YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 102)
(tiếp theo)
Ong Bí thư thành uỷ có tiếng ham lý luận. Bận mấy bận, hàng tháng ông vẫn bỏ thời gian xuống giảng bài tại Trường Đảng Nguyễn văn Cừ. So với các đồng chí trong thành uỷ, ông là người có văn bằng cao nhất : tiến sĩ môn “ Chủ nghĩa xã hội khoa học” nằm trong hệ thống kinh điển chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Không
ai rõ vì sao ông có cái bằng cao học đó trong khi hồi
thoát ly làm cách mạng tức “nhảy núi” làm du kích
ông mới đang học , chưa vượt qua cái trung học đệ
nhất cấp. Người ta còn nhớ, vào dịp đại hội Đảng
khoá trước, Sở giáo dục bỗng râm ran chuyện ông xài
bằng tốt nghiệp phổ thông rởm. Tuy nhiên vụ việc
chưa kịp đưa ra Ban kiểm tra thành uỷ thì chẳng hiểu
sao ông Giám đốc Sở giáo dục đã bị cách chức về
tội ký giấy cho phép thành lập Quỹ khuyến học để
rồi tiền quyên góp được chạy hết vào mấy ông bà
quản trị. Thế là chuyện ông Bí thư xài bằng rởm bị
dẹp cái một. Cứ nhìn gương ông Giám đốc Sở giáo
dục anh nào anh nấy xanh mặt, im re.
Tuy
thế đồng chí Bí thư thành uỷ vẫn chưa yên tâm. Để
chứng tỏ mình có trình độ lý luận thứ thiệt chứ
không phải mồm miệng thiên hạ đồn thổi ông ‘bằng
rởm, kiến thức rởm”, ông tức mình cứ mỗi dịp Tết
ông lại đích thân viết bài cho báo Đảng . Năm rồi
bỗng ông nổi hứng, không viết xã luận tết nữa mà
bắt chước bác Hồ , làm thơ Tết đăng báo Đảng
– “cơ quan của Đảng bộ và nhân dân thành phố “.
Thế
là sau một ngày giam trong phòng, không điện thoại ,
không tiếp khách, một mình ông vật lộn với cây bút
và trang giấy , ông cũng hoàn thành bài thơ Xuân rất đắc
ý. Ngay lập tức ông điện Tổng biên tập báo Đảng
tới “có việc khẩn cấp”. Ong này đang họp Ban biên
tập để “gút lại” danh sách các cộng tác viên được
mời viết báo Tết vốn dĩ nhuận bút cao gấp 5, gấp 10
báo thường, nghe điện đồng chí Bí thư, tưởng thành
uỷ muốn công bố văn kiện tối quan trọng, lập tức
ông ngưng họp phóng xe ngay tới văn phòng thành uỷ. Đồng
chí Bí thư đón ông cười rất tươi :
“
Thế nào ? Các đồng chí chuẩn bị báo Tết
đến đâu rồi ?”
Ong
Tổng biên tập khúm núm :
“ Dạ
…báo cáo anh, năm nay chủ đề báo Tết là mừng Đảng
mừng Xuân mới, mừng thắng lợi mới. Bài vở xong hết
rồi, chỉ còn chờ bài của anh để in trang nhất
nữa thôi ạ…”
Đồng
chí Bí thư vui vẻ :
“
Tốt…tốt…Năm nay toàn Đảng toàn dân đón
Xuân với ý nghĩa vô cùng lớn lao, vô cùng trọng đại.
Bởi vậy tôi sẽ không viết bài xã luận như mọi
năm …”
Ong
Tổng biên tập nghe chưa hết đã vội vã :
“ Ấy
chết…báo Tết của Đảng nhất định phải có bài của
đồng chí Bí thư vừa mừng xuân vừa có ý chỉ đạo
cho toàn thể cán bộ đảng viên trong năm mới…”
Đồng
chí Bí thư cười khà khà :
“
Nhất định rồi, nhất định tôi phải có
bài rồi, nhưng năm nay, đổi mới tư duy tôi không
viết xã luận nữa mà làm hẳn một bài…thơ Xuân chúc
Tết toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong thành phố…”
Ong
Tổng biên tập kêu lên , mừng rỡ :
“ Dạ
báo cáo anh, nếu được thế thì nhất rồi ạ. Xin anh
cứ sáng tác hẳn một bài thơ Xuân in trang nhất cho thật
trang trọng để cán bộ đảng viên và đồng bào cả
nước cùng thưởng thức ạ…”
Đồng
chí Bí thư vui vẻ :
“
Đây đây , cả ngày hôm nay tôi xếp hết việc
công lẫn việc tư làm cho xong bài thơ Xuân này đây. Để
tôi đọc đồng chí nghe nha…”
“
Thế thì còn gì bằng nữa ạ. Đồng chí đọc
ngay , tôi xin nghe ạ…”
Nói
rồi ông Tổng biên tập nghiêm mặt, đầy vẻ thành
kính, doãng thật rộng đôi tai, toàn tâm toàn ý lắng
nghe ông Bí thư đọc thơ. Nghe đọc xong, Tổng biên tập
cố bấm bụng cười thầm , miệng hét toáng :
“
Tuyệt vời…tuyệt vời…thơ Xuân của đồng
chí vừa có cả ý vừa có cả tình, lời thơ lai láng
tình Xuân mà lại vẫn tràn đầy chất tư tưởng của
Đảng. Thật là một bài thơ hài hoà được tính Đảng,
tính nhân dân và cả tính…dân tộc nữa ạ…”
Đồng
chí Bí thư thành uỷ nhún nhường :
“
vậy đồng chí Tổng biên tập có quyết định
in không ?”
Ong
Tổng biên tập cuống quít :
“ Dạ
in chứ ạ…in ngay trang nhất…Bài thơ này đúng là một
niềm vinh dự lớn lao dành cho báo Xuân của thành phố
ta đấy ạ…”
Đồng
chí Bí thư vui vẻ :
“
Vậy tốt rồi, đồng chí cầm bản thảo về
,báo ra cho tôi xin một tờ nha…”
Ong
Tổng biên tập đứng nghiêm, ưỡn ngực :
“
Báo cáo đồng chí Bí thư, khi báo ra nhất
định tôi sẽ đem tới đồng chí số báo đầu tiên ạ…”
Rồi
ông hoan hỉ câm bản thảo thơ của ông Bí thư ra về.
Nửa tháng sau, báo in xong còn thơm mùi giấy mới, mực
mới ông Tổng biên tập đã cắp nách ngay một chục số
báo, gõ cửa đồng chí Bí thư thành uỷ, sung sướng hô
to :
“
Báo cáo đồng chí Bí thư, báo Tết đã in
xong rồi đây ạ…”
Đồng
chí Bí thư đang hội ý với mấy cán bộ Quận vội vàng
kéo ngay ông Tổng biên tập vào phòng riêng. Ong Tổng
biên tập cung kính đưa ra tờ báo :
“
Báo cáo đồng chí Bí thư báo vừa xuất xưởng
chưa đưa đi phát hành đâu ạ. Để đưa đồng chí coi
trước có ý kiến đã ạ…”
Ong
Bí thư liếc qua tờ báo gật gù :
“
Đẹp lắm…in đẹp lắm…giấy lại dầy như
giấy ảnh thế này…”
Ong
Tổng biên tập sung sướng :
“ Dạ
báo cáo anh đây là giấy “cút sê’ ngoại nhập hạng
nhất đấy ạ…”
Ong
Bí thư không để ý đến những bài khác tìm ngay bài
thơ của mình và cao hứng đọc :
“ Ý
Xuân
Nắng
ngọc, mưa tơ, Xuân đã về.
Ý
Xuân trong, tình Xuân đượm, lượng Xuân vô cùng…
Mùa
nối mùa , trời đất vô cùng
Đời
nối đời , ta không hữu hạn…
Mãi
mãi cõi lòng Xuân…”
Ong
Tổng biên tập nức nở :
“
Hay, hay lắm phải nói là bài thơ hay không
thua gì thơ chúc tết của bác Hồ ngày xưa”
Ong
chờ một nụ cười hài lòng của đồng chí Bí thư
nhưng bất chợt ông tái cả mặt khi thấy đồng chí
sầm mặt, quăng tờ báo xuống bàn :
“
Ong Tổng biên tập, ông đọc lại coi, sao lại
in ấn thế này…”
Ong
Tổng biên tập biến sắc mặt, run run cầm tờ báo, đọc
từ chữ đầu tới chữ cuối mà chưa phát hiện ra sai ở
đâu . Ong lắp bắp :
“ Dạ
báo cáo đồng chí Bí thư….có sai…có sai gì đâu ạ
?”
Đồng
chí Bí thư quát lên :
“
Anh đọc kỹ lại coi. Thơ tôi viết rõ ràng
:” Nắng ngọc, mưa tơ, Xuân đã về…” sao
lại in thành “ mưa to” - Xuân về mà
lại mưa to thì ông nội ai ngửi được..”
Ong
Tổng biên tập trợn cả mắt lên. Thôi chết rồi, đúng
là “mưa tơ” toà soạn nó đánh nhầm thành “mưa
to” mà bao nhiêu con mắt đọc kiểm tra không phát hiện
ra có chết cha người ta không chớ. Cũng may báo chưa
phát hành không thì phen này ông mất ghế là cái chắc.
Ong Tổng biên tập sợ toát mồ hôi, cuống quít :
“
Báo cáo đồng chí Bí thư để…để tôi cho
in lại ạ…”
“
Thế số báo đã in rồi anh tính sao ?”
“
Báo cáo huỷ hết, huỷ hết ạ…cho vào lò
bột giấy thế là xong ạ…”
“
Thôi được, tuỳ anh, chứ thơ mà in sai thế
này thì chẳng thà đừng in còn hơn…”
Ong
Tổng biên tập lại rối rít xin lỗi và hứa in lại
ngay lập tức. Ông vội vàng xin cáo lui, chạy ngay sang
nhà in ra lệnh tiêu huỷ luôn cả 50 ngàn số báo Tết để
in lại “ mưa to” thành “mưa tơ”.
Ngay
sau khi đã in lại bài thơ của ông Bí thư thành uỷ, báo
Tết được phát hành và làm quà tết biếu không cho
khoảng vài chục ngàn cán bộ công nhân viên khắp các
Ban ngành đoàn thể và các nhà máy xí nghiệp trên toàn
thành phố. Khác với mọi năm, tết năm nay khách khứa
đến chúc tết đồng chí Bí thư ngoài quà cáp
như thường lệ nhiều ông còn học cho thuộc bài thơ
chúc tết để còn ca ngợi tài làm thơ của thủ trưởng
cao nhất thành phố.
Chẳng
rõ mấy cha “thợ thổi” chọc ngoáy lỗ tai thủ trưởng
cách nào bỗng dưng đồng chí Bí thư thành uỷ lại
tưởng mình có tài làm thơ thật mới chết . Thế là từ
đó cứ vài ba ngày, sau khi đi xuống cơ sở về, ông Bí
thư lại ngồi hùng hục sáng tác ra một bài thơ xoay
quanh đề tài về tiềm lực chưa được đánh thức, về
chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với thế
mạnh của cơ sở….Thơ làm xong, ông Tổng biên tập báo
Đảng lại được gọi tới. Lúc đó, bất kỳ ở đâu,
bất kỳ đang làm gì, ông Tổng biên tập có mặt ngay
lập tức và đồng chí Bí thư đọc xong , ông lại
nắc nỏm :
“Hay
tuyệt…vừa mang ý nghĩa chỉ đạo chiến lược phát
triển cho địa phương lại vừa tràn đầy khí thế công
nghiệp hoá , hiện đại hoá …tôi đề nghị đồng chí
Bí thư giành riêng cho báo Đảng thành phố vinh dự in
bài thơ này lên trang nhất…”
Ông
Bí thư cười rạng rỡ :
“
Thì tôi gửi riêng đồng chí đó thôi. Nếu
có lợi cho dân cho Đảng thì đồng chí cứ in…”
Ông
Tổng biên tập vội vàng :
“ In
chứ…dạ in ngay ấy chớ…mà phải in ngay trang nhất
chữ khổ lớn nữa kìa…”
Báo
ra hôm trước, hôm sau ông Bí thư đang hội ý cán bộ,
cô thư ký vào báo có đồng chí Giám đốc Đài truyền
hình tới xin gặp . Ong Bí thư cau mặt :
“ Có
chuyện gì thế ? Lại dự án xin thuê vệ tinh Thái Lan hả
? Cô ra nói việc đó thường vụ chưa “quyết” nhé”,
cứ về chờ đã nhé…”
Cô
thư ký quay ra rồi lại quay vào :
“
Báo cáo đồng chí Bí thư, ông Giám đốc đài
xin gặp về chuyện khác kia ạ. Nghe nói chuyện quan trọng
lắm chỉ muốn trình bầy với riêng đồng chí thôi ạ…”
Oong
Bí thư phân vân, chuyện gì cần kíp vậy ? Hay nó nâng
tỷ lệ ăn chia cho ông một khi thành uỷ duyệt chủ
trương thuê vệ tinh nước ngoài để phủ sóng toàn quốc
cho đài truyền hình. Không, chuyện quan trọng vậy nó
không dám tới cơ quan thành uỷ đâu, thế nào cũng xin
gặp ở nhà riêng. Hay chuyện hắn xin hoãn về hưu vài
năm để hoàn thành cho xong “sự nghiệp phát triển
truyền hình thành phố” ? Nếu tính đúng tuổi mụ thì
thằng cha này phải hưu từ năm kia rồi, còn theo khai
sinh - hắn khai ăn gian vài ba tuổi là ít, thì cũng
cuối sang năm là về vườn.
Ong Bí thư
thừa biết thằng cha này còn muốn bám ghế vài ba năm
nữa để còn làm chủ mấy cái dự án xây dựng tháp
truyền hình, nhập công nghệ số rồi xây dựng trường
quay cho Hãng phim…ôi chao, toàn những dự án trăm tỉ,
ngàn tỉ cả. Chưa nói tới “ chủ dự án”, chỉ
“lính lác” thôi cũng phong bì đầy tay. Như đã thành
lệ, cứ mỗi kỳ đại hội đảng, dịch vụ “chạy
chức”, “chạy ghế” rộ lên thì ngược lại, dịch
vụ “chạy hưu” bám ghế, bám chức cũng không kém
phần náo nhiệt. Lạ một điều giá “chạy hưu” bao
giờ cũng cao hơn giá ‘chạy ghế” . Giới “chân gỗ”
tức “bọn cò” thường giải thích người mua chức
còn mới mẻ, phải sau một hai năm mới dám “ăn”, mới
có tiền hoàn vốn, còn các lão già đương nhiệm thì
moi tiền nhà nước đã thành tinh, ở lại thêm năm nào
thu bộn tiền năm đó. Bởi thế ‘chạy ghế” bao giờ
cũng mềm hơn “chạy hưu”. Chẳng hạn cái ghế “Giám
đốc đài truyền hình” nếu chạy mới khoảng trên
dưới 100 tỷ nhưng “hoãn hưu” vài ba năm thì năm
đầu phải “chung chi” ít cũng 20 tỷ, những năm sau có
thể thêm bớt tuỳ tình hình “ăn chia” từ các ‘dự
án” .
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét