YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 101)
(tiếp theo)
Tiếng rằng
là Bí thư “lãnh đạo toàn diện” nhưng “tay hòm chìa
khoá” lại nằm trong tay Chủ tịch đúng theo nguyên tắc
“phân công, phân nhiệm” “ Đảng lãnh đạo,
chính quyền quản lý, công đoàn động viên, thanh niên
nòng cốt”.
Sang thời
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
cái vế sau “ công đoàn động viên, thanh niên nòng
cốt” đã văng đi mất , còn lại cái nguyên tắc
“đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý” thì vẫn còn
đầy hiệu lực. Chẳng thế mà giới quan chức thành phố
cứ xì xào sau lưng ông Bí thư rằng ông to thì to thật,
toàn ra chủ trương với đường lối nhưng đi vào thực
tế lại chẳng có cái quyền đéo gì.
Một lần
ông ghé thăm đội bóng con cưng của thành phố đi tập
huấn nước ngoài về. Sau khi huấn thị cho các cầu thủ
nêu cao tinh thần tập thể, khiêm tốn học hỏi, thi đấu
trung thực, tránh xa việc bán độ, tất cả vì mầu cờ
sắc áo, ông Bí thư thành uỷ nổi hứng hứa thưởng
cho toàn đội 100 triệu. Sau khi đồng chí bí thư ra về,
các cầu thủ ôm lấy nhau nhảy lên vì mừng rỡ. 100
triệu hồi đó lớn lắm, mua được cả cái nhà, mang
chia ra mỗi anh cũng được một cục tiền to. Nào ngờ
ông Giám đốc điều hành đội bóng chạy đôn chạy đáo
từ Sở thể dục thể thao, Sở tài chánh tới cả Kho
bạc Nhà nước cả tháng trời vẫn chưa được đồng
cắc nào. Cầu thủ cứ dài cổ ra chờ. Sau cùng sự việc
được đá lên tới tận ông Chủ tịch thành phố. Xem
xong bản tường trình , biết đây là ý kiến “ngẫu
hứng’ của ông Bí thư, ông Chủ tịch phán một câu
xanh rờn :
“ Tiền đâu
mà thưởng. Nếu đồng chí Bí thư quyết định thì đưa
sang Ban tài chánh thành uỷ chi tiền…”
Tất nhiên
Ban tài chánh thành uỷ khi nào lại chi khoản “ẩm
ương” thế. Việc thưởng cầu thủ thế là ách
lại, “ để lâu cứt trâu hoá bùn” , hy vọng của cầu
thủ theo gió bay lên trời. Ong Bí thư được báo
cáo lại nhưng vô phương cứu chữa, chẳng biết
“nã’ vào đâu lấy tiền thưởng cầu thủ đành ngậm
đắng nuốt cay, ngậm miệng cho qua.
Tuy nhiên hai
ông – một bên đảng, một bên nhà nước cứ hục hặc
nhau như gái chung chồng. Vài tháng sau , “trái banh” có
dịp chạy tới chân ông Bí thư. Nguyên là việc đề bạt
cán bộ ở cấp Chánh Phó Giám đốc Sở , bên phía Ban
tổ chức chính quyền đều phải làm tường trình đưa
sang Ban tổ chức thành uỷ duyệt trước khi quyết định
. Thực ra việc này chỉ có tính cách thủ tục, thông
thường nhận được bản tường trình, bên Đảng
chỉ đóng dấu , ký tên gửi trả lại bên Chính quyền
là xong.
Thế nhưng
lần này ông Chủ tịch đưa một gã đàn em lên chức
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Môi trường, một cái
ghế hái ra đô la; bản “trinh duyệt” của ông lại
rơi vào tay ông Bí thư. Nỗi hận “tiền thưởng cầu
thủ” vẫn còn đó sao quên, ông Bí thư cười khẩy,
không thèm “ký muỗi” như thường lệ , chẳng nói
chẳng rằng đút tờ công văn vào ngăn kéo như chưa bao
giờ nhìn thấy nó. Việc ông Chủ tịch đề bạt
đàn em thế là bị ách lại. Ong biết nếu chưa có ý
kiến thành uỷ mà Uỷ ban đã ra văn bản bổ nhiệm
thì trách nhiệm lớn sẽ đổ xuống đầu ông. Ong đành
nuốt hận, lẳng lặng chờ đợi. Chỉ chết thằng đàn
em, sau khi đã móc hầu bao chung chi đủ số tiền “chạy
ghế”, vậy mà cứ nằm chờ dài cả cổ , mãi vẫn
chưa được ngồi vào cái ghế ước mơ cho cả một đời
cán bộ. Đành ngửa mặt than trời :” ĐM cả Bí thư
lẫn Chủ tịch. Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết…”
Tất nhiên
những chuyện cơ mật giữa ông Bí thư và ông Chủ tịch
chỉ có Chánh Phó Giám đốc Sở trở lên biết thôi.
Trong những bữa nhậu kín đáo, mấy ông bợm “rượu
vào lời ra” ví quan hệ giữa hai ông thật chẳng khác
gì vua Lê chúa Trịnh. Trên danh nghĩa thì ông Bí thư
thành uỷ oai thật đấy, đảng lãnh đạo tối cao và
toàn diện mà, nhưng trực tiếp dưới quyền ông lại
chỉ có các Ban của Đảng, tiền ít người cũng ít.
Muốn chi tiêu gì chỉ trông vào Ban tài chánh quản trị.
Trong khi đó trong tay ông Chủ tịch nào Sở này, Sở kia,
cơ man là Tổng Công ty là Khu chế xuất, là các Hãng
phim, Công ty nghe nhìn… người như kiến cỏ tiền như
nước sông mùa lũ. Ong Chủ tịch chỉ cần ký muỗi vào
hồ sơ duyệt thầu là tiền tỉ chảy vào tài khoản bí
mật có cố nội thằng thanh tra cũng chẳng biết được.
Bởi thế đa số cán bộ của thành phố thích ăn
theo “ông Chủ tịch ” ở bên “phủ Chúa” tức bên
Uỷ ban nhân dân hơn là đầu quân tại “triều vua
Lê” tức bên cơ quan thành uỷ.
Có lẽ vì
không nắm tay hòm chìa khoá , ít cơ hội “ăn”
hơn bên Uỷ ban nên xem ra ông Bí thư có vẻ ‘sạch”
hơn ông Chủ tịch . Vì thế trước nay ông thành uỷ
vẫn có lòng vì nể. Tuy nhiên, tối nay được biết
ông Bí thư vừa ghé qua ông Sáu Thượng, lại ôm theo một
bọc lớn sữa mang tới bồi dưỡng cho vợ ông thành uỷ,
thì cái lòng vì nể ấy xem ra có phần rạn nứt. Ong
thành uỷ buồn rầu nghĩ rằng rốt cuộc cái người xưa
nay ông vẫn tưởng nhanh nhậy, quyết đoán và ngay thẳng
rốt cuộc cũng chỉ là một quân cờ ngoan ngoãn trong tay
ông Sáu Thượng mà thôi. Ong chợt thấy coi thường ‘sếp”
và buông một câu khích bác :
“ Báo cáo,
chắc thủ trưởng ghé tôi có việc gì cần chứ chẳng
phải tới kiểm tra coi tôi có đọc sách Mác Lênin không
? Phải không ạ …”
Ông Bí thư
chẳng những không giận cấp dưới xỏ ngọt mà còn cố
rặn ra nụ cười cầu hoà :
“ Ay, ấy,
cứ từ từ…sao nôn nóng thế ? Tôi nghe chị Bảy bên
kiểm tra thành uỷ báo cáo anh đã viết xong bản kiểm
điểm ?”
Ong thành uỷ
giật mình :
“ Báo cáo
xong rồi , nhưng cuộc họp thông qua lại hoãn . Nghe nói
các đồng chí uỷ viên chấp hành thành uỷ đều đi
công tác đột xuất …. “
Ong bí thư
lắc đầu :
“Không
không , không có ai đi đâu , thành uỷ hoãn để đồng
chí suy nghĩ và quyết định …chuyện đó.”
Ong thành uỷ
giả vờ ngạc nhiên :
“ Suy nghĩ
và quyết định cái gì kia ạ ?”
Ong Bí thư
kinh ngạc :
“ ủa , tôi
tưởng tuần trước cô Bảy bên kiểm tra thành uỷ đã
tới trao đổi với anh rồi kia mà ?”
Ong thành uỷ
vẫn làm bộ ngơ ngác :
“ Báo cáo
anh…bà ấy có tới đây trao đổi chuyện tôi viết kiểm
điểm ạ…”
Ong Bí thư
nhìn ông thành uỷ chằm chằm, rồi ông quyết định lật
bài :
“ Không
không, còn chuyện khác quan trọng hơn kìa…chuyện anh
với đồng chí Sáu Thượng kìa…”
Ong thành uỷ
nở một nụ cười cay đắng. Thế là lòi mặt chuột cả
ra rồi. Đồng chí bí thư thành uỷ xưa nay ông hằng
kính mến, rút cuộc cũng như thằng Bằng, công an
trật tự xã hội, bà Bảy, Trường ban kiểm tra thành
uỷ…tất cả đều một giuộc là tay chân ông Sáu
Thượng cả thôi. Thế mới biết thế lực của ông ta
kinh khủng thật. Bộ máy Nhà nước, bộ máy của Đảng
nhất nhất đều do một tay ông ta bấm nút. Ong định
giết ai thì có chạy lên trời không thoát , ông định
tha ai thì có phạm trọng tội giết người cũng vẫn
được tha. Thân phận ông lúc này chẳng khác gì con cá
nằm trên thớt. Nếu trái ý ông , cố tình đi đến cùng
trong việc tìm ra cô con gái mất tích thì chẳng những
không bao giờ tìm được mà còn mất chức, tù đầy,
gia đình tan nát. Còn nếu nhắm mắt làm ngơ, ngậm bồ
hòn làm ngọt, mặc cho con gái ông chìm nổi trong tay
thằng con trai ông ta thì chẳng những ông thoát kỷ luật
vụ ăn tiền bảo kê khách sạn mà rồi khoá tới vẫn
trúng Ban chấp hành thành uỷ , có khi còn lên chức nữa.
Thế là tuy
trong đầu ông thành uỷ đã có câu trả lời, nhưng
trong tim ông vẫn xót xa thương con gái và đột nhiên ông
bật khóc hu hu.
Cái cảnh
một người đàn ông khóc, nhất lại một cán bộ trui
rèn trong đấu tranh cách mạng, được đào tạo
dưới mái trường xã hội chủ nghĩa , được chuyên tu
tốt nghiệp Trường Nguyễn Ai Quốc…làm ông Bí thư bực
mình. Tuổi tác trình độ thế mà lại khóc hu hu thì
thật đáng khiển trách.
Ong Bí thư
luôn quan niệm rằng các đồng chí trong hàng ngũ cán bộ
cách mạng như ông không bao giờ được phép bộc lộ
tình cảm yếu đuối, khóc lóc theo kiểu sướt mướt
tiểu tư sản như ông thành uỷ này. Chỉ trừ khi
người thân, ruột thịt chết thì có thể chảy vài
giọt nước mắt , còn không ai khóc lóc thành tiếng
vậy. Đã là cán bộ đảng nhất thành uỷ viên trở lên
phải luôn luôn cứng rắn, kiên quyết vượt qua mọi
đau đớn mất mát, luôn luôn lạc quan cách mạng,
không bao giờ được tỏ ra bi quan, buồn bã.
Tất nhiên
cũng có trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn lúc đồng
chí cố Tổng bí thư Lê Duẩn đọc điếu văn trong lễ
truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh :” Đau thương này
thật là to lớn…tổn thất này thật là vĩ đại …”.
Lúc đó đồng chí cố Tổng bí thư có khóc sụt sịt,
nhưng là để bày tỏ cho cả thế giới biết lòng yêu
quý bác Hồ của toàn đảng toàn dân ta chứ tuyệt nhiên
đồng chí không yếu đuối. Người cộng sản phải
có ý chí sắt đá, tình cảm quyết liệt , yêu ghét dứt
khoát chứ tuyệt đối không có đớn đau sầu não làm
gương cho quần chúng.
Nghĩ vậy
ông Bí thư mới quát lên :
“ Sao đồng
chí lại khóc ? Tổ chức đã có quyết định kỷ luật
đồng chí đâu mà đã khóc ? Là người cộng sản phải
cứng rắn chớ !”
Tai hại thay
, ông Bí thư quát vậy càng làm cho ông thành uỷ khóc to
hơn. Ong khóc rưng rức, khóc nức nở còn hơn cả khi cụ
thân sinh ra ông mất đi. Dường như bao nhiêu phẫn uất
, bao nhiêu đau đớn, thương tiếc con gái cùng lúc tuôn
trào ra theo tiếng khóc và dòng nước mắt.
Vừa lúc đó
ngoài cửa buồng xuất hiện bà vợ ông thành uỷ. Chỉ
sau có hơn một tuần lên cơn thần kinh đầu tóc bà đã
bạc trắng, người gầy tong teo, mặt mũi hốc hác và
xanh lét. Bà lừ lừ bước tới trước mặt ông Bí thư,
bất ngờ giang hai tay chộp lấy ngực áo ông :
“ Chính
mày…chính mày bắt cóc con gái tao…thằng chó…”
Ong Bí thư
thành uỷ xưa nay vẫn được mọi người xung quanh cóm
róm “dạ dạ…thưa anh” và sẵn sàng quỳ mọp
dưới chân, nay bỗng dưng bị con mẹ ốm yếu, bệnh
hoạn thộp ngực áo lại còn chửi toáng lên là “ thằng
chó” thì thật là một đòn choáng váng bất ngờ ngang
trời sập, ngoài mọi tưởng tượng . Ong quýnh quáng cố
giằng ra khỏi hai cánh tay chẳng hiểu sao bỗng trở nên
cứng như sắt nguội của bà . Bà thét lên :
“ Gỉa con
tao đây…giả con tao đây…”
Tiếng thét
của vợ làm ông thành uỷ nín bặt và bừng tỉnh. Ong
hoảng hồn nhận ra đồng chí Bí thư đang quằn quại
thân mình trong đôi bàn tay vợ ông, miệng la chói lói :
“ Cứu…cứu…bỏ
ra…bỏ ra…ối ối….tôi bị ngộp thở…ngộp thở…”
Tuy nhiên,
ông vùng vẫy mấy cũng không thoát khỏi đôi bàn tay
người đàn bà , ông đành quay sang cầu cứu ông thành
uỷ :
“ Tôi
hen…hen…cao máu…cao máu…mau gọi lái xe cho
tôi…nhanh lên ..tôi mà tai biến chết thì anh tù…tù
mọt gông…”
Ông thành uỷ
hoảng hồn xông tới ôm chặt vợ, gỡ tay bà ra, đẩy
bà sang phòng bên. Ong Bí thư nằm vật ra trên ghế
xa lông, mắt trợn ngược miệng ngáp ngáp như con cá bị
quẳng lên cạn.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét