Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 93)



                                   




Bà Phu nhân nguyên du kích đường 5 Hà Nội - Hải Phòng nên cái việc đào hầm hố quá quen . Chỉ có điều dễ đến 30 năm nay không hề cầm đến cái cuốc. Làm vợ ông lớn mối lo toan chính là thu nhận lễ vật - từ yến gạo tám thơm, củ sâm Cao Ly thời bao cấp cho đến nhẫn kim cương, đô la, giấy tờ bất động sản, tài khoản ngân hàng thời kinh tế thị trường. Ngoài việc hệ trọng bậc nhất đó thời gian còn lại là ngự xe hơi đời mới đi lễ các phủ, đền để cầu phúc cầu lộc cho ông chồng và cậu quí tử. Công việc trong nhà đã có gia nhân sai bảo, chỉ tay năm ngón có khi nào phải động tay động chân. Ay thế mà lúc này bà phải cầm cái cuốc là cái thứ bà đã quăng đi từ thủa theo ông từ chiến khu về “tiếp quản” Hà Nội năm 1954.
Tuy nhiên cái cuốc cầm trong tay chẳng mảy may gợi chút kỷ niệm nào từ cái thủa du kích đó, lúc này chỉ mong đào cho nhanh tìm ra cái điện thoại di động phát tiếng cười quái ác kia. Nó còn  lên tiếng tức là còn có người bấm gọi . Và nếu chẳng may bố mẹ cô gái đã trình báo công an và bằng biện pháp nghiệp vụ họ tìm ra vị trí chiếc điện thoại di động thì lộ tẩy hết mọi việc. Bà nghĩ  vậy bổ cuốc lia lịa.  Giữa lúc đó từ dưới đáy hố lại vẳng lên tràng cười  sằng sặc làm bà Phu nhân suýt ngã bổ chửng. Vẫn biết nó phát từ điện  thoại di động nhưng vẫn dựng tóc gáy. Hẳn một xác người chết dưới đó chứ  con mèo con chuột gì đâu.
Quả nhiên tiếng cười phát ra từ chiếc điện thoại di động dưới đáy hố là do bố cô hướng dẫn viên du lịch bấm máy gọi. Cô đi đâu bỏ cả cơm chiều rồi suốt đêm qua  không về làm bà mẹ cả đêm không chợp mắt . Sáng hôm sau bà dậy từ sớm, đánh thức ông chồng, giọng lo lắng :
Con gái ông nó đi đâu cả đêm qua, giờ chưa thấy vác mặt về ?”
Ong tuyên huấn thành uỷ mắt nhắm mắt mở càu nhàu :
Bà cứ lo hão…chắc nó phải đưa khách đi đột xuất thôi, mùa này là mùa du lịch mà…”
Không hiểu sao lòng dạ tôi cứ như lửa đốt. Hay ông thử điện cho nó coi…”
Mới sang bảnh mắt đã điện đóm gì…Để cho con nó ngủ…”
Ong đi làm rồi bà gọi điện cho con gái, có chuông đổ mà nó không trả lời. Chắc nó vội đi hướng dẫn khách du lịch nên để quên điện thoại ở khách sạn . Vậy thế nào buổi trưa nó cũng gọi về . Trưa hôm đó ông ở lại cơ quan mời cơm đoàn khách của Ban tư tưởng văn hoá ngoài Hà Nội vào bàn việc triển khai nghị quyết “học tập theo gương bác Hồ vĩ đại”. Bà không còn lòng dạ nào ăn cơm một mình , cứ lâu lâu lại bấm số điện thoại  con gái mà không nghe trả lời.Thế rồi bất chợt bà nhớ tới thằng cằm bạnh con trai ông Sáu Thượng, người nắm giữ số phận chiếc ghế thành uỷ của chồng bà . Bà lạnh toát cả người, liệu con gái bà có bị thằng kia rủ rê đi Tam Đảo hoặc Đồ Sơn  không ? Chắc  không, xưa nay con gái bà không phải loại ăn chơi hư đốn. Tuy nhiên ngộ nhỡ nó liều mình quan hệ với thằng kia để cứu bố nó thì sao ? Suy đoán làm bà hoảng hồn, tức tốc vẫy taxi chạy  đến cơ quan cô gái. Bà Trưởng phòng hướng dẫn du lịch đón bà với vẻ ngạc nhiên :
Tôi cũng đang chờ cô ấy đây. Mới có đoàn khách Mỹ ở Sàigòn  ra đang tính nhờ cô ấy hướng dẫn đoàn  đi Tuần Châu …”
Bà hoảng sợ :
Vậy mà ông nhà tôi cứ tưởng là cháu đi công tác đột xuất từ chiều qua…”
Bà cố giữ bình tĩnh :
Thế…thế cậu gì thấp thấp con đồng chí Sáu Thượng có đây không , tôi muốn gặp hỏi thăm…”
Bà Trưởng phòng sốt sắng :
Cậu Hàm phải không ? Sáng nay mẹ cậu gọi điện xin cho cậu nghỉ phép làm hồ sơ du học nước ngoài…”
Bà vợ ông thành uỷ run giọng :
Đi học nước ngoài ? Đi nước nào vậy cô ?”
Tôi nghe mẹ cậu ấy nói vậy, chứ biết gì đâu…gia đình người ta là cán bộ cao cấp mình đâu dám tò mò…”
Bà Trưởng phòng ái ngại nhìn bà mẹ cô hướng dẫn viên du lịch thất thần đi ra khỏi phòng. Con bé này thật tệ, đi đâu không thèm báo bố mẹ lấy một tiếng. Tuyệt nhiên bà không thể ngờ tới cái chết thảm khốc đêm qua của cô gái. Ngay cả bà mẹ đang lo cháy ruột cháy gan cũng không ngờ khả năng tồi tệ đến vậy. Bà ngồi xe taxi chạy lòng vòng mấy phố hy vọng nhìn thấy cô  đang ngồi trên chiếc xe máy mini mầu cánh cam quen thuộc . Linh cảm rất xấu làm đầu  óc bấn loạn.  Không lẽ con gái bà bị thằng kia rủ rê bỏ nhà ra đi ? Vô lý, không thể thế được. Bà bảo lái xe chạy lên phố nhà ông Sáu Thượng trên khu Ba Đình. Chiếc xe chạy chậm qua những biệt thự sang trọng ẩn khuất trong lùm cây cao. Kia rồi, nhà ông Sáu Thượng bố thằng cằm bạnh kia rồi. Một cái ba ri e chắn ngang đường dẫn vào khu biệt thự ở sâu mãi bên trong. Một chòi gác có anh bộ đội lăm lăm súng trong tay. Bà đập  tay vào vai anh lái bảo dừng  xe. Một thôi thúc nào đó đẩy bà xuống xe và đi tới chòi gác. Anh cảnh vệ  xách súng chạy tới :
Bà hỏi ai ? Cho xem giấy tờ …”
Trong lúc này, mẹ thằng cằm bạnh đã đào tới chiếc quần Zean đưới đáy hố do thằng cận vệ vứt xuống khi chôn cô gái. Đúng như bà dự đoán chiếc điện thoại cầm tay nhỏ xíu nằm trong túi quần vẫn chớp chớp . Bà đập nát quăng xuống đáy hố và lấp đất lại. Lúc mở cửa phòng bước ra bà bỗng hoảng hồn thấy gã cận vệ nằm sõng sượt miệng há hốc, mắt mở thao láo , tay chân run cầm cập . Vừa nhìn thấy bà, gã  quỳ ngay xuống lậy van rối rít :
Anh lậy em…em tha cho anh…anh chót dại …anh chót dại…”
Bà Phu nhân kinh ngạc, đá chân vào người gã :
Mày làm cái trò gì thế ? Mày chót dại cái gì ?”
Gã cận vệ vẫn run bần bật như người lên cơn sốt rét :
Anh chót dại… tha cho anh…anh lậy em…mà sao người  em lạnh thế  ? Nó làm anh rét run lên đây…trời ơi…lửa... lửa đâu cho tôi sưởi…tôi chết rét rồi đây…”
Bà Phu nhân đảo mắt nhìn quanh, trời đất,  đừng để  ai thấy cảnh này của thằng  cận vệ không thì lôi thôi to. Bà lôi thằng cận vệ vào buồng rồi sập cửa lại :
Mày lên giường nằm đi. Tao lên gác lấy chăn xuống cho. Phải bị sốt rét không ? mày ở rừng nên bị ngã nước đấy mà…” 
Gã cận vệ nhìn thấy cái giường  bỗng la hoảng :
Không không….anh không nằm giường  nữa đâu…sợ lắm…sợ lắm rồi…”
Bà Phu nhân đành để gã nằm dưới  đất trong góc nhà, đắp tạm  chiếc chiếu rồi trở lên buồng ngủ . Ong Sáu Thượng vẫn chưa ngủ được nhưng đã lấy lại bình tĩnh, hỏi dồn :
Sao ? Tình hình sao rồi ? Có tiếng cười dưới  mộ con bé thật không ?”
Bà Phu nhân cau mặt :
làm gì có ai mà cười ? Điện thoại di động của nó  đấy ông ạ. Cái thằng cận vệ của ông rõ nhát như cáy ngày. Nó đang lên cơn sốt rét run cầm cập ở dưới kia …”
Lên cơn sốt rét ? Nhưng nó đã bao giờ  sốt rét đâu . Vùng núi quê nhà nó làm gì có muỗi anôphen ?”
Thì ông xuống mà coi…sốt rét mê sảng  nói lung tung như thằng động dại…”
Ong Sáu Thượng bán tín bán nghi, thằng cận vệ ông đã tuyển lựa bao năm nay, lúc nào cũng khoẻ như con voi đực, làm sao bỗng dưng ngã bệnh sốt rét ? Không lẽ oan hồn cô gái có thực và nếu vật thằng đó thì  tha gì ông là cái người đẻ ra thằng con trai đã hiếp chết nó. Ong lập cập theo chân bà xuống nhà dưới. Gã cận vệ vẫn còn run cầm cập như người sốt rét. Vừa nhìn thấy ông Sáu Thượng , gã đã lết tới ôm lấy chân ông thảm thiết :
Con lậy ông Thượng…con trót dại…con sợ lắm…”
Mày trót dại cái gì, cứ mạnh dạn nói tao nghe coi…”
Gã cận vệ tính nói gì đó nhưng nhìn thấy bà Phu nhân gã lại im bặt . Ong chồng  biết ý ra hiệu cho vợ ra khỏi phòng rồi dịu giọng :
Bà ấy đi rồi, có chuyện gì mày nói tao nghe, mày trót dại cái gì ?”      
Gã cận vệ lấm lét nhìn cái hố chôn xác cô gái , lắp bắp :
Con trót dại …con trót dại… nằm với cô ấy…”
Ong Thượng tròn mắt :
Mày nằm với xác chết ? Đâu có sao đâu . Ngày xưa Pháp nó ném lựu đạn xuống hầm, đồng chí du kích nằm phía ngoài chết, tao phải nép sau xác chết cả đêm mãi sáng hôm sau Pháp rút  mới chui khỏi hầm. Đâu có sao đâu ?”
Gã cận vệ lắc đầu :
Con không chỉ nằm cạnh đâu…con…con…ăn nằm à không…con hủ hoá với cô ấy…”
Ong Thượng kêu lên :
Mày nói cái gì, mày hủ hoá với xác chết à ? Oi mẹ ôi thật từ thủa bé tới giờ chưa bao giờ tao thấy một thằng ngu si và liều mạng như mày. Thảo nào nó vật cho mày sốt rét là phải rồi..”
Gã cận vệ khẩn khoản :
Con lậy ông Thượng, ông Thượng cứu con…”
Ong Sáu Thượng lắc đầu :
Mày sốt rét bệnh thì tao đưa mày đi bệnh viện nhưng mày bị ma nó vật thì biết đưa đi đâu ?”
Gã cận vệ thất thanh :
Đúng rồi, con bị ma vật thật rồi, bởi vậy cứ rét run cầm cập mãi thế này…”
Thôi được để tao bảo bà đón thầy về cúng trục con ma trong người mày ra…” 
Oi trời ôi, con lậy ông Thượng, xin ông Thượng giúp con ngay, cứ để con ma  trong người nó làm con rét đến chết mất thôi …” …”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét