Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Yêu thời đồ đểu D

Nhà văn Nhật Tuấn

YÊU THỜI...ĐỒ ĐỂU ( KỲ 19 )

     
                                           
Ong thầy cười hì hì, lôi tay bà đòi “dậy” nữa, vừa lúc đó  tiếng điện thoại giòn giã. Bà vội sửa lại quần áo, chạy vội ra nhấc máy. Allo… ông Chủ tịch tỉnh gọi. Ong vừa hội ý thường trực Uỷ ban chuyện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng các xã nghèo vùng sâu vùng xa, nghe thư ký báo cáo đã đưa  thầy nhân điện tới nhà nên ông điện hỏi :
“ Sao rồi, bà có chịu học cái môn nhân điện ấy không ?”
Bà phu nhân liếc thầy lúc này đã ngồi nghiêm chỉnh bên bàn nước :
“ Chịu chớ, chịu chớ, cái món này hay lắm đó, mai mốt tôi trị cho ông, nhức đầu, mỏi lưng, đau xương đau cốt…khỏi liền à…  “
“ Vậy sao ?  Ráng học thành tài mai mốt tôi nghỉ hưu bà mở phòng mạch nuôi tôi nha…”
Bà phu nhân cuời rú :
“ Dễ ợt…ông đầu tư tôi học , mai mốt …thu hồi vốn….hí hí …”
“ Vậy từ nay đừng đi đền coi đồng cốt nghen…”
“ Khỏi dặn, làm gì làm phải giữ uy tín cho chồng chớ…”
Ông thầy đang ngồi salông, giỏng tai nghe . Câu bà nói giữ uy tín cho chồng làm ông sởn gai ốc. Mẹ ôi, sao liều thế không biết, dám cắm sừng ông Chủ tịch tỉnh ngay trong phòng khách . Không khéo thằng cháu thư ký chơi xỏ cũng nên. Lúc nãy còn nồng nỗng như hai con lợn cạo mà ông Chủ tịch xịch cửa vào thì…ôi thôi, nó đòm cho phát là toi đời.Thôi thôi, tránh xa cái giới thượng lưu quan chức này ra, rũ tù có ngày. Cứ “chân giò” lảng ra là tốt hơn cả. Nghĩ vậy ông thầy với tay rót thêm chén rượu nữa vừa củng cố  quyết tâm, vừa tranh thủ “chiến lợi phẩm” trước khi rút khỏi nơi đầy cám dỗ, nguy hiểm chết nguời này .
 Bà phu nhân đặt máy, lại ngồi cạnh ông thầy xởi lởi :
“ Ông nhà tôi hoàn toàn nhất trí việc tôi học nhân điện sau này còn trị bịnh cho ổng…”
Ong thầy ngồi xích ra, làm mặt nghiêm :
“ Thưa bà…tôi…rất tiếc…”
Bà phu nhân tròn xoe mắt. Thật không hiểu sao nữa, mới lúc nãy còn xoè xoè như tia lửa hàn, giờ ngây đơ, lạnh ngắt như cái mắc áo. À thôi phải rồi,“cho” nó vội quá, tỏ đường đi lối về nó biến đây mà. Bà cười nhạt :
“ Ông tiếc cái gì hả ông thầy. Nguời “rất tiếc” phải là tôi chớ ….”
Ong Ba Tạ cố can đảm :
“ Dạ không….ý tôi muốn nói là tôi rất tiếc không có điều kiện dậy nhân điện cho bà…”
“ Điều kiện ? Ong còn muốn cái điều kiện gì ? Tháng 10 triệu được chưa ?”
Ui trời , 10 triệu một tháng, Giáo sư tiến sĩ cũng chẳng kiếm được số đó. Miếng mồi quá to làm thầy lưỡng lự, rút ra thì tiếc đứt ruột, lao vào thì sợ, ông cứ đắn đo, chẳng biết nên tiến hay lùi, cứ ngồi nín lặng.
Bà phu nhân liếc nhìn vẻ chịu đựng, buồn rầu của thầy, chợt thấy thương quá. Tội nghiệp, nguời trí thức, tài giỏi thế chẳng tìm được chỗ đứng trong xã hội, cứ phải lam lũ, dậy dỗ thiên hạ kiếm miếng ăn. Ong Chủ tịch chồng bà thì hơn gì thầy ?  Về trình độ văn hoá, hiểu biết khoa học chồng bà thua là cái chắc. Vậy mà một nguời bay trên trời, một nguời bò dưới đất. Cuộc đời rõ bất công với thầy quá. Một tình thương mến thương bỗng rào rạt trong lòng khiến bà  cầm lấy tay ông thầy đặt lên ngực bà, thì thào  :
      “ Mình…mình đừng ngại… tôi sẽ lo cho mình mọi nhẽ…”
Không còn là nhân điện của ông truyền sang bà như lúc nãy, nguợc lại, bộ ngực nóng bỏng của bà truyền sang ông  thứ gì đó làm ông tiêu tan mọi dự định, mọi quyết tâm khiến ông phừng phừng , bổ nhào vào lòng bà. Bà ve vuốt những sợi tóc còn lại lơ thơ trên đầu ông. Ong cứ nằm yên trong vòng tay bảo bọc của bà như đứa con trai núp trong lòng mẹ.
Cửa phòng khách bỗng bật mở và cái hình ảnh ôm ấp đó đập ngay vào mắt nguời vừa bước vào : tiểu thư Kim Anh. Cô vừa đi học về, bụng đói meo, bổ vào phòng ăn thấy vắng tanh và lặng ngắt, bởi vậy cái hình ảnh truớc mắt làm  cô sôi lên sùng sục :
“ Má làm trò gì vậy ? Cô Tám đâu sao không nấu cơm ?”
Bà phu nhân  ngồi thẳng nguời lại, giọng tỉnh bơ :
“ Cô Tám về quê rồi. Đồ ăn trong tủ lạnh , lấy ăn tạm …”
 Ong thầy hoảng hồn, vồ ngay lấy cái cặp Giám đốc, hổn hển :
“ Tôi…tôi xin phép về…”
 Bà phu nhân khoát tay  :
“ Ong cứ ngồi xuống đó…”
 Rồi bà quay sang con gái :
“ Tiện thể má giới thiệu với con, đây là thầy Ba Tạ,  dậy nhân điện cho má…”
Cô tiểu thư ngạc nhiên :
“ Nhân điện ? Má học cái đó làm gì ?”
Bà phu nhân vẫy ông thầy :
“ Ong giảng cho nó nghe đi.Nghe xong có khi nó cũng học ấy chớ…”
  Ong thầy vẫn chưa qua khỏi kinh hoàng. Oi trời ôi, tối về , con bé này mách bố nó thì đời ông thành phế liệu. Thôi thôi, biến, biến…nghĩ rồi ông ôm cái cáctáp Giám đốc truớc ngực, cứ thế bước giật lùi ra cửa …
Thày Ba Tạ vừa sờ vào cánh cửa tính tót ra ngoài bà phu nhân quát lớn :
“ Đứng lại…”
 Như có phát súng bắn vào người, ông thầy giật thột, luống cuống suýt rơi cặp làm cô cười rũ :
“ Thầy bà mà nhát thế ?  Người vầy mà má cũng…má cũng…”
Bà phu nhân lừ mắt làm tiểu thư im bặt. Con nhỏ này thiệt kỳ, từ sau vụ cậu Bảy lái xe, nó ăn nói chẳng còn ý tứ giữ gìn gì hết trọi, làm như cái việc bà “quan hệ” với người khác giới cũng bình thường như đi đền, đi siêu thị vậy ? Ong thầy đã cóm róm trở lại bàn, liếc nhìn bà phu nhân và cô tiểu thư, ôi chao ôi, vợ con thế đáng đời ông Chủ tịch tỉnh, rõ trời có mắt , gian ngoan thủ đoạn, nhân nào quả nấy, ông tơ bà Nguyệt mới kết môđen cho mụ vợ đẻ ra đứa con gái mặt heo tai chuột thế kia, thật vô phúc cho thằng nào đặt chân vào nhà này làm rể, nem công chả phượng thật đấy nhưng mất mạng có ngày.
Mải nghĩ lan man thầy bỗng giật bắn người nghe tiếng còi ô tô ngoài sân, tiếng cửa xe đóng sập và chẳng còn nghi ngờ gì nữa, ông Chủ tịch tỉnh bằng xương bằng thịt xách cạc táp lừng lững bước vào. Lập tức mọi người ai nấy như bị cái remote bấm tới, bà phu nhân nhổm dậy đi lại gần đức phu quân đỡ lấy cái cặp, cô tiểu thư mở tủ lạnh lấy ly sâm để sẵn, ông thầy nhân điện đứng ngay dậy hai tay chắp xuống bụng, cung kính :
“ Chào ông Chủ tịch ạ…:”
Ong quan đầu tỉnh xua tay :
“ Ngồi xuống, ngồi xuống.”
Bà phu nhân đang cầm khăn lạnh lau trán cho ông như hiền thê chính hiệu vội  nhanh nhẩu :
“ Ong thầy nhân điện thằng thư ký của ông đưa tới đây…”
“ Tốt…tốt…vậy bao giờ khai trương à à…bao giờ bắt đầu dậy ?”
Đôi mắt như hai cái tròng kính của ông Chủ tịch rọi thẳng vào mặt ông thầy làm bủn rủn người :
“ Dạ thưa…chưa …chưa…ấn định ạ…”
Ong Chủ tịch quay sang nhìn bà phu nhân, bà cười toe toét :
“ Thì cũng định…chờ ông về coi sao ?”
“ Sao với trăng gì . Bà thích thì cứ học , vậy được chưa ? ”
Bà phu nhân vâng dạ ríu rít rồi dìu ông Chủ tịch sang phòng riêng không quên quay lại dặn với :
“ Kim Anh, đưa thầy xuống nhà dưới soạn cơm mời thầy ăn …”
Nhà dưới tuy là chỗ kẻ ăn người làm nhưng cũng tiện nghi choáng lộn, tủ lạnh, nồi điện, bếp ga, lò vi ba…toàn những thứ làm các bà nội trợ  phát thèm. Trong lúc cô tiểu thư hâm nóng các món nguội lấy từ tủ lạnh, ông thầy mới có dịp ngắm nghía phía sau của nàng.
Chân voi, vai cánh phản, đít lồng bàn…ôi chao ôi ngữ này còn ngựa hơn cả mẹ nó. Mà sao đôi mắt hai bố con giống nhau thế, cứ như là có hai tròng lồng nhau, vừa sâu , vừa dáo dác thoắt cái lại ngây đơ như mắt tượng. Lạ thật, tướng tá vầy mà thành ông lớn, bà lớn thì chết cha cái xứ này rồi, loạn âm loạn dương, chó nhảy lên bàn độc, người rớt xuống phận chó là phải rồi. Tiểu thư bầy xong các món la liệt trên bàn,, cười hóm hỉnh :
 “ Mời thầy…à mời giáo sư…”
“ Ay chết…cô cứ kêu tôi bằng chú…chú Ba Tạ được rồi…”
“ Hì hì…dậy khoa nhân điện phải kêu bằng Giáo sư chớ…mà này cái gan thày lớn thiệt lớn đấy nha…”
Ong Ba Tạ tròn mắt :
“ Cô…cô nói vậy là sao ?”
“ Thì đấy…lúc tôi về nhìn thấy đấy…”
Miếng giăm bông chợt đắng ngắt trong miệng thày, ông nhè ngay ra, lắp bắp :
“ Tôi không…tôi không có ý …”
Cô tiểu thư cười  ngất ngư :
“ Thày liều mạng thiệt đó…vừa mới đặt chân tới nhà người ta đã bầy trò..tôi méc ba tôi thì chú tan nát một đời hoa…”

YÊU THỜI "ĐỒ ĐỂU" ( KỲ 20 )



                   
                                                      
Ong thầy buông ngay đũa xuống, chắp hai tay vái lia lịa :
“ Tôi lậy cô, cô tôi tha cho tôi, cô  mách ba cô thì tôi bỏ xứ mà đi…”
“ Đi đâu, chú định đi đâu, có bay lên trời, chui xuống đất ba tôi cũng lôi chú lên…”
Ong thầy mếu máo :
“ Vậy tôi…tôi còn biết làm sao ?”
Ra oai đủ rồi, cô tiểu thư nghiêm giọng :
“ Từ nay chú phải nghe tôi, bảo gì làm đó …bằng không….chú hiểu chớ ?”
Cô xỉa hai ngón tay vào ngực thầy, miệng kêu cái “đòm” làm thày  ôm vội lấy ngực y như vừa mới trúng phát súng lục. Thày rối rít :
“ Tôi hiểu , tôi hiểu…cô bảo gì tôi làm đó…”
“ Vậy tốt. Trước hết chú phải thực hiện 3  điều. Thứ nhất, phải kín miệng, không được tiết lộ bất kỳ ai mọi chuyện giữa chú với tôi và má tôi…”
“ Dạ được, sống để dạ chết mang đi …”
“ Vậy tốt. Thứ hai , chú phải tuyệt đối trung thành với má tôi…”
“ Dạ được…vợ tôi đã bỏ đi lấy chồng từ mấy năm nay…”
“ Vậy tốt. Thứ ba…”
Cô bỏ lửng , cố moi óc coi là cái điều gì , rồi nghĩ chưa ra, cô cười khẩy :
“ Chú ăn đi đã, ăn xong tôi sẽ nói điều thứ ba…”
Thầy cầm con tôm hùm hấp. Thật cả đời chưa thấy con nào khổng lồ như con này, dễ phải tới cá ký , ĐM cán bộ, xới toàn của ngon vật lạ, tôm này rượu tây đưa cay thì thật sướng hơn vua.
Thày liếc tiểu thư đang đăm chiêu suy nghĩ, nó đang vẽ ra điều  thứ 3  bắt mình thực hiện, nó bắt chước ba điều ước của quỷ đây mà, con quỷ con này ghê gớm nhưng vẫn là nhóc con ngớ ngẩn, sợ đéo gì. Thày mạnh dạn hẳn , hắng giọng :
“ Cô Kim Oanh, tôi nhờ một việc được không ?”
Tiểu thư tròn mắt về sự thay đổi bất ngờ của thầy :
“ Cái gì, chú muốn cái gì ?”
“ Cô…cô lấy giúp tôi chai rượu ban nãy ở phòng khách được không ?”
Tiểu thư phì cười :
“ Tưởng gì…được, chú chờ tôi lấy cho…”
Cô tiểu thư vừa ra, thầy bật cười khoái chí. Nó sai mình chưa thấy đâu trước mắt mình sai lấy rượu cái đã. Không hiểu cái điều thứ 3 là cái quỷ gì đây ? Nộp tiền cho nó ? Không phải, nó thiếu gì tiền. Bắt mình truyền điện cho nó theo cái cách đã truyền cho má nó ? Cũng không phải, nó khoái cái loại bô trai trẻ tuổi như Lam Trường , Đàm Vĩnh Hưng kìa. Không lẽ nó bắt mình đi tạt a-xít trả thù thằng nào phản bội nó. Thầy rùng mình, a không nhé, chớ dính vào cái món “hình sự” có mà gỡ lịch mỏi tay. Tiểu thư đã trở lại cầm chai rượu mới, chưa khui  làm ông thầy mừng rỡ :
“ Ui trời ôi, Giônny Uốccơ tem đen lại nguyên chai kia à. Thôi thôi, tôi chẳng dám mở đâu, cô cho tôi …cầm về nhé…”
Cô tiểu thư cười khinh bỉ :
“ Chú cứ uống , lúc về tôi cho chai khác…”
Vậy thì nhất thống sơn hà rồi, 60 năm cuộc đời, 40 năm bao cấp toàn xài “quốc lủi” pha phân đạm, 20 năm kinh tế thị trường thượng số cũng chỉ tới đế nếp Gò Đen, nay nguyên chai Whisky chính hiệu 20 năm tuổi, tội gì không hưởng.
Một chén,  một chén lại một chén nữa…thầy cứ tì tì chơi luôn nửa chai luôn cả con tôm hùm. Tới chén thứ tư thì thầy quên hết sự đời, quên cô tiểu thư đang ngồi bên nhìn lom lom, quên bà phu nhân nồng nhiệt như núi lửa, quên cả ông Chủ tịch  hách dịch có đôi mắt thuỷ tinh…quên hết, quên hết…trong mắt thầy thế giới chỉ còn lại có thứ nước mầu vàng nâu thơm phức đang thấm dần, thấm dần tới tận đường gân thớ thịt làm thầy tưởng như đang phơi phới bay về miền cực lạc…  
Trong lúc đó bà phu nhân đang nằm cạnh ông Chủ tịch trong phòng máy lạnh mát rượi. Bỏ mặc chồng khò khè trong cơn xuyễn, bà quay lưng thả đầu óc trở lại cái lúc được  thầy Ba Tạ truyền nhân điện.
Ổng nom vầy mà gan cóc tía, dám  đè ngay bà ra giữa thanh thiên bạch nhật có liều mạng không kia chứ ? Mà đàn ông phải vậy bà mới chịu, so đo, tính lui tính tới như ông chồng bà thật chán , ví thử ngay lúc đó,  có về bắt quả tang bà, ông cũng chỉ đứng ngoài cửa coi  “giải quyết vụ này ra sao ?”, đừng hòng nhảy bổ vào rút súng bắn tình địch. Chuyện cây súng của ông làm bà tức cười. Ong Chủ tịch vốn là thủ trưởng của bà hồi ở rừng, nhưng lại nhát bom đạn nhất cơ quan, cứ mỗi khi thằng “cán gáo” lượn vè vè trên đầu là y như rằng ông lớn tiếng lệnh cho đơn vị chuẩn bị chiến đấu theo phương án X, còn mình  thụt ngay xuống hầm cho tới khi cảnh vệ báo tin địch đã rút mới trổ hầm lên oang oang gọi cán bộ chủ chốt tới họp…rút kinh nghiệm chiến đấu.
Nhát vầy mà lúc nào cũng kè kè khẩu súng đúng mốt cán bộ thời đó “ có Sít-tăng-đa, có K59 ” * để vây với mấy em bên đoàn văn công. Một đêm ông mò xuống lán cấp dưỡng của bà , trên người vẫn kè kè khẩu súng và cái radio  mở nghe đài Sàigòn ca cải lương. Vừa mới làm khúc dạo đầu  trên ngực bà, chợt nghe có tiếng “khịt khịt” ngoài vách, ông run bắn , thì thào ” không  khéo biệt kích “, rồi nhảy phóc khỏi giường , hai tay ghì chặt khẩu súng, rón rén đi tới. Vừa lúc đó một trái hoả châu từ phía ấp chiến lược phóng vụt lên trời sáng cả căn lán làm bà nhìn rõ một con vật chạy mất tiêu vào rừng còn ông ngã bổ ngửa ra đất, súng văng đằng súng, đài văng đằng đài , miệng rối rít :
” Cứu tôi với…cứu tôi với…”. 
Bà vực ông dậy, miệng ông vẫn lắp bắp :
”Nó đâu rồi…thằng biệt kích nấp đâu rồi.”.
Bà bật cười :
” Biệt kích  biệt kót gì, con heo rừng đấy chớ…”.
Ong thở phào, quát chữa ngượng  :
” Đừng có mất cảnh giác. Heo rừng đâu ra, tôi nhìn rõ thằng biệt kích mà…”.
 Rồi ông xuýt xoa mãi chiếc radio bị đập vào cột nhà, móp  một góc, tối mai lấy gì nghe cải lương. Bà nhắc :
” Thế còn khẩu súng của ông đâu ?” .
Lúc này ông mới nhớ ra, lồm cồm soi đèn pin mãi mới lôi được ra từ dưới gậm giường. Bà gắt :
” Súng ống vầy anh mang vào giường em làm gì? Nhỡ mà nó cướp cò chết cả đôi ”.
Lúc đó ông mới cười rinh rích :
” Khẩu K59 làm gì có đạn mà lo. Chỉ khẩu này có…2 viên giành cho em nè…” .
Nói rồi ông quẳng súng, lôi bà tót lên giường. Chỉ lát sau ông đã lại run bần bật  nhưng không phải do con heo rừng mà con lợn lòng của chính ông.
Sau này hoà bình nhìn lại, bà ngẫm ra rằng , trong chiến đấu chết nhiều nhất vẫn là những anh “uống máu liều”, còn lại nhan nhản những anh sống sót chia ghế trong các cơ quan phần nhiều là những “con thỏ đế” , kè kè chữ “thọ” sau đít ngay cả khi đã hết thời bom đạn. Từ ngày đó khẩu súng của ông Chủ tịch vẫn giữ lại làm kỷ niệm  dẫu rằng cái mốt “Sít tăng đa K59”  cũng như “dép râu mũ cối”  đã vĩnh viễn đi vào lịch sử.
  Bà phu nhân cứ nghĩ miên man quên béng ông chồng khò khè bên cạnh, cho tới lúc mắt ông trợn ngược , tay quào quào lên nệm giường  bà mới chợt nhớ ra chai thuộc xịt quen thuộc. Bà bình tĩnh “sơ cứu” cho ông dứt cơn,  lăn ra ngủ thiếp, rồi chưa kịp cất đồ nghề vào tủ thuốc gia đình đã nghe tiếng gõ cửa dồn dập. Cô tiểu thư vẫy bà ra ngoài thì thào :
” Má xuống mà coi, thày nhân điện đang quậy ở nhà dưới kìa…”.
Quả nhiên lúc này thầy Ba Tạ đã đánh ngã luôn hết chai rượu , miệng hát ông ổng :
” Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng…” 
Rồi chân nọ đá chân kia, thày liêu xiêu đi tới kệ sách đóng bằng gỗ quang dầu bóng loáng,  xếp chật  những cuốn dầy cộp, khổ lớn, gáy má vàng. Thày rút từng quyển ra đọc dõng dạc :
“Lênin toàn tập này…. Tư bản luận của Các Mác nữa này…cái gì …cái gì nữa đây…à …Chống Đuy rinh của Ang ghen …Gớm gớm, sách đéo đâu nhiều thế …”.
Bà phu nhân vừa bước vào thày đã cười hềnh hệch :
” Ong Chủ tịch đọc hết đống sách này chắc giỏi hơn bác Hồ…bác Hồ cũng … đéo đọc hết …”
Phu nhân cau mặt. Cái lão già say bét nhè này thật khác hẳn người đàn ông bà vừa mường tượng. Nom lão vừa bệ rạc, vừa quái đản lại vừa trâng tráo. Lão lại còn múa nữa kìa, vừa cầm cuốn sách vung lên lão vừa ưỡn ẹo , miệng hát toáng :
“ Việt Nam…Hồ Chí Minh…Việt Nam…Hồ Chí Minh…”.
Rồi lại véo von :
“ Đêm qua em mơ gặp bác Hồ…mắt bác tròn tay bác dài ghê…”
Thật may cho thày , ông Chủ tịch đang say giấc nồng không thì trong chớp mắt thày đã đút tay vào còng số 8.
 * Radio Standard , súng lục K59. mốt của cán bộ lãnh đạo thời đó

YÊU THỜI..."ĐỒ ĐỂU " ( KỲ 21)

                      
“ Ong làm cái trò gì vậy ?”
“ Tôi đang tập dượt tham dự liên hoan ca khúc chính trị …”
“ Hát hay quá ta …tôi đưa ông vào đây cho ông “dợt” nữa nha…”
Bà nhẹ nhàng kéo tay thầy Ba Tạ. Lúc này thầy trên mây, giá có nhét  cứt vào miệng thầy cũng nhai, huống hồ được phu nhân dịu dàng  dìu đi. Mà đi đâu thế này ? Đi “dợt ca khúc chính trị”, vậy thì đi chớ sao không ? Bà phu nhân vừa ôm lưng vừa nựng ông thầy tới một cái tủ âm tường to tổ chảng có hai cánh cửa dầy cộp bằng gỗ sến. Bà mở cửa tủ và bất thình lình xô cái cụp ông thầy vào trong , đóng sập lại và nhanh tay vặn khoá. Lúc này bà mới nghiến răng đay nghiến :
“ Cứ ở trong ấy mà hát nha…hát thật lớn lên cho…gián nó nghe…”
Cô tiểu thư đứng nhìn ôm bụng cười ngặt nghẽo. Vui thiệt vui, lâu lắm trong cái ngôi nhà lạnh lẽo này mới có một trò “zdui” đến vậy.
Chờ bà phu nhân  trở lại phòng sửa soạn cho ông Chủ tịch đi làm, cô mới chạy đi tìm cái búa đinh cứ thế nện vào cánh cửa tủ. Cũng may thầy Ba Tạ lúc này hồn vía đã lên mây gặp bác Lưu Linh nên đâu có hay biết gì. Giờ có bắn súng lục bên tai thầy cũng mặc kệ huống hồ tiếng búa. Gõ đến mỏi cả tay cũng không thấy bên trong có động tĩnh gì, cô tiểu thư bỏ búa xuống , nhìn quanh căn phòng coi có trò gì khác.
A đây rồi…cô reo lên như ông Ac-si-mét ngày xưa tìm ra sức đẩy của nước, cô chạy tới bình rượu đã uống cạn từ lâu  bên trong còn trơ lại những xác rắn cuộn tròn. Lúc này ở trong tủ thầy Ba Tạ đang kéo bễ khò khò, nào có hay biết gì. Cô tiểu thư mở hé cửa tủ, lần lượt tròng vào cổ thầy xác những con rắn sặc mùi rượu như thể cổ động viên choàng hoa quanh cổ kiện tướng vừa giật huy chương vàng tại ASIAD.
 Xong xuôi, cô đặt cạnh ông thầy chiếc đèn pin bật sẵn rồi ngắm nhìn tác phẩm theo trường phái performance siêu hiện đại của mình, vỗ tay khoái chí khoá chặt cửa tủ. Bà phu nhân đã trở lại sau khi nâng niu ông chồng ra tận xe con , đóng sập cửa , nhìn theo chạy khuất khỏi khu biệt thự mới quay đi.
  “ Cô lại bầy trò gì đấy ?”
  “ Đâu có trò gì đâu. Ong đang ngáy ồ ồ ở trỏng, má không nghe thấy sao ?”
  “ Cứ để ổng ngủ, khi nào dậy kêu thằng thư ký đưa ổng về. Má phải đi công chuyện cho ba…”.
Nói rồi bà về phòng sửa soạn chờ ông Mười lái xe quay lại đón.  Cô tiểu thư nhìn theo mẹ cười tinh quái. Bả lại lên đền nghe cung văn gẩy đàn chớ công chuyện gì. Thôi cứ để bả đi, ở nhà chờ ông thầy tỉnh dậy vắng người  càng vui, à mà không, phải phone cho nhỏ Tuyết Nhi, bạn chí thân, con gái chú Ba, Giám đốc  công an tỉnh, tới cùng coi cho vui.
Con nhỏ này có nòi “hình sự” giống bố, chắc phải nghĩ ra nhiều trò “kinh dị” hơn . Nghĩ rồi cô nhảy chân sáo đi gọi điện.
“ Heo lô…Tuyết Nhi đó hả ? Rảnh không ? Lại tớ coi  trò này dzui lắm. Không phải, kiếm đâu ra phim “cô giáo Thảo”. Trò này còn vui hơn kìa, nói thiệt đó…”.
Đầu giây bên kia có tiếng cười khúc khích và tiếng trả lời “tới liền, tới liền”, cô tiểu thư còn líu lo đấu hót một trận nữa mới chịu đặt máy xuống , với   tay mở nhạc ,lúc lắc theo nhịp metal rock , lúc sau đã “phê”, mông ngực lắc lia lịa   như người động dại.
       
Tuyết Nhi thuộc loại tiểu thư tỉnh lẻ, mới gia nhập giới trẻ “A còng” từ ngày bố được cất nhắc Giám đốc công an tỉnh. Khác Kim Anh chết lên chết xuống vì yêu, “yêu thì khổ, không yêu thì lỗ”, Tuyết Nhi  chỉ…cặp bồ. Trong hộp thư mail.yahoo của cô có hàng tá địa chỉ các chàng trai năm châu bốn biển , hàng ngày cô  add- remove  ít cũng vài ba chàng. Những cuộc tình qua NET của cô rơi  vào tay một anh nhà văn hạng xoàng cũng có thể viết nên thiên ký sự đậm mầu thời đại. Mãi rồi cái trò “tìm nhau qua mạng” cũng chán, cô chuyển sang sưu tầm các loại “sex story” kiểu như “Ấn tượng đầu đời”, “Ăn vụng”, “Chú rể phụ”… trên mạng để khám phá “ thế giới mới” chưa từng thấy trong sách vở.
Thế rồi ngay cả cái đó cũng làm cô chán, phải là người thực việc thực kìa, cứ ảo mãi chán thấy mồ. Cô bye bye cái máy vi tính, xếp góc bàn , cưỡi con A còng trắng toát chạy về thành phố “săn bồ” tại các sàn nhảy. Cứ ngồi cô đơn góc khuất nhâm nhi ly rượu tây, thế nào cũng có một chàng xà tới. Loại “chíp hôi” con ông cháu cha – cho qua, loại này bắng nhắng, chẳng  tích sự gì. Giám đốc trốn vợ đi tìm của lạ – cũng cho qua luôn, dính vào ăn axít có ngày. Việt kiều galant – OK, loại này lắm cách chơi lại nhiều chiêu độc. Thế là chỉ sau lúc đánh cạn một chai rượu tây, vài câu nhấn nhá, Tuyết Nhi có thể cặp ngay chàng về khách sạn. Sáng hôm sau, bye bye nha, em về đi học, không cần biết tên tuổi, cũng chẳng cần ghi số phone, con A còng trắng toát lại phi nước đại về thay áo trắng đưa em vào lớp.
Vừa ghé xe tới cổng dinh Chủ tịch tỉnh, Tuyết Nhi đã nghe thấy tiếng rock giật ầm ĩ. Cô nheo mũi cười thầm, cái con nhà quê này, giờ mới học đòi nhảy nhót, xưa quá rồi, muốn cho thiệt đã, ít cũng phải chơi một viên lắc xinh xinh , chính hiệu “Hoàng hậu”. Cô không thèm bấm chuông, rút chiếc Noikia nhỏ xíu như con dế ra gọi . Thế rồi trong lúc hai cô ríu rít đưa nhau vào phòng khách, thầy nhân điện vẫn kéo bễ trong tủ gỗ. Thày đang có một giấc mơ. Ba bốn em mơn mởn, đang vòng những cánh tay mềm , trắng muốt quanh cổ thàyvà ghé vào miệng thứ rượu thơm ngào ngạt.
Oi trời ôi, rượu tiên sao thơm thế, chỉ có điều thày chưa kịp uống, chén rượu đã cất khỏi miệng, khiến thày chỉ được ngửi cái mùi thơm mà chẳng có đến một giọt rơi vào mồm. Cứ thế vài ba lượt làm thày phát khùng. Mấy em chơi kiểu gì vậy, để yên chén rượu cho anh uống, sao cứ rút ra rút vô hoài vậy ?
Thày la vậy mà mấy em đâu có nghe, cứ cười  khúc kha khúc khích và lại tiếp tục dử dử chén rượu trên môi . Rồi cũng tới lúc không chịu nổi nữa, thày cố vùng ra khỏi những vòng tay đang ôm quanh cổ giằng lấy chén rượu và hét to lên. Thày chợt bừng tỉnh và vật trước hết nhìn thấy là chiếc đèn pin đang chiếu góc  tủ. Oi mẹ ôi gì thế này, rắn, trời ơi rắn, những con rắn cứng đờ sặc mùi rượu thuốc đang cuốn quanh cổ .
Như người khác hẳn chết ngất. Nhưng thày là thày nhân điện, thày  có bản lĩnh . Thày từ từ nhớ lại mọi chuyện và hiểu ra tất cả. Thôi rồi, hẳn là trò chơi của nhãi ranh con gái ông Chủ tịch đây. Mẹ kiếp, đặt chân vào nhà quan tức sa chân vào hang hùm ổ rắn là đây chứ đâu. Không, cứ phải bình tĩnh thoát ra, có khi còn chơi lại tụi nó một quả đáng đời chứ không bỡn. Nghĩ vậy thầy cứ lặng lẽ tháo từng con rắn ra , xếp vào một bên mặc kệ bên ngoài có tiếng Kim Anh gọi :” Thầy Ba Tạ…thầy Ba Tạ…tỉnh rượu chưa ?”.
Cô cứ gọi , gọi mãi bên trong vẫn im phắc làm cô phát lo :
“ Không khéo lão sợ quá , chết ngất rồi cũng nên. …”
Tuyết Nhi cười khảy :
“ Không, chết đâu có dễ …. Nhà cậu có bình xịt muỗi không ?”
Kim Anh hiểu ra, vỗ tay :
“ Thôi thôi tớ hiểu rồi. Cậu  thiệt đúng con nhà nòi, máu công an hình sự . Cứ xịt vô thật nhiều, xịt cả bình luôn , lão hắt xì hơi phải tỉnh dậy là cái chắc…”
Nói là làm liền. Hai cô tiểu thư mắm môi mắm lợi cứ nhè khe cửa tủ bấm thuốc xịt vào đó. Tuyết Nhi cười hỉ hả :
“ Xịt thế này đến gián muỗi cũng phải chui ra, huống hồ con người…”
Hai cô đâu có biết, ở trong tủ, thầy Ba Tạ đang cười thầm. Bởi lẽ thầy nguyên là nhân viên Phòng nông nghiệp , ngày xưa chuyên đi xịt DDT chống sâu rầy cho ruộng hợp tác xã, hành nghề lâu năm, thầy đâu có ngán ba cái thứ thuốc đó, nhất loại này bất quá chỉ như …dầu thơm chẳng làm chảy đến một giọt nước mũi. Kim Anh xịt thuốc chán lại gọi mà trong tủ vẫn im phăng phắc. Thôi chết, không khéo lão ngoẻo rồi cũng nên. Lão mà ngóm   thì rầy rà to, quả này không biết ông Chủ tịch tỉnh có chạy tội được cho con gái không kia chứ ? Nhìn vẻ mặt lo sợ của Kim Anh, Tuyết Nhi bật cười :
“ Này…cậu có biết đang phạm tội gì không ?”
Mặt Kim Anh tái mét :
“ Tội gì ?”
“ Tội giam giữ người trái phép , mà nếu lão chết, thêm tội cố sát. Khung hình phạt tối thiểu từ 25 năm tù giam tới tử hình…”
Oi trời ôi, con này nó nói sặc giọng bố nó, Giám đốc công an tỉnh, rủ nó tới đây thật dại dột quá, lơ mơ nó rút Nokia ra gọi bố mang còng số 8 tới thì rầy rà. Kim Anh cuống quýt :
“ Thôi thôi, cái giọng cậu nghe ghê quá, để tớ mở tủ ra vậy…”

YÊU THỜI...ĐỒ ĐỂU ( KỲ 22)


                     
                                          
Ơ bên trong, thầy Ba Tạ nghe tiếng ổ khoá lạch sạch liền tắt đèn pin, co người như con mèo rình con chuột. Thế rồi ngay khi cánh cửa tủ mở , cái đầu rồi cả nửa người Kim Anh lách vào, thầy bỗng chồm dậy, lôi phắt cô tiểu thư đẩy vào trong rồi lao ra đóng sầp cửa tủ. Trong lúc thầy vặn ổ khoá chợt có tiếng cười và tiếng vỗ tay :
   “ Rất điệu nghệ…rất lành nghề ...tình thế chớ’ mắt đảo ngược …”
Thầy Ba Tạ quay phắt lại :
“ Cô là ai ?”
“ Tôi là bạn của Kim Anh. Thầy giỏi thiệt, giỏi thiệt…”
Lúc này bên trong tủ, Kim Anh đã sờ thấy đống xác rắn bầy nhầy nên càng la lớn. Mặc kệ , coi như không nghe , Tuyết Nhi cứ hết lời tâng bốc ông thầy. Rồi cô cất tiếng hỏi :
“ Nhốt được kẻ địch vào đó , thầy tính làm gì nữa đây ?”
Thầy Ba Tạ ngẩn người nhìn con bé xưng là bạn của Kim Anh, trời ơi, bạn bè hoạn nạn mà cứ cười nói vậy sao ? Nhìn bộ dạng kìa, chỉ cần ngửi qua cũng đủ biết con ông cháu cha cỡ bự. Mẹ cha dòng giống chúng nó, ngay đến tình bạn cũng chẳng có. Nghĩ vậy rồi thầy Ba Tạ sẵng giọng :
“ Tôi mở cho cô ấy ra, doạ chút thôi …”
Tuyết Nhi bỗng đổi giọng oai vệ :
“ Tôi cấm ông không được mở. Ong mà động tới cái khoá tôi gọi cảnh sát 113 tới liền. Tôi sẽ làm chứng ông đang hiếp con nhỏ , tôi tới bất ngờ nên ông nhốt nó vào tủ, công an sẽ còng ông liền. Mà ông biết tôi là ai không ?”
Ong Ba Tạ ngớ người, mẹ kiếp, con nhỏ thuộc giống gì mà trở mặt hung tợn thế. Tuyết Nhi lại gằn giọng :
“ Ba tôi là Giám đốc công an tỉnh biết chưa ? Ong cứ lôi thôi trái lời tôi là tù liền. Tội hiếp dâm là chung thân biết chưa ?”
Ong Ba Tạ sợ đắng cả miệng , ối trời ôi, hết Chủ tịch tỉnh lại tới Giám đốc công an, đụng toàn thứ dữ , phen này chắc chết , đã bảo mà, tránh cho xa cái đám nhà quan này đi. Nghĩ vậy, ông rối rít :
“ Được rồi, được rồi…cô bảo gì tôi làm đó…miễn  đừng gọi bố cô .”
Tuyết Nhi cười giòn giã :
“ Vậy có phải tốt không ?”
Rồi cô gọi vào trong tủ :
“ Kim Anh cứ chịu khó ngồi trong đó, tớ sẽ trừng trị lão này …”
    Cô nhảy tót lên bàn, bắt tréo chân, phì phèo điếu thuốc lá thơm. Không việc gì phải vội, cứ thong thả mà “dzui”, cứ mặc con nhãi Kim Anh nằm trong đó nếm mùi khổ ải cho bõ cái lúc vênh váo ta đây con Chủ tịch trên cơ con gái Giám đốc công an, còn cha già này, nom cái mặt phát ghét, mắt cứ nhìn lom lom vào ngực người ta, đã vậy cho lão … chết luôn . Nghĩ vậy, Tuyết Nhi giơ chân ra :
“ Ê…ông thày, tháo giày ra  …”
Thày Ba Tạ choáng cả người, chẳng còn hiểu ra sao, chỉ lắp bắp :
“ Cô …cô bảo gì kia ạ ?”
“ Còn không nghe hả ? Tháo giày ra…”
Oi trời ôi, trò gì thế này ? Vì cô tiểu thư ngồi trên bàn cao nên ông thầy đành phải quỳ xuống, hai tay run bắn, cởi sợi dây và rút giày ra.
“ Cả vớ nữa…”
Từ thủa lọt lòng , chưa bao giờ ông thày được nâng niu  đôi bàn chân trần, nhỏ nhắn, trắng muốt, hai hàng móng hồng hồng , xinh đẹp đến thế. Bỗng chốc ông cứ như người mộng du, thều thào :
“ Thưa cô…thưa cô…cô cần gì nữa ạ ?”
“ Nghe nói ông truyền điện giỏi lắm, truyền thử tôi coi…”
Thầy cúi xuống trổ hết nghề ra. Thế rồi điện của thầy chẳng thấy đâu, lát sau chỉ thấy thầy run lên bần bật như chính thầy bị điện giật vậy. Đôi mắt cô tiểu thư ánh lên tinh quái :
“ Điện đâu…điện đâu , sao chẳng thấy gì hết ?”
Nói rồi cô nằm ngửa ra trên bàn, ngực ưỡn lên mắt lim dim như chờ đợi. Oi trời ôi, thầy Ba Tạ chẳng còn nghĩ ngợi được gì , thầy cứ từ từ đứng dậy chẳng hề hay biết mình đang làm những gì, thế rồi khi tưởng như đã đặt được chân vào cõi tiên , thầy bỗng la lên chói lói, đau nhói ở cái nơi đang “phê” nhất, rồi ngã bổ ngửa ra trên nền nhà, ngất xỉu. Lát sau, mở mắt ra, thày vẫn thấy cô tiểu thư đang ngồi vắt vẻo trên bàn, phì phèo điếu thuốc.
“ Tỉnh rồi hả ? Vậy may cho thầy …”
Lúc này thầy Ba Tạ mới hiểu đã mắc bẫy cô tiểu thư, vừa xấu hổ, vừa tiếc rẻ, vừa lo sợ, thầy bò dậy, tính bước ra khỏi phòng, lập tức bị cô tiểu thư giơ chân ngăn lại :
“ Thầy đi đâu ?”
“ Tôi về…cô cho tôi về…”
“ Muốn về, thầy phải mang lại giày vớ cho tôi đã…”
Thầy Ba Tạ đành lại phải quỳ xuống làm cái việc ngược với lúc nãy, chỉ khác, thầy không còn cảm thấy ngây ngất như bị điện giật nữa mà cảm thấy nhục. Mẹ kiếp, cái con nặc nô này ước gì bố nó phải đi tù, mẹ nó đi bán bột chiên còn chính nó phải làm gái đứng đường. Lậy trời dân nổi can qua, sập mẹ nó cái chế đố này cho nhà nó táng gia bại liệt . Trong tủ chợt lại có tiếng đập đùng đùng, cô Kim Anh hết chịu nổi , chỉ tiếc cái tủ bằng gỗ lim quá dây không thì cô đã phá tung ra được. Tuyết Nhi ngắm nghía đôi giày đã được buộc giây kỹ càng , mới hất hàm :
“ Thôi thầy về đi , Kim Anh mà xổng ra nó giết thầy…”
Chờ ông thầy lao ra khỏi phòng như gió cuốn, Tuyết Nhi mới thong thả đi tới mở khoá tủ.
“ Thôi ra đi tiểu thư, hạ màn rồi…”
Kim Anh vừa nhao ra khỏi tủ đã tru tréo :
“ Đâu rồi ? Lão già mắc dịch đâu rồi ?”
“ Tớ đã trừng phạt rồi cho lão biến rồi…”
“ Sao cậu không mở cho tớ ra để coi cậu trừng phạt lão thế nào ?”
“Tớ đá cho lão một cú nhớ đời. Thôi cho qua,  thay quần áo còn đi chơi…”
Kim Anh nghiến răng :
“ Lão còn nợ tớ một lời hứa ? Trước sau cũng phải bắt lão thực hiện…”
“ Hứa cái gì vậy ?”
Kim Anh ngây mặt ra nghĩ rồi cười nhoẻn :
“ Tớ cũng chưa nghĩ ra nên bắt lão làm cái gì đây ?”
“ Bắt lão làm bò cho cậu cưỡi đi quanh nhà…”
“ Trời ơi, con nhỏ này lắm sáng kiến thật. Vậy mà tớ không nghĩ ra, tớ chỉ sợ…”
Kim Anh định nói “sợ má” nhưng kìm được, lộ đầu mối , nhất định con nhỏ này sẽ lôi chuyện ra bằng được , mất hết  uy tín phu nhân ông Chủ tịch, bởi vậy cô im bặt, mặt cứ ngẩn ra làm Tuyết Nhi phải gặng :
“ Cậu sợ cái gì ? Lão có cái gì mà sợ ?”
“ À…tớ sợ…ngồi lên lưng lão coi kỳ thấy mồ. Mình là con gái mờ…”
Tuyết Nhi rũ ra cười. Thiệt đúng quê một cục, con nhỏ này bị ba má quản dữ quá,  lúc nào cũng sợ mất uy tín gia đình ông Chủ tịch, phải lôi nó xuống đường học làm người sành điệu thôi. Ngay chiều hôm đó, sau khi đã trang điểm kỹ càng cho Kim Anh, nào váy ngắn, nào áo ba lỗ hở bụng, Tuyết Nhi chở cô chạy thẳng về thành phố. Lúc ghé lại sàn nhảy “Đêm mầu hồng”, trời đã tối mịt , Kim Anh lo lắng :
“ Cậu tính đưa tớ đi đâu đây ?”
“ Đi nhảy chứ đi đâu ?”
“ Liệu mà về không ba má tớ đánh chết…”
Tuyết Nhi cười khẩy, đưa xe cho một thằng nhóc, kéo Kim Anh vào một phòng đèn mờ, ầm ĩ tiếng nhạc, tiếng cười nói và đẩy cô ngồi xuống bàn trong góc, vẫy bồi :
“ Một chai “đen trắng”* tem đen…”
Kim Anh đưa mắt nhìn quanh :
“ Cậu thành thạo ghê, quen đây rồi phải không ?”
  1. Tuyết Nhi cười không trả lời, vẫy một gã thanh niên đang xớ rớ gần đó :
“ Em giao con nhỏ này anh huấn luyện sao nó nhảy thật bốc…”
Kim Anh còn đang ngập ngừng đã bị gã lôi thốc ra sàn nhảy. Thế rồi chỉ sau vài phút “khởi động”, gã đã làm cho Kim Anh quay cuồng như hoá dại. Trong lúc đó ở nhà bà phu nhân đang dọn cơm cho chồng . Ong Chủ tịch nhìn bàn ăn, cáu kỉnh :
“ Con Kim Anh đâu ?”
“ Nó đi với con Nhi , con chú Ba, có viết giấy lại xin phép sinh nhật bạn rồi…”
“ Đã dặn đi đâu thì đi, đúng bữa phải về, bà chớ có chiều nó quá…”
Bà phu nhân cúi mặt xuống xới cơm cho ông y như vợ hiền biết lỗi. Và quả thực, như để tạ lỗi chuyện sáng nay , chiều về bà tranh thủ ghé chợ mua đồ nấu cho ông món canh chua tôm hùm, cá song gói giấy kẽm bỏ lò là hai món ông khoái khẩu. Ngồi ân cần gắp thức ăn cho chồng nhưng đầu cứ vẩn vơ không hiểu ông thầy nhân điện đang ở đâu? Say tít cung thang vầy chẳng biết thằng thư ký có tới đưa thầy về ?  Lúc này bà lại thấy áy náy đã nhốt thầy vào tủ, giá cứ đề thầy nằm trên giường buồng trong cho rã rượu thì có sao ? Không hiểu sáng mai thầy có tới mà sắp lịch học nhân điện không ?
Tối đó, chờ ông chồng đã chui vào phòng làm việc xem xét công văn giấy tờ như mọi khi, bà mới gọi điện cho thằng thư ký. Rõ bực mình, cứ gọi hoài mà máy nó cứ báo “ngoài vòng phủ sóng”, nó đưa thầy đi đâu xa vậy cà ? Quả thực lúc này chàng thư ký đã tắt máy , ngồi nghe ông chú chửi rủa. “ Mày chơi xỏ tao mới đưa tao vào cái hang hùm miệng sói ấy…Tao thề, tao thề không bao giờ đặt chân vào cái nhà ma quái ấy nữa…”. Rồi thầy kể chi ly nào “bà phu nhân bắt truyền điện ngay tại phòng khách” ra sao, nào “bị nhốt trong tủ thế nào”, chỉ riêng có đoạn cởi giầy cho con gái ông Gíam đốc công an rồi bị đá phốc xuống đất là thầy dấu biến. Nói ra làm gì, cái thằng cháu giời đánh này nó cười cho thối mũi. Quả nhiên, mới nghe có bằng ấy chuyện, chàng thư ký đã bò ra cười rũ rượi làm ông chú nổi cáu :
“ Mày còn cười cái gì ?”
“ Ha ha ha…ha ha ha…”
(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét