Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Yêu thời đồ đểu K

Nhà văn Nhật Tuấn

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 31)

                              

Thế rồi dòng nước phụt ra từ cái máy mát xa  và cảm xúc “đêm tân hôn” vừa qua lại làm bà rạo rực. Cái lão Ba Tạ ốm yếu vậy dẫu sao cũng  “ được việc”, cũng làm bà sung sướng ngất trời, chỉ tiếc lão chết bất đắc kỳ tử. Chắc lão bị “phạm phòng “ giống y đồng chí Phạm Hùng chết trên bụng con mẹ Nga, Giám đốc Sở y tế TP HCM. Cái lúc đó, giá như cứ để thằng đàn ông nằm nguyên đó, gọi cấp cứu thì may ra. Nhưng chẳng mụ nào làm được việc đó, cứ hất hắn xuống, thoát thân mình trước đã. Nghe nói trâm cài đầu của gái tàu ngày xưa là dùng trong trường hợp này. Cứ  châm  mấy cái huyệt trên lưng thằng đàn ông là tỉnh lại. Phức tạp vậy bà làm sao được ? Vả lại bà có được tập huấn chuyện đó đâu. Lão Ba Tạ chết vậy cũng do cái số của lão. Bà phu nhân lại tăng máy mát xa cho dòng nước luồn lách qua khắp thân thể .Cả tiếng đồng hồ sau bà mới rời bồn tắm ngồi vào bàn trang điểm. Bà hốt hoảng nhận ra đuôi con mắt lại xuất hiện một nếp nhăn nữa. Xong xuôi mọi việc bà phải về Sàigòn đi mỹ viện của lão Ái ủi nó đi là xong. Thằng này chém bạo nhưng được cái tay nghề nó giỏi nên yên tâm. Lắm cô ham rẻ đi bơm ngực ở bác sĩ vườn tiền mất mang tật vào người. Bà nghĩ ngợi lan man  cho đến khi có tiếng gõ cửa phòng.

Gã thư ký bước vào với bộ mặt nhăn nhó :

“ Con còn bao nhiêu việc chú giao mà thím cứ bắt con trình diện….”

“ Mày ngồi xuống, uống lon  bia rồi nghe tao giao nhiệm vụ …”

Gã thư ký cầm lon bia mặt cứ cúi gằm. Ối mẹ ôi, vợ sếp mà chẳng ý tứ con mẹ gì cả, chơi luôn bộ váy ngủ mỏng dính, ngắn cũn cỡn, giá như  phu nhân mới U 18 thì chẳng tội gì tranh thủ rửa mắt, đằng này “bà ngoại” sắp  có cháu bế rồi mà còn “trình diễn “ thế kia , bố ai dám nhìn. Bà phu  nhân cảm nhận ngay chuyện đó, bà gắt :

“ Mày làm gì cứ gằm mặt xuống ? Bộ tao là quái vật hả ?”

Gã thư ký vội liến láu :

“ Dạ không, dạ không , con đi đường…mệt quá thôi. Thím mặc bộ này trẻ ra cả chục tuổi, chú nhìn chắc chết ngất…”

Bà phu nhân phổng mũi :

“ Kỳ này về Sàigòn tao đi tắm trắng với tắm sữa nữa kìa. Mà chú Hai mày cần gì ba cái đó. Ổng cứ họp hành với tụi bay cũng hết sức  rồi…”

Gã thư ký cười nịnh :

“ Bởi vậy chú mới để thím…tự do, con mới phải lo cho thím thày Ba Tạ…”

Bà phu nhân dằn giọng :

“ Vậy bây giờ mày phải lo cho tao người khác rồi…”

Gã thư ký vẫn cười cười :

“ Thím đã no xôi chán chè rồi hả ? Thím xài đỡ thời gian nữa . con  thường xuyên bồi dưỡng cho chú con nào sâm nhung, nào cao hổ cốt, nào cỏ Linh Chi. Tốn kém lắm…Mà sao thím lại ngồi đây, chú con đâu rồi ?”

Bà phu nhân giọng ráo hoảnh :

“ Ổng mới chết đêm qua …”

Gã thư ký không còn tin vào tai mình , mặt đờ ra, miệng lắp bắp :

“ Sao ? Thím nói sao ?”

Bà phu nhân gắt :

“ Mày điếc hả ? Tao đã bảo ông ấy chết rồi …”

“ Thím cứ giỡn hoài…Mới bữa kia con ghé ông ấy còn ăn ghẹ mà…à thôi con hiểu rồi…cái con bé ấy chỉ luộc ghẹ mang lên phòng rồi đi liền không nấn ná ở lại  …Ổng trung thành tuyệt đối với thím mà…”

“ Tao biết là ổng trung thành với tao rồi. Nhưng mà…ông ấy chết rồi…”

Như có hai con ong đốt bên hai lỗ tai, gã thư ký la hoảng :

“ Chết thật sao thím ? Mà sao chết lẹ quá vậy ?”

Bà phu nhân nhẹ nhàng :

“ Tại ổng ham lắm kìa, nào tôm hấp bia, hàu sống, thịt cừu nướng…đến đêm tao bảo ông bội thực rồi, ngủ đi mà vẫn chẳng chịu nghe vẫn còn ham “chuyện đó” nên mới bị…đột tử tức là phạm phòng đó…”

Gã thư ký rùng mình  nhìn bà phu nhân. Chẳng phải ông chú ham mà chính con quỷ cái này vắt kiệt sức ông mới chết thảm vậy, thảo nào đã mấy lần ông gọi điện đòi ra Bắc. Con lậy chú, chú có thiêng thì nhìn nhận đúng người, đúng tội, kẻ giết  chú là con mụ vợ lão Chủ tịch tỉnh chứ chẳng phải con, con chỉ muốn chú đổi đời chứ đâu có chết thảm thế.

“ Sao mày cứ nhìn tao lom lom vậy ? Bộ mày không tin hả ?”

Gã thư ký sực tỉnh, vội vàng :

“ Con tin, con tin chớ. Vậy bây giờ thím tính sao ?”

Bà phu nhân đóng kín các cửa rồi ghé tai gã thư ký thì thào. Càng nghe mặt gã càng tái xanh tái tử, sau cùng gã chắp tay vái lia lịa :

“ Con lậy thím, con lậy thím tha cho con vụ này, con …hãi lắm, ông ấy là chú của con…”

Bà phu nhân nghiêm mặt :

“ Tao biết ổng là chú mày rồi, nhưng bây giờ ông chỉ còn là xúc thịt thôi, có gì mà sợ, thì các cụ ta vẫn bốc mộ ông bà, nhặt từng cái xương ra rửa rượu đó, sợ gì đâu ?”

Gã thư ký vẫn chắp tay run rẩy :

“ Con lậy thím, thím tha cho con việc đó…”

Bà Phu nhân cau mày:

“ Thôi được rồi, riêng công đoạn đó tao tự lo, còn dụng cụ đồ nghề , tổ chức  vận chuyển mày phải lo. Được chưa ?”

Chàng thư ký vẫn lắc quày quạy :

“ Con lậy thím, dính vào việc này, dựa cột có ngày…”

Bà phu nhân khinh bỉ :

“ Đàn ông gì mà nhát thỏ đế. Sếp mày vẫn nói “bất độc bất anh hùng “, mày quên rồi sao?”

Gã thư ký vẫn nín thinh, mồ hôi trán toát đầm đìa, bà phu nhân rút khăn tay đưa gã lau rồi mở ví :

“ Mày cầm trước 5 ngàn đô lo công việc , xong xuôi tao thưởng thêm 10 ngàn nữa…”

   Vậy tính ra tiền ta là 300 triệu, mua được 10 ha rừng làm trang trại, một con số đáng cho ta phải nghĩ ngợi. Thôi đã vào cuộc rồi, bóng tới chân thì phải đá, nếu không lập tức bị đuổi khỏi sân. Ông Chủ tịch, bà phu nhân, cô tiểu thư rồi thì ông Ba Giám đốc công an, chú Năm Giám đốc Sở nông nghiệp, chú Tám Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư …Ôi chao ôi toàn các cầu thủ siêu hạng trên hàng tiền đạo, gã chỉ là thứ hậu vệ tép riu chuyên cản bóng, sao mà dám từ chối cái trái banh tàn bạo kia khi nó chạy tới chân chàng ? Gã thư ký đành cầm tiền, thở dài :

“ Thôi được rồi, thím cứ để con tính…”

Bà phu nhân nổi cáu :

“ Còn tính cái con mẹ gì nữa, ngay bây giờ mày đi mua đồ rồi ghé đây đưa tao  đi tới chỗ ổng, để lâu khách sạn nó nghi nó báo công an phá cửa vào thì chết cả chùm”.

Gã thư ký dợm chân bước khỏi phòng, bà phu nhân gọi giật :

“ Tao bảo này, thôi khỏi mua dao bự, mày mua cho tao cái cưa sắt được rồi, cưa máy càng tốt, loại cưa vẫn cắt cành cao su đó…”

Gã thư ký run rảy :

“ Tự tay thím làm công đoạn đó nha. Con không có phụ được thím chuyện đó đâu đấy…”

Bà phu nhân xua xua tay :

“ Được rồi, được rồi, tự tay tao làm chớ sao ? Mày mới ăn thịt thỏ hồi nào mà nhát quá vậy ?”

Gã thư ký đi rồi, bà phu nhân quay vào thay đồ, trang điểm kỹ càng hơn mọi ngày để tiêu đi thời gian chờ đợi. Trong gương bà thấy mặt bừng bừng, mắt sáng rực và tự thấy xinh đẹp hẳn . Vụ này tốn kém tới cả 20 ngàn đô chứ không ít, nhưng tốn mấy cũng phải chi, bù lại mấy hồi, xong việc  có khi phải đi du lịch Thái Lan ít ngày bồi bổ thần kinh. Một cái gì đó vương trên tóc bà, ái chà, một con nhện, các cụ nói nhện sa là xui lắm, nhất trước khi làm công chuyện quan trọng. Bà búng nó một cái bắn xuống đất và cười  nhếch  mép, chuyện nhỏ, tin làm gì ba chuyện nhảm nhí . Cuộc đời này do tay ta , ma quỷ thần phật đâu ra ? Nếu quả thực có ông trời  hẳn đã vật chết khối thằng, vậy mà tụi nó vẫn nhơn nhơn ngất ngưởng ghế cao, vợ con , họ hàng sống phủ phê, phè phỡn đâu có sao ? Vậy thì cứ nhằm mục tiêu mà xốc tới bất chấp mọi cản trên đường . Bà chẳng nhấp lấy một giọt rượu mà người bừng bừng , máu chảy gấp gáp, tim đập mạnh, mắt sáng trưng  như ngày xưa đơn vị bà sắp bước vào chiến dịch. Sự thực bà cũng đang bước vào một “trận chiến” kinh hoàng chưa từng thấy, vượt qua cả  trí tưởng tượng của những nhà tội phạm học ngồi đầy các phòng nghiên cứu của Viện  Khoa học hình sự Bộ công an.

Có tiếng gõ cửa. Chàng thư ký đã trở lại , mặt đầy lo âu và bồn chồn. Bà phu nhân bật người dậy :

“ Mày đã mua đủ các thứ chưa ?”

“ Dạ không thiếu thứ gì, ngoài chiếc cưa điện con còn mua phòng hờ chiếc cưa tay nhỡ điện bị cúp bất tử. Con để hết ngoài xe để mang lên thím coi”

“ Khỏi khỏi, mang ra mang vào khách sạn dễ bị nghi ngờ…”

“ Con chưa kịp tìm chỗ dấu va li khi thím xong việc…”

Bà phu nhân cau mày. Trục trặc đầu tiên đã tới. Theo đúng kế hoạch của bà, chiếc va li phải chở tới ngay chỗ cất giấu bí mật nhất. Cũng không trách được gã thư ký, thời gian bà dành cho gã quá ít. Bà lặng đi suy nghĩ rồi rồi tặc lưỡi :

“ Thôi được tao sẽ chở tới đây…”

Chàng thư ký tròn xoe mắt :

“ Chở tới ngay phòng thím, nguy  hiểm lắm…”

 Bà phu nhân cười nhạt :

“ Tại mày chưa qua kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh, chỗ nguy hiểm nhất lại là chỗ an toàn nhất. Thôi đi kẻo trễ…”

Xe ta xi đưa hai người và chiếc va li ngoại cỡ ra khỏi phố xá đông đúc của thành phố Vũng Tàu rồi chạy trên con đường ven biển vòng vèo. Bà phu nhân đưa mắt nhìn màu xanh lồng lộng trải mãi ra ngoài khơi xa. Lúc này bà chẳng còn suy nghĩ tính toán gì nữa , cỗ máy đã phát động, cứ để nó chạy, dửng dưng với mọi chuyện, bà lôi chiếc gương con trong ví tay tô lại một nét lông mày. Gã thư ký lại khác, nỗi lo làm gã đau thắt ngực. Liếc sang bên bà phu nhân vẫn ung dung  như đi tắm biển , gã cũng chẳng vơi đi chút bối rối , đành bật lửa châm thuốc lấy lại bình tĩnh mà tay vẫn run bần bật. Chiếc xe dừng lại trước cửa khách sạn Bãi Dâu. Bà phu nhân ra lệnh khẽ :

“ Mày phải đi ngay lo phần việc của mày , khi nào xong việc tao sẽ gọi điện…”

“ Vậy thím có cần con đưa ta xi tới đón không ?”

“ Khỏi cần, tao sẽ tự lo lấy”

Bà phu nhân thong thả bước xuống xe, xách chiếc va li bước vào khách sạn. Một anh tiếp tân vội chạy ra đón :

“ Cô để cháu đỡ cho, va li gì to thế ?”

Bà phu nhân cười rất tươi :

“ Thì toàn quần áo thôi chứ có gì đâu …”

Anh tiếp tân mang giúp bà lên tận cửa phòng. Bà dúi cho anh tờ năm chục khỏi nhờ anh xách vào phòng. Chờ cho anh khuất hẳn sau dãy hành lang vắng, bà mới đút chìa vào ổ khoá mở cửa phòng. Xác ông Ba Tạ vẫn nằm còng queo ở trên giưòng, mắt vẫn trợn ngược . Bà lặng lẽ kéo ông vào phòng tắm rồi mở va li kiểm lại các dụng cụ. Cưa tay, cưa máy, túi ni lông, thuốc xịt khử mùi…đầy đủ cả, thằng thư ký vậy mà rất được việc. Bà xắn tay áo lên. Công việc đưa ông Ba Tạ biến khỏi cuộc đời này bắt đầu…

(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét