cũng có một cánh rừng cây X. bí mật. Ông Lâm đã được theo chân các thiền sư đi lấy củ nấm này nên ông nhớ. Các thiền sư Tây Tạng chỉ dùng một lát nhỏ của củ nấm chế vào các vị thuốc điều trị ung thư cho các bệnh nhân nặng. Người Trung Quốc thường tìm lên Tây Tạng thu mua loài nấm này. Họ dùng vàng để mua bán. Củ nấm nặng 1 lạng, thì họ đổi 1 lạng vàng.

Xưa kia, loài nấm này dùng để cung tiến triều đình và chỉ vua chúa mới được ăn. Nấm Phục linh thiên hầm với chim công làm món ăn bổ dưỡng tuyệt đỉnh cho vua chúa.

Những thứ đắt như vàng ròng trong đại ngàn Hoàng Liên
Những thứ đắt như vàng ròng trong đại ngàn Hoàng Liên
Người Trung Quốc sẵn sàng đổi vàng lấy Phục linh thiên 
Bản thân tôi cũng đã được ông Lâm mời ăn thử món Phục linh thiên cực quý này. Chỉ có điều, không kiếm ra chim công, nên thay bằng… gà già. Điều khá lạ là củ nấm này khi chưa nấu thì mềm nhũn, nhưng đem hầm với gà mấy tiếng, đến xương gà cũng mục, thì miếng nấm lại cứng đơ, nhai giòn sần sật.

Cái tên nấm Phục linh thiên là do ông Lâm tự đặt ra. Ở Việt Nam, các nhà khoa học phát hiện loài nấm rất quý, mọc trong lòng đất, ở rễ cây thông trong Lâm Đồng, gọi là Phục linh thần. Loài nấm này mọc ở trên ngọn cây X., nên ông đặt là Phục linh thiên.

Khi cây X. bị thương, cây sẽ tiết ra nhựa để bảo vệ vết thương. Do một cơ duyên nào đó, loài nấm này sẽ mọc ở khối nhựa của cây X. Nó chỉ mọc vào thời điểm nhất định trong năm.

Một năm, ông Lâm chỉ thu hái được vài củ nấm. Có năm chẳng được củ nào. Ông không hái bán sang Trung Quốc kiếm vàng ròng, mà pha vào thuốc để chữa bệnh cho mình và cho các bệnh nhân khác.

Những thứ đắt như vàng ròng trong đại ngàn Hoàng Liên
Ông Lâm cho mẩu nấm Phục linh thiên vào bài thuốc điều trị ung thư thì thấy hiệu quả rõ rệt 
Ông Lâm kể rằng, hồi sang Tây Tạng thăm các thiền sư đã từng cứu sống ông, ông tặng các thiền sư ở đây mấy quả nấm Phục linh thiên của Hoàng Liên Sơn. Các vị thiền sư đã chết lặng khi nhận được món quà mà với họ là vô cùng quý hiếm.

Một vị thiền sư từng chữa bệnh ung thư cho ông Lâm hỏi: “Con lấy thứ quý hiếm này ở đâu ra vậy?”. Ông Lâm trả lời: “Ở Việt Nam con nấu canh ăn hàng ngày”. Vị thiền sư đã tát ông Lâm một cái nổ đom đóm và bảo: “Anh có biết việc anh ăn vô tội vạ như thế đã cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người không?”.

Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về nấm Phục linh thiên, cũng không có nhà dược học nào biết về loài nấm này. Tuy nhiên, theo “người rừng” Trần Ngọc Lâm, qua thực tế sử dụng nhiều năm nay, ông thấy Phục linh thiên có tác dụng ức chế khối u. Khi ông cho thêm vài lát Phục linh thiên vào bài thuốc trị ung thư, ông cảm thấy tác dụng mạnh hơn, dài hơn. Ông cũng đã thử nghiệm trên nhiều bệnh nhân ung thư và thấy kết quả rõ rệt. Với người huyết áp thấp, ốm yếu, suy nhược, thì quả nấm Phục linh thiên có tác dụng kỳ diệu.


(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét