YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU - KỲ 126
Lần
đó ông xuống một tỉnh miền núi kiểm tra công tác sắp xếp lại tổ chức các Ban,
ngành trong tỉnh uỷ. Làm việc xong với
thường vụ ông được mời về nghỉ tại nhà khách tỉnh uỷ. Được đích thân bí thư tỉnh
uỷ dẫn đi nên ô tô vừa tới sân nhà khách
ông Giám đốc đã dẫn một dàn các em tiếp tân xinh đẹp ra đón. Ông trố mắt
trước một em gái ăn mặc theo kiểu dân
tộc , choàng khăn trên đầu, áo ngắn tay chẽn ngang bụng để hở ra một làn da
trắng muốt. Bước chân xuống xe rồi , ông Sáu Thượng không chịu vào nhà ngay cứ
ngây người nhìn cô gái làm ông Giám đốc nhà nghỉ cười hóm hỉnh :
“
Báo cáo đồng chí...xin giới thiệu với đồng chí đây là cô Thật, người dân tộc Thái, tiếp viên của nhà nghỉ...Để lát
nữa bảo em nó lên dọn phòng cho thủ trưởng...”
Cô
gái đi vào trong rồi, ông Sáu Thượng vẫn còn xuýt xoa :
“
Đẹp ...đẹp thật...da trắng như trứng gà
bóc...người lại mình rây kém gì hoa hậu ...”
Tối hôm đó bí thư tỉnh uỷ chiêu đãi ông Sáu
ngay tại nhà khách, vừa ăn vừa có các em văn công tỉnh múa hát giúp vui. Mặc
dầu các cô đều xinh như mộng, múa hát mê hoặc lòng người, nhưng trong đầu ông
Sáu vẫn không dứt nổi hình ảnh cô Thật
khiến ông cứ xoay qua xoay lại, ngơ ngơ ngác ngác như thể tìm kiếm ai đó
, chẳng còn hồn vía đâu coi hát múa .
Ông Bí thư tỉnh uỷ đi guốc trong bụng
đồng chí phái viên trung ương vẫy ông
Giám đốc nhà khách tới thì thào điều gì đó. Ông này gật lấy gật để rồi bước lại
gần ông Sáu Thượng rối rít :
“
Báo cáo anh...mời anh đi nghỉ , đi đường mệt...”
Ông
bí thư cũng tiến đến bắt tay xin phép ra về và chúc đồng chí Sáu ngủ ngon. Ông vui vẻ cảm ơn, hẹn ngày mai tiếp
tục làm việc và hồi hộp theo chân ông Giám đốc nhà khách bước vào phòng ngủ cực kỳ sang trọng. Một chùm đèn
treo từ trên trần hắt xuống một chiếc giường gỗ quý trạm trổ cầu kỳ, có nệm dầy
phủ vải nhiễu trên có hai chiếc gối đặt
song song làm ông Sáu Thượng cười toét
miệng :
“
Sao lại có tới những...hai chiếc gối kìa ? Còn ai nữa đây ?”
Ông
Giám đốc nhà khách khúm núm :
“
Dạ...báo cáo đồng chí...cái đó...cái đó là tuỳ chủ trương của đồng chí thôi
ạ...nếu đồng chí chỉ thị tôi sẽ ...tôi sẽ bố trí một cháu tới dọn giường cho
đồng chí ạ...”
Ông
Sáu Thượng gật gật :
“
Được được...phân công một cháu lên đây
phục vụ đấm bóp để tái sản xuất sức khoẻ sáng mai tiếp tục làm việc với thường
vụ thì rất tốt...rất tốt...”
Ông
Giám đốc cười cười rồi quay ra phía cửa vỗ hai tay vào nhau. Không đầy nửa phút
sau một cô gái mũm mĩm ưỡn ẹo bước vào. Ông Giám đốc xoa tay khúm núm :
“
Báo cáo đồng chí cháu này được chưa ạ ?”
Ông
Sáu Thượng sầm mặt :
“
Vậy chứ cô Thật hồi chiều đi đâu mất rồi ?”
Ông
Giám đốc nhà khách sợ hãi :
“
Báo cáo đồng chí...cháu này đã được...đào tạo
nghiệp vụ...tay nghề rất cao ạ... còn cô Thật ...cô Thật thì
chưa...chưa...”
Ông
Sáu Thượng cười toét miệng :
“
Chưa đào tạo mới hay chớ...thành thạo quá, lữa ra rồi còn thích thú gì...cứ cho
cô Thật lên dây...”
“
Dạ...nhưng cô Thật tư tưởng chưa thông ạ...sợ..sợ ...cô ấy không chịu ạ...”
Ông
Sáu Thượng cau mày :
“
Chưa thông thì đả thông cho nó biết làm gì thì cũng là phục vụ cách mạng...phải
biết hy sinh bản thân, đặt quyền lợi cách mạng lên trên hết chớ ...”
Ông
Giám đốc vẫn nhăn nhó :
“
Dạ...báo cáo vẫn biết thế...nhưng con bé này...bướng bỉnh lắm ạ...tối nay bà
thư ký công đoàn đã ...làm công tác tư tưởng cho nó mãi mà nó vẫn không chịu
ạ...”
“ Nó
đòi cái gì ?”
“
Dạ...báo cáo...nó không đòi gì, nó chỉ muốn giữ ...cái đó để sau này lấy chồng
thôi ạ...”
Ông
Sáu Thượng ngẩn ngưởi ra ngẫm nghĩ rồi bất ngờ ông thay đổi thái độ :
“
Thôi được rồi, được rồi, nhỏ tuổi mà có
ý thức đạo đức vậy là rất tốt, rất tốt...”
Ngày
hôm sau ông bàn với đồng chí Phó chủ tịch tỉnh phụ trách văn xã về trường hợp
cô nhân viên khách sạn tên Thật. Ông nói tỉnh phải chấp hành tốt chủ trương ưu
tiên đào tạo, bồi dưỡng người dân tộc vì vậy cần phải đưa cô Thật đi học
“Trường con em các dân tộc miền núi” và để hỗ trợ cho tỉnh, ông sẽ xung phong
nhận đỡ đầu cho cô ta để có điều kiện học tập , phấn đấu sau này làm hạt giống
đỏ cho tỉnh. Chỉ thị của ông Sáu
Thượng lập tức được thi hành. Bà thư ký
công đoàn nhà khách được giao nhiệm vụ làm công tác tư tưởng cho cô gái. Thoạt
đầu cô cứ nguây nguẩy :
“ A
lúi...không được đâu...ngủ với người già...phà * bắt tội đó...”
Bà
công đoàn rối rít :
“
Không phải ngủ...không phải làm gì hết...chỉ đi học thôi...đi học mai sau ra
làm cán bộ...”
Cô
Thật gật đầu :
“ Đi
học thì được, ngủ với người già không được...”
Bà
thư ký công đoàn bật cười :
“ Ai
bắt cô ngủ mà sợ...người ta chỉ muốn đỡ đầu cho cô thôi...”
Cô
bé miền núi vẫn lắc đầu quày quạy làm bà công đoàn phải giải thích “ đỡ đầu “
chính là bố nuôi, cô không phải làm gì cả chỉ phải gọi “người ta” là bố nuôi và
được đi học hành, được mặc đẹp, được ăn cơm thịt , thỉnh thoảng được đi ô tô về
Hà Nội tham quan lăng bác Hồ . Cô Thật nghe vậy thích quá đồng ý liền. Thế là
ngay sau đó cô từ bỏ cái nghề nhân viên khách sạn và được đi học trong trường
giành cho con em các dân tộc. Chỉ vài tháng sau, được nhàn nhã, được ăn ngọn
mặc đẹp, cô Thật đã trổ mã thành một bông hoa rừng rực rỡ . Cô bắt đầu ý thức
được quyền uy của mình là con gái
nuôi đồng chí Phó Ban trên trung ương có
nhiều ưu tiên và đặc quyền so với người khác. Có hôm được nghỉ học về thăm bạn bè cũ ở nhà khách của
tỉnh uỷ, vừa bước chân vào tới cổng, bà thư ký công đoàn từ bên trong đã lao ra
kéo tay cô vồn vã :
“ Ối
cha mẹ ôi, mới nghỉ làm có ít ngày mà đã tròn lẳn ra thế này. Vào đây...vào
đây...cho tôi hỏi chuyện cô !”
Ông
Giám đốc nhà khách nghe tin cũng đâm bổ xuống và nằng nặc kéo cô lên phòng hỏi
chuyện :
“
Sao ? Cháu học hành tốt chứ ? Bố cháu khoẻ không ?”
Cô
Thật líu ríu trả lời bố cô ở bản vẫn khoẻ và mới lên thăm mang cho cô chai mật
ong làm ông Giám đốc sầm mặt :
“
Không không...Tôi hỏi bố nuôi cô kìa...tôi hỏi đồng chí Sáu Thượng Phó ban ở
trên trung ương kìa. Đồng chí có khoẻ
không ? Có hay về thăm cô không ?”
Cô
Thật trả lời rằng “bố nuôi” cô bận công
tác chưa về thăm được nhưng vẫn gọi điện hỏi việc học tập của cô và thường
xuyên gửi quà nữa. Ông Giám đốc rối rít :
“
Đúng rồi...đúng rồi...bố nuôi cô bận bịu công việc tối ngày mà còn hỏi thăm và
gửi quà vậy là tốt lắm rồi...Chừng nào bố về đây cô mời bố sang đây cho Ban
Giám đốc chiêu đãi nhá .”
Từ
đó cô Thật trở nên một người quan trọng nhất trong tỉnh, được trọng vọng, đón
đưa có khi còn hơn cả ông Chủ tịch tỉnh. Đám con trai mấy ông cán bộ tỉnh lân
la tìm tới tán tỉnh lập tức bị răn đe
cấm ngặt không được xớ rớ tới con gái nuôi đồng
chí Sáu Thượng mà ...chết cả nhà. Theo chủ trương của Ban tài chính tỉnh
uỷ, để tạo điều kiện cho cô Thật yên tâm học hành, cô được miễn chế độ nội trú trong khu tập thể như các
học sinh khác. Cô được cấp một căn hộ đầy đủ tiện nghi và kín đáo trong khuôn
viên của nhà khách tỉnh uỷ. Ngoài ra cô còn được hưởng chế độ cung cấp đặc biệt
do nhà bếp của cơ quan đưa sang.
Ông
Sáu Thượng có đôi lần về tỉnh công tác nhưng vì bận bịu công việc nên chỉ ghé
thăm cô có đôi ba lần đủ để hỏi han việc học hành và sinh hoạt thường ngày của
cô.
Cứ
mỗi lần lên thăm, ông lại mang cho cô đủ thứ nước hoa, khăn tay , váy áo, kể cả
quần lót, coóc sê của con gái loại hàng ngoại đặc biệt chỉ có bán ở cửa hàng
Tôn Đản tận Hà Nội. Thoạt đầu cô còn ngúng nguẩy, sau vì đồ đẹp quá làm cô rất
thích thành quen và bạo dạn hẳn lên tới mức để yên cho bố nuôi ướm thử quần áo
lên người.
“Đẹp
lắm...đẹp lắm...con mặc cái mầu này rất đẹp...”
Được
‘bố nuôi” khen cô sung sướng nở nang cả mặt mày không hề nhận ra trong đôi mắt
của ông Sáu Thượng cứ loe loé lên những tia mắt rất lạ. Có lần ông ghé thăm cô,
gửi lại cái cặp bảo cô cất đi trong khi
ông cùng đồng chí Bí thư tỉnh uỷ đi kiểm tra dưới vùng sâu vùng xa. Buổi tối,
sau khi học bài xong, coi mãi ti vi cũng chán, cô nhớ ra cái cặp ông “bố nuôi”
gửi lại. Cô đoán ở bên trong chắc nhiều đồ quý và lạ lắm như cái máy hình, máy
điện thoại nhỏ xíu thỉnh thoảng ông vẫn lôi ra nói chuyện. Kích thích bởi trí
tò mò, cô phân vân một hồi rồi quyết định mở cặp ra coi. Đúng như cô đoán,
trong cặp có hai cái máy đó, mấy cuốn sổ công tác và một túi ảnh dầy cộp . Chắc
là ảnh “bố nuôi” chụp trong lúc đi công tác đây. Cô ngần ngừ giây lát rồi rút
trong đó ra một cái ảnh đưa lên coi. Bất chợt cô thấy nóng bừng cả người. Khiếp
khiếp toàn cảnh ghê gớm …
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét